CÂU CÁ MÙA THU

Cảm nhận "CÂU CÁ MÙA THU" của Nguyễn Khuyến 8+
     Mùa thu luôn là đề tài,là nguồn cảm hứng quên thuộc trong thơ ca.Trong kho tàng văn học dân tộc ta đã từng biết đến một mùa thu tinh tế sâu sắc qua một thoáng "Sang thu" của Hữu Thỉnh , thu ngơ ngác của Lưu Trọng Lư ,thu đượm buồn của Xuân Diệu .Và thật bất ngờ khi ta lại gặp được Nguyễn Khuyến với mùa thu trong veo, được vẽ bằng  tấm lòng của nhà thơ ,là nét vẽ tài hoa, tươi đẹp qua tác phẩm "Câu cá mùa thu".
        Bài thơ là một bức tranh làng quê của một tấm lòng." Câu cá mùa thu"nằm trong chùm thơ :"Thu điếu ,thu ẩm ,thu vịnh".Ba bài thơ mang ba vẻ đẹp khác nhau nhưng tiêu biểu cho cảnh thu ,hồn thu của làng quê VN.Câu cá mùa thu là một bức tranh thu hoàn chỉnh ,một bức tranh tinh tế gợi cảm giác đượm buồn và se lạnh lòng người.
        Mở đầu bài thơ Nguyễn Khuyến viết về :
    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền con bé tẻo teo
Đó là khung cảnh quen thuộc của mùa thu VN,không gian mùa thu không mở ra bát ngát mà thu hẹp lại trên một chiếc ao thu ,một chiếc thuyền câu đã bé như càng bé thêm như muốn thu mình lại trong cảnh , tâm điểm của bức tranh là "chiếc thuyền câu bé tẻo teo".Hai câu thơ không chỉ gợi ra không gian mùa thu mà còn là cảm giác ,là động thái thu. Ao nhỏ chiếc thuyền câu theo đó mà nhỏ theo và dáng người cũng như thu nhỏ lại những hình ảnh thật bình dị,gần gũi được gợi lên qua cách thể hiện mới mẻ của Nguyễn Khuyến
           Cảnh thu đìu hiu , vắng lặng ,cái lạnh thấm vào không gian phải chăng hơi lạnh của mùa thu cũng là cái lạnh trong lòng người ,các từ " lạnh lẽo ","trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét sắc thái tinh tế của cảnh. Câu cá mùa thu cũng là một bộc bạch tình người qua những con chữ bởi "lạnh","trong","bé" là những tính từ tự nhiên nhưng lạnh lẽo .Không chỉ lạnh mà còn mang chút vắng vẻ thấm đượm cảm nhận chủ quan của con người "trong veo","bé tẻo teo" cũng thế ta nhận ra hình ảnh như ông câu cá .
         Người xưa có câu "Thủy chi thanh tắc vô ngư" dù vậy trong thực tiễn tuy là nước trong veo nhưng ngư ông vẫn buông cần đó là một việc làm không thể ,tác giả đang làm một việc vô thường, vô phạt.Trên thực tế ông đang đối mặt với một tình cảnh đau xót ,tuy học rộng tài cao mà phải bó tay bất lực trước cảnh mất nước . Bởi làm quan chỉ như con rối cho người khác dật dây .Nguyễn Khuyến mơ ước có thể giúp nước,giúp đời nhưng hoài bão ấy không thành ,tất cả vô vọng như việc câu cá , nước trong đúng như ông từng thú nhận :
           "Cờ đương dở cuộc không còn nước
            Bạc chứa thâm canh đã chạy làng ".
