Mở bài

Mở bài 1. Không phải ngẫu nhiên mà Rasul Gamzatov đã từng tâm niệm rằng: “Thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”.Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trở trăn, những nghĩ suy những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Và thơ …(Tác giả)… cũng chính là những nỗi niềm chân thành của thi nhân. Đến với thế giới nghệ thuật của nhà thơ này, người đọc sẽ bắt gặp những xúc cảm đầy xúc động, để lại nhiều dư âm, dư ba qua thi phẩm mang tên “…..”.

Mở bài 2. Xantưkhôp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? ở tài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút? Phải chăng, văn chương muôn đời là nơi mà người nghệ sĩ đã mang hiện thực vào trang viết của mình bằng tất cả tấm chân tình mà ẩn sâu trong đó là những tư tưởng, thông điệp quý báu trong đời để gửi gắm đến độc giả. Điều đó đã khiến cho những tác phẩm văn chương mãi sống hoài, sống lâu trong lòng những người yêu nghệ thuật mãi tận về sau. Và ta không thể không nhắc đến …(Tác phẩm)…. của …(Tác giả)…. đã để lại trong ta nhiều dư âm, dư vang, dư ba, dư vị xúc cảm khôn nguôi.

Mở bài 3. Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Đến với thế giới nghệ thuật của …(Tác giả)…, ta sẽ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật thấm đẫm suy tư qua tác phẩm mang tên “…”

Mở bài 4. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”. Thật vậy, không một nhà văn, nhà thơ nào mà không muốn khắc chạm dấu ấn riêng của mình vào tấm bia của thời gian. Và..(Tác giả)… với sự tài hoa, tài trí và tận tâm với cuộc đời đã đem đến cho độc giả những trải nghiệm thẩm mĩ tuyệt vời thông qua …(Tác phẩm)… đã để lại trong ta nhiều trăn trở, nghĩ suy.

Mở bài 5. Trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Có những tác phẩm ra đời để rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trờ thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó phải kể tới…

Mở bài 6 . “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” .(Nguyễn Văn Siêu). Văn chương muôn đời luôn phải phục vụ con người, hướng con người tới những giá trị cao cả của cuộc sống. Và “ …(Tác phẩm)…” của …(Tác giả)… chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học nước nhà.

Mở bài 7. “Nhà văn tồn tại ở bên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đày ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bên vực cho những con người không có cái để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Bằng ngòi bút đậm tính nhân đạo cao cả, nhà văn… đã thay cho những số kiếp lầm than lên tiếng bênh vực cho những con người bị xã hội tha hoá, đẩy đến bước đường cùng thông qua tác phẩm mang tên “…”

Mở bài 8. Văn chương là người bạn chân thành, đằm thắm suốt đời đi theo bên con người, là cái thần của ngôn ngữ. Nó được chắp nhặt từ những “giọt rớt, giọt rơi của cung đàn người nghệ sĩ”. Từ những tí tách lắng đọng trong đôi mắt trong vắt tình người và là một nốt lặng giữa cuộc sống đầy xô bồ ngoài kia. Bắt nguồn từ những gì hết sức giản đơn nhưng ít ai biết rằng, để làm nên những áng văn chương chân chính, những truyện ngắn xúc tích và lắng sâu, người nghệ sĩ phải lăn lộn với cuộc đời, chắp nhặt từng hạt bụi quý giữa đất mẹ bao la. Và tác phẩm… của …(Tác giả)… chính là một truyện ngắn như thế.

Mở bài 9. Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Điều ấy đặc biệt được kết tinh rõ nét, đủ đầy qua ..(Tác phẩm)…. của người nghệ sĩ tài hoa .. (Tác giả)…

Mở bài 10. Như con ong hút ngàn vạn nhụy hoa mới tạo thành được một giọt mật. Con trai chịu bao đau đớn ,xót lòng vì “bụi rậm biển khơi” để tạo nên viên ngọc ánh ngời. Sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng là một công việc cực nhọc và vô cùng gian khổ. Một người nghệ nhân điêu khắc không thể cứ nhìn nguyên mẫu rồi mô phỏng lại trên chất liệu mình đã chọn hay họa sĩ cũng không chỉ quan sát đời sống đi rồi tái hiện lại bằng những đường nét màu sắc vô cảm, vô hồn và đặc biệt nhà văn càng không thể chỉ dùng những vốn ngôn ngữ của mình như một trò chơi “du hí” ghi lại những cảnh “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông,…” mà họ phải là “người thư ký trung thành của thời đại”. Chính vì vậy,…(Tác giả)…. Đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận thẩm mĩ tuyệt vời thông qua … (Tác phẩm)
--------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nlxh#vanhoc