.1.
đấy là một mùi vị không hay ho gì cho cam.
vị của nắng sộc lên mũi no, khiến da thịt như muốn nức nở trong căn phòng nhỏ, và nó trần truồng hệt một pho tượng la mã đơn điệu. và cả những sợi tơ dệt vô hình của thời gian đang phe phẩy trước mũi nó, mắt nó, cảm quan của nó.. hối thúc một điều gì đấy đang tới gần. rất gần thôi.
đấy là những phím nhạc của thời gian, và cả một sự giục dã tàng hình.
"valern ann viv", gọi tắt là valern, gọi dấu yêu là valerntine, một nghệ sĩ người ý mới chắp cổ chân lần đầu tới nơi đất mới. một vùng đất mới vào những năm 1978, khi những đứa trẻ na ná tuổi valern, lẽ ra phải náo nức tới mức đặc sệt, thì nó lại ung dung tới lạ.
ấy thế mà, đấy mới là chính nó. một sự hiện diện chôn chân trong điểm mù, nhưng nếu để ý hay cảm được tâm hồn lộng lẫy ấy, người ta sẽ một mực phải đau đáu vì thương yêu.
nhưng đâu ai có thì giờ cho những khúc tấu xa lạ?
cho nên, chừng nào còn rỗng tuếch với những khao khát ra ngoài chạm nắng và trời, ấy thì valern chưa từng có ý định cầm nắm một thứ gì thuộc về thực tại. ấy là chàng nghệ sĩ sống trong màn ảnh nhỏ cô đúc, gọi vậy được chưa nào?
căn phòng nhỏ với tiếng nắng xốn xao rón rén nhảy nhót, trộn lẫn với âm giọng chim chóc kêu cào, gộp thành bản radio khắc nghiệt trải dài suốt ngày hạ.
"tới hoa kỳ mà lại chỉ chịu chôn chân ở góc phòng à? thằng người ý?
hãy mở to con mắt mày ra. nhìn rõ thành phố, dẫu chúng ta chẳng có cơ hội rời khỏi thị trấn nhỏ nhắn này.
ấy mà, tao không hối hận. mày muốn đạp xe dạo vòng quanh chứ?"
nó gần như hoảng hốt khi nghe thấy tiếng dồn dập phá cửa. là isambard.
valern lắc đầu.
"ấy không.
tao nhớ tiếng suối tràn dai dẳng... ở acchille, đám trẻ con.. và cả khúc đàn ở khu tập thể."
người đồng hành lạc quẻ với tư tưởng nghệ thuật của nó, isambard đóng sập cửa với cái nhìn thận trọng.
"mày chẳng nên xuề xòa ở đây với những bản tấu. thú thực, valern ạ. mày mới chỉ mười hai.
mày là tấm vé số đắt đỏ so với số phận của đám cô nhi, vượt xa với cả những tấm thân bụi trần. chẳng ai có thể vượt biên sang mỹ khi cô độc ở nơi đất cũ. mày hiểu chứ?
chúng ta sẽ cho mày yêu màu cờ hoa kỳ. lên xe nào."
chăm chú nhìn isambard, con mắt của valern ánh lên một tia hiếu kỳ như muốn moi móc cái ý chí của hắn ra. rốt cuộc hẳn nó cũng muốn biết, đất mỹ là thứ gì. trèo ra khỏi giường, nó khoác chiếc sơ mi trắng còn thơm mùi vải mới và rời khỏi dãy nhà cổ.
băng qua nẻo đường chan chát bụi nắng, nó chăm chú lắng nghe thằng anh trai ấy kể. rốt cuộc, nó chưa mấy nói khi ở đây, kể từ lúc hiện diện trong bóng tối lẫn ánh sáng của hoa kỳ.
"..nó là người quen của tao ở đây, ở thị trấn lanhamberg, một thằng người ý nói sõi giọng mỹ. tao đã kiếm được địa chỉ của nó qua thư."
trên con xe lạ mắt, gọi là xe đạp, vì nó có hai bánh và được gã anh họ isambard đạp liên hồi. chúng băng qua những nẻo đường héo khô, rồi thì những hồi âm trong trẻo của dải nắng dát vàng như chạm nhẹ vào người nó.
ấy là chuyến đi chơi hiếm hoi với valern, kể từ ngày nó tới hoa kỳ. một cái gì đấy là rong chơi không được tồn tại trong khẩu ngữ của đám trẻ trong cô nhi viện.
rồi nó có một suy nghĩ nhảy bắn lên, hùng hồn và mạo hiểm, ấy là: lẽ ra nó nên tới đây sớm hơn.
"tên gì?"
nó hỏi.
"conan, dẫu chẳng phải tên thật đâu.
thằng người ý đấy rất có học, nó biết ba thứ tiếng. nó sẽ chỉ mày tiếng anh cùng lúc. mày chỉ độc hiểu tiếng anh chứ có quái nói được câu nào.
mày hãy cứ ở căn nhà này với gia đình tao. chúng ta dẫu sao cũng là ruột thịt máu mủ."
"cảm ơn."
isambard, người anh họ ở mảnh đất xa xăm tới nghìn dặm, đang chịu đựng thứ tiếng anh bập bẹ của nó. nó từng nghĩ rằng nó sẽ chẳng có nổi trên đời một người thân ruột thịt nào tới ngày nó tắt lịm hơi thở.
"mày đổi đời rồi thằng đần độn." isambard cười khanh khách. "tao sẽ cho mày mượn xe đạp mỗi ngày valern ạ. tao sẽ cho mày học tiếng anh, ấy không, tiếng của đất hoa kỳ.
và rồi, ông già tao sẽ cho mày tới trường. mày sẽ ở trường trung học st. lanhamberg, đấy là trường cũ của tao.
cá rằng mày sẽ khoái đám bóng rổ. thằng con trai nào cũng sẽ thế. đám con gái sẽ chỉ bỏ xó chúng với đám đồ trang điểm màu mè."
***
nó và isambard bước vào một cửa tiệm với tấm biển đỏ ở cuối phố sau nửa tiếng đạp xe rã rời. tấm biển như thể một viên kim cương giả - phát sáng suốt hai mươi tư tiếng với dòng chữ hamburger ấy. có lẽ, tận tít khuất trong cái sự đời đông đúc bên ngoài cửa tiệm, nó gặp một người con trai trẻ bận một chiếc tạp dề đỏ cùng màu với tấm biển bên ngoài, đang ngồi hút thuốc tới nồng nặc bầu khí quyển.
không giống conan trong tưởng tượng, gã này có gương mặt như đúc từ một bức tượng say thuốc chán chường lâu năm, dẫu có như nào vẫn uể oải sắc xanh của rêu bám. anh ta có cả một đôi mắt xám xanh mà nó nghĩ sẽ không thể bắt kịp một câu chữ nào bắt mắt tới nhường vậy trong con ngươi của ai khác. một sự bí hiểm khiêm nhường.
anh ta đang hút thuốc trong sự say mê bồi hồi.
"chuyện làm ăn ổn thỏa cả chứ?"
"ổn, anh bạn ạ.
tao đã luôn thích thú với một thứ gì đấy nhàn hạ.
valern de vann, rất vui được gặp cậu. anh cũng từng lưu lạc tại acchile năm 1975."
anh ta bắt tay, nói bằng chất giọng ý đặc sệt, như thể bấy lâu cư ngụ tại đất mỹ mà chưa từng bị cư dân ở đây sờ mó tới phai mờ.
"rất vui được gặp anh, conan helfeye."
được thưởng thức thứ tiếng mẹ đẻ ở nơi đất lạ là cả một âm hưởng đang ca ngợi tấm lòng trống rỗng của nó. thật lạ lùng khi người ta bỗng chạm gần nhau hơn vì chung một cái lốt cùng nước. trong suốt chuyến đường bế tắc trong nhiệt độ giữa hè cháy bỏng, nó đã được nghe isambard thích thú với tài năng ngôn ngữ thiên bẩm của conan thế nào, muốn nó phải trầm trồ ra sao khi gặp anh ta lần đầu. nó nghĩ đấy là một mong muốn vốn dĩ không cần chỉ định.
dù nó vẫn rụt rè đến thế.
bất chợt con mắt của conan nhắm lại, cứ như đang nghiền ngẫm một nỗi niềm nào đấy.
"ừ, để xem anh có thể dạy cho mày điều gì. mày là thằng có vẻ có cái chất thông thái.
ở trường, mày chỉ cần trả lời đám giáo viên khi họ hỏi mày. mày sẽ tốt hơn cả nếu như giao tiếp với đám học sinh trong trường, để hiểu được nghĩa của những câu chửi thề."
