Vài nét về truyện ngắn Võ Đình - Tranlamhp1
Vài nét về truyện ngắn củaVõ Đình
Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, có một nhánh nhỏ tách ra được viết bởi những con người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người ta gọi nhănhs văn học đó là văn học hải ngoại. Trước đây, các nhà nghiên cứu văn họ hầu như chỉ tập trung nghiên cứu nền văn học Việt Nam trong nước mà đã bỏ quên, không nghiên cứu về văn học Việt Nam ở nước ngoài. Chính vì lẽ đó, văn học hải ngoại trở nên xa lạ với độc giả trong nước. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của mạng internet đã nối liền khoảng cách địa lý, đưa văn học hải ngoại đến gần hơn với độc giả trong nước.
Nền văn học hải ngoại có rất nhiều cây bút nổi bật có thể kể đến như: Võ Đình, Thụy Khuê, Phạm Thị Hoài, Võ Phiến, Đặng Tiến,….Các chặng đường phát triển của văn học di dân có thể chia thành ba chặng: Chặng phôi thai từ 1975 – 1981, chặng 2 từ 1982 – 199 , và chặng 3 từ 1991 đến nay là thời kỳ hòa hợp ( Có nhiều cách phân chia khác nhau về các chặng đường phát triển văn học hải ngoại của Đỗ Quyên, Thụy Khuê, nguyễn Mộng Giác,…ở đây, tôi phân chia dựa theo quan điểm của Thụy Khuê). Võ Phiến là cây bút nổi bật của chặng đầu, chặng phôi thai của văn học hải ngoại.
Võ Đình gây viết rất nhiều thể loại: phê bình, tùy bút, tiểu luận, truyện ngắn. Trong đó, Võ Đình thành công nhất với thể loại truyện ngắn. Võ Đình đã từng nói “ Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là hình thức văn chương thích hợp nhất cho không, thời gian những truyện ấy. Với lại, cuộc sống và sự đời, phải chăng đó là những "truyện ngắn" nối kết cùng nhau ? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là hình thức thực tại của sự đời. Truyện dài là một chuỗi dài lóng lánh, nối kết do sự giả tạo của con người, trong khi truyện ngắn là những hạt trân châu làm nên chuỗi dài đó. Bá nhân bá bao tử !!!”
Võ Đình rất thành công với thể loại truyện ngắn. Chính vì thế, bài viết dưới đây nghiên cứu về những nét nổi bật trong truyện ngắn của Võ Đình cũng chính là hé mở phần nào phong cách nghệ thuật của Võ Đình, và cũng là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Vì sao truyện ngắn của Võ Đình lại thu hút độc giả đến vậy?
Triển khai đề tài
Tình yêu quê hương trong sáng tác của Võ Đình
Cũng như đông đảo những cây bút hải ngoại, khi phải rời xa quê hương, sống và làm việc tại nước ngoài, tình yêu quê hương lớn lao trong Võ Đình đã biến đổi thành nỗi nhớ mong, khát khao được trở về quê hương, được nếm những món ăn dân tộc, nói tiếng nói của quê hương. Tình yêu quê hương của Võ Đình trước hết thể hiện ở tình yêu tiếng Việt:
Tình yêu với tiếng Việt
Trong buổi trao đổi, Lê Thị Huệ đã hỏi Võ Đình:
“ - Ông có khả năng viết bằng tiếng Pháp, Anh và Việt. Ông nhận xét gì về tiếng Việt trong văn viết. Viết bằng tiếng Việt khác với viết văn bằng các thứ tiếng kia như thế nào?
Võ Đình: Tôi là người Việt Nam. Tôi yêu tiếng Việt. Có những điều diễn tả bằng tiếng Việt mới đầy dủ. Tôi có thể viết bằng tiếng Pháp hay Anh, nhưng đã chọn viết bằng tiếng Việt. Nói thế, không có nghĩa rằng tôi không yêu tiếng Pháp tiếng Anh. Nhưng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của tôi.”
Võ Đình sáng tác bằng tiếng Việt. Đặc biệt rằng, sù xa quê hương hơn nửa tếh kỉ nhưng vốn tiếng Việt của tác giả không hề mai một, văn phong hết sức gần gũi, trong sáng, nhiều chỗ gần như là khẩu ngữ. Chính điều đó đã khiến văn Võ Đình có một sức hút lạ kì. Ông đã từng khẳng định: “ Tôi giao tiếp với tiếng Việt bằng cách sống nó. Tôi nói tiếng Việt. Tôi đọc tiếng Việt. Tôi suy nghĩ bằng tiếng Việt”.
