tình cảnh lẻ loi (12 câu đầu)

TÌNH CẢNH LẺ LOI NGƯỜI CHINH PHỤ

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san."

Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, "Chinh phụ ngâm" một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" đã khắc họa lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.

Tô Hoài đã từng khẳng định: "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên và phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, nhà nhà sống trong cảnh loạn lạc, khói lửa, đâu đâu cũng thấy cảnh lầm than, tang tóc. Cái thời đại chiếu bóng xuống cho ông về cái "hiện thực chiến tranh" bằng cảm hứng nhân đạo của mình, ông đã chọn hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh để cất lên tiếng nói thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc qua khúc tự tình trường thiên "Chinh phụ ngâm". Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua nỗi niềm của người chinh phụ có chồng ra trận, tác giả đã đã để cho người đọc cảm nhận nỗi đau thương trong chiến tranh của cả hai phía người ra trân và người ở lại. Nếu ở nơi chiến địa, chinh phu đang từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết thì chinh phụ nơi quê nhà cũng đang mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng, và chìm đắm trong muộn phiền. CHỉ với 12 câu đầu của chinh phụ ngâm ta phần nào hiểu thấu được nỗi đau, sự thương xót được đặng trần khôn khắc họa chân thực qua từng ngòi bút, sự nhớ mong, trong chờ vào hạnh phúc xong lại vô vọng, nhớ người hơn lại chìm mình vào trong sầu muộn

Mở đầu đoạn trích, bức chân dung tâm trạng của người chinh phụ trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi, ngày qua ngày mong ngóng tin chồng:

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Giữa một không gian tịch mịch "vắng" và "thưa", người chinh phụ hiện lên như hiện thân của nỗi cô đơn, da diết, Nàng đi đi lại lại, những bước chân của nàng không phải là bước chân "xăm xăm bóng lối vườn khuya một mình" của nàng kiều khi nghe thấy tiếng gọi của tình yêu, mà đó là những bước chân đầy thẫn thờ mơ hồ như đang "gieo" vào lòng người đọc những thanh âm của sự cô đơn, lẻ loi hiu quạnh. NHững hành động như"dạo" "thầm gieo từng bước" đã cho ta thấy nỗi buồn cuồn cuộn, những ưu phiền sự lo lắng không thôi của người chinh phụ khi nghĩ về chồng. Còn hành động "ngồi", rủ thác đòi phen" lại gọi lên hình ảnh người con gái hết buông rèm rồi lại kéo rèm để hướng ra ngoài, hướng về nơi biên ải xa xôi kia để mong ngóng chút tin tức của chinh phu nhưng không có dấu hiệu hồi đáp lại. Hành động vô thức lặp đi lặp lại, để bật lên sự mong chờ. Tác giả khéo léo dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua những hành động kết hợp với nhịp thơ chậm, kéo dài như ngưng tụ cả không gian và thời gian. Những thao tác trữ tình ấy đã lột tả được tâm tư trĩu nặng và cảm giác bế tắc không yên của người chinh phụ. "Thước" là loài chim báo tin lành, ấy vậy mà giờ đây nó lại được đặt với từ phủ định "chẳng". NHư thể một lời khẳng định tin tức của người chinh phụ chỉ toàn tin xấu? Bởi chiến trường mấy ai trở về:

'Say khướt sa trường anh chớ mỉa

xưa nay chinh chiến mấy ai về?"

Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, nàng mong ngóng một một người có thể sẻ chia những tâm tư nhưng tất cả chỉ có một ngọn đèn khuya leo lét, vô tri vô giác làm bầu bạn :

"Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?"