"conan." - isambard đạp chân vào cổ chân của anh ta, như thể đang chấn chỉnh lại ngôn từ của anh.
"giao lưu văn hóa ấy mà." - conan ung dung, - "dẫu vậy, cậu ta kì thực sẽ là một thằng nhóc có chất khi tự đàn dương cầm ở cô nhi viện. phải là một cảm âm tuyệt đối và da diết mới thấu cho được sức sống của người nghệ sĩ. phải thật đau đáu lẫn hiếu kỳ khi học một thứ gì đấy bên ngoài não bộ của mình.
anh luôn thích những thằng lạ lùng như mày, valern ạ."
"nó ấy ư? phải, họ nói rằng nó đã chơi được hẳn bốn năm thời thơ ấu. dẫu thế, từ nhỏ tới lớn nó chưa từng chạy ra khỏi một thứ gì to tát và mãnh liệt hơn góc nhỏ trong lòng mình. con mắt xanh sáng ngời của nó y đúc mẹ nó, và ánh màu hiện diện trong cả con mắt của ông già. họ đã tự lành lặn mà nhận ra nhau như thế." - isambard tiếp lời, thầm ngợi ca lẫn tự huyễn hoặc trong lòng khi nhắc tới dòng máu xa xôi đặc biệt của mình, - "ông già tìm thấy nó như một sự tồn tại hiện diện ở tù đày năm tầng ấy, ở tầng hầm, đáy tít thẳm của rác rưởi và thối nát. nó đã được năn nỉ để đưa đến mỹ. thú thực, bọn họ còn chẳng thèm kèo co với một gã đàn ông tự xưng là họ hàng với đứa trẻ cô độc khốn cùng mà bọn chúng tưởng thế suốt mười hai năm.
lá thư sám hối của mẹ nó đã được gửi đến cho ông già sau ba năm biệt tích và tình anh em bọn họ lẫn vào cát biển. mẹ đẻ nó mắt nhắm rồi, vì căn bạo bệnh hai năm trước. lời thề thốt cuối cùng của mụ, là còn vương vấn con rơi mà chính mụ bỏ rơi mười năm trước, "nỗi hấp hối lớn nhất trong em là đứa con nhỏ mà chính em đã bỏ xó ở một góc nhỏ tại italy, để rời bỏ mọi đường ngoằn tới mỹ, chọn cách đóng lại bóng tối cũ còn thèm thuồng".
rốt cuộc sau chiến tranh gia đình còn lại tàn tro, mụ là người căm ghét ông già nhất, nhưng lá thư cuối đời lại một mực gọi tên ông. có lẽ đã rời bỏ cơn bệnh cùng đứa con ở miền xa xôi trong cô độc.
mãi tới một năm sau, do vận may đưa đẩy ông già mới nhận được những dòng cay nghiệt ấy từ một y tá từng chăm sóc cho mụ những ngày cuối đời."
không thực sự thấm được miệng lưỡi của đám người mỹ, vẫn đau đáu nỗi ngờ vực người tự xưng là người thân, ấy nhưng nó rõ họ đang nói về mình.
họ thương cảm cho nó.
isambard nghiền ngẫm, và conan chút từng hơi khói thả vào không trung sao cho hiện hữu sự bi thảm của cuộc đời nhỏ nhắn ấy.
"khi valern lớn lên, nó sẽ đi thăm mộ của mẹ. nó nên sống mà xây lại tất cả thì hơn."
chừng nào nó chưa biết tiếng anh, ấy thì cuộc sống cũ của nó vẫn còn là một tàn tích lặng lẽ. nhưng với valern, sự im hơi tuyệt đối của nó tới sau cùng rồi cũng thắng cuộc.
nó thấy isambard đang sắn tay áo lên và nhìn thẳng vào đôi mắt nó, thầm thì.
"cậu phải sống. anh sẽ khiến cậu sống vì phía trước. hãy can đảm, thở ngay cả khi bầu trời hãy còn ngột ngạt."
từ sống thốt lên từ miệng conan là một mỹ cảm lạ lùng với valern.
dẫu vậy, từ ngày hôm đó, isambard hứa sẽ cho nó mượn xe mỗi ngày để tới gặp conan. anh ta cho nó một tấm bản đồ giấy mang liền. anh ta đã chỉ cho nó mọi sức sống ngoằn nghèo của mỹ. nó biết điều gì đấy trong nó đang thay đổi.
rồi họ rời đi khi sắc nắng vỡ tan.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top