5 tác giả

CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM

NAM CAO (1917-1951)

1. Sự nghiệp văn học (30 dòng)

          a. Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX,  là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng.

          b. Sự nghiệp Vhọc của Nam Cao trải dài trên 2 thời kỳ, trước và sau CMT 8.

          - Trước CMT8: sáng tác của N.Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.

          + Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn:"Những truyện không muốn viết"; "Trăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà", "Nước mắt", "Cười"...và tiểu thuyết "Sống mòn"(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, những "Giáo khổ trường tư", học sinh thất nghiệp...Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức, những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm, muốn sống có hoài bão, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho "chết mòn", phải sống" đời thừa"

          + Ở  đề tài về người nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện:"Chí Phèo", “Trẻ con không được ăn thịt chó"," Một bữa no"," Lão Hạc"," Một đám cưới", "Lang Rận"...ở đề tài này, Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị lưu manh hoá ...Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP, Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ, cao quí trong tâm hồn họ (L.Hạc)

          - Sau CMT8, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến, truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) “Nhật ký ở rừng” (1948) và tập bút kí "Chuyện biên giới" (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.

          - Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy, ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học VN.

2.  Tuyên ngôn nghệ thuật của NCao

          +Truyện ngắn "Trăng sáng" (1943): "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than"

          +Truyện ngắn"Đời thừa (1943)

          + Một tác phẩm" thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc:

" Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn".

          + Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có"

          - Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm của người cầm bút: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.

          - Trong tác phẩm “Đôi mắt” (1948) Nam Cao đã nêu 1 quan điểm của mình: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

3. Phong cách nghệ thuật: NC có phong cách NT độc đáo.

- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của con người.

- Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.

- Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Kết cấu truyện chặt chẽ.

- Cốt truyện đơn giản, rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọng, sâu xa, có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

- Giọng điệu lời văn: lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng.

vNGUYỄN TUÂN

1-Con người:

          Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong 1 gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn, Ng. Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm30, nhưng đến 1938 mới nổi tiếng với các tác phẩm "Một chuyến đi", "Vang bóng một thời".

   Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình. NT còn là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu những môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Nguyễn Tuân là một nhà văn thực sự biết quý trọng nghề nghiệp của mình.

2- Phong cách nthuật của NT

          - NT có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Ông quan niệm đã là văn thì trước hết phải có một phong cách độc đáo, viết không giống ai, từ chủ đề, nhân vật, kết cấu,đến cách đặt câu dùng từ....

          - Trong phong cách nghệ thuật của NT có chất tài hoa, tài tử. Chất tài hoa này được thể hiện rất rõ khi ông đề cao những con người tài hoa, những người biết trân trọng cái tài, cái đẹp. NT luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mỹ.

          - Tính uyên bác thể hiện trong văn của NT: Đọc văn của NT, người đọc luôn được cung cấp những tri thức phong phú về văn hoá trên những lĩnh vực: Văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lý, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh...

          -NT học theo"Chủ nghĩa xê dịch", ông luôn thèm khát những điều mới lạ. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt.

          NT có phong cách tự do, “ngông”, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Điều này đã khiến NT tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

          -Phong cách của NT có sự thay đổi trước và sau CMT8.

3- Những nét chính về sự nghiệp vhọc của NT

   Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, NT đã để lại một sự nghiệp vhọc lớn.

          -Trước CMT8 các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh 3 đề tài:

          + Một là về "Chủ nghĩa xê dịch" : nghĩa là ghi lại những cảnh thnhiên, xhội, những cảm nghĩ tài hoa độc đáo của nhà văn trên đường"xê dịch" khắp đất nước mình"một chuyến đi"," thiếu quê hương"

          + Hai là đề tài "Vang bóng một thời", ấy là thời phong kiến đã qua, những dư âm còn vọng lại. Ông viết về những phong tục đẹp, những thú chơi tinh tế, tao nhã của người xưa (Tác phẩm tiêu biểu "Vang bóng một thời")

          + Ba là đề tài “Đời sống truỵ lạc”: Viết về tình trạng khủng hoảng tinh thần của một nhvật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện (tác phẩm "Chiếc lư đồng mắt cua")

à Giá trị của tphẩm viết về ba đề tài trên là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần lòng yêu nước, viết về phong cách thiên nhiên và những vùng đất khác nhau trên quê hương mình, viết về những thú chơi tao nhã thể hiện một khía cạnh của nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và về những con người tài hoa, nghĩa sĩ và tài năng nhân cách kết hợp với nhau.

