Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

NGỮ VĂN 11: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ TRONG “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc" của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

I. Dàn ý

1. Mở bài: - Giới thiệu: vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

- Thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (1859)
- Phong trào vũ trang kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ (Trương Định).
- Đêm rằm 16-12-1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở Cần Giuộc.
-  Nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn  trưởng Dumont, chém chết một số lính Mã tà, Ma ní. Phía nghĩa quân hi  sinh 27 người.
- Cảm kích trước tinh thần quả cảm của những người  “dân ấp dân lân”, bằng ngòi bút và tâm hồn trung nghĩa, nhà thơ yêu nước  Nguyễn Đình Chiểu (lúc bấy giờ đang ở chùa Tôn Thạnh, cần Giuộc bốc  thuốc, dạy dọc và sáng tác thơ văn yêu nước) đã viết bài "Văn tế nghĩa  sĩ cần Giuộc" để ông Bùi Quang Diệu đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ  đã hi sinh trong trận này.

b. Vẻ đẹp người nông dân nghĩa sĩ

- Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn”sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp.
- Lòng căm thù, ghét cay ghét đắng trước cảnh kẻ thù xâm chiếm đất nước ta.
- Lòng yêu nước cao độ.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm chống quân thù.
- Hi sinh anh dũng.

c. Nhận xét chung Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.

- Những người nghĩa sĩ vô danh vì “chết vinh hơn sống nhục”.
- Tượng đài của nhiều người của một tập thể anh hùng.
- Nguyễn Đình Chiểu là người sớm nhận thấy được khá rõ tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân.

d. Nghệ thuật miêu tả:
-  Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu  thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).
- Sử dụng những động từ mạnh: đạp, lướt, xô, đâm, chém…
- Những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược.
- Nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh, thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc ở những người chiến sĩ.
==> Thể hiện sâu sắc tinh thần dũng cảm, vì đất nước xả thân quên mình.

3. Kết bài

Đánh giá chung: Vẻ đẹp hình tượng người nông dân Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Bài văn tham khảo

          Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù  Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng  yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân  thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người  anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có  thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân  đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
        Văn tế nghĩa sĩ Cần  Giuộc ra đời vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt  Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt  đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần  Giuộc, Gò Công... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ là nông  dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm đứng lên chiến đấu tập  kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và  viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Nhiều nghĩa sĩ bỏ  mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân  dân.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu  làm bài ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'', để đọc tại buổi truy điệu các  nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
         “Văn tế nghĩa sĩ  Cần Giuộc” là một “Tác phẩm nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc  và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng,  vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn.  Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở  chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và  dân tộc.
          Mở đầu bài văn tế là hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên  thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng  nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa là Tổ quốc lâm nguy, súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương .
Trong  cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch  sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm  ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại để giành  lại nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm  lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc  của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và  sáng ngời chính nghĩa. Hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những  chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.
           Nguồn gốc của họ là nông  dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền  lành, cần cù và chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm  bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với cung ngựa trường  nhung:

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #văn11