Tự tình (II) - Hồ Xuân Hương

Dứa Linh Chi - dua.linhchi

Xã hội phong kiến Việt Nam là một xã hội đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ, họ luôn bị coi thường,  không có quyền được lựa chọn hạnh phục cho chính mình. Nỗi tủi nhục, đau đớn và xót thương trước số phận bi kịch của người phụ nữ thời phong kiến luôn là một nguồn cảm hứng bất tận dưới ngòi bút của những thi nhân biết đồng cảm. Ta đã từng xót thương cho một nàng Kiều gian truân, từng phẫn uất cho một Vũ Nương bất hạnh,... Nhưng khi đến với Hồ Xuân Hương, đặc biệt qua bài thơ "Tự tình II" – bài thơ xuất sắc nằm trong chùm thơ cùng tên thì niềm xót thương, phẫn uất ấy lại càng thêm muôn phần bởi lẽ số phận người đàn bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" sao mà éo le, ngang trái đến vậy. Bài thơ đã phản chiếu chân thực thế giới tâm trạng, cảm xúc của chính nữ sĩ gắn với bi kịch thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến xưa:

" Trích dẫn thơ"

Trong nền lịch sử văn học trung đại VN, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là một nữ sĩ tài hoa, phóng khoáng, người đã "làm sửng sốt cả đương thời lẫn hậu thế bằng thiên tài thơ ca lỗi lạc phi thường của mình". Nhưng cuộc đời, tình duyên của Xuân Hương gặp phải nhiều bi kịch éo le: bà lấy chồng muộn và hai lần đều đi làm lẽ. Chính vì vậy,mượn ngòi bút của mình "thiên tài kì nữ" đã bộc bạch, giãi bày những tâm trạng từ sâu thẳm trái tim về bi kịch số phận và cất lên tiếng nói thương cảm cho biết bao thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ Tự tình II được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Mở đầu bài thơ gợi lên cho độc giả nỗi niềm cô đơn buồn tủi giữa đêm khuya thanh vắng của một tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến ta không khỏi xót thương:

" Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"

Khi màn đêm buông xuống chính là lúc con người ta được nghỉ ngơi, đoàn viên bên gia đình, nhưng cũng là lúc tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ. Ở đây, HXH đã khéo léo sử dụng bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Lấy tiếng "trống canh dồn" kết hợp tính từ " văng vẳng" để gợi ta không gian, thời gian tĩnh mịch của đêm khuya đồng thời đó cũng là tiếng trống gấp gáp của tuổi trẻ đang dàn trôi qua của nhà thơ. Và trước khung cảnh đó, tâm hồn nữ sĩ không khỏi rung động và viết nên những dòng trơ tràn ngập cảm xúc. Đó là sự trơ trọi, cô đơn của một cái tôi nhỏ bé trước cuộc đời bao la rộng lớn – "trơ cái hồng nhan với nước non". Từ " trơ được đảo lên đầu gây ấn tượng mạnh mẽ như khắc sâu thêm sự bẽ bang. "Trơ" là tủi hổ, trơ trụi, xót xa thêm vào đó là cách kết hợp từ độc đáo - "hồng nhan" vốn chỉ nhan sắc của người phụ nữ vậy mà đi cùng từ "cái" càng làm tăng tính rẻ túng, mỉa mai. Câu thơ như chì chiết, mỗi lúc một khơi sâu vào nỗi đau khôn tả, nó làm ta nhớ đến tâm trạng Thúy Kiều khi bị bỏ rơ: "Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ" Bên cạnh đó, nghệ thuật đối giữa "hồng nhan" với nước non, giữa thân phận bé nhỏ và tầm vóc lớn lao càng tô đậm thêm sự trống trải, đơn độc của nữ sĩ đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với bất công ngang trái của bà. Sự thách thức này khiến người đọc liên tưởng tới câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan "Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt". Qủa thật là "Bà chúa thơ Nôm" chỉ với hai câu thơ, HXH đã tái hiện chân thực cảm xúc cô đơn, trống vắng, tâm trạng buồn tủi, xót xa của bà và có lẽ cũng là nỗi niềm chua xót trước thân phận làm lẽ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Không chỉ vậy, từ trạng thái cô đơn, lẻ loi, nữ sĩ HXH mang đến một tâm trạng đau đớn, chán chường, cay đắng khi mượn chén rượu để giải sầu. 

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn."