Võ Đình đã có bài viết mang tựa đề “Chữ” như để minh chứng cho tình yêu tiếng Việt của mình. Chữ quốc ngữ ngày nay, trong cái thời “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên, hay cái thời “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, cái thời mà người ta ưa chuộng viết bút long, viết chữ nho, thì chữ quốc ngữ ngày nay được các cụ gọi là chữ “con trùn” ( “con giun”, hay “con trùng”). Võ Đình đã nêu lên suy nghĩ của mình về tiếng Việt, ông đã có cái nhìn vô cùng mới mẻ để khám phá cái đẹp của chữ quốc ngữ: “ Nhìn từ một góc độ khác, ở một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác, đối tượng của cái nhìn đem lại cho ta một cái thấy mới mẻ đầy thú vị, những khám phá không ngờ. Bạn đọc hãy làm một thí nghiệm đơn giản sau đây.
Trên một mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, bạn lấy bút mực đậm (hay magic marker đen) viết tên bạn. Dưới tên, ghi năm sinh, nơi sinh... Chỉ cần để ý một điều: Hãy viết thật nhanh, tự nhiên, đừng nắn nót, gò bó. Đoạn bạn lật ngược giấy lại, soi lên ánh đèn. Những chữ (ngược), những con số (ngược) đó ngộ nghĩnh hẳn ra. Thoạt đầu, bạn có thể bỡ ngỡ không đọc được tên mình vốn là những chữ quen thuộc nhất. Nhìn kỹ hơn, những nét bút lạ sẽ đem lại cho bạn một niềm thích thú mới. Bây giờ bạn hãy xoay mảnh giấy dựng đứng lên. Tên bạn, v.v... bây giờ nằm dọc chứ không nằm ngang nữa. Cái thứ chữ "con trùn" này, đâu ngờ nó cũng có móc, có câu, có sổ, có đá đấy chứ không đâu! Bây giờ bạn thấy rằng, hiển nhiên, cái đẹp cũng có thể tìm ra được ở cái chữ "con trùn". Bây giờ, bạn hãy xoay mảnh giấy lại mặt phải của nó, và nhìn những chữ bạn đã viết với một đôi mắt mới tinh.”
Võ Đình đã khám phá được vẻ đẹp của chữ tiếng Việt. Trong thời đại công nghệ thông tin, nhà văn dường như đã khám phá được nguy cơ vẻ đẹp của chữ viết dần mất đi khi con người ta quá lạm dụng việc đánh máy. Chữ viết sẽ không còn là phương tiện để đánh giá “nét chữ, nết người” nữa, không còn thể hiện được vẻ đẹp độc đáo của chữ. Lời cuối của bài viết “Chũ”, Võ Đình đã đưa ra lời nhắn gửi thiết tha: “Tôi ước mong bạn đọc, bạn viết xa gần, gõ còm-piu-tơ thì cứ nhưng mỗi ngày hãy cầm lấy cây bút, tí toáy với nó một lúc đến khi nào ấm tay thì thôi, đừng để nó nằm vất vưởng một mình, tội nghiệp. Nhất là những vị may mắn được "trời cho" cái chữ tốt. Đừng để tác giả "Chữ Người Tử Tù", nơi minh mông, ông ấy tủi thân. Hỡi những ông (bà) đồ của thời nay!”
Những hình ảnh về quê hương
Tình yêu tha thiết của Võ Đình với quê hương không chỉ thể hiện ở những việc ông khám phá những nét đẹp của tiếng việt, sáng tác bằng tiếng Việt như một cách để thể hiện nỗi nhớ quê hương, Võ Đình còn đưa những hình ảnh hết sức Việt Nam vào trong những sáng tác của mình. Nhớ về Việt Nam, ông nhớ về những món ăn dân dã, giản dị :
“…Trên cái mâm sơn tróc vỏ là một đĩa rau luộc. Một đĩa rau dền đỏ. Và bên cạnh là một chén nước tôm kho đánh.Mùi rau dền chính cống và mùi nước ruốc chính hiệu nai vàng thơm lừng. Rau mới luôc tươi ngon. Nước mắm mới kho, lấm tấm màng mỡ ớt đỏ rực, còn nóng, còn bốc khói. Cô Tâm nói:
-Em bưng qua Anh thời cơm túi.Anh đừng cười Anh hí! Em mô dám bày vẽ.
