Chí Phèo
Cảm nhận đoạn trích: "Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng... Đói rét và ốm đau"
Khi dàn văn học hiện thực phê pháp 1930-1945 là một "miền đất hứa" nơi những cây bút tài hoa Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,... là những vì sao chói lọi, nổi bật và tiêu biểu trong bầu trời văn học khi ấy. Thì Nam Cao lại xuất hiện với màu sắc riêng biệt. Có nhà phê bình đã từng nói : "Nếu như với Vũ Trọng Phụng, đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố nhưng vẫn vẹn nguyên thì với Nam Cao đời là một tấm áo bị xé rách tả tơi - từ làng Vũ Đại tới mỗi gia đình, mỗi số phận." Vậy nên, từ những mảnh vải rách ở đời nhà văn Nam Cao đã góp nhặt và sáng tạo nên tác phẩm "Chí Phèo" thông qua nhân vật chính cùng tên đã khắc nên bức chân dung của một người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả về thể xác lẫn tâm hồn. Và Nam Cao đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại trong tâm hồn Chí bằng cuộc gặp gỡ với Thị Nở, đánh thức phần nào bản chất lương thiện trong Chí. Đoạn trích "Khi CP mở mắt thì trời đã sáng... đói rét và ốm đau" đã thể hiện rõ tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở vào buổi sáng ngày hôm sau.
Truyện ngắn "Chí Phèo" ban đầu có tên là "Cái lò gạch cũ" - một hình ảnh thể hiện cho sự quẩn quanh, bế tắc của người nông dân nhưng chưa thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa lớn lao của tác phẩm. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, đòi lương thiện của con người. Sau đó nhà xuất bản tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi" - một nhan đề rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, làm giảm đi tư tưởng nhân đạo mà tác phẩm hướng tới. Đến năm 1946, khi Nam Cao đổi lại thành "Chí Phèo", người đọc mới thấy rõ được ý nghĩa nhan đề. Tên tác phẩm cũng chính là tên nhân vật chính, nhân vật điển hình cho một bộ phận người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa mà nhà văn cương quyết bảo vệ. Truyện viết về một đề tài quen thuộc là người nông dân trước cách mạng nhưng ở mảnh đất đã được cày xới rất kĩ càng, Nam Cao lại có sự sáng tạo rất mới, rất riêng, bởi lẽ ông quan niệm: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" ("Đời thừa" - 1943). Nếu như trước đó Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố khi viết về cái đói, cái nghèo, họ thường xoáy sâu vào nỗi khổ đời sống vật chất thì Nam Cao với truyện ngắn "Chí Phèo" lại khai thác nỗi khổ về đời sống tinh thần. Dười ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh nhưng cũng thấm đượm tình người của mình, Nam Cao đã đã khám phá và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả nhân hình lẫn nhân tính mà điển hình đó chính là nhân vật Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Và đoạn trích trên đã khẳng định điều đó, nói cho ta biết được rằng khi gặp gỡ Thị Nở, hắn đã có những thay đổi về suy nghĩ và tâm lí như thế nào.
Sau một đêm chung sống với Thị Nở, Chí Phèo đã có những sự thay đổi, những phẩm chất của người nông dân trong hắn bất ngờ được khơi dậy, đầu tiên là về nhận thức. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy, chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia "chắc là" rực rỡ biết bao, tiếng chim ríu rít. Nam Cao thật tinh tế khi đặt từ "chắc là" trong câu văn miêu tả như một lời phỏng đoán của Chí Phèo, với một người bình thường thì không cần phỏng đoán nhưng với Chí, đây là một phát hiện mới mẻ, những cảm nhận về sự sống, thiên nhiên bên ngoài từ lâu đã không còn rõ ràng, bao nhiêu năm tháng hắn triền miên trong những cơn say, sống trong sự vô thức. Giờ đây cả thị giác và thính giác của Chí như thức tỉnh. Đây là lần đầu tiên hắn hết say và hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được thế giới xing quanh mình. Lần đầu tiên hắn có thể mở rộng tất cả các giác quan, trở về với khả năng nhận thức ngoại giới. Để rồi hắn cảm thấy miệng đắng và lòng mơ hồ buồn. Hắn cảm nhận được sự biến đổi, thay đổi về thân xác, thể xác của chính mình. Nhưng đây chỉ là thứ tâm trạng nhẹ nhàng và khẽ thoáng qua, tất thảy như càng bộc lộ rõ hơn quá trình nhận thứcc của Chí Phèo đang từng bậc từng bậc nâng cao dần. Chí Phèo cảm thấy sợ rượu, "hắn sợ rượu như người ốm sợ cơm", dù cho rượu là thứ gắn bó với hắn suốt bao nhiêu năm nay. Trong cảm nhận của Chí có một bước phát triển cao hơn và trong lòng hắn lúc này không còn cảm giác mơ hồ nữa. Hắn cảm nhận rõ âm thanh chim hót ngoài kia sao vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài hay tiếng lao xao của người chợ đi bán vải về. Những âm thanh ấy ngày nào chả có nhưng hôm nay Chí mới được nghe thấy. m thanh cuộc sống dội vào lều của Chí, lúc này đây ý thức của Chí đã tỉnh táo và đi gần hơn với cuộc sống con người. Là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống, thứ hương vị nhẹ nhàng ấy như đánh thức tâm hồn cô độc và khát khao sống của Chí. Chí nhận ra thế giới xung quanh mình bình dị, tươi đẹp biết bao. Vậy mà sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên hắn cảm nhận được tiếng vọng bên ngoài của cuộc sống đời thường mà hắn từng say mê tha thiết. m thanh cuộc sống khiến ta liên tưởng đến tiếng sáo đêm tình mùa xuân trong tác phẩm "Vợ chồng A phủ". Tiếng sáo lay động tiềm thức xa xôi của Mị, đánh thức tâm hồn, thức dậy cả một quá khứ đẹp tươi. Đó chính là những chi tiết đặc sắc làm nên chất thơ cho tác phẩm. Chính cuộc sống đã lay động tiềm thức xa côi của Chí, và hắn "Chao ôi là buồn", cái buồn đã đánh dấu bước thức tỉnh, hắn ý thức được cái buồn từ đâu mà có. Sự "nhận thấy" đã đánh dấu sự phát triển đầu tiên trong quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, hắn nhận thấy mọi thứ đều đang ở hiện tại và cảm nhận được cuộc sống.
Và khi tỉnh táo, Chí không chỉ ý thức được về ngoại cảnh mà hắn còn ý thức được về bản thân, tỉnh ngộ nhìn lại cuộc đời mình trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính cuộc sống đã lay động tiềm thức xa xôi của Chí, nó như cơn gió thổi tung đám tro tàn nguội lạnh. Làm sống dậy ước mơ một thời trai trẻ mà trước kia hắn còn chẳng biết hắn "hai mươi hay là ba mươi". Nhưng hôm nay hắn lại biết ngẫm nghĩ về quá khứ, nhớ về ngày tháng mộng đẹp xa xôi.: "có một gia đinh nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng lam". Đó là giấc mơ 20 tuổi, một giấc mơ giản dị và hết sức bình thường có thể trở thành hiện thực. Nhưng 20 năm sau hắn mới có điều kiện để nhớ đến nó. Thật xót xa làm sao! Sự thức tỉnh trong quá khứ đã khiến cho một phần đời của Chí sống lại và hắn cảm thấy lònh nao nao buồn. Rồi trong giây phút tỉnh táo ấy, Chí Phèo cô đơn hơn bao giờ hết "nhìn phía trước người