vai trò FDI
1.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu
tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên
cứu gần đây của Freeman (2000), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004) đều
rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào
GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và
đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là
trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo
việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công
nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp
trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có
tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm
việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu. Phần dưới
đây sẽ khái quát vai trò của FDI đến tổng thể nền kinh tế.
1.2.1. FDI đối với vốn dầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về
nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong
nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến
động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này như đã phân tích ở
trên, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước.
Giai đoạn 1994-1995, tỷ trọng của FDI trong tổng đầu tư xã hội lên tới 30-31 %, là mức
cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2004, FDI thực hiện ước còn chiếm
15,5 % trong tổng đầu tư toàn xã hội (Đồ thị 4).
6,4% của khu vực này năm 1994 Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc
độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động
nhất. Tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả
nước
1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
Như trên đã đề cập, FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp.
Nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan
trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng v.v.
Năm 2004, khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% (giá so sánh năm 1994) tổng giá trị
sản xuất công nghiệp cả nước, trong khi tỷ lệ này chỉ là 25,1% năm 1995. Đến nay, khu
vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí,
ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy
móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng
da giày; 25% thực phẩm đồ uống.. Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn
ngành trong suốt giai đoạn 1995-2003, trừ năm 2001. Năm 2004, giá trị sản xuất công
nghiệp của khu vực này tuy cao, đạt 15,7% nhưng thấp hơn mức chung của toàn ngành,
chủ yếu do tốc độ tăng rất cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (22,8%).
Trong một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI
luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ đô la, tăng
gấp 13,5 lần so với năm 1991. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá
trị xuất khẩu, từ 4% năm 1991 lên 54,6 % năm 2004. Cần lưu ý rằng, mặc dù FDI có tỷ
trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao. Sở dĩ
như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp
có qui mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Hiện tại, các dự án có vốn FDI tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 730 ngàn lao
động, chỉ chiếm 1,5% tổng lao động có việc làm tại Việt Nam so với tỷ trọng này năm
1996 là 0,7%. Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn
và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu
nhập trung bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp
khác cùng ngành
. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ
luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số
chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên
gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển
các qui trình công nghệ hiện đại
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo
thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công
nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc
hàng hóa trung gian giữa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu
thống kê chính thức về số lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt Nam.
1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô
Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn
thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, năm 2002, khu vực FDI
đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994.
Tính riêng giai đoạn 1996-2002, khu vực này đóng góp (trực tiếp) vào ngân sách trung
bình ở mức khoảng 6%
. Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng
chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm
đầu hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính cả thu từ dầu thô thì tỷ trọng này ước khoảng 20%.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản
vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Động thái của cán cân vốn trongthời kỳ 1994-2002 cho thấy có mối quan hệ khá rõ giữa số dư tài khoản vốn và dòng vốn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top