Xuất Dương Lưu Biệt- Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Cụ sinh ra giữa lúc đất nước có nhiều biến động, và chính những biến động ấy đã tác động đến nhận thức của cụ rằng con đường cứu nước cũ không còn phù hợp, cần tìm ra con đường cứu nước theo kiểu mới. Và chính bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" đã khẳng định được sự quyết đoán trong suy uy nghĩ táo bạo đó của cụ.

Bài thơ ra đời vào năm 1905, khi cụ Phan đang lãnh đạo phong trào Đông Du- đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật để tìm một chân trời mới, con đường đúng đắn hơn để cứu nước. Tuy được viết trong hoàn cảnh chia tay, nhưng lại truyền cảm hứng yêu nước nồng nàn đến thế hệ thanh niên. Toàn bài thơ là quan niêm về chí làm trai trong thời đại đất nước lâm nguy và tinh thần trách nhiệm vì nước vì dân của cụ Phan nói riêng và của những vị anh hùng thời bấy giờ nói chung.

Trong hai câu đề của bài thơ, quan điểm về chí làm trai của cụ Phan được đưa ra là một phạm trù quan trọng, xuất hiện từ thời xa xưa. Trong bài thơ này, Phan Bội Châu cũng tiếp nối truyền thống ấy của văn học dân tộc, mặt khác lại thể hiện tư duy đột phá, mới mẻ, tiến bộ và táo bạo:
             
             "Làm trai phải lạ ở trên đời
              Há để càn khôn tự chuyển dời"

Hai câu thơ trên, tác giả cho rằng, là thân con trai phải làm được những điều "lạ", tức là phải có lí tưởng sống cao đẹp, dám mưu đồ những việc phi thường, hiển hách mà nữ nhi bình thường không làm được. Và sang câu thơ thứ hai, tác giả đã triển khai cụ thể quan điểm làm trai ấy, rằng làm trai không được phép để cho bản thân mình rơi vào thế bị động, phải giành giật thế chủ động về cho mình, phải xoay chuyển được cục diện thời thế, cục diện chiến tranh, phải tạo ra một con đường đi riêng cho bản thân, không cho phép mình sống một cuộc đời tầm thường, nhòa nhạt. Trong thời đất nước có giặc ngoại bang, thì kẻ làm trai không được phép thờ ơ, phải có quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước theo kiểu mới. Việc cụ Phan Bội Châu đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật là một việc làm táo bạo, cụ thể hóa cho chí làm trai.

Qua hai câu thơ trên, ta thấy Phan Bội Châu là người có tư duy tiến bộ, táo bạo, có lòng tự tin, tự hào về bản thân- đó là một chí sĩ yêu nước rất đáng trân trọng ở đầu thế kỉ XX.

Hai câu thực của tác phẩm, ta có thể thấy rõ được ý thức trách nhiệm của cá nhân cụ Phan trước thời cuộc:

         "Trong khoảng trăm năm cần có tớ
           Sau này muôn thuở há không ai?"

Trong những năm đầu của thế kỉ XX, với sự biến động của đất nước, nhiều người có tâm lí e dè, trốn tránh trước mọi việc xảy ra trong cuộc đời, nhằm tìm cho mình sự bình an, nhàn hạ. Đó là tâm lí rất tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Giữa lúc đám đông hầu hết mang tâm lí ấy, thì cụ Phan Bội Châu đã xuất hiện trong cuộc đời. "Trăm năm" là khoảng thời gian tương ứng với một đời người, "tớ" được dịch từ chữ "ngã" trong phiên âm. Cả câu được hiểu là: trong thời đại nhiễu nhương này, đất nước rất cần có ta. "Ta" xuất hiện ở đây không phải là một cái tôi hưởng thụ mà là một cái tôi cống hiến, một cái tôi phải gánh lấy trách nhiệm để xứng đáng với kẻ làm trai. Có thể nói, nếu trang nam nhi nào cũng xác định được trách nhiệm cs nhân như cụ Phan Bội Châu thì ta sẽ có một đát nước hùng mạnh, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách khó khăn.

Nếu câu trên, tác giả khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình, thì câu thơ dưới, tác giả đã hướng về tầng lớp thanh niên. Sau những thất bại của phong trào Cần Vương trước đó, nhiều thanh niên có tâm lí hoang mang, chán nản và bế tắc.