Khi xưa Thúy Kiều rơi vào lầu xanh cũng uống rượu thâu đêm suốt sáng và rồi khi tỉnh dậy thì cũng chỉ biết "Giật mình mình lại thương mình xót xa" còn sau này ta lại bắt gặp Chí Phèo, khi gã tìm đến men rượu để quên đi tất cả nỗi đau của cuộc sống nhưng rồi khi hắn tỉnh rượu thì lại càng thấy rõ mình chẳng thể quay lại làm người lương thiện được nữa... Có lẽ Hồ Xuân Hương cũng vậy, người phụ nữ ấy say để quên đi nỗi sầu nhưng uống rồi thì càng thấm thía nỗi đau đến tột cùng. Từ "lại" hiện lên như một vòng luẩn quẩn, bế tắc mà thi nhân mãi không thoát ra được, say rồi lại tỉnh mau như cuộc tình đến rồi cũng tan mau vậy. Hồ Xuân Hương xinh đẹp thật đấy, tài giỏi thật đấy nhưng "Chữ tài liền với chữ tai một vần", bà vẫn không thể tránh khỏi bi kịch hai lần làm lẽ và sống trong cảnh góa bụa, đơn côi suốt đời. Cuộc đời ấy đã bao giờ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn đâu, đã bao giờ có cho mình vầng trăng viên mãn đâu. Tuổi xuân của Xuân Hương đang dần mất đi mà tình duyên vẫn không được trọn vẹn cho nên vầng trăng khuyết chưa tròn"mà thôi. Hai câu thực khép lại đã bày tỏ được nỗi xót xa, cay đắng cho thân phận dở dang, tình duyên lỡ làng ngang trái của nữ sĩ họ Hồ.

Và sâu thẳm trong tâm trí bà, dù yếu ớt đến đâu vẫn luôn lóe lên một ánh lửa khát khao, hy vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên thay đổi cuộc sống của mình. :

"Xuyên ngan mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn"

Dưới ngòi bút tài hoa của nữ sĩ họ Hồ, những sự vật nhỏ bé như đám rêu kia, những viên đá vô tri vô giác cũng có thể căng đầy sức sống. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ kết hợp động tự mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" cho ta thấy cảm xúc phẫn uất, căm hận, những hành động dữ dội, muốn nổi loạn giải thoát bản thân khỏi hoàn cảnh bi kịch. Ẩn sau những hình ảnh rêu đá giản dị ấy, là bóng dáng của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Hai câu luận như nói lên chính tính cách của bà vậy, chẳng bao giờ chịu khuất phục, bướng bỉnh, bản lĩnh. Dù ở hoàn bi thảm nhưng bên trong người phụ nữ ấy vẫn luôn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao đến cháy bỏng được thay đổi số phận, được yêu thương trọn vẹn, được sống đúng với tâm trạng, khát vọng của chính mình.

Say đến đâu rồi cũng phải tỉnh, "xuân xanh" đẹp đến mấy cũng úa tàn, và phải chịu thua trước cái xã hội phong kiến mục nát "trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng":

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con"

Mùa xuân qua đi rồi lại trở lại với thiên nhiên, đất trời nhưng với con người, tuổi xuân qua đi sẽ không bao giờ quay lại nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho những số phận hẩm hiu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ một niềm hạnh phúc trọn vẹn nhưng nào đâu có được. Cũng chính vì vậy , HXH phát ngán, phát chán cảnh đời éo le, bạc bẽo, chán ghét hạnh phúc ít ỏi gần như không có của mình. "Mảnh tình", một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình yêu vốn là một điều gì đó thật cao cả thiêng liêng, nhưng tình yêu của Hồ Xuân Hương lại như một mảnh vỡ nhỏ bé được sẻ ra từ hạnh phúc của người khác. Đau xót biết mấy, khi "mảnh tình" lại là một thứ được chia năm sẻ bảy mà bà chỉ được nhận duy nhất một mảnh "tí con con". Nghệ thuật tăng tiến được HXH sử dụng khéo léo càng gợi tả được tình cảnh đau đơn, buồn thương, tuyệt vọng của tâm hồn tác giả. Phải chăng đó cũng chính là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi phải chịu cảnh " kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lung/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"

Không những thành công trên phương diện nội dụng mà ở phương diện nghệ thuật đạt được những thành tựu đáng kể. Bài thơ đựoc viết bằng thể thất ngôn bát cú đường Luật nhưng cái đặc sắc ở đây là tác giả không viết bằng chữ Hán mà là chữ Nôm. Bà đã "Việt hóa" thể thơ của người Hoa để bộc lộ suy nghĩ người Việt, tâm hồn người Việt. Cách sưr dụng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cám, táo bạo mà tinh tế; nghệ thuật đối giữa các câu, hình ảnh, phép tăng tiến...Tất cả đã tạo nên một bài thơ Tự tình xuất sắc.

Tâm sự của HXH trong bài thơ chính là tiếng lòng của HXH, vừa bộc lộ bi kịch duyên phận vừa mở ra khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ tài hoa. Từ đó tỏa sáng tài năng thơ ca và vẻ đẹp tâm hồn của nữ sĩ HXH: đầy cá tính, bản lĩnh, luôn hướng đến khát khao tươi đẹp. Hơn thế nữa, đặt vào bối cảnh TK XVIII, khi xã hội đương thời luôn định kiến về người phụ nữ, bài thơ đã ẩn chứa những giá trị nhân văn cao đẹp, mạnh dạn nói lên tâm tình chính đáng của người phụ nữ, đồng cảm, sẻ chia và đấu tranh vì người phụ nữ. Để chúng ta thêm thấu cảm những nỗi đau cuả người phụ nữ xưa và yêu thương, trân trọng những người phụ nữ ngày hôm nay. 

---------------------------------------------------------------------------------

" Đừng vì xung quanh toàn sa mạc mà tin rằng thế giới không còn rừng xanh."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top