thân chẳng có/Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người" Hắn như đã thấy hắn "già mà vẫn còn cô độc". Hắn cảm thấy "buồn thay cho đời". Nam Cao rất chú ý tới nỗi buồn của Chí Phèo và ông cũng nhiều lần nhắc đến nỗi buồn: "mơ hồn buồn", "chao ôi là buồn, "nao nao buồn", "buồn thay". Lúc này đây, sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã biết tới nỗi buồn và cảm giác buồn, hắn được trỗi dậy, thức tỉnh, côi nguồn của tính người trong Chí như được hồi sinh, quá trình trỗi dậy ngày càng mãnh liệt của cảm giác buồn. Xưa nay, hắn có bao giừo biết buồn, còn bây giò hắn cảm thấy buồn với nhiều cung bậc khác nhau, có vẻ như hắn buồn trong cảm nhận sâu sắc về nỗi khổ của chính mình. Về hiện tại mình đã tới "cái dốc bên kia của cuộc đời. Chí Phèo đã quay trở lại hiện tại, hiện tại hắn đã 40 tuổi, chịu những cơn ốm đàu tiên báo hiệu "cơ thể đã hư hỏng nhiều", cái cảm nhận về "dốc bên kia cuộc đời" như cảm nhận được sự trượt dốc. Và cái tương lai đối với hắn còn đáng buồn hơn, hắn như trông thấy một tương lai bất hạnh đầy ảm đạm với sự đói rét ốm đau và cô độc "hình như đã trông thấy trước tuổi già". Và sự "cô độc" ấy dường như đáng sợ hơn cả, từ "cô độc" được nhắc tới hai lần. Chí sợ "cô độc", sự ghẻ lạnh hắt hủi mà không ai đoái hoài, hơn ai hết Chí quá thấm sự cô độc. Hắn sợ có nghĩa là hắn đã hướng tới một cuộc sống ngược lại. Như vậy, với sự trở lại của lí trí và nhận thức về chính mình cùng với những tình cảm cảm xúc của một con người, sự nhận ra của Chí cho người đọc thấy hắn đã tỉnh cả về tinh thần lẫn thể xác. Nhưng chính sự nhận ra này lại đẩy Chí vào sự hoang mang sợ sệt, có thể khóc được mất. Với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình, cùng những tình cảm cảm xúc rất con người, Chí đang thứuc tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người.
Ngòi bút của Nam Cao ở đoạn trính này thật ấm áp, thể hiện từng biểu hiện trong sự thức tỉnh của Chí Phèo. Đoạn trích đã miêu tả diễn biến tâm lí nhận vật thật tự nhiên, tinh tế và đầy hợp lí. Chí đã bước đi trên con đường non nớt về con người - những bước đi tỉnh táo đầu tiên sau một cơn say dài. Quả thực Nam Cao là một con người vô cùng yêu quý những con người lao động chân chính, vì hoàn cảnh mà họ bị đẩy vào con đường tội lỗi. Trong tác phẩm "Giăng sáng" của nhà văn có câu: "Nghệ thuật không...lầm than". Nghệ thuật đối với nhà văn là sự cảm thông, thấu hiểu, phản ánh được nỗi khổ của quần chúng. Như ở "Chí Phèo", ta thấy được ngòi bút của ông đã phản ánh được một bộ phận người ngông dân bị tha hóa, vì hoàn cảnh đã đẩy họ vào con đường tội lỗi. Nhưng ngay cả khi biến dạng nhân hình và làm méo mó nhân tính thì Nam Cao vẫn nhìn thấu được vẻ đẹp trong sáng luôn tiềm ẩn trong con người họ, gặpp điều kiện thuận lợi thì sẽ bùng lên mạnh mẽ.
"Khi một nhà văn mới xuất hiện, chúng ta bao giờ cũng tự hỏi: Anh ta là người như thế nào? Liệu anh ta có mang lại điều gì mới trong cách nhìn đời của chúng ta?" ( Lev Tolstoy). Khi Nam Cao xuất hiện, hẳn ai cũng tò mò về cây bút trẻ này. Cho đến khi hình ảnh Chí Phèo ngất ngưởng bước ra từ những trang văn nhạy bén, sắc sảo đã đem lại cái nhìn mới mẻ cũng những dư âm khó phai trong lòng người đọc. Trong tâm niệm còn nguyên vị đắng của cuộc đời quẫn bách, ta vẫn tìm thấy ở Nam Cao niềm tin và tình yêu thương của ông dành cho người nông dân cùng khổ nơi Chí Phèo. Hắn như sống mãi trong những trang sách, trong vị đắng chát của cuộc đời nghiệp ngã và trong trái tim luôn thổn thức của người đọc, thắp lên trong tim ta ngọn hải đăng sáng lòa giữa mịt mùng biển khơi để soi lối cho ta tìm về với cõi trong trẻo, hồn hậu, thẳm sâu của lương thiện.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top