          - Sau CMT8, NT hăng hái dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước. Ông sáng tác hàng loạt tphẩm, bút ký, tuỳ bút có giá trị nghệ thuật (tác phẩm tiêu biểu: "Sông đà"," Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi") giá trị của những tác phẩm này là ở những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và lao động. Qua những trang viết ấy, người ta thấy dân tộc Việt Nam không chỉ cần cù, dũng cảm, có chính nghĩa mà còn rất mực tài hoa.

          - NT có đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn học dân tộc. Thể bút ký, tuỳ bút, tuỳ bút văn học đạt trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho văn xuôi VN một phong cách viết đặc biệt tài hoa và độc đáo.

vNGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH(1890-1969)

1.     Con người:

NAQ-HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người anh hùng giải phóng dân tộc VN, đồng thời người cũng là một nhà văn hoá lớn.

  HCM tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kì đầu hđộng CM mang tên NAQ, sinh ngày 19.5.1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

Năm1911, HCM ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Tháng 1.1919, Người đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Véc xai (Pháp). Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập ĐCS Pháp. HCM đã tham gia thành lập nhiều tổ chức CM như: VNTNCMĐCH (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông (1925) và chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng Sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập ĐCS VN (3.2.1930). Tháng 2.1941, Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào CM ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.1945. Sau hơn 30 năm, trải qua nhiều năm tháng hoạt động cách mạng, ngày 2/9/1945 HCM đã đọc bản "TNĐL" tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước VNDCCH. Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên 6.1.1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước VNDCCH. Từ đó Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Người qua đời ngày 2.9.1969, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc VN và nhân dân thế giới.

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của CTHCM, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người là "Anh hùng giải phóng dân tộc VN, nhà văn hoá lớn". HCM là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong sự nghiệp CM to lớn đó, Người đã để lại 1 di sản đặc biệt cho dân tộc, đó là một sự nghiệp văn chương đồ sộ.

2. Những nét lớn về sự nghiệp văn học của HCM.

  Trong sự nghiệp lớn lao của HCM có một di sản đbiệt để lại cho dtộc, đó là sự nghiệp vhọc. Người đã để lại cho nhdân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phcách sáng tác. Do đkiện hđộng cmạng những năm ở nước ngoài nên các tphẩm của NAQ-HCM được viết bằng tiếng pháp, hán văn và tiếng Việt, có thể tìm hiểu sự nghiệp vhọc của Người chủ yếu trên 3 lĩnh vực.

a. Văn chính luận.

          - Những tác phẩm văn chính luận của HCM được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử.

          - Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các bài văn chính luận với bút danh NAQ đăng trên các báo"Người cùng khổ" (leparia), nhân đạo(Lhumanité), "Đời sống thợ thuyền" (la vie ouvriere) đã tác động và ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung. Một trong những tác phẩm lớn đã kết tinh và hội tụ lại tinh thần trên là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

          - Năm 1945 “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ của dân tộc đã giành được thắng lợi. Đây là áng văn chính luận hùng hồn tuyên bố quyền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước và thế giới. "TNĐL" là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lý, giá trị lịch sử, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao.

          - "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"(1946) và " không có gì quí hơn độc lập tự do"(1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên các vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt.

          - Trong những năm tháng cuối đời, Ngươì viết bản"Di chúc" thiêng liêng và chan chứa tình cảm. Bản "Di chúc" là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.

b.Truyện và ký.

          Khoảng từ năm 1922-1925 NAQ có viết một số truyện ngắn và ký bằng tiếng Pháp đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Các truyện ngắn thường dựa trên một sự kiện, một câu truyện có thật , từ đó Người biết vận dụng, hư cấu để thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình .

          - Một số tphẩm tiêu biểu là: Pari(1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí(1922); "Vi hành"(1923); "Những trò lố hay là Va ren Phan Bội Châu "(1925)

          - Truyện ngắn của NAQ cô động, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mỗi truyện đều có tư tưởng riêng hẫp dẫn, sáng tỏ, ý tưởng thâm thuý, kín đáo chất trí tuệ toả trong hình tượng và phong cách giàu tính hiện đại.

c. Thơ ca:

          - Đây là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của HCM.

  Với gần 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập"NKTT"(134 bài), "ThơHCM"(86 bài-1967) và"Thơ chữ Hán HCM" (86 bài,1990), HCM đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca VN hiện đại .

          - Tiêu biểu nhất là "NKTT"được viết trong thgian Người bị giam cầm ở nhà tù Quốc dân Đảng tại Quảng Tây-Trung Quốc từ 29.8.1942 đến10.9.1943. Tập thơ "NKTT" trước hết là cuốn nhật ký bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng, đồng thời tố cáo bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của XH Trung Quốc thời Tưởng giới Thạch tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động, những bthơ trong "NKTT" biểu hiện lòng yêu nước thiết tha của những chsĩ csản, chứa đựng những bức hoạ nhân sinh, đạo lý, thể hiện ý chí vượt lên gian khổ để vươn tới tự do. Các bthơ trong "NKTT" vừa đậm đà mầu sắc cổ điển, vừa thể hiện được tinh thần thời đại.

          - Ngoài tập "NKTT" HCM còn viết những bài thơ chữ tình độc đáo và những bài thơ mộc mạc, giản dị, để tuyên truyền đường lối CM (Pắc bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc bó, bài ca du kích, ca sợi chỉ...). Đi vào cuộc khchiến chống thdân Pháp, Người đã biểu lộ những nỗi lo lắng về vận mệnh của non sông, tcảm thiết tha, gắn bó với cảnh sắc thnhiên đất nước (cảnh khuya, đi thuyền trên sông đáy, cảnh rừng Việt Bắc) những ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc khchiến và niềm vui thắng lợi (rằm tháng giêng, lên núi,tin thắng trận, đêm thu...)

          - Tập "thơ chữ Hán HCM" tập hợp 36 bài thơ chữ Hán viết trong những thời điểm với những đề tài (thu dạ, Nguyên tiêu, Tặng bùi công, Nhị vật, thất cửu...)

3. Phong cách nghệ thuật HCM:

  Phong cách nghệ thuật của NAQ-HCM là một phong cách vừa nhất quán, vừa đa dạng. Tính nhất quán thể hiện rõ nhất ở nguyên tắc sáng tác, ở lối viết giản dị ngắn gọn mà linh hoạt, biến hoá, ở khả năng kết hợp nhuần nhị yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, ở khuynh hướng vận động luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai của tư tưởng và hình tượng nghệ thuật. Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở bút pháp, nội dung, kết cấu, ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật...Ngay trong cùng một đề tài, thậm chí cùng một tác phẩm, tính đa dạng và phong phú cũng được thể hiện rõ nét.

   Những tác phẩm của NAQuốc-HCM có phong cách đa dạng và thống nhất kết hợp sâu sắc và nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào, tác phẩm của Người cũng đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.

          - Văn chính luận của NAQ-HCM biểu lộ tư duy sắc sảo giầu trí thức văn hoá, gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng hiệu quả những phương thức biểu hiện.

          - Trong truyện và ký, ngòi bút NAQ rất chủ động và sáng tạo khi là lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biến sắc sảo thâm thuý và tinh tế. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của NAQ.

          - Thơ ca HCM cũng có phong cách đa dạng. Những bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng qua những thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.

          à Nhìn chung, nội dung và hình thức nghệ thuật trong sáng tác của NAQ-HCM luôn vận động linh hoạt theo mục đích sáng tác, đối tượng tác động và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể...

          4. Quan điểm sáng tác HCM:

          - Sinh thời Chủ Tịch HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ và chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ, nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường XH và thiên nhiên gợi cảnh, cùng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm, Người đã viết được rất nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ rất hay. Người có ý thức và am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của người.

