cảm nhận nhàn
NHÀN CẢM NHẬN
Có người từng ví cuộc đời ta đang sống như những phím nhạc trên cây đàn piano vậy, đen trắng đan xen, khi trầm khi bổng.. Phải trải qua hết những điều ấy mới có thể tạo nên một bản nhạc hay,1 cuộc đời ý nghĩa cũng như vậy chắc hẳnNguyễn Bỉnh Khiêm Nhắc đến ông , người ta thường nghĩ về triết lý sống " Nhàn " như một kiểu phản ứng với thế nhiễu nhương đương thời. như vậy một bậc hiền nhân như nguyễn bỉnh khiêm đã lắng nghe lấy tiếng đàn cuộc đời, những lớp sống phế hưng của thời đại để viết nên tác phẩm "nhàn".
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình . Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân , thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên . Nhàn là cách ứng xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại , lánh đời thoát tục , tìm vui trong thiên nhiên , cây cỏ , giữ mình trong sạch . Và " Nhàn " của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện một thái độ sống , một triết lí sống qua từng câu thơ . ta thấy vẻ đẹp cuộc sống lao động của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện tinh tế qua hai câu thơ đầu : Một mai , một cuốc , một cần câu , Thơ thẩn dầu ai vui thú nào . Ngay trước mắt người đọc , hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ . Khung cảnh bình dị , rất đỗi quen thuộc nơi thôn quê dân dã hiện ra trước mắt của điệp từ " một " . Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan , tục lụy . Sự hiện diện của mai , cuốc , cần câu như một cách tô điểm cho cái " thơ thẩn khác đời " của nhà thơ . Đó là một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quý của nhà nho Dáng vẻ thơ thẩn được phác họa trong câu thơ thật độc đáo , mang lại vẻ ung dung , bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự
tác giả còn hết mình hòa nhập với thiên nhiên qua hai câu luận :
" Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao " Khác hẳn với lối sống hưởng thụ vật chất , đắm mình trong vinh hoa , Nguyễn Bỉnh Khiêm tận hưởng thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ - Thu - Đông . Cuộc sống ấy mạng dấu ấn lánh đời thoát tục , tiêu biểu cho quan niệm " độc thiện kỳ thân " của các nhà nho , đồng thời gần với triết lý " vô vi " của Đạo Lão , " thoát tục " của Đạo Phật . ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm , hòa hợp với tự nhiên bằng sự trong sạch của tâm hồn . Không những vậy , " măng trúc " , " giá " , " hồ sen " , " ao " còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử , sống không hổ thẹn lòng mình Ông chọn cho mình một cuộc sống hợp với tự nhiên , hòa với đời thường bình dị mà không kém phần thanh cao . Đó chính là triết lý sống của ông . Triết lý sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình .quan niệm " dại – khôn " của Nguyễn Bỉnh Khiêm : Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người người kiếm chốn lao xao Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời . Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng nghệ thuật đối tạo thành hai đối cực : một bên nhà thơ xưng " Ta " một cách ngạo nghễ , một bên là " Người " , một bên là " dại " của ta , một bên là " khôn " của người , một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao những ngụ ý tạo thành phản đề cho thái độ sống của ông Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người " khôn " . Đây là một cách khen rất tinh tế , khen mà chê , cũng có thể là khen mình và chế người . Với thời thế lúc bấy giờ và với cốt cách của ông thì " nơi vắng vẻ " mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời Ông quả là con người tỉnh táo sâu sắc , cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay . Phê phán những con người chạy theo danh lợi bằng tư thế của bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại
cuối cùng được tác giả gửi gắm qua hai câu kết :
Rượu , đến cội cây , ta sẽ uống ,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao .
Mượn điển tích cổ một cách rất tự nhiên , Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát , đoạn tuyệt với công danh phú quý .Phú quý đi với chức quyền với nhà thơ chỉ là cuộc sống của bọn người thủ đoạn , giẫm đạp lên nhau mà sống . Nguyễn Bỉnh Khiêm mang phong thái một tiên ông , tìm đến gốc cây để nghỉ ngơi , tìm đến rượu để say , tìm đến say để tỉnh , tìm đến tỉnh để nhận ra chân lí của cuộc sống , quy luật trong cuộc đời : công danh , phú quý chỉ là giấc mộng thoảng qua . Tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn , hòa hợp với thiên nhiên , xem phú quý là giấc mơ hư ảo . Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn , nhà trí tuệ lớn . Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sắp xếp các cặp thơ đan xen nhau đầy dụ ý . " Nhàn " hoàn toàn đi ngược lại với các văn bản thơ khác , cấu trúc thơ chia làm hai phần nội dung lớn . Nhà thơ đan xen hai câu thơ về vẻ đẹp cuộc sống và hai câu về vẻ đẹp nhân cách . Cách sắp xếp này nhằm nhắn nhủ con người rằng trong cuộc đời , nhân cách tâm hồn luôn gắn với đời sống . Đó là lời răn đe , nhắn nhủ con cháu đời sau , phải luôn sống đẹp , sống thanh cao , vượt lên trên danh lợi , tầm thường .
sự đời thương hãi tang điền nhiều đổi thay khó đoán, liêu sau này sự phát triển của con người có còn sự giỏi theo của văn chương, câu hỏi cho thế giới vẫn còn đó . Nhưng chắc chắn rằng bằng khả năng thấu thị cùng tình yêu thiên nhiên ấy thì NGuyễn Bỉnh Khiêm cùng với áng thơ "NHàn" đã để lại cho đời những câu chữ sáng trong, vược qua mợi sự băng hoại của thời gian mà ở lại với đời.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top