Vai trò của Ca,Fe, Zn, Iot, Nước đối với cơ thể
1. Nêu vai trò dinh dưỡng của Calci (Ca) đối với cơ thể
Tạo xương
Tạo xương được bắt đầu từ rất sớm ngay từ khi thụ thai và là một hình ống chắc dần, tạo nên một khuôn mẫu linh động để các xương khác tập hợp lại. Khuôn này chiếm 1/3 cấu trúc của xương và còn rất mềm mại cho đến khi sinh ra, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ và mẹ trong khi sinh. Khuôn xương này bao gồm chất xơ của một loại protein đựơc gọi là collgen, nó được bao phủ bởi phức hợp gelatin gồm protein và polysaccaride được gọi là chất nền. Sau khi sinh bộ xương trở lên dài và rộng ra và nhanh chóng rắn chắc do sự lắng đọng của các chất khoáng vào trong xương. Quá trình này được gọi là calci hoặc xương hoá do chất tạo cứng rắn và chất khoáng có mặt nhiều nhất trong phức hợp là calci. Vào thời điểm trẻ có thể bước đi được, bộ xương đã được calci hoá đủ để nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Những tinh thể khoáng đựơc lắng đọng dần trong quá trình xương hoá là
calci phosphate, Ca3(PO4)2, đựơc gọi là apatie; hoặc hỗn hợp calci phosphate và Ca(OH)2- hydroxyapatite. Vì calci và P là những chất khoáng chủ yếu trong xương, nên việc cung cấp đầy đủ 2 chất khoáng này trong thời gian phát triển là cần thiết.
Tạo răng
Phần ngoài và giữa của răng được gọi là men và xương răng có chứa một lượng rất lớn hydoxyappatite, chất này có mặt dọc theo chiều dài chất protein
keratin (trong xương là collagen). Quá trình calci hoá các răng sữa được bắt đầu từ thời kỳ bào thai khoảng 20 tuần tuổi) và chỉ hoàn thiện trước khi mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi). Răng vĩnh viễn bắt đầu được calci hoá khi trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 năm tuổi, ngay từ khi còn đang giai đoạn tạo răng sữa.
Có một sự trao đổi chậm chạp calci giữa máu và thân răng, có thể có trao
đổi giữa calci nước bọt và calci của men răng. Thiếu hụt calci trong quá trình tạo răng có thể dẫn đến nguy cơ sâu răng. Mặc dù calci là thành phần quan trọng nhất trong tạo răng, cũng cần phải chú ý rằng chất lượng của răng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác.
Phát triển
Calci còn cần cho những chức năng khác của tế bào. Một số nghiên cứu ở
Nhật cho thấy rằng khẩu phần ăn nghèo calci thường kết hợp với chiều cao thấp. Một khẩu phần nghèo calci thường kết hợp với thấp protein, một yếu tố quan trọng cho phát triển cơ thểvà phát triển xương.
Tham gia các phản ứng sinh hoá khác
Vai trò của calci trong quá trình đông máu là một chức năng được biết rõ,
quá trình hình thành thromboplastin, thrombin, fibrin tại nơi tổn thương tạo cục máu đông cần sự có mặt của calci. Những vai trò khác là vai trò calci trong việc dẫn truyền xung động thần kinh, vào hấp thu vitamin B12; vào hoạt động của enzyme tuỵ trong tiêu hoá mỡ; vào quá trình co cơ. Calci có đến hàng chục chức năng quan trọng khác nhau, tuy nhiên sự thay đổi calci trong chế độ ăn thường ít thấy hiệu quả sớm do việc duy trì cân bằng calci của xương.
2. Nêu vai trò dinh dưỡng của Sắt (Fe) đối với cơ thể
Vận chuyển và lưu trữ oxy
Sắt (Fe2+) trong các Hemoglobin (Hb) và myoglobin có thể gắn với oxy phân tử(O2), rồi chuyển chúng vào trong máu và dự trữ ở trong cơ. Sắt không gắn trực tiếp với các protein này mà thông qua nhân Hem. Mỗi phân tử Hb gắn với 4 phân tử oxy. Hb có trong tế bào hồng cầu và làm hồng cầu có mầu đỏ. Khi hồng cầu lên phổi sẽ nhả khí CO2 và nhận O2, rồi cung cấp O2 cho các mô của cơ thể. Myoglobin chỉ có một cực gắn với oxy, và như vậy mỗi phân tử myoglobin chỉ gắn với một phân tử oxy. Myoglobin chỉ có ở cơ vân; chúng có tác dụng như nơi dự trữ oxy cho hoạt động. Chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho co cơ.
Cofactor của các enzyme và các protein
Sắt hem tham gia vào một sốprotein, có vai trò trong việc giải phóng năng lượng trong quá trình oxy hoá các chất dinh dưỡng và ATP. Sắt cũng gắn với một số enzyme không hem, cần cho hoạt động của tế bào.
