Vai trò của thị trường chứng khoán
1. Tập trung tích tụ vốn cho thị trường
Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43,7% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP.
Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 50.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.
Trong 5 năm trở lại đây, lượng vốn huy động qua TTCK đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, riêng năm 2007, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt 127 nghìn tỷ đồng, đã góp phần quan trọng giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
2. Vai trò tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp
Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, nhu cầu về quản lý chuyên nghiệp cũng tăng theo. Bởi việc nắm giữ vốn không đi đôi với năng lực quản lý. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa, tiết kiệm vốn và chất xám (chính là việc kết hợp giữa người nắm giữ vốn nhưng không có khả năng quản lý với người quản lý tốt nhưng không có vốn trong tay). Một trong những biểu hiện của vai trò này có thể thấy thông qua quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Chúng ta biết rằng trong những năm trước thời kỳ đổi mới cũng như nhiều năm về sau này, việc hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do nhà nước vừa là người sở hữu vừa là người quản lý các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự giám sát nào từ bên ngoài. Chúng ta biết rằng tuy nói rằng nhà nước sở hữu và quản lý nhưng thực chất nhà nước cử ra những cá nhân đứng ra đảm nhận những công việc này. Động cơ nào thúc đẩy DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào thúc đẩy DNNN làm ăn uy tín, động cơ nào thúc đẩy DNNN minh bạch trong tài chính... hoàn toàn không có. Chính vì nhập nhằng giữa sở hữu và quản lý, đồng thời nguồn vốn lại từ ngân sách nhà nước, chính vì thế việc thất thoát vốn, tham nhũng, việc sử dụng vốn không hiệu quả đang là thực trạng đáng buồn của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Rất nhiều DNNN làm ăn yếu kém vẫn thường “sống sót” sau một thời gian dài thua lỗ.
Việc thị trường chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó góp phần mình bạch hóa, thực hiện việc gián sát từ bên ngoài đối với các hoạt động của chúng. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đã cổ phần hóa được khoảng 4.000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó Nhà nước vẫn nắm 53% tổng vốn điều lệ. Đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa như Vietcombank, Vietinbank, Bảo Việt góp phần cho các doanh nghiệp này hoạt động phát triển hơn, đồng thời cũng góp phần tăng tuy mô hàng hoa của thị trường, làm nền tảng cho thị trường phát triển. Tuy tiến trình cổ phân hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất nhiều bất cập, thế nhưng, nhìn nhận về mặt tích cực, việc này sẽ lam tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
3. Thực hiện tái phân phối công bằng hơn
Vai trò này được hiểu là thị trường buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung vốn cho phát triển kinh tế.
Gia đình trị, khép kín sẽ dẫn đến quản trị yếu kém, thiếu minh bạch, không đủ niềm tin đối với người bên ngoài, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh yếu, nguồn lực hạn chế, không tập trung và tích tụ là những nguyên nhân dẫn đến không phát triển.
Gia định trị đến cổ phần hóa :
1/3 số công ty trong danh sách S&P 500 (500 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ) và hơn 40% trong số 250 công ty lớn nhất ở Pháp và Đức là những công ty gia đình. Những con số này đủ để nói lên sự thành công của mô hình công ty gia đình ngay trong thời đại kinh doanh mới.
Tuy nhiên, để đạt đến vị thế đó, các công ty này phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Chưa tới 30% trong số đó tồn tại được qua thế hệ thứ 3. Và để thành công lâu dài, các ông chủ công ty gia đình phải đồng thời làm được 2 mục tiêu vốn rất khó song hành: đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và tiếp tục giữ quyền sở hữu công ty.
Ở châu Á, điển hình là Hàn Quốc, một số tập đoàn lớn vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các gia đình như Samsung của gia đình Lee, Hyundai thuộc về gia tộc Chung, LG là của họ nhà Koo. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích phương Tây, các công ty gia đình muốn lớn mạnh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phải lột xác, trong đó có việc giảm bớt vai trò của quản trị gia đình và mở rộng quyền sở hữu cổ phần cho đối tác bên ngoài.
Tại Việt Nam, rất hiếm thấy công ty gia đình tồn tại qua thế hệ thứ 3. Sự chuyển giao công ty theo hình thức “cha truyền con nối” cũng chỉ mới bắt đầu ở thế hệ thứ 2, như Gốm sứ Minh Long, Nệm Liên Á. Còn lại, khi đứng trước sứ mệnh đưa doanh nghiệp tăng trưởng, hầu hết các nhà sáng lập công ty gia đình đều chọn hình thức chuyển đổi cổ phần để gọi vốn và tăng hiệu quả quản lý.
Công ty Minh Phúc, Giấy Sài Gòn và Gỗ Đức Thành là 3 trường hợp đã trải qua thời kỳ chuyển đổi cổ phần với nhiều thách thức. Câu chuyện của 3 công ty này cho thấy, việc chuyển đổi đã mang lại những hiệu quả kinh doanh rất khả quan như tốc độ tăng trưởng được cải thiện, quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, phần lớn được nhận vốn từ các quỹ đầu tư và có triển vọng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, mỗi công ty đều gặp những vấn đề khó giải quyết. Đó cũng chính là những thách thức chung cho các công ty gia đình trong quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Cụ thể , đến tháng 10.2004 Cty Minh Phúc (được thành lập năm 1998 với hoạt động chính là nhập và phân phối nguyên vật liệu cho ngành in, chủ yếu là giấy) đã cổ phần hóa để gọi vốn phát triển quy mô , Trước khi chuyển đổi, ông Tiến sở hữu 60% Công ty. Sau khi chuyển đổi, tỉ lệ sở hữu giảm còn 32,4%. Những kế hoạch phát triển của ông Tiến đã được hiện thực hóa sau khi Minh Phúc gặp được một quỹ đầu tư lớn vào tháng 11.2004, không lâu sau khi Công ty chính thức chuyển đổi sang cổ phần. Quỹ này đã đầu tư vào Minh Phúc 1 triệu USD, tương đương 28,2% vốn điều lệ Công ty. Năm 2009, doanh thu của Minh Phúc đạt 174 tỉ đồng. Và với sự hỗ trợ của cổ đông, ông Tiến bắt đầu kế hoạch chuyển Công ty về một địa điểm có diện tích 12.000 m2, gấp đôi diện tích hiện tại trong Khu Công nghiệp Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Tuy vậy Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng hơn 50% nhu cầu vốn , Ông cũng không giấu việc sẽ đưa Công ty bước qua một giai đoạn mới: niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào cuối năm 2010. Cho đến nay Công ty đã tăng 24 lần so với khi chưa chuyển đổi cổ phần, cổ đông tham gia cũng đa dạng về thành phần và số lượng.
· Một dẫn chứng nữa Từ vụ” Gia định trị ở Tracomeco “ năm 2006 , nhờ sự cáo của những CBCNV dũng cảm, báo chí đã phát hiện và thông tin về hiện tượng "gia đình trị" ở Cty cổ phần cơ khí giao thông (Tracomeco) thuộc TCty Ôtô Việt Nam. Ngay sau khi báo chí nêu, Vụ TCCB - Bộ GTVT và TCty Ôtô Việt Nam đã tích cực kiểm tra, giải quyết vụ việc, kịp thời ngăn chặn âm mưu tư nhân hoá công ty nhà nước của bố con ông Đào Việt Hưng và Đào Việt Phương.
4. Hiệu quả của quốc tế hóa TTCK
Chúng ta biết rằng việc mở cửa TTCK làm tăng tình lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài.
Theo các số liệu thống kê không chính thức (báo cáo của Ngân hàng ANZ) tổng mức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 - 2006 ước đạt khoảng 12 tỷ USD và năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỷ USD), lĩnh vực hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài cũng có sự thay đổi.
Nếu như các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian những năm 90 chủ yếu là các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam với khung pháp lý chưa hoàn thiện, khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển, TTCK chưa được thành lập, cơ hội đầu tư còn ít, nên việc giải ngân vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn thì những quỹ đầu tư trong những năm sau này được thành lập do các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy tiềm năng phát triển lớn của TTCK Việt Nam cùng với chính sách cổ phần hóa các DNNN có quy mô lớn được đẩy mạnh thực hiện.
