Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
-Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi các chủ thể:Các mức độ bổ sung, "dung hoà" đạo đức và pháp luật được khái quát
qua các "góc vuông xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi"sau
(Xem Hình 2.2):
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân
các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu đến từ phong cách kinh
doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh
nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.
Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược
trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay
một ngạn ngữ ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát
triển: "Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen
gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận".
2. Đạo đức kinh doanh góp phần vào nâng cao chất lượng của
doanh nghiệp
Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân
viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức.Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và
phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ.Sự lãnh đạo cũng có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộ các hành vi đạo đức.Nhận thức của các nhân viên về công ty của mình là có một môi trường
đạo đức sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức.
3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của
nhân viên
4. Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
.5. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
6. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh
tế quốc dân
Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh
đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh
của nền kinh tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh
nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh
tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin
tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan
hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm
tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của
khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của
doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các
khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo
đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược
như các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên,
và các mối quan hệ với khách hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top