Văn
HỒ CHÍ MINH : Sinh 19 tháng 5 năm 1890 Mất 2 tháng 9 năm 1969. Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa lớn trong lịch sử, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới ?
Đảng chính trị :
Đảng Xã hội Pháp (1919–1921)
Đảng Cộng sản Pháp (1921–1925)
Đảng Lao động Việt Nam (1925–1969)
Phối ngẫu : Tăng Tuyết Minh ?
Quan hệ :
Nguyễn Sinh Sắc (Cha)
Hoàng Thị Loan (Mẹ)
Nguyễn Thị Thanh (Chị gái)
Nguyễn Sinh Khiêm (Anh trai)
Nguyễn Sinh Xin (Em trai)
Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam - Nhiệm kỳ : 19 tháng 2 năm 1951 – 2 tháng 9 năm 1969
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam - Nhiệm kỳ : 1 tháng 11 năm 1956 – 10 tháng 9 năm 1960
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -Nhiệm kỳ : 2 tháng 9 năm 1945 – 2 tháng 9 năm 1969
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhiệm kỳ : 2 tháng 9 năm 1945 – 20 tháng 9 năm 1955
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Nhiệm kỳ : 28 tháng 8 năm 1945 – tháng 3 năm 1947
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I - Nhiệm kỳ : 2 tháng 3 năm 1946 – 5 tháng 7 năm 1960
* CÂU NÓI HAY CỦA HỒ CHÍ MINH :
1. Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người.
2. Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ.
3. Ý thức làm chủ không chỉ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình.
4. Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.
5. Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
6. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.
7. Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình.
8. Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; Nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.
9. Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một ngước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
10. Biết chữ, biết tính thì dễ dàng hơn. Một người không biết chữ, biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi ta học thêm.
11. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
12. Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang.
13. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
14. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
15. Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho người.
16. Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
17. Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết kết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ.
18. Trong mọi việc, thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu. Thanh niên hăng hái là tốt nhưng chớ xa rời quần chúng, xa rời thì không làm được đầu tàu - đầu tàu rời toa là vô dụng. Xung phong gương mẫu là mình làm tốt và giúp đỡ cho người khác cũng làm tốt. Phải cố gắng làm gương mẫu, làm đầu tàu, không tách rời quần chúng.
19. Thanh niên ta trai cũng như gái, anh hùng và gan góc lắm. Chúng ta là những người đã từng tham gia cách mạng lâu, đã chống Pháp thắng lợi, cứ tưởng là chúng ta có nhiều kinh nghiệm rồi, nhưng bây giờ phải học tập các chiến sĩ, học tập thanh niên.
20. Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó.
21. Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
22.Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
23. Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
24. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
25. Cần mà không Kiệm thì làm chừng nào xào chừng ấy. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.
26. Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng.
27. Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào.
28. Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang.
29. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
30. Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
31. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.
32. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
33. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
34. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
35. Không có gì quý hơn độc lập, tự do !
36. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
37. Cho dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập.
38. Mình Hơn Người Chớ Có Kiêu Căng
Người Hơn Mình Chớ Có Nịnh Hót
Đối Với Của Người Chớ Có Tham Lam
Đối Với Của Mình Chớ Có Bủn Xỉn ?
39. Trời Có 4 Mùa : Xuân Hạ Thu Đông ? Đất Có 4 Phương : Đông Tây Nam Bắc ? Người Có 4 Đức : Cần Kiệm Liêm Chính ? Thiếu 1 Mùa Ko Thành Trời ? Thiếu 1 Phương Ko Thành Đất ? Thiếu 1 Đức Ko Thành Ngưởi ?
40. Dĩ Công Vi Thượng ?
41. Đụn Sơn Phân Giải ?
Bò Đái Thất Thanh ?
Thủy Đáo Lam Thành ?
Nam Đàn Sinh Thánh ?
18 ĐỜI VUA HÙNG
1. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 trước tây lịch (tr. TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL)
2. Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, ở ngôi tất cả 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL)
3. Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi 272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr. TL
4. Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL)
5. Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL)
6. Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, ở ngôi tất cả 81 năm, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL)
7. Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL)
8. Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1332 tr. TL)
9. Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr. TL
10. Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, trị vì 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr. TL.
11. Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL)
12. Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL)
13. Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), lên ngôi khi 23 tuổi, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL)
14. Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 tr. TL
15. Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL)
16. Hùng Tạo Vương, húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), ở ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL)
17. Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL)
18. Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL)
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng
Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỏi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có
Cho nên : Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi
Vừa rồi : Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được
Ta đây : Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
Lại ngặt vì :
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả
Thế mà : Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối
Phần vì giận quân thù ngang dọc
Phần vì lo vận nước khó khăn
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc Khôi Huyện quân không một đội
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cỏi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều
Trọn hay : Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân
Thửa thắng đuổi dài
Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh
Đông Đô đất cũ thu về
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm
Phúc tâm quân giặc
Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù
Lý Lượng cũng đành bỏ mạng
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian
Bởi thế : Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay ! Sắc phong vân phải đổi
Thảm đạm thay ! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân
Suối Lãnh Câu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ
Than ôi ! Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn
Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay
TÂY TIẾN - QUANG DŨNG
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi ?
