Văn học

Đề 1 Có ý kiến cho rằng: "Viết văn, cũng chừng ấy ký tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một thế giới của riêng mình nhưng lại không chỉ cho riêng mình".
.Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học,
anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Bài làm
        Đối với mọi người thế giới chỉ có một, ấy thế mà đối với nhà văn họ lại dùng tâm hồn để kết nối với những con chữ nhỏ bé...tạo nên những thế giới riêng dành cho mình.Tất thảy những gì họ nghĩ khi quyết định đặt bút xuống không phải là những gì giống nhau càng không phải là sự băng hoại cộc kệt một cách máy móc cũ xì mà là sự ấn tượng sâu sắc, họ dùng sức vắt kiệt những gì trong tưởng tượng bằng cách dùng những ngôn từ mĩ miều để tạo nên những diệu cảnh mà thế giới ngoài kia không bao giờ sánh được .

      Nhà văn không chỉ nghĩ cho riêng mình mà là nghĩ cho nhân loại, cho con người. Thứ thế giới mà họ tạo ra không phải là để thu mình lại mà phải tung cánh bay thật cao...sự tự do, hạnh phúc, kể cả đau khổ trong những trang văn không phải là cảm xúc cho riêng họ, mà thứ họ thật sự muốn kết nối chính là "sự đồng cảm" của nhân loại. Văn học rất giống với âm nhạc bởi vì khi nghe nhạc con người ta mới có thể rũ bỏ hết sự vô cảm cùng nhau tận hưởng cảm xúc bên trong của nhà nhạc sĩ đương nhiên văn học cũng thế.Khi một người đọc một tác phẩm sâu sắc đương nhiên cũng sẽ trở nên sâu sắc. Chính vì tác giả sâu sắc mới mang lại một thế giới đặc biệt.
Trong bộ phim Hàn Quốc được xuất bản vào năm 2020 có tựa đề "Điên thì đã sao" nữ chính là một tác giả kỳ quặc, cô là nhà xuất bản truyện cổ tích cho trẻ em nhưng thể loại đó lại không được bình thường. Nó không tràn ngập màu sắc sặc sỡ, tươi sáng mang sự hạnh phúc ngây thơ vốn có của trẻ thơ mà lại mang một màu đen láy ảm đảm bao gồm cả đáng sợ trên từng trang tranh, chữ viết và đã có nhiều người bàn tán về nó họ đặt ra câu hỏi:"tại sao truyện thiếu nhi lại trở nên đáng sợ đến thế?"Nhưng thực chất đó là lại là cả một thế giới riêng của tác giả, mỗi lần xuất bản một cuốn truyện, cô sẽ đem tất cả những gì đang thật sự sâu bên trong mình từng chút một lưu trữ bên trong chính tác phẩm.Hóa ra cô cũng chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi đem những gì uất ức nhất bày tỏ sự phẩn nộ, không phải là để hả giận mà muốn khẳng định với những đứa trẻ cùng một thế giới với cô rằng :"kẻ yếu đuối cùng với những kẻ yếu đuối khác sẽ tạo nên một sức mạnh phi thường" Có thể cùng nhau đồng cảm, cùng chung một thế giới nương tựa lẫn nhau. Đó là lí do mà một nhà văn thực thụ ra đời mỗi tác giả đều mang trong mình một sứ mệnh khác nhau thứ họ muốn độc giả thấy được chính là tất cả mọi người đều có thể thông qua những con chữ nhỏ bé đọc thuật được suy nghĩ về nhau, người đọc lại muốn đọc được thế nội tâm của tác giả thì phải thử chung sống thế giới của họ thì mới có thể dễ dàng hiểu hết được, có người sẽ cảm thấy buồn bã khi đọc một tác phẩm có yếu tố bi kịch cùng trạng thái đó có người lại òa khóc nức nở chỉ vì họ cảm thấy được bản thân mình trong chính câu chuyện đó. Muốn ví văn học như những bông tuyết xinh đẹp từ trên trời rơi xuống, chạm khẽ vào da thịt khiến con người ta lạnh buốt mà tê dại thích thú cùng cực đó cũng là lúc mà văn học đưa con người vào cảm giác thật giả lần lộn mà chao ôi! thật muốn dang rộng tay đón những tinh túy ấy vào lòng, đôi má ửng đỏ vì những dòng chữ mềm mại nhà văn đã thành công khiến con người đi vào sâu thế giới nội tâm của mình.