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi

Buồn rầu chẳng nói nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương"

Ngọn đèn vừa chứng kiến vừa soi tỏ nỗi cô đơn của người phụ nữ xa chồng. Khi đối diện với ngọn đèn là người phụ nữ đáng thương ấy đang tự đối diện với chính mình, dưới ánh sáng của ngọn đèn mà tự phơi chải nỗi đau của chính mình."Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?". một câu hỏi tu từ được bật ra như thể đánh vào tâm trạng người chinh phụ .Điệp ngữ bắc cầu "đèn có biết" "đèn biết chăng" hai câu thơ tựa lời than thở nỗi khát khao được chia sẻ giãi bày tâm trạng. Để rồi những tâm tư ấy bật thành lời tự thương da diết "Hoa đèn kia với bóng người khá thương". Nàng thấy mình chỉ như kiếp hoa đèn kia mỏng manh và dang dở, thấy sự tàn lụi ở ngay trước mắt mình.

"Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt"

Ngọn đèn trong đêm với Thúy Kiều đã trở thành nhân chứng của nỗi đau của người con gái tài sắc:

"Một mình một ngọn đèn khuya

Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu"

Thì hình ảnh ẩn dụ ngọn đèn của người chinh phụ soi bóng trong đêm lại là sự hiện diện của lẻ loi, đơn chiếc, trống trải. Hình ảnh hoa đèn và bóng người như phản chiếu vào nhau để diễn tả nỗi cô đơn đến héo úa canh dài, đến hao mòn cả thể chất. Dường như nỗi niềm ấy đã vo tròn, nén chặt đè nặng trong lòng người chinh phụ, và trở thành nỗi "bi thiết" không thể nói lên lời, là nỗi "buồn rầu" đến não nề, đến thương cảm. Bức chân dung người phụ nữ ấy không chỉ gợi lên qua những bước chân, động tác, cử chỉ, qua gương mặt buồn rầu, qua dáng ngồi bất động trước ngọn đèn khuya mà còn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gian:

"Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên"

Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để làm bật lên thời gian chờ đợi dài vô tận trong không gian lạnh lẽo. âm thanh "tiếng gà eo óc suốt" đêm thâu như tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân vật trữ tình. "Eo óc" đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm thâu. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy "phất phơ" đã biểu đạt một cách tinh tế dáng điệu võ vàng của người chinh phụ, tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của người chồng. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, không gian thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:

"Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"

Câu thơ theo đúng nguyên tác của Đặng Trần Côn:

"Sầu tựa hải

Khắc như niên"

Chỉ thêm hai từ láy "dằng dặc" và "đằng đẵng" nhưng sự chán chường, mệt mỏi kéo dài vô vọng của người chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Vận dụng phép so sánh "Khắc giờ- như niên", 'mối sầu-miền biển xa" tác giả vẽ lên bức tranh tâm trạng người chinh phụ: là sự lẻ loi, cô tịch, buồn sầu trong thời gian vô tận. Mối sầu vốn vô hình nay lại như được tác giả Đặng Trần khôn biến thành thứ hữu hình bởi đặt nó lên bàn cân cùng "miền biển xa" vô tận. Mối sầu thêm nặng trĩu ôm trùm không gian tĩnh lặng. Bằng bút pháp ước lệ, tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lý, biến không gian thành không gian cảm xúc

Bên cạnh tài năng miêu tả tâm lí nhuần nhuyễn bằng nhiều bút pháp được thể hiện qua thể thơ song thất lục bát mềm mại của tác giả, dịch giả Hồng Hà Nữ Sĩ còn thành công khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách tinh tế và thanh nhã .Chính sự kết hợp của ngôn ngữ giàu về "thể chất" của Nguyễn Gia Thiều với cái linh hồn ngôn ngữ của Đoàn Thị Điểm đã làm cho ngôn ngữ bài thơ truyền tải được mọi cung bậc cảm xúc tinh tế nhất trong diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Tác phẩm đã góp phần vào tiếng nói đấu tranh, tố cáo chiến tranh phong kiến chia rẽ hạnh phúc lứa đôi đồng thời khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc nhân bản nhất của con người. Đó cũng là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc nhất của tác phẩm.

Những vần thơ khép lại nhưng dường như nỗi đau của người chinh phụ vẫn còn đó. Niềm khao khát về một hạnh phúc từ đây mà trở thành niềm khao khát của cả một thời đại và thúc giục con người hành động để đạt dành được hạnh phúc mà mình đáng có.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top