Tôi nhìn cô Tâm, rồi nhìn cô Hằng em tôi, rồi tôi nhìn xuống đĩa rau và chén nước chấm. Tôi muốn khóc nhưng tôi chỉ cười. Tôi nói:
- Trời ơi ! ngon quá ri!
Cô Tâm phân trần: -Anh đừng chê. Anh hí!Có chi mô…Em hỏi cháu Quế chớ rứa cậu thích ăn cái chi. Quế nói cậu không thích ăn chi cả. Em mới nói thiệt không, răng lại không thích chi cả. Cháu Quế mới nói,thiệt dì nợ, bữa nớ Cậu bên Mỹ mới về Mệ có hỏi con đi Tây đi Mỹ cao lương mỹ vị đã từng, chừ về nhà rồi ưng ăn cái chi cứ nói, mẹ nấu cho mà ăn. Cậu thưa với Mệ là Cậu không thấy thèm chi cả. Mệ hỏi hoài cậu mới nói Cậu thèm ăn canh mít non có bỏ lá sân lá lốt. Mệ la , trời ơi, cái thằng ni mi đi Tây đi Mỹ mi học cái chi mà mi về mi đòi ăn canh mít non! Lại phải có lá sân lá lốt! Tết “ dứt” lạnh lẽo như ri mít non mô mà kiếm cho ra. Mệ nói có banh 1tát, có thịt đông , có chả lụa , có ram , có tređó , nhưng Cậu chỉ cười. Ròi em hỏi cháu Quế, rứa ngoài món canh mít ra, Cậu có ưng chi nữa không?thì cháu nói là dì nợ, cháu có nghe Cậu nói với mẹ cháu là từ khi về nước đến chừ cứ Tết “dứt” hoài, chưa ăn được một miếng rau dền thiệt ngon chấm nước tôm kho đánh thiệt ngon..Anh đừng cười, Anh hí.. Em tìm hoài mới được chừng đó rau dền..
Như đã lỡ thì liều, cô Tâm nói liên tu bất tận. Tôi nhìn cô em tôi.Cả hai chúng tôi cùng sững sờ. Tối hôm đó, mồng ba Tết Giáp Dần một năm trước ngày miền Nam thay ngôi đổi chủ, tôi ngồi ăn cơm với đĩa rau luộc chấm nước ruốc.Tôi ăn ngon lành, tôi ngồi ăn như ‘ông khó tính“ của Nguyễn Bá Trạc. Trong khi mọi người trong nhà còn ăn” cơm Tết. Tôi ngồi ăn mà nhớ lại những đĩa rau luôc ở Paris, ở New York, ở San Francisco , những đĩa rau dền, những chén nước chấm như là nước tôm khô đánh…” ( trích “ Một món tết thật mặn mà” -Võ Đình)
Đã là Việt Nam, không ai không biết đến tác phẩm Truyên Kiều của Nguyễn Du. Hình ảnh nàng Kiều đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho người con gái đẹp. Dân gian có câu “ Trông xa tưởng như Thúy Kiều/ Lại gần giống như người yêu Chí Phèo”. Mặc dù xa Việt Nam đã lâu, nhưng khi cần lấy hình ảnh để hình dung về người con gái đẹp mà mình yêu thương, Võ Đình đã nghĩ ngay đến hình ảnh của Kiều: “Mải mê ngắm – ngắm mà bàng hoàng ngẩn ngơ – thân thể người đàn bà, tôi giật mình thấy đám mây đen là mái tóc xoã đã dạt qua một bên lúc nào không hay, và tôi nhận ra. Trời ơi, Kiều….. Tôi đã thấy được Kiều. Thấy được Kiều dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.” ( Người chạy bộ)
Khao khát trở về quê hương, qua những dịp trở về Việt Nam hiếm hoi, hình ảnh thân thương, gần gũi của quê hương, cảm giác tha thiết khi trở về quê hương đã được Võ Đình lột tả thành công trong tác phẩm “Chiếc vòng” : ““Chúng tôi vượt qua cầu Trường Tiền, qua đường Trần Hưng Đạo (nay không còn hai hàng phượng vĩ nữa), về cửa Thượng tứ. Cửa thành đã mất thượng lầu trong vụ Mậu Thân, và người ta đã thay thế vào một thứ lô-cốt tròn, ngắn, một cái pháo đài thấp lè tè. Cửa thành cổ kính, rêu phong loang lổ, sừng sững trong nắng trưa như một người phong hủi đầy mình; đầu đã bị chặt cụt, chỉ còn cái cổ ngắn trên hai vai ngang. Xúc động, tôi vội cuối xuống. Và tôi đứng lặng người. Dưới cạnh chân tôi là một vũng nước nhỏ (sáng ấy có mưa), đường kính không quá hai ba gang tay. Mặt nước phản chiếu một tí trời, một tí mây. Nhưng vũng nuớc ấy cũng là vũng nước tôi đã nhìn xuống bao nhiêu lần trên hai mươi năm về trước mỗi lần đi học ngang qua đấy. Góc đường quen thuộc ấy,lề đường lở lói, góc cây cằn cỗi ấy. Tôi đi xa một phần tư thế kỷ mới về, mà vũng nước nhỏ bé ấy vẫn còn nằm nguyên đó, không bốc hơi biến mất, không xê dịch, không lớn hơn hay nhỏ hơn. Lý trí đối với tôi lúc ấy hoàn toàn vô giá trị: vũng nước ấy chính là vũng nước của ngày tháng xa xưa, và tôi lại nhìn thấy nó! Nó không thay đổi, mà tôi cũng không đổi thay. Tôi nhìn vũng nước nhỏ bên lề đường, rưng rưng nước mắt”
Tình yêu dị thường với thiên nhiên
Võ Đình thường hướng đến đề tài thiên nhiên, dành một tình cảm rất đặc biệt với thiên nhiên , xem nó như một phần máu thịt của mình, thậm chí như một thực thể sống độc lập, có suy nghĩ, cảm xúc.
Thiên nhiên với Võ Đình như là hình ảnh gợi nhắc đến quá khứ, những hồi ức thơ bé: “Xe vừa rẽ vào đường hẻm, tôi đã nhận ra ngay cây bàng. Tức thì nhớ lại “Nhặt Lá Bàng” của ông Nhất Linh. Như vậy là hơn bốn mươi năm rồi tôi mới lại thấy cây bàng. Nó đứng lơ láo giữa khúc quẹo ngã ba của con hẻm nhỏ. Rễ trơ trụi, trồi lên mặt đất. Thân gầy gò, cành xác xơ. Lá úa vàng. Trời nóng đổ mồ hôi hột nhưng tôi kịp nhớ ra rằng đang ở tháng chạp dương lịch, giữa mùa đông Sài Gòn(….)Chuyến bay từ Singapore về đúng giờ. Nhưng cũng mất gần hai tiếng đồng hồ mới ra khỏi hải quan. Trên đường về nhà từ phi trường Tân Sơn Nhứt, tôi thấy một ngôi nhà lớn, mặt tiền căng biểu ngữ “Người Về Từ Nghìn Trùng”. Người về từ nghìn trùng thật. Tôi bàng hoàng xúc động trong niềm vui thấy mặt những người ruột thịt thân yêu. Tôi choáng váng trong nắng, gió và bụi Sài Gòn. Nhưng cây bàng trong hẻm đã cứu lấy tôi. Nó bốc tôi ra khỏi nỗi bàng hoàng, choáng váng đó. Nó làm tôi nhớ lại cái vị chua chua chát chát của những trái bàng còn xanh của thời thơ ấu.”(Chuyện Cây Bàng. Lầu Xép)
Thiên nhiên hay thậm chí chỉ là một vũng nước trên đường thôi cũng có tác dụng kỳ diệu với Võ Đình, nó là sự phục sinh về hồi ức: "Không hiểu tại sao, tôi liên tưởng đến vũng nước mưa vẩn bùn ở chân thành cửa Thượng Tứ. Vũng nước đã thuỷ chung không biến dạng, đã chờ đợi tôi suốt một phần tư thế kỷ, để hôm ấy, rất tình cờ, tôi dừng chân cúi xuống, và vũng nước nhỏ ngước lên chào đón một kẻ quy cố hương.” (Chiếc Vòng)
Thiên nhiên cũng là hình ảnh gợi cho Võ Đình những chiêm nghiệm, suy ngẫm. Võ Đình viết về cây chanh mà nhà văn đã trồng trong chậu, giam nó trong nhà suốt hai mươi năm khiến nó trở nên héo hắt, bây giờ được trồng ở ngoài trời: “Tôi bước ra vườn sau thăm cây chanh lần nữa trước khi tắt đèn đi ngủ. Trăng sao vằng vặc. Tôi mân mê thật nhẹ mấy cái chồi non nhỏ xíu. Thế là cây chanh nó đã về đến nơi đáng ra nó đã trở về hơn hai mươi năm trước. Trên đầu có sao. Dưới chân có đất. (…) Tôi từng nghe nói: Không ai thương bằng cơm thương. Tôi nghĩ, thật ra, nên nói rằng: Không ai thương bằng trời đất thương.” (Cây Chanh)