Tạo tế bào hồng cầu
Hb của hồng cầu có chứa sắt, một thành phần quan trọng cho thực hiện chức
năng hồng cầu. Quá trình biệt hoá từ tế bào non trong tuỷ xương đến hồng cầu trưởng thành cần có sắt. Cần khoảng thời gian từ24 đến 36 giờ cho tế bào rời từ hệ liên võng đến hồng cầu trưởng thành.
Do hồng cầu không có nhân nên chúng không thểsản xuất những enzyme và
chất hoạt động cần thiết cho kéo dài thời gian sống. Chúng chỉ có thể sống được khoảng 120 ngày (4 tháng). Khi hồng cầu chết, chúng được chuyển đến gan tuỷ xương, lách, gọi là hệ liên võng nội mạc (reticuloendothelial system). Tại lách, sắt và protein của hồng cầu chết được tái sử dụng. Sắt được giữ ở ferritin và hemosiderin ở gan và lách được chuyển đến tuỷ xương để tạo hồng cầu mới. Phần còn lại của Hb được sử dụng tạo bilirubin, chuyển đến gan và bài tiết qua mật.
3. Nêu vai trò dinh dưỡng của Kẽm (Zn) đối với cơ thể
Hoạt động của các enzym:
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme kim loại, trong đó có những enzyme rất quan trọng như cacboxypeptidase A, L-glutamat dehydrogenase, cacbonic anhydrase, xytochrom C-oxydoreductase, alcoldehydrogenase, lactat dehydrogenase, phosphoglyceraldehyt dehydrogenase, alkalin phosphatase. Kẽm được coi là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase. Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN và tổng hợp protein. Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Mức quay vòng kẽm trong não rất chậm. Sự kiểm soát cân bằng thể dịch cho phép não luôn giữ được lượng kẽm cao nhất trong khi cơ thể bị thiếu kẽm. Các synap thần kinh hấp thụ kẽm một cách chủ động. Kích thích
các sợi thần kinh, nhất là vùng cá ngựa (hippocampus) sẽ làm giải phóng kẽm.
Hoạt động của một số hóc môn:
Kẽm giúp tăng cường tổng hợp FSH (foline
stimulating hormon) và testosterol. Hàm lượng kẽm huyết thanh bình thường có tác dụng làm tăng chuyển hoá glucose của insulin. Các hợp chất của kẽm với protein trong các chếphẩm của insulin làm tăng tác dụng của thuốc này trong thực hành lâm sàng.
Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể; ảnh hưởng này có thể
giải thích trên nhiều tác dụng như: Tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hóc môn tăng trưởng (GH-Growth Hormon); hóc môn IGF-I.
Miễn dịch:
Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhậy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Theo Shankar AH, thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch. Shankar đã nhận thấy rằng thiếu kẽm làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
4. Nêu vai trò dinh dưỡng của Iod (I) đối với cơ thể
Chức năng quan trọng nhất của iod là tham gia tạo hóc môn giáp T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine). Sự có mặt của nguyên tử iod với những liên kết đồng hoá trị trong cấu tạo của hóc môn. Hóc môn giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà phát triển cơ thể. Nó kích thích tăng quá trình chuyển hóa tới 30%, tăng sử dụng oxy và làm tăng nhịp tim.
Hoạt động của hóc môn giáp là tối cần thiết cho phát triển bình thuờng của não. Nghiên cứu về giải phẫu cho thấy hóc môn này làm tăng qúa trình biệt hoá của tế bào não và tham gia vào chức năng của não bộ. Khi suy giáp do không đủ hóc môn giáp thường phối hợp với khuyết tật não và rối loạn chức năng não. )
Mặc dù chức năng của hóc môn giáp là điều hoà chuyển hoá cơ thể, những chức năng quan trọng khác cũng ngày càng được biết đến. Ví dụ trong việc chuyển đổi beta - caroten thành vitamin A, tổng hợp protein, hấp thu chất bột đường trong ruột non. Nồng độ cholesterol cao thường gặp trong suy giáp, trong khi cường giáp gây giảm cholesterol trong máu. T4 còn được biết với vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản.
5. Nêu vai trò và nhu cầu của nước đối với cơ thể
Nước thực hiện 4 chức năng chính trong cơ thẻ:
- Là dung môi của các phản ứng hoá học trong cơ thể:
Dung môi là một dung dịch lỏng đểhoà tan nhiều chất hoá học khác nhau; nước là một dung môi sống. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hoá học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hoà và thực hiện được. Nhờ việc hoà tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào mà các chất hoá học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.
- Là chất phản ứng hoá học của nhiều phản ứng sinh hoá
Các chất tham gia vào phản ứng hoá học được gọi là chất phản ứng. Trong quá trình hoạt động, chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơthể. Trong quá trình phản ứng, phân tử nước thường bị phân tách, cho nguyên tử H, ion H+, nguyên tử O, ion O2 -, nhóm OH hoặc OH- tham gia các phản ứng.
- Là chất bôi trơn
Các dung dịch lỏng có tính bôi trơn do chúng dễ dàng bao phủ lên các chất khác, nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…
- Là chất điều hoà nhiệt độ( )
Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơthểthông qua việc phân phối nhiệt độcơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hoá, oxy hoá sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì nhiệt độ cơ thể 370C và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top