Tuy nhiên, sang tới năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, trước những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có dấu hiệu chững lại và thậm trí đã có dấu hiệu dòng vốn đảo chiều trong nửa đầu năm 2008. Vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009 lên tới 500 triệu USD và mặc dù những tháng cuối năm, dòng vốn có dấu hiệu phục hồi nhưng cả năm 2009 vào khoản 600 triệu USD (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008).
5. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Chính phủ phát hành huy động nguồn tài chính mà không tạo áp lực lạm phát.
Chúng ta biết rằng Chính phủ đã không còn sử dụng biện pháp in tiền để tài trợ cho chi tiêu từ năm 1998. Chính vì thế, TTCK đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ.
TPCP bằng ngoại tệ phát hành trong nước trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn, nguyên nhân chính là do vấn đề lãi suất không hấp dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD được đưa ra mời thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đó, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành thứ 3, và thứ 4 vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 tới nay. Tính chung cả năm 2009, khối lượng huy động đạt 530,2 triệu USD (tương đương 9.278 tỷ đồng, theo tỷ giá ước tính 17.500 đồng/USD) trên tổng số 850 triệu USD gọi thầu
Đối với trái phiếu bằng nội tệ, việc huy động cũng còn nhiều hạn chế.
Tính đến hết năm 2009, có khoảng 70 đợt phát hành trái phiếu được thực hiện bao gồm trái phiếu: kho bạc nhà nước (KBNN), ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội và các trái phiếu chính quyền địa phương. Theo thống kê của Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV), chỉ có trên 2.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu KBNN được phát hành trên tổng số 15.000 tỷ đồng gọi thầu. Dư nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP. Nguyên nhân do thị trường trái phiếu thứ cấp ảm đạm, thanh khoản ở mức thấp, thể hiện qua giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trên thị trường cũng như các số liệu thống kê giao dịch trung bình trong phiên. Tổng giá trị trái phiếu được chuyển nhượng qua sàn trong năm 2009 vào khoảng 77.500 tỷ đồng, chỉ bằng 40% so với mức 195.600 tỷ đồng của năm 2008. Giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trung bình trong một phiên giao dịch cũng giảm mạnh, xoay quanh mức 300 tỷ đồng/phiên, thấp hơn nhiều so với mức 800 tỷ đồng/phiên của năm 2008. Đặc biệt, trái phiếu chính quyền địa phương gần như không được quan tâm. . Trái phiếu kho bạc bằng Việt Nam đồng chỉ thành công với tỷ lệ 15%, một con số rất khiêm tốn.
Bước sang năm 2010, những tháng đầu năm tình hình cũng không khả quan hơn. Tinh đến ngày 28/5 Kho bạc nhà nước đã có 5 lần đấu thầu trái phiếu với khối lượng lớn nhưng đa số là thất bại, chỉ bán được khoảng 100 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách Xã hội 4 lần đấu thầu nhưng không bán được đồng nào, Ngân hàng Phát triển 3 lần đầu thầu cũng thất bại.
Tuy nhiên, từ tháng 5 đến nay, việc phát hành đã thu được thành công nhất định. Việc phát hành theo lô lớn đầu tiên trong năm đã diễn ra vào cuối tháng 5 , nửa đầu tháng 6.tổng khối lượng trái phiếu phát hành đợt này là 5.000 tỷ đồng với lãi suất danh nghĩa 11,33%, tiền lãi thanh toán hàng năm, chia làm 3 đợt. Đợt đấu thầu một và hai (28/5/2010 và 4/6/2010) giá trị gọi thầu tương ứng mỗi đợt là 2.000 tỷ đồng. Đợt thứ ba (11/6/2010) giá trị gọi thầu là 1.000 tỷ đồng. Kết quả đợt thứ nhất đã không thành công. Hai lần sau tổng số tiền huy động được là hơn 2300 tỷ, cụ thể là:
04/06/2010 như sau:
STT
Nội dung
5 năm
1
Loại trái phiếu
Trái phiếu Chính phủ
2
Ngày
phát hành
08/06/2010
3
Ngày đáo hạn
01/06/2015
4
Lãi suất danh nghĩa
11.33%/năm
5
Mệnh giá
100.000 đồng/trái phiếu
6
Tổng khối lượng gọi thầu
2.000 tỷ đồng