Với hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên trong sáng tác, Võ Đình đã thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên, coi thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Màu sắc kinh dị “liêu trai”
Một số truyện ngắn khác của Võ Đình đã rất thành công trong diễn tả “những giao tiếp với thế giới "hư", như sự giao tiếp với thời gian, kinh nghiệm với cái vô hình, cái hư rượt đuổi cái thực.” (Lê Thị Huệ)
Truyện ngắn “Huyệt tuyết”, ngay từ tên truyện đã gợi cho độc giả cảm giác rờn rợn. Bối cảnh của câu truyện là không gian tràn ngập màu trắng của tuyết, của trận bão tuyết lớn trong năm. Nhân vật chính – Thế đã phát hiện ra xác của người phụ nữ đang nằm trong hố tuyết. Nhưng khi cảnh sát nhận được tin, đến nơi mà anh thông báo đã phát hiện ra xác chết thì không hề phát hiện ra điều gì cả. Cảnh sát bỏ đi và cho rằng anh đã gặp ảo giác hay mắc chứng hoang tưởng. Thế đã đáp lại lời của viên cảnh sát trước khi bỏ đi rằng : “Cái xác chỉ chờ quí vị đi là lại hiện ra đấy”. Cái xác của người phụ nữ chỉ mình Thế thấy được. Trong những cơn mơ, Thế nhớ lại về những cảm giác khi mình tiếp xúc với cái xác như để chắc chắn việc anh đã nhìn thấy cái xác,….Câu truyện đầy màu sắc kinh dị.
Khác với “Huyệt tuyết”, truyện ngắn “Cái vòng” của Võ Đình đưa độc giả đến một không gian kì dị, sự xen lẫn giữa quá khứ và thực tại, không biết đang tỉnh hay đang mơ, không biết điều gì là hiện thực. Khuya đó, đêm ba mươi, sau khi mọi người đã đi ngủ, tôi nằm, thao thức. Cả con người tôi bồn chồn, như nôn nóng, như chờ đợi. Tôi biết có sự bất thưòng sắp xảy ra, và tôi nghe ngóng từng giây phút bước đi rõ rệt của nó. Như khi một trận bão lớn sắp đến, ta lắng tai nghe tiếng gió rầm rộ ào ào từ xa, mỗi lúc mỗi lại gần. Tiếng chuông treo tường điểm ba giờ sáng (cũng cái chuông ấy tôi đã từng nghe ngày nghe đêm hai mươi bốn năm về trước), sự bất thường ấy đã xảy ra: bỗng nhiên tôi thấy ớn lạnh. Và tôi nhận thức rõ ràng, trong một khoảnh khắc, tôi đang vượt qua ranh giới của một thực tại nào đó: về lại đúng vị trí cũ trong không gian, tôi đang đi ngược chiều thời gian.
Truyện ngắn của Võ Đình tràn ngập màu sắc kì bí, hư ảo. Màu sắc kinh dị tràn ngập từ tên truyện: án mạng, luân hồi trong một đêm tuyết, huyệt tuyết,… đến việc miêu tả khung cảnh:"Nửa đêm, tuyết rơi mạnh, chắc là đường sá đã ngập lụt cả rồi. Hồi tối khi đi qua nghĩa trang tỉnh lẻ, người đàn ông thấy tuyết đã phủ lấp cả vùng đồi con, chỉ còn trơ lại những chiếc thánh giá, những bia mộ cao cũng màu trắng xoá. Đây đó, thấp thoáng những hình thù xác xơ quái dị của những cây trắc bá lừng lững chịu đựng giá băng." ( Luân hồi trong một đêm tuyết),
Chiếc phi cơ khổng lồ tan tành trong một tiếng sét và ánh chớp rực trời. Thác lửa. Hàng triệu, triệu mảnh vỡ lớn nhỏ phóng xuống mặt biển đen ngòm. Thép nóng chạm nước lạnh làm sủi bọt ngầu. Mấy trăm thân xác con người tung toé, vung vãi.
