Tiết 136
Câu 1: Hình tượng nhân vật trữ tình: anh lái đò
Câu 2: Trong giấc mơ, anh lái đò mơ thấy:
“Tước đay se võng nhuộm điều ta đi.
Tưng bừng vua mở khoa thi,
Tôi đỗ quan trạng, vinh quy về làng.
Võng anh đi trước võng nàng…
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.”
⇒ Trong giấc mơ, anh lái đò đã hình dung ra một cảnh tượng rất tươi đẹp. Đó là anh đõ Trạng, đang trên đường trở về quê vinh quy bái tổ. Cờ lọng rực rỡ, áo gấm về làng. Không những vẻ vang mà còn có thêm một cô vợ xinh đẹp, hiền lương. Anh ngồi kiệu phía trước, nàng ngồi kiệu sau, tình cảm mặn nồng. Đó là niềm mơ ước của rất nhiều người.
Câu 3:
Anh lái đò muốn có tiền sính lễ để cưới cô gái nhưng lại nghèo, không có đủ. Anh muốn bán đi chiếc thuyền – cái mà anh dung để mưu sinh. Có người ra giá, muốn mua thuyền, nhưng trong long anh lái lại luyến tiếc, chưa muốn từ bỏ công việc hàng ngày thân thuộc của bản thân nên lại từ chối.
Câu 4:
Giấc mơ của nhân vật trữ tình là một giấc mơ thật tuyệt vời.Thể hiện một phần ước mơ của anh lái. Sống trong hoàn cảnh chẳng khá giả,sung sướng hay giàu sang gì nhưng ai chẳng có ước mơ. Mơ về việc thành danh, vinh quy bái tổ, mơ về một người vợ đẹp , hiền lương… đó là những điều mà ai cũng mong muốn! Bài thơ đậm chất “ngông” của Nguyễn BÍnh, những ước mơ cao đẹp thần tiên.
II :Làm văn
Câu 1( 2,0₫)
Chúng ta đều mang trong mình hoài bão, có thể nhỏ bé, có thể lớn lao. Ước mơ là ngọn đèn hải đăng soi đường dẫn lối ta. Thế nhưng, không phải bất cứ ước mơ nào cũng dễ dàng thực hiện. Khi tài năng chưa đủ để thực hiện ước mơ, bạn chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ ấy? Tôi cũng từng có băn khoăn như thế. Nếu vội vàng từ bỏ, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên hèn nhát, thiếu kiên nhẫn, thiếu nghị lực. Ca sĩ Thùy Chi là "họa mi" của làng nhạc Việt, thế nhưng đã từng có thời cô bị đánh giá là hát live không hay như thu audio. Ý thức được điều đó, cô đã dành thời gian để tiếp tục luyện tập. Chúng ta có những ước mơ đẹp, vì sao chúng ta lại chọn dễ dàng từ bỏ? Khi tài năng chưa đủ độ "chín", khi ước mơ vẫn chưa thể cất cánh, ta cần tiếp tục trau dồi, học hỏi, thậm chỉ là tiếp tục vấp ngã để tiếp tục đứng dậy. Thế nhưng, chúng ta chỉ nên tiếp tục cố gắng với những mục tiêu cao đẹp. Hãy tránh xa những mục đích sai lầm, hão huyền.
Câu 2 (5₫)
“Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt …”
Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:
“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua
Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.
Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.
“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...
(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”
(“Giục giã")
Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:
“Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt
Thoáng như một nghi ngờ
Trái đã liền có thật”.
("Quả sấu non trên cao")
Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:
“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.
“Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.
“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”
Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:
... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
“Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:
“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.
Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!
Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.
Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”
("Đẹp" - Xuân Diệu)
“Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.
Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.
Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top