trao duyên (ngày xuân- thác oan)

HƯỚNG THỨ HAI

Làm sao sống được mà không yêu,

không nhớ, không thương kẻ nào.

Câu thơ của xuân diệu như gợi như nhớ về tình yêu, ai mà sống được nếu chẳng yêu, chẳng nhớ hay chẳng thương một kẻ nào huống chi lại phải trao nó đi. Ấy vậy cũng có người đành lòng trao chữ duyên ấy đi vì chữ hiếu.

"trăm năm trong cõi người ta

chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Nguyễn Du đã cay đắng mà châm biếm về cuộc đời, về số phận hẩm hiu, số mệnh của những con người tài hoa. Đời người mấy ai sống trọn trăm năm, ấy thế nhưng những con người tài hoa lại phải chịu những số phận cay đắng. Nguyễn du dùng thơ châm biếm điều ấy khi nói về kiếp người tài tử đa cùng, hồng nhan đa truân như cuộc đời nàng kiều, Khiến lòng người đau đớn. Trao duyên là mặt cắt của tình yêu trên hai bình diện, ở cái đẹp và sự xót xa, ở hi vọng và đổ vỡ.

Dặn em thay mình trả nghĩa cho kim trọng, những câu đầu mang ngôn từ thông báo, những câu tiếp theo lại điểm xuyến một chút nội tâm . Nhưng cuối cùng thì, vẫn day dứt lời nhờ cậy :

Ngày xuân em hãy còn dài

.....

xót tình máu mủ thay lời nước non

Thực ra đó là sự nhắc lại thêm một phần thiết tha so với ngôn từ thông báo ở trên "Cậy em em có chịu lời". "keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". những đó là cái nhìn tổng quát. đi dần vào nấc thang tâm trạng, ta mới hiểu được cái hạt nhân hợp lý ở bên trong. "cái tôi trong tâm trạng ấy dường như vừa diễn tả một sự dằn xé

Câu thơ

"chị dù thịt nát xương mòn

ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Như là một cái mốc đánh dấu bởi lẽ nếu những dòng thơ trước nhấn nhá mạnh mẽ việc kiều nhờ vân gánh trọng trách sâu như biển đông, cao như thái. Để tương xứng với nước non, kiều cần đến 'tình máu mủ" Thì giờ đây cái trọng trách ấy chẳng còn là trọng tâm nữa khi mà Vân đã im lặng tức em đã nhận lời. Kiều đã yên lòng nàng còn mấy lời dặn em, tuy dặn vân song,vân giống như cái bóng để nhấn vào những lời nói của kiều, xong nàng nói những gì thể hiện điều chi?, Chỉ một nỗi đau những nhìn nhiều phía, mỗi phía một đối nghịch giữa còn-mất, hợp-tan, trong âm-dương cách trở, hình ảnh thịt nát xương mòn để thể hiện điều ấy cùng với hình ảnh chín suối. người trong cuộc lâm vào hoàn cảnh này tinh thần nặng nề bao quanh, bi cảm, tâm tư vây khốn bởi một ý nghĩ quẫn bách đen tối nhất: chẳng còn gì thiết tha, vô nghĩa hết cả rồi! , người bình thường đã đau khổ , vậy kiều nàng lại càng chết trong lòng nhiều chút Yêu mà không được yêu là cái nghệ thuật đơn giản nhất để vẽ nên vết thương. Đoạn thơ là những lời lẽ lay động tình cảm, sự trắc ẩn trong một con người.

chiếc thoa với bức tơ mây

duyên này thì giữ vật này của chung"

Ông hoài thanh có viết "của chung là của ai, Bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ" câu thơ được nguyễn du phân định rõ cái quyền giữ và sở hữu. Với kiều người phải giữ là thúy vân, song người có quyền giữ chính là nàng. Bởi lẽ, đó là kỉ vật. là nhân chứng cho mối duyên tình say đắm của kim kiều "khi ngày quạt ước khi đêm chén thề". Ấy thế mà giờ đây là ngược ngạo làm sao kẻ hái quả không một ngày trồng cây hai sương một nắng". Sự tàn nhẫn của cuộc đời cùng những cái uất nghẹn tuôn ra bằng những song trùng giữa thực và giả những sự chồng chéo đan hợp vào nhau tạo sự xót xa có khi chính là sự tương phản giữa cái riêng với cái chung.

Vẫn là dặn em nhưng mạch thơ đã khác. vai trò đã được thay thế không còn chỉ biểu hiện tương quan giữa còn- mất mà chính là ở tỉ trọng đối sánh giữa tình chị duyên em. câu thơ mang đến cảm giác khác. Cảm giác biết ơn là " hãy còn thơm lây " của người thiệt phận song lại là sự khích lệ với nàng vân, vẫn nhịp điệu ấy nhưng đôi câu sau lại diễn tả sự cầu xin:

Dù em nên vợ nên chồng

Xót thương mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Xót người, ắt lòng.. nhịp thơ kêu gọi ấy mới thật xót xa bởi nó mang hình tượng đối lập với câu trước đối với cài nền tảng muôn đời "nên vợ nên chồng". 'Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa". Nhịp điệu ấy dường như đã giãn ra như một cánh đồng xanh tiecs nuối, có khi cô đúc lại trong một tiếng thở dài cố kìm nén lại mà âm hưởng cứ trào ra : "mai sau dù có bao giờ đốt lò hương ấy so tơ phím này". "đốt lò hương ấy" của cảnh cũ với người xưa, thật là tầng tầng lớp lớp . Những chỉ riêng hai câu

chiếc thoa với bức tơ mây

duyên này thì giữ vật này của chung"

Thì nhịp điểu đã thay đổi, không còn sự phẳng lặng điềm nhiên nữa mà rõ ràng rằng ta thấy kiều đã lúng túng. Tơ mây, chiếc thoa là những vật hữu hình. Nhưng lại mang tiếng nói bền bỉ, lặng thầm của khái niệm vô hình, rõ là ddieuf quan trọng nhưng lạ vô ngôn, sự bối rối của nàng trong việc phân chia giữa vật này với duyên này . Kỉ vật có thể chung xong, duyên tình lại chẳng đơn giản như vậy, khó lòng mà chia sẽ được, nhưng nó đã xảy ra. Nhịp điệu tách bạch phân chia là ngôn ngữ đối thoại, lại là một biện chứng tâm hồn

sự dồn nén ngôn từ đã thật sự đạt đến tối đa khi Nguyễn du khéo léo đặt vào đúng người đúng việc, Nằm trong hệ thống thi pháp của văn chương trung đại, nhưng đặt lên bàn cân cùng những tác phẩm cùng thời thì truyện kiều đã không đi cùng một hướng . Nếu chinh phụ ngâm, cung oán ngâm timg lấy những địa danh.. trung hoa thì truyện kiều dùng những câu từ lời ăn tiếng nói ứng với nhân dân. Những thêm thắc biến hóa của nguyễn du đã đem vào trong văn đàn nước nhà một điển tích trữ tình mới "giữa đường đứt gánh" gánh thì sao có thể mang định tố tương tư ấy thế mà nguyễn du với gánh "tương tư" đã tiến vào một phạm trù khác

Nguyễn du đã rất tài tình khi dùng thi văn nới rộng không gian thời gian về hai bình điền : cái hôm nay, hạnh phúc của em ở phía bên này, còn cái sắp tới, những bất hạnh thuộc của mình thuộc về phía bên kia . Tất ra dù như mới vừa xảy ra, thẩm chí đang xảy ra cũng đã nhuốm màu bi thương sương khói. Chỗ đứng của Nàng kiều ở đâu khí hai câu huyết lệ được tác giả viết ra :

...Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa."

Tất cả những thứ tươi đẹp, ý nghĩa nhất đã như một hào quang bừng sáng rạng rỡ rồi lại chỉ trong chớp mắt mà vụt tắt chìm vào hư vô. Là quá khứ hay tương lai ? Động đến tương lai ắc trăm phần mịt mù, nàng đâu còn sự điểm nhiên như phút giây trước, như người lội nước hụt chân xuống vực sâu nàng chẳng biết bám víu vào thứ gì.