          + Là nhà CM vĩ đại lại rất yêu văn nghệ, HCM xem văn nghệ là một hđộng tinh thần phphú và phvụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn là chsĩ trên mặt trận vhoá tư tưởng tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ" cảm tưởng đọc"Thiên gia thi"

 “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp-Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi,sông-Nay ở trong thơ nên có thép-Nhà thơ cũng phải biết xung phong

  Chất" thép " ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh XH tích cực. Quan điểm của HCM là sự tiếp thu kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản.

          + HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương: trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí và văn chương. Trước khi cầm bút người xắc định rõ. viết cho ai?( Đối tượng). Viết để làm gì (mục đích) viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào?( hình thức).

    Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ các khía cạnh trên liên quan đên nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.

          + HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, phát biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm hội hoạ trong năm đầu sau cách mạng. Người uốn nắn một hướng đi" chất mơ mộng nhiều quá, và cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít" người yêu cầu văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật , hùng hồn" những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương" người tốt việc tốt" uốn nắn và phê bình cái xấu bởi tính chân thực chính là cái gốc của văn chương xưa và nay.

          - Nhà văn cũng phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm trong sáng hấp dẫn, ngôn ngữ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tọc của nhân dân và được nhân dân ưa thích.

vTỐ HỮU

1. Những nét chính về cuộc đời của Tố Hữu:

          + Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh 4/10/1920 quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa thiên Huế ông sinh ra trong một giđình nhà nho nghèo. Từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.

          - THữu giác ngộ CM trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành ngừơi lđạo đoàn thanh niên dchủ ở Huế. 8/1945, THữu là chủ tịch uỷ ban khnghĩa ở Huế.

          - Sau CMT8 cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan lđạo của Đảng, Nhà nước.

          -Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chật chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM. Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật ( Đợt một 1996)

2. Con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với chặng đường CM dtộc

          +Tố Hữu đã đạt được những thành tựu trong chặng đường sáng tác. Ông đã nhận được giải thưởng văn học lớn:  Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ VN 1954-1955 ( Tập Việt Bắc); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng HCM về văn học-nghệ thuật ( đợt một 1996);

          + Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy.

          a. Tập thơ "từ ấy"(1937-1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn  lịch sử sôi động.

   Tập thơ gồm ba phần( tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động của Tố Hữu)

          -"Máu lửa": ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đtranh.

          - "Xiềng xích": ghi lại những cuộc đtranh gay go của những người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thdân. Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cách mạng qua thử thách bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết.

          -"Giải phóng" : Thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi cách mạng thành công.

          b. Tập thơ" Việt bắc" (1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến, đồng thời phản ánh những gian lao của quân và dân, lòng anh dũng . Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dã đưa cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi (cá nước, lên Tây bắc, Việt bắc, Bầm ơi, Lượm...)

          c. Tập thơ "gió lộng"( 1955-1961): Là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN ở miền bắcvà bộc lộ tình cảm tha thiết với miền nam, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm qutế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui, THữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha ( mùa thu tới, ba mươi năm đời ta có Đảng, quê mẹ...).

          d. Tập thơ " Ra trận"(1962-1971) và " Máu và hoa"( 1972-1977).

Là hai tập thơ ra đời trong thời kỳ cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người Việt nam , đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non sông liền một dải. (Tiếng hát sang xuân! Nước non ngàn dặm).

          e- Tập thơ " Một tiếng đờn"( 1992) và " Ta với ta"( 1999). viết trong thời kỳ sau chiến thắng 1975 chan chứa niềm vui biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời, giọng thơ vì thế trầm lắng, thấm đượmchất suy tư. Điều đáng trân trọng đó là: trước sau Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng.

3 Phong cách nghệ thuật của thơ Tố hữu:

          a. Khái niệm phong cách: Nói đến phong cách nghệ thuật của một tác giả là nói đến 1 sự bền vững, xuyên suốt, lặp đi lặp lại nhiều lần trong stác trên các phương diện ndung, hình thức thể hiện, nghệ thuật. Nói cách khác, đó là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cđời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

          b- Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.

          * Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng CS, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

          + Tố Hữu là một chiến sĩ- thi sĩ, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng, thơ Tố hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Thơ ông thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạngvà tình cảm bản thân tác giả. Trong thơ Tố Hữu đời sống và con người được khám phá.

          + Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỷ 20 của Phan Bội châu, Phan Chu Trinh nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hoá thơ ca  đương thời.

          * Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, cảm hứng lãng mạn, chủ yếu đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.

          +Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu buổi đầu là cái tôi- chiến sĩ, rồi đến cái tôi- công dân, càng về sau càng trở thành cái tôi nhân danh dtộc, cmạng( Ta đi tới, Việt bắc).

          + Nhvật trữ tình của thơ TH là những con người đại diện cho những phẩm chất của dtộc, thậm chí mang tầm vóc lsửvà thời đại như hình tượng anh giải phóng quân, anh Ng Văn Trỗi, chị Trần Thị Lý...

          + Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn, hướng về tương lai khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cmạng. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vđề số phận cá nhân.

          * Thơ THữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến. Điều này thể hiện rõ từ những cách xưng hô với đối tượng trò chuyện, tâm sự (Bạn đường ơi!; Hỡi người bạn; Anh vệ quốc quân ơi...) cho đến cả thnhiên đất nước (Xuân ơi xuân; Hương Giang ơi; Đất nước ta ơi...).

          * Thơ THữu đậm đà tính dtộc, cả trong ndung và nghệ thuật biểu hiện:

          + Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ truyền thống nhưng vẫn có nhiều biến hoá linh hoạt diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc.

          + Về ngôn ngữ, Tố Hữu sử dụng từ ngữvà lối nói quen thuộc với dtộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.

          + Thơ THữu phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt, có biệt tài sdụng các từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu,vần, tạo nên chất nhạc, chứa đựng cxúc dtộc, tâm hồn dtộc.

vXUÂN DIỆU (1916-1985)

1. Cuộc đời và con người của Xuân Diệu:

- XDiệu(1916-1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ra tại xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định ông là một tài năng mới, một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam.

- Xuân Diệu học chữ Nho và chữ Quốc ngữ từ nhỏ với cha.

- Khi CMT8 thành công, Xuân Diệu  hăng hái phục vụ 2 cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc bằng hành động văn nghệ của mình.

- 18/12/1985 Xuân Diệu từ trần sau một cơn tim đột ngột.

Con người:

"Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong" X.Diệu học được ở cha - ông đồ Nghệ - đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật:  Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ , X.Diệu thường nói đến tác động của thiên nhiên nơi đây(Quy nhơn) đối với hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. Về quy trình đào tạo, X.Diệu một mặt là trí thức tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng & văn hoá Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, mặt khác do xuất thân từ một gia đình nhà Nho lại được tiếp thu nền văn hoá truyền thống, vì thế có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp 2 yếu tố cổ điển và hiện đại , Đông và Tây tư tưởng "tình cảm thẩm mỹ"

- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt : Làm thơ, viết văn , nghiên cứu, phê bình VH, dịch thuật...Độc giả vẫn biết đến Xuân Diệu trước hết là một nhà thơ lớn của nền VHVN hiện đại.

2. Sự nghiệp VH của X.Diệu.

          - Suốt nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, X.Diệu đã để lại trong kho tàng Văn Học dân tộc một sự nghiệp lớn lao gồm nhiều thể loại : Thơ, văn xuôi, tiểu luận, phê bình...sự chuyển biến từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ Cách Mạng của X.Diệu và con đường tất yếu tiêu biểu của người trí thức yêu nước, một nghệ sĩ tài năng. Ở cả 2 chặng đường trước và sau CMT8, X.Diệu đều có những cống hiến to lớn đối với nền văn học hiện đại VN. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà VH lớn.

- Chúng ta có thể tìm hiểu sự nghiệp VH của X.Diệu chủ yếu qua 2 lĩnh vực thơ và văn.

          a. Về thơ:

          - Trước CMT8, XDiệu được coi là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài thanh). XDiệu mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng trên thi đàn VN bằng 2 tập thơ "Thơ thơ" 1938 và "Gửi hương cho gió" 1945. Những chủ đề chính của thơ ông trong thời kỳ này là :

          - Niềm say mê ngoại giới khao khát giao cảm với đời và tình yêu cuộc sống ( Vội vàng, Giục giã)

          - Nỗi cô đơn giợn ngập của cá thể trước cái không gian mênh mông thời gian xa thẳm (Khi chiều giăng lưới, Nguyệt cầm...)