Bộ phim "Điên thì đã sao?" Còn có một câu nói động đến tâm can người xem của một nhân vật có tên "Bình đều" ông ta nói rằng: "Đọc sách, cũng sẽ đọc được thế giới nội tâm của tác giả". Quả thực là vậy một khi nhà văn đặt bút viết, những suy nghĩ về thế giới quan của họ bắt đầu sôi sục trào trực tràn ngập trong lòng ngực có thể tuông ra bất cứ lúc nào. Đối với một nhà văn mà nói thứ họ cần là chính là tạo ra một thế giới khác nhưng không tham lam dành cho riêng mình mà phải dành cho tát cả những người thực sự cần nó. Tác giả dùng cả tâm tư của mình gọi tên những tâm hồn lạc lối bất tận, thu hút họ khiến tâm hồn họ trở nên đẹp đẽ hơn.
Mỗi nhà văn đều muốn viết một tác phẩm có thể thật sự chạm đến tâm can người đọc, vì thế sự qua loa trên những trang sách là điều không nên có. Một khi đặt bút xuống trong mắt họ văn chương không còn là những kí tự nhỏ bé,mà là nơi có thể chữa lành tâm hồn nếu nó không thể làm người khác rung cảm thì đối với nhà văn họ chẳng thà gác bút không bao giờ viết nữa. Bỗng muốn đặt tên cho văn học là "Bươm bướm" Bởi nó là biểu tượng cho linh hồn, cho sự chữa lành. Văn học là để nhà văn và đọc giả kết nối với nhau, nó còn là phương thuốc kì diệu kéo con người thoát khỏi hố đen của quá khứ trở về với thực tại, tự tin bắt đầu một cuộc sống mới, mỗi ngày đọc những áng văn dịu dàng, con người chỉ có thể sống hạnh phúc khi có thể cảm nhận và thấu hiểu thế giới nội tâm của nhau, đó cũng là cách tác giả gửi gắm trong những tác phẩm của mình. Với tư cách là một nhà văn họ được ví như một nghệ sĩ, đứng trên đỉnh cao sân khấu của văn chương, cầm chiếc bút vàng thay vì mic rồi bắt đầu hoà mình vào trong nguồn cảm hứng bất tận. Nơi mà mọi cảm xúc dào dạt ùa về như đàn én chấp cánh bay lượn trong không gian, tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ đẹp đẽ vô cùng .
"Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của
Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì
Xã hội,Công bằng, bình đẳng, bác ái luôn
Luôn thôi thúc nhà văn Sống và viết, vắt
kiệt những dòng suy nghĩ hiến dâng
Máu nóng của mình cho nhân loại."
(Leptonxtoi)
Quả thực là vậy nhà văn tồn tại không chỉ là viết nên cảm xúc của mình mà là còn ghi nhận cảm xúc của nhân loại. Họ trau chuốt trong từng dòng suy nghĩ của mình, luôn sẵn sàng dâng tặng nguồn sống của bản thân cho con người, với một nhà văn mà nói một tác phẩm chân chính là kết tinh cho một tình yêu vĩnh cữu, không dừng lại ở đó văn học còn là những giọt nước mắt nóng hổi ngấn lệ, những nổi buồn thăm thẳm tất thảy những điều đó chung quy lại cũng chỉ là những gì tiết ra từ cảm xúc của con người. Văn chương kết nối tâm hồn con người vì thế tác giả luôn cháy hết mình trong thế giới văn chương, nếu không cháy lên làm sao có thể xua đuổi được bóng tối. Văn chương thật giống với chiếc lông vũ đang nhẹ nhàng đáp xuống trên mặt nước không một chút gợn sóng, văn học cũng thế cũng có thể đáp xuống trái tim của con người một cách dịu dàng không ồn ào mà lại tạo nên cảm giác ngọt ngào khiến con người ta mê say chìm đắm chỉ muốn sống mãi trong đó.
Mỗi người đều có một thế giới nội tâm khác nhau nhưng thế giới văn chương lại là nơi đọng lại của tất cả cảm xúc con người. Nhận thức kì diệu của nhà văn chính là sự "đồng cảm" nó là ngọn lửa xanh duy nhất le lói trong những khe hở đen tối của cuộc sống. Văn học không còn là quá khứ của những con chữ nó chính là hiện thực giúp con người dần trở nên sâu sắc hơn, đó là lí do mà mỗi nhà văn luôn xem trọng thế giới nội tâm của mình, họ muốn được trở thành người cầm đuốt thắp sáng, dẫn lối cho những người bị xã hội dìm sâu dưới đáy có thể thoát được nội tâm đen tối trở thành người có tâm hồn rực rỡ, nhà văn muốn khẳng định rằng độc giả không hề cô đơn chúng ta có một thế giới chung có thể tùy tiện hòa mình vào trong những cảm xúc thật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: