vai tro cua NAQ doi voi su ra doi cua DCS
Ph©n tÝch chøng minh vai trß quyÕt ®Þnh cña l·nh tô Nguyªn AÝ Quèc ®«i víi sù ra ®êi cña §¶ng céng s¶n ViÖtmNam?
Bài làm.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là vị lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Quá trình hoạt động của Người trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX đã đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930).
4.1). Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc ( 1911 – 1920).
- Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, trước sự bế tắc của các sĩ phu yêu nước Việt Nam, Người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành rất trăn trở về cong đường cứư nước giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên là Nguyễn Văn Ba đã rời bên cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới để giải phóng cho dân tộc. Người đã không đi sang phương Đông như con đường của các sĩ phu yêu nước trước đây, mà Người quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới giải phóng cho dân tộc. Sở dĩ người quyết định đi sang phương Tây là vì: như sau này Người nói lại: “Muốn đánh đuổi được kẻ thù thì phỉa có sự hiểu biết về kẻ thù đó”, và người cũng muốn tìm hiểu xem cái khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, của cách mạng Pháp nó được thực hiện như thế nào ở nước Pháp.
- Sau nhiều năm bô ba khắp năm châu bốn biển, Người đã tìm hiểu và khảo sát các cuộc cách mạng điểm hình trên thế giới như: Cách mạng tư sản Mỹ ( 1776), cách mạng Pháp ( 1789), Ngươid đánh giá các tư tưởng tự do, bình đẳng bác ái, của các cuộc cách mạng này, nhưng người cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng này là “chưa đến nơi” vì quần chúng nhân dân vẫn đói khổ. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.
- Năm 1917 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 – Nga nổ ra và thành công vơi sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc hướng đến ánh sáng của cuộc cách mạng này và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó.
- Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội Nghị Vecxay của các nước đế quốc thắng trận sau thế chiến thứ nhất, Bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó đã không được các nước đế quốc chú ý đến nhưng nó đã gây được tiếng vang lớn đối với công luận Pháp. Qua sự kiện này Người đã rút ra cho mình một kết luận quan trọng: muôn giải phóng được dân tộc mình thì phải dựa vào sức mình là chính.
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản sơ thảo lần thư nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báp Nhân đạo. Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lê nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
- Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở ( Tua – 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trong trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người đã chuyển từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cứu nuớc đúng đắn, đó là con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản.
4.2). Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 1920 – 1930).
- Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc đã ra sức hoạt động để dần dần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin và nhứng tư tương của cách mạng tháng 10 – nga về nước.
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, thành lập : Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, Hội xuất bản từ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm và chủ bút. Trong thời gian này người còn viết nhiều bài đăng trên các báo: Nhân đạo ( của Đảng cộng sản Pháp), Đời sống công nhân ( của Tông liên đoàn Lao đông Pháp), đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp… Những sách báo này đã đuợc bí mật truyền về nước để những người yêu nước Việt Nam đọc và qua đó họ bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của Thực dân Pháp nói riêng, hiểu được những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và cách mạng tháng - 10 Nga. Góp phần giác ngộ các tầng lớp nhân dân yêu nước.
+ Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc đã rời Pháp đến Liên Xô để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó, Người đã ở lại Liên Xô một thời gian để vừa nghiên cứu học tập, làm việc ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật ( của Đảng cộng sản Liên Xô), tạp chí Thư tin quốc tế.
- Ngày 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Chấu ( Trung Quốc) để hoạt động chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Tháng 6/1925 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn, Hội xuất bản tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận . Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Từ năm 1925 – 1927 Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Người vừa là người tổ chức lớp vừa là giảng viên, kiêm phiên dịch của lớp. Sau các khoá học một số học viên được tuyển chon và gửi đi học ở trường ĐH Phương Đông (Liên Xô), một số được gửi đi học ở ĐH Hoàng Phố ( TQ), còn phần lớn được đưa về nuớc để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tuyên truyền chuẩn bị thành lập Đảng.
+ Đầu năm 1927 các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tại Quảng Chấu đã được xuất bản thành cuốn sách Đường kách mệnh. Trong cuốn sách này Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược, sách luợc của cách mạng giải phóng dâ tộc Việt Nam. Như vậy “Đường kách mệnh” chính là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyến Ái Quốc.
4.3). Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930).
- Nhờ những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX mà phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác, nhất là vào nhứng năm 1929 – 1930. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1929 – 1930 đòi hỏi phải có một Đảng tiên phong lãnh đạo cách mạng mới phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu đó. Từ giữa đến cuối năm 1929 ở nước ta đã ra đời 3 tổ chức cộng sản:
+ Đông Dương cộng sản Đảng ( 17/6/1929) ở Bắc kỳ.
+ An Nam cộng sản Đảng ( 7/1929) ở Nam kỳ.
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn ( 9/1929) Trung kỳ.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động 3 tổ chức Đảng này lại có sự phân tán, chia rẽ, tranh giành quần chúng lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng.
- Trước tình hình đó Quốc tế công sản đã gửi thư cho những người cách mạng ở Đông Dương kêu gọi thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Quốc tế công sản đã uỷ nhiệm cho Nguyến Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản tiến hành triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhất.
+ Ngày 23/12/1929 Nguyễn Ái Quốc đã từ Thái Lan đến Thượng Hải (TQ), Người đã gửi thư về nuớc mời các đại biểu của các tổ chức cộng sản tới Huơng Cảng (TQ) để họp hội nghị hợp nhất Đảng. Từ ngày 3 – 7/2/1930 Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long – Hương Cảng ( Trung Quôc) do Nguyến Ái Quốc chủ trì, Sau 5 ngày làm việc khẩn trương các Đại biểu đã thảo luận và hoàn toàn nhất trí hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
+ Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Chính cương văn tắt – Sách lược văn tắt và điều lệ tóm tắt của Đảng. Những văn kiện này đã chính thức được thông qua tại Đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Với sự ra đời của Đảng và Cương lĩnh chính trị đứng đắn của riêng mình. Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Mịnh đã lành đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, lập ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ( 2/9/1945).
→ Như vậy, với sụ trình bày nói trên đã cho chúng ta thấy đuợc vai trò quyết định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930), đặc biệt là những sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX cho sự ra đời của Đảng. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người là lãnh tụ của Đảng, của phong trào công nhân và của cả dân tộc Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top