Tây Tiến
Tây Tiến
1.Tác giả
- Quang Dũng:
+Vị trí: Là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn song nổi tiếng hơn cả là lĩnh vực thơ ca, Ông là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
+Đặc điểm sáng tác: Là một nhà thơ- chiến sĩ nên thơ Quang Dũng chủ yếu viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông hồn nhiên, tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạng.
2.Tác phẩm
-Xuất xứ: Rút từ tập Mây đầu ô (1986)
-Hoàn cảnh sáng tác:
+ Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn binh Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Trong đó có nhiều học sinh, sinh viên lần đầu tiên đến với miền Tây Bắc hoang sơ, khí hậu khắc nghiệt, lại sinh hoạt thiếu thốn, bệnh tật nhiều nên không ít người đã hi sinh. Tuy vậy họ vẫn rất lạc quan, thể hiện vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của tuổi trẻ.
+ Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập. Đến cuối năm 1948, ông rời đơn vị nhận nhiệm vụ khác. Xa đơn vị cũ chưa lâu, tại Phù Lưu Chanh, 1 làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, Quang Dũng viết bài thơ này.
3. Nội dung-Nghệ thuật
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ về một vùng đất, một đoàn quân trong những tháng ngày chiến đấu gian khổ mà hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu.
Giá trị nội dung
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
Giá trị nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..
- Kết hợp chất nhạc và chất họa
(*phân tích nghệ thuật:
- Nỗi nhớ được biểu hiện độc đáo, tài hoa qua cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng
- Cảm hứng lãng mạn : là cảm hứng mãnh liệt của cái tôi đầy tình cảm, ưa thích diễn tả những hình ảnh tuyệt mĩ phi thường sử dụng các thủ pháp đối lập, cường điệu, giàu tưởng tượng bay bổng. Trong Tây Tiến, cảm hứng lãng mạn bao trùm bài thơ, nhưng đậm nhất là khổ 1, khổ 2, miêu tả 1 Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, vừa dữ dằn quyết liệt với "đốc thăm thẳm", " thác gầm thét", " cọp trêu người",.... vừa dịu dàng thơ mộng " mưa xa khơi", " mùa em thơm nếp xôi", "hoa đong đưa"....Qua đó ta cũng thấy tâm hồn lãng mạn hào hoa của người lính Tây Tiến và cảm hứng thơ bay bổng của Quang Dũng.
- Bút pháp bi tráng: là dám nhìn thẳng hẳn vào cái bi, tức là cái chết chóc, bi thương nhưng không bi luỵ mà vẫn đem đén cho nó 1 vẻ đẹp hào hùng , tráng lệ. Trong Tây Tiến, bút pháp bi tráng nằm ở khổ 1,3,4 đậm nhất là khổ 3 miêu tả người lính trong tột cùng gian khổ hi sinh : "đoàn quân không mọc tóc", "áo bào thay chiếu anh về đất"....Song đó cũng là những chiến binh đầy khí phách "mắt trừng gửi mộng qua biên giới".... Ốm mà không yếu, khí phách hiên ngang đậm chất lý tưởng và hình tượng bất tử là bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính cụ Hồ.
- Bút pháp tạo hình, tạo âm đặc sắc...
*Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
+ Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
+ Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; ( trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả gợi cảm...), có những kết hợp từ độc đáo ( nhớ chơi vơi , Mai Châu mùa em...), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm..
+ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng...
=> Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật.)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
-Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu nhạc tính, tính hình tượng và giá trị biểu cảm cao (chú ý điệp từ, thanh điệu, láy,...)
- Bài thơ mở ra từ một tiếng gọi thiết tha vọng về kí ức, ngân vang và ngập đầy trong nỗi nhớ. Hai chữ ''Tây Tiến'' làm sống lại cả một không gian và thời gian ngập đầy kỉ niệm.
