Trao Duyên (14 câu đầu)

Nguyễn Du một thi nhân vĩ đại của dân tộc, cùng: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... đưa thơ Nôm bước lên một đỉnh cao mới. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bọc lộ hết tài năng tạo ra nhữg vần thơ Nôm xuất sắc, đọng lại trong lòng nhiều thế hệ bởi sự cay đắng, thương cảm đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam thời loạn lạc, mà nhân vật chính là Thúy Kiều-một người tài sắc vẹn toàn, nhưng số phận luôn đưa đẩy. Đoạn trích "Trao Duyên" là khởi điểm cho những bất hạnh của Thúy Kiều, ngã rẽ buộc nàng phải chọn "tình" - "hiếu",nàng đã chọn "hiếu",còn "tình", nhờ em là Thúy Vân giúp. đoạn trích là hoàn cảnh Kiều "trao duyên" cho Vân, mà đỉnh điểm của lời trao duyên ấy là 14 câu đầu.

       Đoạn trích "trao duyên" được trích từ câu bảy trăm hai mươi ba đến bảy trăm năm mươi sáu trong phần giai biến lạc. Gia đình bị vu oan, Kiều đành bán mình lấy tiền đút lót cho bọn quan lại để cứu cha và em trai thoát khỏi cảnh tra khảo dã man. Còn tình cảm của nàng với Trọng đành nhờ Thúy Vân giúp. Đoạn trích diễn tả cảnh Kiều nhờ Vân lấy Trọng, cùng sự đau khổ dằn vặt của Kiều. 14 câu đầu chính là đỉnh điểm của lời Trao Duyên.

      Mỡ đầu cho lời trao duyên là sự tôn trọng và tin cậy tuyệt đối  của Kiều đối với Vân:

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Hàn loạt kính ngữ được sử dụng "cậy,chịu lời,lạy,thưa", đã thể hiện phần nào tâm trạng của Kiều, đó là kính trọng, tin tưởng, biết ơn, chua xót. Nguyễn Du rất ý tứ khi sử dụng từ "Cậy" thay "Nhờ", không chỉ đảm bảo về thanh điệu mà còn thể hiện sự nhờ cậy với mức độ tin tưởng, kì vọng tuyệt đối. Nhưng không ép buộc "chịu lời" ,Vân có quyền lựa chọn đồng ý hay không đông ý , nhưng những hành động tiếp của Kiều khiến Vân không thể từ chối. Kiều đặt Vân ngồi xuống còn bản thân "lạy" cô em gái của mình, vai vế bị thay đổi đột ngột, Kiều xem Vân là một ân nhân, chỉ có Vân mới có thể thực hiện, là điểm tựa lớn nhất cho Kiều lúc này. Một sự Biết ơn, kính trọng vô bờ, đồng thời báo trước điều hệ trọng Kiều sắp nói ra- nhờ Vân lấy Trọng.

Phải chăng, sau đêm hôm nay những cuộc tâm sự của hai chị em Kiều Và Vân sẽ đi vào dĩ vãng, đây có lẽ là đêm cuối cùng. Lời tâm sự ấy có sự ngọt ngào nhưng vì số phận của bản thân mà trở nên bi thiết:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
keo loan chấp mối tơ thưa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sống gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"

Nỗi đau như dao cắt ngự trị trong trái tim Kiều. "Gánh tương tư" chỉ một tình yêu đẹp, sâu đậm giữa Kim Trọng và Kiều, nhưng chỉ đi đến giữa đường đã "đứt". Tình yêu của Trọng- Kiều dẫu có đẹp mấy, nhưng khi đến bên Vân đã trở thành "Tơ Thừa", "thừa" là đứt, vỡ ; hàm ý chỉ tơ duyên bị đứt đọan. Cách nói đó của Kiều thể hiện được sự thấu hiểu với hoàn cảnh khó sử, thiệt thòi của em gái. Từ "mặc" ở đây không phải là mặc kệ em, mà là sự phó thác trên niềm tin tuyêt đối. Để rồi tâm sự quá nhiều buộc Kiều phải nói cho Vân nỗi lòng của mình; điệp từ "khi" cùng nghệ thuật liệt kê "quạt ước, chén thề" diễn tả một loạt sự kiện ngọt ngào mà Kiều bên Trọng, chỉ mới hôm qua hạnh phúc, ước hẹn về tương lại đẹp đẽ, thì hôm nay đã tan tát bởi "sống gió bất kì", trước ngã rẽ của cuộc đời "hiếu" và "tình", Kiều đã suy nghĩ rất nhiều để đưa ra một quyết định hợp tình, hợp lý nhất có thể; nàng chọn chữ hiếu còn chữ tình xin cậy em mình giúp đỡ. Kiều quyết định một cách lý trí, thể hiện sự sâu sắc trong cách suy nghĩ cũng như hành động. Đây cũng là lời thuyết phục của Kiều đối với Vân: tuy thiệt thòi nhưng hãy thông cảm, thấy hiểu cho hoàn cảnh của chị và nhận lời.