ĐỒNG CHÍ ?
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi ?
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay !
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo ?
VIỆT BẮC
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
Ông tổ của đạo Nho là Khổng Tử trong cuốn Luận ngữ dạy học trò: “Ăn cơm gạo thô, uống nước lã, co cánh tay gối đầu mà ngủ, coi đó là niềm vui. Làm điều bất nghĩa để có được giàu có, cao sang thì ta coi như đám mây nổi”. Ông thường kể chuyện có học trò rất nghèo đi cày ruộng, một lần bắt được cả hũ vàng nhưng vẫn cày lấp lên vì cho rằng vàng ấy không phải của mình. Người ấy sau này làm đến chức Thượng thư... Ông đúc kết thành châm ngôn sống mà sau này các bậc “cửa Khổng sân Trình” thuộc làu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ không khuất phục ?
Như vậy, các tôn giáo lớn đều trực tiếp hay gián tiếp khuyên dạy rằng phẩm chất quý giá nhất ở con người là tình yêu thương, cao thượng, vì người khác, trong sáng, liêm khiết, chân chính để cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Điều này cũng được người Việt triết lý danh dự là điều cao quý nhất, qua các châm ngôn: “Chết trong còn hơn sống đục”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”...
Con cò trong ca dao cũng: “Có xáo thì xáo nước trong - Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” Chính sử ghi lại chuyện tướng quân Trần Bình Trọng bị giặc Nguyên bắt. Chúng dụ dỗ, mua chuộc nếu ông đầu hàng sẽ được là “Vua”. Mang dòng máu Việt, lại sinh ra trong thời hào khí Đông A lẫm liệt, tất nhiên ông từ chối, còn mắng kẻ xâm lược: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc !”. “Làm vương đất Bắc” thì vừa có quyền vừa có tiền nhưng vẫn là tay sai. Như thế là nhục. Ông đã “chết vinh” chứ không chịu “sống nhục”
Thế nhưng tại sao ở thời buổi văn minh này lại có người có học, chức trọng quyền cao, của nả nhiều hơn tài sản Thạch Sùng trong cổ tích mà vẫn “chịu nhục” tham ô, hối lộ, ăn của đút, không hề có chút tự trọng ? Nguyên nhân ở đâu? Điều này không khó lý giải. Đó là do lòng tham làm mờ mắt, không phân biệt được tốt xấu, phải trái nên không còn sự liêm sỉ. Thực ra lòng tham là bản năng tồn tại của con người. Đúng như cổ nhân dạy, người mạnh là người thắng được chính mình. Những kẻ tham lam thì không thắng được mình nên chịu làm nô lệ cho tiền bạc ...
Làm gì để chữa trị căn bệnh này? La Fontaine, một nhà ngụ ngôn, cũng là nhà giáo dục thiên tài kể câu chuyện “Lão nông và các con” chính là đưa ra “bài thuốc” chữa. Trước khi từ giã trần gian, lão nông dặn các con: Ngày xưa các cụ có chôn hũ vàng ở mấy đám ruộng nhà mình nhưng cha không biết chỗ. Cha chết, các con gắng tìm. Đám con y lời bèn “cày sâu cuốc bẫm” tìm vàng. Vàng không thấy nhưng mùa vụ liên tiếp. Đám con giàu to. Câu kết của truyện chính là bài học lớn phổ quát cho mọi thời, mọi người: “Lấy câu lao động là vàng để dạy con”. Thế nên giải pháp chung cho tất cả là phải lao động. Trong lao động và qua lao động, người ta mới thấy được giá trị, ý nghĩa của “đồng tiền bát gạo”, mới biết thương người lao động... Đó là sự tự hoàn thiện nhân cách tốt nhất ?
Những kẻ tham ô, tham nhũng đang làm việc trong cơ quan nhà nước có lao động không ? Không. Với họ, “làm việc” chỉ là cái bình phong che đậy những ý đồ đen tối để có điều kiện là “tham”. Đó là những kẻ ăn bám đích thực. Thế nên kẻ lười, kẻ làm việc được chăng hay chớ nên sớm đuổi ra khỏi biên chế nhà nước ?
“Nghèo cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”. Cha ông ta dạy thế. Đó là truyền thống đạo lý trọng giá trị tinh thần (trọng nghĩa khinh tài - “tài” nghĩa là tài sản vật chất) rất quý của cha ông. Nhưng trên thực tế thì vừa “sạch” vừa “thơm”, vừa “tốt” vừa “lành” vẫn tốt hơn, nhất là ở thời buổi văn minh hôm nay. Người trọng danh dự, đạo lý càng không cho phép mình để người khác thương hại vì nghèo. Thế nên bằng sự cần cù, thông minh, năng động, ai ai cũng cố gắng vươn lên sự giàu có, miễn là trong khuôn khổ pháp luật, sự cho phép của cơ quan, tổ chức ?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top