      "Tôi như con nai bị chiều đánh lưới
        Ngơ ngác đi đâu đứng cầu bóng tối"

Giữa lúc tất thảy mọi người đều hoang mang như vậy, thì câu thơ này của cụ Phan có ý nghĩa thức tỉnh, lay động, khơi dậy sức sống trong lòng thế hệ trẻ, cổ vũ để họ phấn chấn, để họ vươn lên, để họ nhận thấy được trách nhiệm của họ là rất quan trọng trong cuộc đời.

Cụ Phan Bội Châu đã có nhận thức rất đúng đắn về tình trạng đang lâm nguy của đất nước lúc bấy giờ:

       "Non sông đã chết, sống thêm nhục
        Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài"

Bằng nghệ thuật nhân hóa, trong hai câu thơ này, tác giả đã đưa ra nhạn thức mới mẻ của mình về tình trạng của đất nước. Ông khẳng định rằng "non sông đã chết" tức đát nước ta đã rơi vào tay của bọn giặc ngoại bang, dân ta đã mất đi quyền làm chủ, ta đã trở thành người dân nô lệ. Việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa ấy tạo ra cảm giác non sông cũng có số phận bi thảm nhau con người, từ đó đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta nỗi đau tột cùng của sự mất nước. Trước thực trạng đau lòng ấy, chủ trương của tác giả là không cam chịu, không cúi đầu, không thỏa hiệp. Phải sống cho ra sống, nghĩa là phải có hành động thiết thực để cứu lấy quê hương. Với thái độ quyết tâm của mình, nhà thơ đã khiến bao người bừng tỉnh, xóa bỏ những ảo tưởng của họ về thực trạng của đất nước.

Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn có cái nhìn đúng đắn về con đường học vấn lúc bấy giờ. Cụ Phan cho rằng, học chữ nghĩa thánh hiền, theo đuổi còn đường khoa cử với giấc mộng làm quan giờ đây không còn phù hợp nữa. Muốn học phải học tri thức mới, và Nhật Bản chính là ánh sáng của tri thức tương lai. Nếu trước đó, Nguyễn Khuyến đã đôi lần nghi ngờ về vai trò của nền học ván cũ kĩ, lạc hậu, thì đến hôm nay, cụ Phan đã phản ứng về vẫn đề đó một cách quyết liệt. Cụ khẳng định, học giờ đây chỉ phí công vô ích, hãy xếp lại bút nghiên, hãy vươn ra thế giới, để tìm ra con đường cứu nước mới, phù hợp hơn. Hai câu thơ trên có tác dụng lay động và thức tỉnh nhiều người cùng chung tay cứu nước.

Dù là một buổi chia tay, rời xa quê hương để ra nước ngoài, nhưng chúng ta lại cảm nhận được khí thế hào hùng và tư thế hiên ngang buổi lên đường của cụ Phan Bội Châu:

        "Muốn vượt bể đông theo cánh gió
         Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"

Ở đầu thế kỉ XX, những người yêu nước như cụ Phan phải chịu sự theo dõi gắt gao của bọn mật thám Pháp, vì thế cuộc ra đi của cụ là cuộc chia tay trong bí mật. Dầu vậy, ta vẫn cảm nhận được một buổi lên đường đầy khí thế, do những câu thơ đã sử dụng những hình ảnh rất kì vĩ như trường phong, đông hải, thiên trùng bạch lãng. Các hình ảnh thơ đó có tác dụng tôn vinh lên tầm vóc của người ra đi, khẳng định tâm thế chủ động, sẵn sàng, sự hăm hở, quyết tâm, một vẻ đẹp sánh ngang tầm vũ trụ.

Tất cả những hình ảnh thơ trên mang đậm chất sử thi hoành tráng, lại kết hợp với giọng thơ trang trọng hào sảng, có tác dụng thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thời đại mới.

Bài thơ được viết về đề tài li biệt bằng những cảm xúc chân thực nhất của tác giả, dù vậy nó vẫn thể hiện được khí phách, tư tưởng đổi mới táo bạo , khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của cụ Phan Bội Châu. Tác phẩm còn phản ảnh nỗi đau tột cùng của sự mất nước, nhưng đọng lại vẫn là niềm tin tưởng đinh ninh vào tương li tươi sáng. Qua đây, ta thêm hiểu và thêm trân trọng cốt cách của cụ Phan Bội Châu.

Một kiếp người, ai cũng muốn sống cuộc sống vì mình nhưng giương mắt nhìn đất nước lầm than thì sao có thể yên giấc. Cụ Phan đã chọn con đường ra đi tìm đường cứu nước, ông không thể nhìn và để bản thân mình trở thành nô lệ. Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp hào hùng của những chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #văn11