7
Tổng số thành viên tham gia đấu thầu
04 thành viên
8
Tổng số phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ
04 phiếu
9
Tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ
3.300 tỷ đồng
10
Lãi suất đăng ký thấp nhất
11.10%/năm
11
Lãi suất đăng ký cao nhất
11.50%/năm
12
Lãi suất trần
11.20%/năm
13
Lãi suất trúng thầu
11.20%/năm
14
Khối lượng trúng thầu
1200 tỷ đồng
15
Tổng số
tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu
1.208.194.028.244 đồng
11/06/2010 như sau:
STT
Nội dung
5 năm
1
Loại trái phiếu
Trái phiếu Chính phủ
2
Ngày phát hành
15/06/2010
3
Ngày đáo hạn
01/06/2015
4
Lãi suất danh nghĩa
11.33%/năm
5
Mệnh giá
100.000 đồng/trái phiếu
6
Tổng khối lượng gọi thầu
1.000 tỷ đồng
7
Tổng số thành viên tham gia đấu thầu
11 thành viên
8
Tổng số phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ
13 phiếu
9
Tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ
4950 tỷ đồng
10
Lãi suất đăng ký thấp nhất
11.00%/năm
11
Lãi suất đăng ký cao nhất
11.50%/năm
12
Lãi suất trần
11.05%/năm
13
Lãi suất trúng thầu
11.05%/năm
14
Khối lượng trúng thầu
1000 tỷ đồng
15
Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu
1.014.405.357.487 đồng
Lần thành công gần đây nhất khi phát hành trái phiếu chính phủ là vào ngày 14/10 vừa qua với gần 6000 tỷ đồng trái phiểu đã được bán hêt: Sở GDCK Hà Nội thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, được tổ chức vào ngày 14/10/2010 như sau:
STT
Nội dung
3 năm
5 năm
10 năm
1
Loại trái phiếu
Chính phủ
2
Ngày phát hành
18/10/2010
3
Ngày đáo hạn
18/10/2013
18/10/2015
18/10/2020
4
Mệnh giá
100.000 đồng
8
Tổng khối lượng gọi thầu
2.500 tỷ đồng
2.500 tỷ đồng
1.000 tỷ đồng
9
Tổng số thành viên tham gia đấu thầu
13 thành viên
15 thành viên
4 thành viên
10
Tổng số phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ
14 phiếu
15 phiếu
4 phiếu
11
Tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ
2.985 tỷ đồng
4.785 tỷ đồng
900 tỷ đồng
12
Lãi suất đăng ký thấp nhất
9,50%
10,19%
10,79%
13
Lãi suất đăng ký cao nhất
9,80%
10,45%
10,90%
14
Lãi suất trần
9,65%
10,29%
10,80%
15
Lãi suất trúng thầu
9,65%
10,29%
10,80%
16
Khối lượng trúng thầu
2.135 tỷ đồng
2.485 tỷ đồng
850 tỷ đồng
17
Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu
2.135 tỷ đồng
2.485 tỷ đồng
850 tỷ đồng
Tuần trước đó, ngày 7/10, Kho bạc Nhà nước chào thầu 6.000 tỷ đồng trái phiếu với các kỳ hạn 3, 5 và 10 năm; huy động được 3.965 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu ở các kỳ hạn lần lượt là 9,68%, 10,3% và 10,8%/năm.
Như vậy có thể nói TTCK đã tạo ra một kênh huy động vốn khá tiềm năng cho Chính phủ, cung cấp lượng vốn đáng kể cho việc đầu tư cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của nhà nước.
6. Một trong những vai trò của TTCK là cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong tương lai (hay nói cách khác là hàn thử biểu của nền kình tế.
Tuy nhiên khi xem xét vấn để này cần nhận thức một điều là TTCK Việt Nam chưa phải là hàn thử biểu của nền kinh tế. Lý do được đưa ra là:
TTCK Việt Nam chỉ được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế khi đo lường được "sức khỏe" của toàn bộ nền kinh tế, chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó tạo mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa TTCK và thị trường tài chính. Nó phải đáp ứng đủ 3 yếu tố chính sau:
Quy tụ đầy đủ DN lớn tiêu biểu của mọi ngành nghề
Một trong những yếu tố bắt buộc để TTCK Việt Nam trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế, đó là thị trường phải chứa đựng những DN lớn tiêu biểu cho mọi ngành nghề, đại diện cho một nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay, TTCK Việt Nam có 289 DN niêm yết. Con số này còn quá ít so với con số hàng trăm nghìn DN thực tế đang hoạt động. Mặt khác, các DN niêm yết chủ yếu là những DN nhỏ và vừa, chưa phải là những DN lớn có sức chi phối nền kinh tế...
