Con người miền Tây qua tác phẩm Tây Tiến
Tình cảm quân dân gắn bó làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù là đề tài lớn trong thơ ca thời k/c chống Pháp. Đã có rất nhiều tác phẩm đc ra đời nói về đề tài này, nhưng nổi bật nhất là bài thơ Tây Tiến của QDũng. "Tây Tiến" (1948) là dòng hoài niệm dạt dào về những tháng ngày sống, chiến đấu của binh đoàn Tây Tiến cùng đồng bào miền Tây Bắc trong những ngày đầu cuộc k/c chống Pháp. Và kỷ niệm đẹp không thể nào quên đc ấy đc thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ về con người và thiên nhiên miền Tây với một vẻ đẹp hết sức độc đáo.
Nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đoạn thơ là ở chỗ Quang Dũng phát hiện, cảm nhận tinh tế cái đẹp ngay trong một hoàn cảnh khốc liệt đem đến cho độc giả những rung cảm sâu xa. Tám dòng thơ ngắn gọn nhưng giàu chất nhạc, chất hoạ đã làm hiện lên không gian sinh động và thơ mộng ở Tây Bắc.
Bốn câu đầu tác giả nhớ lại những kỉ niệm hào hứng vui vầy khi còn chung sống với binh đoàn TT:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Nhà thơ đang nhớ về một đêm liên hoan văn nghệ rất tưng bừng giữa những người lính TT và ND địa phương. "Doanh trại" là nơi đóng quân của người lính, không gian của những kỉ cương, phép tắc chặt chẽ bỗng chốc trở thành không khí của một lễ hội tưng bừng, náo nhiệt. Tư ̀"bừng lên" có nhiều ý nghĩa: bừng tỉnh, bừng sáng, tưng bừng. Người lính TT với cuộc sống gian trung, vất vả vì những cuộc hành quân bất kể ngày đêm nay bỗng có những giờ phút nhộn nhịp, sôi nổi thật đáng nhớ và đáng quý. Vì lẽ đó mà niềm vui với các anh như được nhân đôi. Những người lính TT bông đùa thật vui vẻ mà cũng rất lãng mạn, đa tình. Ngôn ngữ được Quang Dũng sử dụng thật đa tầng, đa nghĩa.
Hình ảnh "hội đuốc hoa" là những ngọn đuốc được rực ráng lên như đuốc hoa trong đêm lễ cưới. Cách nói có hình ảnh bóng bẩy mà sang trọng thể hiện cái nhìn vui, lạc quan của người lính."Kìa em" vừa là sự chào đón, vừa nói lên sự ngạc nhiên, vui sướng. Bóng dáng các cô gái miền Tây Bắc hiện dần ra trong tiếng thốt sững sờ với vẻ đẹp vừa kì lạ, vừa lộng lẫy bởi "xiêm áo" vừa tình tứ bởi dáng điệu "e ấp" để rồi huyền ảo trong tiếng nhạc chơi vơi. Câu thơ "nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ" với sáu thanh bằng như đưa những chàng trai TT mênh mang, da diết trong tiếng "khèn man điệu". Tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng đến ngày mai vui ở Viên Chăn thủ đô của nước Lào.
Lời thơ diễn tả khá độc đáo niềm hân hoan phấn khởi của con người trong đêm liên hoan lửa trại. Cái không khí vui vẻ ấy như xua tan những nỗi ưu phiền, mệt nhọc sau những chặng đường hành quân vất vả. Cảnh trong hồi ức nhưng lại sáng rực bởi sắc màu dịu dàng, bởi âm thanh và rất ấm áp bởi những ngọn lửa hồng. Đó còn là cái ấm của tình quân dân, của tình đồng đội một thời gắn bó bên nhau. Tất cả làm nên nỗi nhớ mênh mông, da diết của Quang Dũng về binh đoàn TT.
Bốn câu thơ cuối là cảnh sông nước Tây Bắc hiện lên tràn đầy chất thơ:
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bơ
̀Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Bên cạnh hình ảnh chan hoà màu sắc, âm thanh và rất tình tứ của "hội đuốc hoa" là cảnh sông nước miền Tây Bắc mênh mang mờ ảo. Không gian là một buổi chiều mờ ảo giăng mắc sương sa. Cảnh có những "hồn lau" phản phất không biết nẻo bến bờ. Trong kí ức của nhà thơ, "lau" là vật vô tri, vô giác nhưng linh hồn của nó đang phản phất trong gió, trong cây.
Con người trên con thuyền "độc mộc", mặc dù người chỉ là một dáng -"dáng người trên độc mộc" nhưng nó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của chàng trai, cô gái Tây Bắc đang lao trên sóng nước.
Bút pháp lãng mạn cùng với cái nhìn tinh tế, Quang Dũng đã khắc hoạ nét đẹp diệu kì của thiên nhiên Tây Bắc: giữa dòng nước lũ cuộn chảy một bông hoa rừng mềm mại, đong đưa như vẫy gọi, chào mời.Cảnh không chỉ lãng mạn, thơ mộng mà còn mạnh mẽ đậm nét đặc trưng của núi rừng, sông nước Tây Bắc. Bằng bút pháp chấm phá tinh tế, hai câu hỏi tu từ bắt đầu"có thấy, có nhớ" tất cả thể hiện hoài niệm sâu nặng về một tình yêu của tác giả với vùng đất Tây Bắc, với người lính TT.Hùng vĩ gắn với thơ mộng, cảnh gắn với người là cái nhìn riêng của hồn thơ đa cảm Quang Dũng trước núi rừng Tây Bắc.
Đoạn thơ không chỉ là nỗi nhớ về binh đoàn TT về vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc mà còn hướng vào vẻ đẹp tâm hồn của một thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc k/c chống Pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top