-Tây Tiến viết bằng thể thất ngôn, trong truyền thống, từng tạo ra những bài thơ buồn bã nhất, từ Nguyệt cầm ( Xuân Diệu), Tống Biệt hành ( Thâm Tâm),.. Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến, là một khúc độc hành. Đoàn quân đã đi xa, một mình nhà thơ ngược lại con đường trong kí ức:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
-Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã. Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ như một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, niềm vui, mọi chiến công và mọi hi sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông Mã gắn liền với miền đất đã qua, những kỉ niệm từng trải của đoàn binh Tây Tiến. Chỉ với hai câu thơ đầu mà người đọc đã có thể cảm nhận được đối tượng của nỗi nhớ đang dâng lên cồn cào, da diết trong lòng Quan Dũng, đó là nỗi nhớ về mảnh đất Tây Bắc và những người lính Tây Tiến – đồng đội của nhà thơ. Nhà thơ nhớ về những miền đất trong nỗi nhớ ''chơi vơi''. ''Chơi vơi'' là cách kết hợp từ độc đáo của Quang Dũng, có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm, mênh mông, bề bộn, không đầu không cuối, nỗi nhớ ấy không thể cân đo đong đếm được, nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con người, thể hiện rằng dù đã xa ''Tây Tiến'' nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn thuộc về Tây Tiến. Từ láy ''chơi vơi'' điệp vần với tiếng gọi ''ơi'' gợi âm hưởng da diết, sâu lắng ,bồi hồi, khiến cho lời thơ thêm vang vọng.
- Điệp từ ''nhớ'' được nhắc lại hai lần gợi nỗi nhớ chất chồng, nhớ về Tây Tiến là nhớ về rừng núi.
Không phải khi đến với "Tây Tiến" người đọc mới cảm nhận được nỗi nhớ mà ngay ở trong thơ ca Việt Nam khi nói về nỗi nhớ cũng đã từng diễn tả:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"
Vậy nhưng đến với Quang Dũng nỗi nhớ sáng tạo hơn cả với nỗi nhớ "chơi vơi" là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không, không thể bấu víu vào đâu, một mình với hoài niệm cứ lửng lơ, sâu lắng, bâng khuâng, tha thiết vọng vào lòng người đọc không thể nào quên. Nỗi nhớ bao trùm cả khoảng không gian và thời gian ấy Quang Dũng đã đưa người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng. Từ nỗi nhớ ''chơi vơi'' ấy, hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở nơi mà nỗi nhớ về Tây Tiến còn được gợi tả qua các địa danh như..- những cái tên đầy lạ lẫm, gợi sự xa xôi, hoang vu, bí hiểm của miền sơn ước âm u, hoang vắng và xa thẳm bằng ngòi bút lãng mạn & hiện thực –
(Tính chất ''xa xôi'' ấy thể hiện rõ ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. Những địa danh vừa gợi tả nỗi nhớ vơi đầy vừa gây ấn tượng về một vùng biên ải xa xôi của Tổ quốc. Nơi mà..)
(-Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc được mở ra theo hồi tưởng của nhà thơ với các địa danh "Sông Mã" "Sài Khao" "Mường Lát" - những cái tên đầy lạ lẫm, gợi sự xa xôi, hoang vu, bí hiểm của miền sơn ước âm u, hoang vắng và xa thẳm bằng ngòi bút lãng mạn & hiện thực –)
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
? Hai câu còn lại khắc họa vẻ đẹp của người lính trên đường hành quân gian khổ. Thời gian từ sáng sớm đến đêm khuya cho thấy sự gian lao, vất vả và sự tinh tế trong cảm nhận của người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân.
(-Kỉ niệm về Tây Bắc hiện hình ngày càng rõ nét với ngòi bút lãng mạn & hiện thực, nhà thơ đã làm hiện lên những địa danh của miền sơn cước âm u, hoang vắng và xa thẳm: Sài Khao, Mường Lát ''vừa mới đọc lên đã cảm thấy mỏi gối chồn chân''. (Trần Lê Văn) )
-Hình ảnh ''sương lấp'' gợi cho ta thấy một hiện thực khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc, nơi mà cả không gian núi rừng sương dày đặc, mênh mang, khiến cảnh vật thêm hoang sợ, vắng lặng.
? Nói đến Tây Bắc- địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến, là nói đến vùng đất có điạ hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, ko nhìn rõ mặt nhau. "Đoàn quân mỏi" nhưng tinh thần ko "mỏi". Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh "sương" vào đây để khắc hoạ hơn sự khắc nghiệt cuả núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về "sương", Chế Lan Viên cũng đã viết trong "Tiếng hát con tàu":
"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong một nét vẽ "đoàn quân mỏi" càng làm rõ hơn sự khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc và những gian khổ của chiến tranh.
Những con đường hành quân gian nan vất vả, trên đỉnh Sài Khao sương dày "lấp" cả đoàn quân, Quang Dũng dùng chữ "mỏi" như tái hiện hình ảnh đoàn quân mệt rã rời tuy vậy họ vẫn đi trong " sương lấp" thật hùng vĩ và tráng lệ. Đâu chỉ có thế, Mường Lát đêm về sương tỏa khắp không gian. Tác giả không nói "hoa nở" mà "hoa về" không nói sương mà là "đêm hơi" như càng nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính Hà Thành.
-Hình ảnh ''hoa về'' lại là sự thơ mộng, tươi mát. '' Hoa về'' nhân hóa, những bông hoa rừng trong đêm nở rộ....
Nghệ thuật: bút pháp tả thực, đưa nhiều địa danh vào thơ tạo cảm giác xứ lạ phuong xa, đgiọng thơ giàu cảm xúc, các gieo vần rất tinh tế, khiến câu thơ như ngân dài...
-nt: Từ ngữ chỉ địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hoang sơ, vắng vẻ; Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa thực và ảo; Sự kết hợp hiệu quả giữa âm vần rồi, ơi, chơi vơi, hơi tạo âm hưởng thiết tha, bồi hồi.
Khổ 2
Đây là đoạn thơ kết tinh tài năng nghệ thuật của Quang Dũng trong nghệ thuật miêu tả. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, dữ dội và những gian khổ mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên con đường hành quân.
Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu của bài thơ, là một khổ thơ tuyệt bút, đã khắc họa được những nét đặc sắc về thiên nhiên của miền biên giới Việt – Lào.
Đoạn thơ có bốn câu, nhưng chia thành hai ý lớn: ba câu thơ đầu tiên miêu tả vẻ đẹp hoành tráng, dữ dội của thiên nhiên miền Tây; còn câu thơ cuối cùng lại ngược lại, nói về sự êm đềm, êm ả của phong cảnh nơi đây.
Hai câu mở đầu đoạn thơ với những từ ngữ đầy giá trị tạo hình, nhà thơ đã tái hiện lại sự hùng vĩ, hiểm nguy của núi rừng Tây Bắc:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Con đường hành quân ấy còn vô cùng gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
(Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi)
Câu 1: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Con đường hành quân được tài hiện với những từ láy ''khúc khuỷu'', ''thăm thẳm'' gợi nên một tình thế quanh co, hiểm trờ nơi mà những gười lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc khác nối tiếp nhau, hoặc dốc lên hoặc dốc xuống. Nhịp thơ dừng ở vần trắc: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm
(Điệp từ ''dốc'' gợi hình hảnh con đường hành quân là những con dốc nối tiếp nhau, hoặc dốc lên hoặc dốc xuống.)
(-Từ láy ''khúc khuỷu'' gợi con đường dốc quanh co, gập ghềnh, khó đi.
-Từ láy''thăm thẳm'' gợi con dốc xuống sâu hun hút, không biết dâu là điểm tận cùng.)
-Câu thơ có 7 tiếng thì có đến 5 tiếng là thanh trắc gợi cảm giác nặng nề, u uất, nghe như những tiếng thở đầy mệt nhọc của người lính khi phải hành quân qua những con dốc đó.
Câu 2: ''Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
(-Hình ảnh nhân hóa ''súng ngửi trời'' là cách nói tinh nghịch của người lính song lại rất thực, vẽ lên được độ cao của đỉnh núi ngập trong những cồn mây). Múi súng như chạm vào đỉnh trời, từ láy ''heo hút'' gợi ra một không gian rộng, hoang vắng đến rợn người.
Đó là hình ảnh tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh "súng ngửi trời". Nếu viết "súng chạm trời", nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được "chất lính" trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội. Hóa ra bàn chân của những người lính đất Hà thành không chỉ biết rạng bước trên những con đường góc phố thơm mùi hoa sữa mà còn biết đạp bằng mọi đỉnh núi cao của biên giới xa xôi. Đồng thời còn mang đến người đọc sự mới lạ, hóm hỉnh đầy chất lính, mũi súng của người lính được nhân hóa thành hình ảnh "súng ngửi trời" tinh nghịch, đầy chất thơ, mang cảm hứng lãng mạn đồng thời khẳng định chí khí quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao gợi cho người đọc đến với câu thơ về chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ của Tố Hữu:
"Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo"
Câu 3: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
vẽ ra hai chặng của con đường hành quân, chặng nào cũng là những con dốc dài dằng dặc
Câu thơ thứ ba tiếp tục miêu tả độ cao của dốc núi: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Với nhịp cắt ở giữa cho ta hình dung chiều cao hun hút của dốc núi và chiều sâu thăm thẳm của thung lũng. Điệp từ"ngàn thước" được dùng rất tài tình, nhấn mạnh được độ cao và độ sâu đó.Con đường hành quân ấy gợi cho ta nhớ đến con đường chinh chiến của người chính phu trong ''Chinh phụ ngâm'':
Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao''
CÓ THỂ CHO VÀO: Phải nói rằng, qua ba câu thơ đầu, người đọc có thể hình dung được con đường hành quân của các chiến sĩ vô cùng gian nan, nguy hiểm. Vậy nhưng, đoạn thơ không nhằm nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả đó. Qua đây, người đọc còn bắt gặp một niềm lạc quan, yêu đời, một tinh thần dí dỏm của các chiến sĩ cách mạng. Họ không hề kêu khó, ngại khổ, ngược lại, trên con đường hành quân đó, các anh vẫn rất hăng hái, quyết tâm. Qua đây, thể hiện được lòng yêu nước, và sự quyết tâm hi sinh vì đất nước cao cả.
-Nếu như ba câu thơ trên gợi lên một cảm giác gập nghềnh hiểm trở thì đến mới câu thơ tiếp theo như một phút lắng lòng của những người lính Tây Tiên bên những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy thung lũng thành 'xa khơi". Đọc câu thơ người đọc thấy bình yên đến kì lạ, phải chăng những phút giây hiếm hoi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu tiếp với kẻ thù cũng như thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây:
-Câu 4: Ngược lại với 3 câu trên, ''Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi'' sử dụng toàn thanh bằng, chủ yếu là thanh ngang mở ra trước mặt người đọc một không gian xa rộng dưới tầm mắt, từ trên đỉnh núi nhìn xuống thung lũng trong màn mưa phủ khắp đất trời, vài ngôi nhà của đồng bào nơi đây như đang bồng bềnh giữa biển mưa giăng.
Nghệ thuật: Bằng việc sử dụng những từ láy gợi hình, tạo hình ảnh tương phản, cách phối hợp thanh điệu độc đáo, nhà thơ đã gợi ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ vừa dữ dội, bút pháp tạo hình ở đây gần với lối vẽ tranh thủy mặc. Chỉ bằng vài điểm nhấn mà tạo ra được cả không gian 3 chiều: cao, rộng, xa: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương.
(Về đặc sắc nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ miêu tả với những từ ngữ rắn rỏi, đầy giá trị tạo hình.
+ Bút pháp lãng mạn với những từ ngữ chắt lọc, tinh tế, bay bổng mang phong cách riêng của nhà thơ.)
(Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời. Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi. Như vậy ba dòng thơ liên tiếp trong đoạn thơ đã sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn của những người lính Tây Tiến trên con đường hành quân.)
____
Đoạn sau:
("Tây Tiến" của Quang Dũng là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hy sinh, những người đã trở về với đất mẹ yêu thương, nhưng dẫu sao đó cũng là những người mãi mãi nằm lại nơi biên cương hay miền viễn xứ. Chính vì thế Quang Dũng không chỉ dựng lại cả một hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến trên những chặng đường hành quân gian khổ hy sinh mà "đời vẫn cứ tươi" như ở 14 dòng thơ đầu tiên. Và Quang Dũng cũng không chỉ khắc tạc hình ảnh của những người lính với một đời sống tình cảm hết sức phong phú, những tình cảm lớn lao là tình quân dân. Quang Dũng đã đặc biệt quan tâm tới ý tưởng dựng tượng đài người lính Tây Tiến trong tác phẩm của mình. Nhà thơ đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàng loạt những thủ pháp như tương phản, nhân hoá, tăng cấp ý nghĩa để tạo ấn tượng mạnh để khắc tạc một cách sâu sắc vào tâm trí người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, của dân tộc. Đó là bức tượng đài sừng sững giữa núi cao sông sâu, giữa một không gian hùng vĩ như chúng ta đã thấy trong các câu thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Bức tượng đài người lính Tây Tiến trước hết được khắc hoạ lên từ những đường nét nhằm tô đậm cuộc sống gian khổ của họ. Nếu như ở những đoạn thơ trước đó người lính mới chỉ hiện ra trong đoàn quân mỏi trong câu: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi", nay trong khung cảnh hết sức lãng mạn trong đêm liên hoan, đêm lửa trại thắm tình cá nước thì ở đây là hình ảnh đoàn binh không mọc tóc da xanh như lá rừng. Cảm hứng chân thực của Quang Dũng đã không né tránh việc mô tả cuộc sống gian khổ mà người lính phải chịu đựng.
(Ngoại hình: không mọc tóc)
Những cơn sốt rét rừng hành hạ khiến người lính có diện mạo thật khác thường: trụi tóc, da xanh, thân hình tiều tụy. Đó chính là hiện thực thời chống Pháp. Quang Dũng không hề che dấu những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo mà người lính phải chịu đựng. Hiện thực ấy cũng được phản ánh trong những bài thơ thời kì này:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
(Đồng Chí – Chính Hữu)
hoặc:
Giọt giọi mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
(Cá nước – Tố Hữu)
-Nhưng những người lính ấy ốm mà không yếu, họ vẫn vượt lên trên hoàn cảnh bằng tinh thần mạnh mè. Nhà thơ vẫn nhìn thấy ở họ vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng, lãng mạng. Thể hiện ở:
+Cách nói chủ động: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
NHà thơ không dùng đoàn quân mà là đoàn binh, nghe thật mạnh mẽ, hào hùng. Đoàn binh không mọc tóc nghe như thể là không cần hay không muốn mọc tóc vậy. Câu thơ toát lên sự ngang tàng của người lính. vở cô dung
''Quân xanh màu lá dữ oai hùm''
(''màu xanh lá''
-''dữ oai hùm'': vẫn có phong thái hiên ngang, mạnh mẽ của chúa sơn lâm, vẫn làm chủ mọi hoàn cảnh.)
+Vẫn có cái nhìn thật lẫm liệt
''Mắt trừng gửi mộng qua biên giới"
Từ ''trừng'' diễn tả ánh mắt mạnh mẽ, bất khuất, vẫn cháy lên khát vọng diệt thù, lập công
è Đó là hình ảnh người lính ở đây thật hào hùng, hào hoa, họ vẫn giữ được tâm hồn lãng mạng, hào hoa. Trong gian khổ và khó khăn cận kề cái chết, họ vẫn có những giấc mơ đầy chất thơ: ''Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Chứng tỏ khi đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, họ vẫn nhớ, vẫn mơ về những dáng hình thân thương của người thiếu nữ Hà Nội. Vẫn khát khao tình yêu, hạnh phúc, vẫn mơ mộng.
*Những câu thơ này đã có thời được coi là thể hiện tư tưởng ''buồn rớt'', ''mộng rớt''. ''tiểu tư sản''. Thực ra nó chính là biểu hiện của một tinh thần mạnh mẽ. Bởi ngay cả khi trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ ấy, họ vẫn.....Chính những giấc mơ thể hiện màu sắc lãng mạng, hào hoa ấy đã nâng đỡ tinh thần người lính khiến họ vượt qua thử thách khó khăn, khốc liệt và chứng tỏ sức mạnh của tuổi trẻ.
- Nghệ thuật: đoạn này trong điện thoại
Có thể ở cuối thân bài hoặc kết:
với cảm hứng lãng mạng và tinh thần bi tráng, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa mĩ lê, nên thơ. Họ là những người con ưu tú của dân tộc, xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Toát lên ở họ là vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và lãng mạng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top