Tâm tư đã giải bày nhưng nàng sợ Vân sẽ từ chối nên đã nói lên những lời thuyết phục đầy đâu khổ:

"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thôm lây"

"Ngày xuân" là hình ảnh ẩn dụ của tuổi trẻ. "Tình máu mủ" là tình chị em ruột thịt. Đúng vậy, Vân còn trẻ, lại xinh đẹp và một đều quan trọng, hãy nghĩ về tình chị em ruột thịt, thấu hiểu được nỗi đau khổ tột cùng của chị, dù "thịt nát xương mòn"  xuống "chín suối" vẫn có thể an tâm . Kiều nghĩ đến cái chết, đối với Kiều khi đã trao duyên thì cuộc đời đã chấm hết, chỉ có một tâm nguyện cuối cùng là Vân có thể nhận lời mình lấy Kim Trọng. Lời thuyết phục ấy vừa thấu tình vừa đạt lý, Kiều tiếp tục dùng lý trí để thuyết phục Vân, nhưng qua những lời nói đó thể hiên muôn vàng sự đau đớn, tuyệt vọng, cho rằng chết là tốt nhất.

Một vật bản thân quý nhất, trân trọng nhất phải trao cho người khác ai mà không đau? Kiều cũng vây, tiếc nuối, buồn bã nhưng chẳng thay đổi được gì:

"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung"

Kiều đem kĩ vật tình yêu giữa mình với Kim Trọng "chiếc vành", "tờ mây" trao cho Vân. "Chiếc vành" tính vật đầu tiên mà Trọng trao cho Kiều, "Tờ mây" tờ giấy có trang trí hình mây hay thư từ qua lại. Đơn sơ nhưng thiêng liêng, vô giá không gì sánh được, là vật đính ước riêng giữa Kiều và Trọng, cho thấy một mối tình đẹp, khắt cốt ghi tâm. Quý giá nhưng phải đem "trao", một nỗi đau thấu tận tâm can, Kiều bị vây lấy bởi nổi hoảng loạn trong suy nghĩ, con tim và lý trí đang xung đột, nàng đã bị lung lay, đã dùng biết bao công sức để thuyết phục Vân nhưng khi Vân đồng ý lại không muốn buôn bỏ, duyên và tình yêu của Kiều nay đã trở thành duyên và tình yêu của Vân "duyên này thì giữ vật này của chung". "Của chung" chứa đựng nhiều cảm xúc đau buồn, tuyệt vọng có, tiếc nuối có, nhưng đã là số phận thì làm sao có thể thay đổi? Kiều hiểu và sẽ không bao giờ hối hận với quyết định này. Nguyễn Du thật tình với nghệ miêu tả tâm lí nhân vật.

Đoạn trích không chỉ là buổi trao duyên của Kiều cho Vân mà còn là tiếng lòng thổn thức của số phận người phụ nữ phong kiến. nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật chi tiết, khắc họa rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều, cách sử dụng từ ngữ giản dị, tạo sự thương cảm cho người đọc. Quả thật là một tuyệt phẩm!!!

Chỉ vỏn vẹn 14 vần thơ, Nguyễn Du đã thể hiện đầy đủ nội dung của buổi trao duyên, Qua đó thấy được sự bất công của xã hội, hoàn cảnh trớ trêu buộc Kiều phải lựa chọn một trong hai điều quan trọng nhất "tình,hiếu", một sự dằn xé nội tâm, đớn đây khi mất đi một tình yêu khắc cốt ghi tâm. Tác giả đã dành một sự cảm thương sâu sắc đến nàng cũng như liên tưởng đến bản thân-tài hoa bạc mệnh.

      

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top