          - Một khát vọng tình yêu vô biên, nỗi đau của một trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng (Yêu, Dại khờ...) trước Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu đã được mệnh danh "ông hoàng" thơ tình yêu, ông cũng là người đầu tiên mang đến cho văn chương Việt Nam một quan niệm mới về tình yêu.

          - Kinh nghiệm của Đông và Tây, truyền thống và hiện đại kết tinh ở một tâm hồn nghệ sỹ đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái của thiên nhiên cũng như nội tâm của con người. Thơ ca Trung đại thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người (Làn thu thuỷ, nét xuân sơn) thì Xuân Diệu là một cuộc cách mạng. Con người là chuẩn mực của cái đẹp (Lá liễu dài như một nét my).

          + Sau CMT8

          - Chân trời thơ của Xuân Diệu mở rộng tới những quan hệ xã hội rộng lớn (Từ chân trời của một người tới chân trời của tất cả) (PELUYA). Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào thơ mới, Xuân Diệu trở thành một nhà thơ cách mạng. Xuân Diệu say xưa viết về Tổ quốc "Ngọn quốc kỳ 1945" ,"Hội nghị non sông" (1946). Đây là những áng thơ được viết bởi tấm lòng hân hoan tràn đầy. Và chất men say lý tưởng của người nghệ sỹ trong "Mối duyên đầu với cách mạng".

          - Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu có một sự đổi mới trong tâm hồn và trong thơ. Tình cảm yêu nước và trách nhiệm công dân cũng như lòng thiết tha ca ngợi cuộc đời mới đã nâng sáng tác của nhà thơ nên. Ông say xưa viết về tổ quốc CTHCM và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà... (các tập thơ như: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), "Hai đợt sóng" (1967), Hồn tôi đôi cánh (1976)

          - Từ 1960, Xuân Diệu tiếp tục làm thơ tình yêu. Trước kia, ông hay nói đến sự cô đơn, xa cách, đổ vỡ... thì nay nói nhiều hơn đến sự chung thuỷ, sum vầy sau CMT8, thơ tình XDiệu không vơi cạn mà có những nguồn mạch mới. Tình yêu lứa đôi không còn là tình cảm giữa hai vũ trụ nhỏ cô đơn mà đã có sự hòa hợp với mọi người, với xã hội. (Các tác phẩm: Biển, Giọng nói, Đứng chờ em, Dấu nằm...)

          b. Văn

          + Trước CMT8

          - XDiệu không chỉ sáng tác thơ mà còn viết nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ văn xuôi "Phấn thông      vàng" (1939), "Trường ca" (1945) là những tác phẩm xuất sắc ông viết theo bút pháp lãng mạn và có lúc bút pháp nghiêng về hiện thực: (Truyện ngắn: "Tỏa Nhị Kiều", "Cái hỏa lò")...

          + Sau CMT8 XDiệu càng viết nhiều, viết liên tục và nhiều thể loại hơn. Ngoài truyện ngắn, tuỳ bút, ông còn viết nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu và dịch thơ nước ngoài. Ông đã viết 5 tập bút ký (ký sự thăm nước Hung, Triều lên...) 16 tập nghiên cứu phê bình văn học (Dao có mài mới sắc, Các nhà thơ cổ điển VNam... và 12 tập thơ)

          à Tóm lại, ở lĩnh vực nào XDiệu cũng có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển văn học hiện đại của Việt Nam. XDiệu là một tài năng nhiều mặt nhưng trước hết vẫn là một nhà thơ lớn của dtộc. Ngay từ trước cmạng, "XDiệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan).

     XDiệu là nhà thơ nêu tấm gương cần mẫn sáng tác, say mê lao động nghệ thuật và không mệt mỏi suy nghĩ sáng tạo. Đóng góp của ông vào tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đặn ở nhiều giai đoạn lịch sử.

3. Kể tên 5 tập thơ của Xuân Diệu

- Thơ thơ 1938.

- Gửi hương cho gió 1945.

- Riêng chung 1960.

- Mũi cà mau - Cầm tay 1962.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: