NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

I. Hình tượng sông đà

Nxét hình tượng:
-Sông Đà là 1 tạo vật của thiên nhiên, đất nước, của vùng đất Tây Bắc. Trong tác phẩm, nó trở thành đối tượng của Nguyễn Tuân, trở thành một hình tượng thế hiện rõ nét phong cách của tác giả.
-Sông Đa ̀tiêu biểu cho chất vàng 10 của thiên nhiên Tây Bắc trong hành trình của người nghệ sĩ tài hoa đi tìm cái đẹp. Vì thế sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ uy nghiêm vừa tuyệt vời thơ mộng.
-Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo vì thế ông xây dựng hình tượng sông Đà với nét tính cách độc đáo: hưng bạo và trữ tình. Hai nét tính cách đối lập những lại thống nhất với nhau thể hiện nét riêng của sông Đà.

Phân tích:
Ngay từ đầu tác phẩm, mượn câu thơ xuân Nguyễn Quang Bích - một nhà thơ trung đại- Nguyễn Tuân đã nêu bật nét khác biệt độc đáo của Đà giang:
"Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu"
-> Với nét tính cách tự do phóng túng, sông Đà đã tung phá với thác nước, với núi sông để tìm ra hướng đi cho riêng mình. Có lẽ chính điều khác biệt đó của sông Đà đặc trợ cảm hứng mới cho Nguyễn Tuân bởi ông là nhà văn của những gì mới lạ phi thường.

Để từ đó tác giả dtả dòng sông của miền Tây Bắc mạnh mẽ dữ dội với những ghềnh nước, hút nước, với thác đá. Bằng sự quan sát tinh tế cùng với ngôn ngữ tạo hình và những liên tưởng phong phú, Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của sông Đà tiêu biểu cho thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội của Tây Bắc:
+ Hùng vĩ của sông Đà trước nhất là cảnh "đá bờ sông dựng vách thành", "vách đá thành chẹt bờ sông như một cái yết hầu"
-> Bằng nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ gợi tả, Nguyễn Tuân đã tô đậm địa thế hiểm trở của sông Đà, đồng sông chảy qua một vùng "núi ác". Lời văn của Nguyễn Tuân vừa mtả độ cao của những vách núi, độ sâu của lòng sông, vừa làm nổi bật hình ảnh sông Đà- dòng sông của miền đất Tây Bắc hùng vĩ uy nghiêm.

+ Hùng vĩ của sông Đà còn được thể hiện sức mạnh xuân dòng chảy. Đó là cảnh " nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió". Sóng và đá nối tiếp nhau để tạo nên một ko gian mênh mông,kỳ vĩ "sóng ḅot đã trắng xóa cắt một chân trời đá"
--> Tác giả đã sử dụng những điệp từ cùng với kết cấu câu trùng điệp để làm nổi bật dòng chảy dữ dội, cuộn xoáy mãnh liệt của sông Đà. Dường như dòng sông đã mang sức sống của núi rừng Tây Bắc.

Dưới cái nhìn xuất Nguyễn Tuân, sự hùng vĩ, dữ dội của sông Đà còn được tô đậm hơn khi ông biển sông Đà trở thành một nhân vật hiểm ác, là kẻ thù số một của con người. Chính điều đó đã giúp người đọc ấn tượng mạnh mẽ về sự hung bạo của Đà giang.
+ Tác giả đã miêu tả những âm thanh của sông Đà với những xung bậc cảm xúc khác nhau, lúc thì nó gầm gừ như dồn nén sức mạnh ở bên trong" nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị đặc",lúc thì nó lại mang đầy tâm trạng "tiếng nước réo gần mãi lại...mà chế nhạo". Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Tuân đã miêu tả tiếng nước thác mang tâm trạng, mang sức sống của một nhân vật đa tính cách, tâm địa nhan hiểm, khó lường.
+Không chỉ như vậy, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà với hệ thống động từ mạnh để biến nó trở thành một kẻ thù hung hãn " có những cái thuyền bị cái hút hút xuống, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông rồi tan xác ở khuỷu sông dưới. Đó là hình ảnh của nhúng cái xoáy tít đáy khiến người đọc dễ liên tưởng tới một hiện tượng khủng khiếp của thiên nhiên: vời rông, lốc xoáy. Qua đó nhà văn đã làm nổi bật sức mạnh khủng khiếp của sông Đà-kẻ thù số một của người dân Tây Bắc

+ Nhưng trung tâm của sông Đà hung bạo phải kể đến cảnh thác đá với sự phối hợp của thác nước và đá sông tạo nên cảnh " đầy tướng dữ hung tợn". Thác nước phô diễn sức mạnh và kỳ bí và man dại của thiên nhiên bằng những âm thanh dữ dội. Đó là tiếng nước thác rống lên...nốt lử. Còn đá sông lại được Nguyễn Tuân miêu tả như những kẻ thù đầy hiếu chiến . Đá ngàn năm mai phục trong lòng sông, chỉ chờ có con thuyền nào qua đó sẽ nhổm cả dậy đê ̉vồ lấy thuyền. Bằng nghệ thuật nhân hóa cùng vơi những liên tưởng của mình , Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình ảnh dòng sông đầy hung bạo của miền đất Tây Bắc cũng là gửi gắm những phát hiện mới mẻ xuân mình về sức sống và vẻ đẹp của vùng núi rừng hùng vĩ và xa xôi này.
TÓM LẠI:
+ Nguyễn Tuân đã sử dụng vốn ngôn ngữ phong phú với cách kết hợp linh hoạt tạo nên những câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình để làm nổi bật sự dữ dội của sông Đà. Bên cạnh đó, ông sử dụng hệ thống động từ mạnh cùng với những lớp từ quân sự, thể dục thể thao để làm nổi bật bản chất hung hãn, sức mạnh thần bí của dòng sông miền Tây Bắc.

+ Tác giả đã phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, cường điệu để tạo nên những câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác phi thường

+ Qua đó tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh dòng sông Đà độc đáo và tiềm năng quý giá. Sông Đà hung bạo cũng chính là không gian hùng vĩ dữ dộilàm nổi bật vẻ đẹp của những con người lao động ở vùng đất này.

SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH

Nguyễn Tuân ko chỉ là nhà văn của những thác ghềnh dữ dội mà còn là nghệ sĩ của những phong cảnh tuyệt mỹ. Vì thế đến với dòng sông của cùng đất Tây Bắc, Nguyễn Tuân ko chỉ khám phá ra sự dữ dội vaưsc mạnh của dòng sông mà ông còn say mê với những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây. Vì thế sông Đà ko chỉ là thủy quái- kẻ thù số một của con người mà còn là 1cố nhân, 1 tình ngân chưa quen biết, 1 sông đà trữ tình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vân