      Trong mạch cảm xúc ấy,tác giả viết tiếp :
              "  Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
                Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Hai câu thơ là bức phác hoạ mùa thu sắc xanh sóng sắc màu kì diệu gió thu thoáng nhẹ không làm dao động mặt ao chỉ đủ gợi lên nét lăn tăn mơ hồ. Gió thu chỉ đủ làm cho chiếc lá vàng trao nhẹ rất khẽ để ta cảm nhận không khí thu lặng lẽ .Nhà thơ sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh một tiếng "đưa vèo" khẽ lặng khăng của chiếc lá rơi tô đậm sự tĩnh lặng của nhà thơ .Gió đưa sóng gợi lá bay bấy nhiêu cử động mà vẫn im lìm .Nhà thơ phải có sự hoà điệu với thiên nhiên mới nghe được những rung động mơ hồ như thể gam màu lạnh bị chen ngang bởi màu vàng của chiếc lá thu. Nhiều người cho rằng lá đã khẽ đưa thì không thể có sự bay vèo được nhưng thực chất chi tiết này lại rất hợp lí .Tả chữ "vèo" tả vẻ thanh mảnh của chiếc lá khẽ bay mà còn để nói hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh . Thời thế thay đổi trong chớp mắt khiến Nguyễn Khuyến hoảng hốt .Nhà thơ e rằng đất nước rồi đây sẽ như chiếc lá kia mục nát trên nền đất khô từ mặt ao phẳng lặng trong chiếc thuyền tấm .Tầm nhìn :
          Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
           Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
     Cái vắng lạnh của ao thu đã lan tỏa ra khắp đất trời.Hình ảnh trời xanh rất quen thuộc trong thơ thu, màu xanh ngắt của bầu trời. Trong Thu điếu càng làm cho mùa thu thêm tĩnh lặng mênh mông.
     Bức tranh thu mở ra chiều sâu thăm thẳm với ngõ trúc quanh co ,cảnh đẹp nhưng được vẽ lên với bao tâm trạng nỗi niềm riêng của thi nhân.Trong các vận nước điên đảo ông quan thanh nghiêm Nguyễn Khuyến treo ấn về quê liệu có giúp được gì cho đất nước .Ông đau xót tủi hổ gửi gắm tâm sự vào mùa thu với bầu trời xanh ngắt ,ngay ngõ trúc kia vì bất lực song những hình ảnh mộc mạc làng quê càng làm ông day dứt . Ngõ trúc vắng khách tạo nên sự cô đơn trống vắng thay ý Nguyễn Khuyến muốn nói với sự thiếu vắng ,nhân tài vắng nhưng người tâm huyết với đất nước lúc bấy giờ.Bài thơ viết về mùa thu câu cá nhưng đến hai câu cuối tôi trữ tình của nhà thơ mới xuất hiện.
              Tựa gối buông cần lâu chẳng được
               Cá đâu đớp động dưới chân bèo
         Tựa gối buông cần gợi sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng mênh mông.Hai câu thơ gợi lên ấn tượng về sự tĩnh lặng,chỉ một tiếng cá đớp động mà thanh động và thế giới thu nhỏ trong chiếc ao thu .Thủ pháp lấy động tả tĩnh phát huy cao độ hiệu quả ,nghệ thuật trong việc  biểu hiện nỗi u hoài tĩnh lặng ghê gớm trong cõi lòng thi nhân
            Người ngồi câu như hoá đá trước thời gian và không gian.Đi câu mà cái tri không ở việc câu ,đi câu để ngẩng mặt suy tư trước trời xanh ngời ngợi để thấy mặt bèo trôi của thế sự đuổi hoa .Đi câu mà ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền, xưa nay ngta đi câu là để đổi thời .Nguyễn Khuyến không như thế ,đi câu với ông là để câu cái thanh,cái trong cái tĩnh nhưng tiếng cá đớp động như phá tan sự tĩnh lặng . Người đi câu chợt giật mình câu cá để câu nhân nhưng dường như không thể bởi nhân trong cá thu là một điều bất nhân
               Bài thơ chả ta hiểu thêm về NK nhà thơ của làng cảnh VN với thiên nhiên ,đất nước .Phần lớn cuộc đời gắn bó với quê hương đã giúp ông khám phá và gợi ra cái hồn riêng của mùa thu.Qua bài thơ ta còn thấy  được tài năng của NK trong cách gieo vần "eo",bút pháp tả cảnh tả cảnh ngụ tình.Câu cá mùa thu vẽ lên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa một mối tình thu đẹp mà đầy ẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên ,một lòng vì dân vì nước.
               🌺🌺🌺🌺🌺🌺

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #văn11