Về mức vốn hóa của thị trường, năm 2007 đạt khoảng 40% GDP. Song đến thời điểm hiện tại, TTCK đang suy giảm từng ngày, thì mức vốn hoá thị trường cũng giảm đi tương ứng. Trong khi đó, theo kế hoạch Chính phủ đặt ra, tới năm 2010, tỷ lệ vốn hóa TTCK phải chiếm 50% GDP và con số này phải tăng đến 70% vào năm 2020. Khi đó, quy mô thị trường mới đủ lớn để có thể đưa TTCK thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế theo đúng nghĩa của nó.
Giá chứng khoán phản ánh tương đối chính xác giá trị thực của DN niêm yết
Một thực tế hiện nay là phần lớn con số tính toán về giá trị thực của cổ phiếu đều chỉ sử dụng một cách máy móc những số liệu ghi trên báo cáo tài chính của các DN niêm yết; chưa thể hiện được đầy đủ giá trị nội tại của DN mà nó phản ánh. Ngoài ra, sự kém minh bạch còn phổ biến, kèm theo đó là những yếu tố thuộc về tài sản vô hình của công ty (trình độ quản lý, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm...) chưa phản ánh hết trong báo cáo tài chính.
Mặt khác, sự thiếu kiến thức và tâm lý đám đông của NĐT đã và đang tác động mạnh mẽ tới TTCK. Tâm lý "phải tháo chạy bằng mọi giá" đã đẩy chỉ số VN-Index xuyên thủng 400 điểm. Rõ ràng, tâm lý NĐT chứ không phải phương pháp xác định hay hoạt động kinh doanh của DN quyết định giá chứng khoán.
Phản ánh tương đối chính xác sự biến động của nền kinh tế
Hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến những bước thăng trầm của TTCK Việt Nam. Ngày 8/11/2006, VN-Index xuất phát với mức 525,99 điểm, chỉ 4 tháng sau (ngày 12/3/2007) VN-Index đã leo lên tới đỉnh 1.170,67 điểm, để rồi hiện tại VN-Index đã quay trở lại và thậm chí phá mốc 400 điểm. Tất nhiên, lên xuống là chuyện bình thường của thị trường, nhưng lên xuống với biên độ lớn trong thời gian ngắn là bất thường. Và điều này có phản ánh chính xác sự biến động của nền kinh tế hay không?
Câu trả lời là không! Dễ dàng nhận thấy, từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index đã giảm quá sâu, bất chấp những thông tin rất tốt về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của đại đa số công ty niêm yết trên sàn, bất chấp nỗ lực chống lạm phát đã có kết quả bước đầu của Chính phủ.
Ngoài ra, nếu nền kinh tế Việt Nam chủ yếu có 4 kênh đầu tư: TTCK, thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ thì trong thời gian qua, sự ảm đạm của TTCK dường như cũng chưa ảnh hưởng nhiều tới các thị trường còn lại, nếu có, thì cũng chỉ như sự ảnh hưởng của một hàng hóa này tới một hàng hóa thay thế khác. Nhìn vào TTCK, chưa thấy được bức tranh khái quát của toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, rõ ràng VN-Index hiện chưa phải là hàn thử biểu của kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò trên, có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trước hết là nói đến vấn đề thông tin không cân xứng. Ở Việt Nam hiện nay có thể nói thông tin được chuyển đến các nhà đầu tư là không đầy đủ và không giống nhau. tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý.
Vẫn có những hoạt động làm giá, thao túng cổ phiếu, thao túng thị trường khiến cho nhà đầu tư (NĐT) bất an, họ rất ngại trong việc đầu tư giá trị, mà dần dần chuyển sang lướt sóng nhiều hơn.
Hiện trạng sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích. Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.
Tuy nhiên, theo nhận định, sau 10 năm phát triển, thị trường CK Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần tăng trường kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top