Mai sau dù có bao giờ

Câu thơ mang màu sắc đượm buồn, hun hút xa xôi, lại pha chút cô tịch tựa dòng sông không con thuyền, không bến đợi tựa như cái "ngàn dâu xanh ngắt một màu" dưới ánh nhìn của người chinh phụ. Cái quá xa xôi ấy đang dần hiện ra như cơn ác mộng hãi hùng. Vẫn là ngọn cỏ lá cây , gió bay những mang hồn người chết

trông ra ngọn cỏ lá cây

thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Gió trở thành 'hiu hiu gió' và cả ngọn cỏ lá cây kia cũng mang âm hồn. Thiên nhiên ảm dảm ủ dột bởi nó gắn vào không gian, khoảng cách thời gian trong tâm trạng thê lương, đau đớn của nàng kiểu, dẫu đang ở tuổi đôi mươi đẹp nhất nhưng nàng đã nghĩ tới cái chết và chuẩn bị cho tương lai mù mịt của bản thân. Kể cả có chết đi nàng vẫn mong được ra đi thanh thản, trọn tình trọn nghĩa. Nàng mong linh hồn cùng thiên nhiên hợp với nhau, hợp với cỏ cây hoa lá để hiu hiu theo gió báo tin em. Nhưng vẫn vướng chặt với tiếng tơ trên phím đàn và mùi hương của trầm ngày xưa. linh hồn đã chẳng vẹn nguyên bởi đã lỡ khắc ghi cái duyên tình và còn mang nặng lời thề

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan"

Thương thay cho số phận đoản mệnh của nàng tài sắc vẹn toàn song lại lam lủng khổ đau, vị tha cho người khác lại quên đi chính bản thân mình cũng đang lầm than, dù mắc phải sóng gió xong vẫn luôn nghĩa tình. Bên cạnh đó, sử dụng những từ ngữ mang âm hưởng cô tịch như "hồn", "nát thân","dạ đài". và "thát oan" được nguyễn du sử dụng miêu tả tài tình. Mang phận "bồ liễu" nhỏ bé yếu đuối lại bị chính xã hội dồn đẩy rẻ rúng đến tột cùng. Nàng hiểu nếu có thêm lần nữa khi về đến nơi 'dạ đài" có lẽ chàng kim cũng đã quên nàng, "cách mặt" "khuất lời" như thể hai vũ trụ song song chẳng thể cùng nhau mà bước tiếp. Nàng vốn là người khiêm nhường và nhận thức rằng bản thân cũng chỉ là kẻ bèo bọt, nàng đinh ninh rằng mình sẽ là một hồn oan trong cõi chết nên chỉ dám xin "giọt nước" được rưới để thanh tẩy tâm hồn, chứ không mong được đắm mình trong dòng nước nơi âm phủ

Đoạn thơ chính là những lời lẽ đau đáu nhất cùng đầy bi thương xong cũng chỉ là khởi đầu của tấn bi kịch sau của kiều

Với thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần Nguyễn đầy sáng tạo kết hợp với nhiều biện pháp tu từ sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian và kết hợp tình ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân Nguyễn du đã khắc họa nét tâm trạng dành vật đau đớn khi phải hy sinh trữ tình để làm tròn chữ hiếu của Kiều khiến hình tượng của nàng trở nên đẹp đẽ hơn trong lòng người đọc . Dù sáng tạo hết mức xong chính nguyễn du cũng có cái hạn chế của ông, của cái thời đại ông sống .Nhưng "đằng sau những lời có vẻ công thức, không mấy khi ta không thấy hồi hộp một tấm lòng. Người đọc xưa vẫn xem truyện kiều như một viên ngọc quý chẳng cần thay đổi thêm bớt tựa như tiếng đàn không lỡ nhịp ngang cung. Tiếng đàn viên ngọc ấy mang đậm phong cách của nguyễn du của thời đại ông sống, chẳng thể nghe hay thấy lại một lần nữa nên lại càng đáng quý."..

Đoạn trích đã cho thấy Thúy Kiều là một người sắc sảo tinh tế có đức hy sinh một con người hiếu thảo trọng tình nghĩa thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình tình dang dở cho mình cho em gái trao duyên mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại Của tác giả một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức bị chính đồng tiền dùng ép tới đường cùng không còn lối thoát. Thúy Kiều với hình tượng Trọng tình Trọng Nghĩa hy sinh cao cả đã khắc lên những nét đẹp phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ Việt Nam. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top