Tai họa xẩy ra đột ngột quá máu không kịp chẩy.
Người đàn bà ngồi quay lưng lại với của sổ - nàng chỉ thấy ánh chớp kinh hoàng lóe lên trên bức thủy mặc và đóa mẫu đơn. Nàng không biết rằng nỗi tử biệt đã nằm trong tiếng sét ấy. Người đàn bà ngồi im nhưng con rùa, nó rùng một cái thật mạnh, rồi xoay ngược lại, bò ra phiá cửa
(Phòng sau)
Kết thúc của những truyện ngắn này cũng tràn đầy sự mơ hồ:” Tử thi trắng toát và lạnh buốt ấy, áo ngủ đen hở vai mỏng mướt dài đến tận mắt cá, người đàn bà ấy, một chiều gió lớn thổi tuyết bay ngang ngang, đã kẹp một mớ tóc đen nhánh giữa hai ngón tay trắng muốt phe phẩy lên bụng dưới của chàng. Thế nhớ, Thế nhớ ra như vậy, và lòng chợt se sắt vô biên...” (Huyêt tuyết). Câu truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc cảm giác rờn rợn với vô vàn câu hỏi: tử thi đó là ai, liệu đó tử thi đó là có thật hay chỉ là ảo giác của Thế,…
Để kết thúc cho vấn đề màu sắc kinh dị, liêu trai trong truyện ngắn của Võ Đình, xin mạn phép được mượn lời của Nguyễn Mạnh Trinh: “Truyện của Võ Đình là tổng hợp của hiện thực và hư cấu huyền ảo . Không gian của ông thường bàng bạc trong màn sương nhàn nhạt , của những gam màu mà bóng tối nhạt nhòa giữa ánh sáng (…) Đọc tác phẩm Võ Đình , tôi như lạc vào một thế giới mơ hồ nào , mà ở đó , âm thanh , màu sắc , tưởng tượng , suy tư, tất cả làm thành một không gian mơ hồ như đã có từ rất lâu trong hồi ức của một đời người”
Triết lý “da thịt: (Thụy Khuê)
4.1) Thân xác như một chất liệu của nghệ thuật
Thụy Khuê cho rằng “thân xác giống như một chất liệu nghệ thuật” trong sáng tác của Võ Đình và coi ông là “nhà văn của da thịt đầu tiên của văn chương Việt Nam, xây dựng vũ trụ nghệ thuật bằng ân ái, coi thân xác như phòng thí nghiệm sống”,” cả cuộc đời Võ Đình là viết và vẽ về triết lý da thịt”. Đây là nhận định đúng đắn về các sáng tác của Võ Đình
Võ Đình tạo ra mọi vật bằng da thịt: "Nhà là thân xác, đá là xương, đất cát là da thịt. Ngôi nhà này là một thân xác còn sống, còn thở, còn khô ráo khi quang tạnh, còn lạnh ẩm khi gió mưa, nhưng da thịt đã héo hon lắm rồi. Thân xác trơ mắt ra nhìn da thịt tan rã. Thân xác trên con đường hủy hoại là căn nhà tôi đang ở. Và tôi ngửi thấy hoài cái mùi đó. Gỗ, đá, đất, bụi. Mùi của tan rã, huỷ hoại, nát mục, tàn phai." (Lầu xép, trang 137)
Với Võ Đình, hình ảnh đám mây cũng có thể miêu tả một cách đầy gợi tình:
Trên không, một đám mây lớn, nằm dài. Đám mây có hình dáng một người. Một người đàn bà. Trần truồng.(...) Người đàn bà khổng lồ, đầu ngả về Nam, hướng biển, chân duỗi về Bắc. Mái tóc che lấp cả khuôn mặt. Nhưng thân hình lồ lộ… Đôi vai tròn, bộ ngực đầy, bờ hông cao rồi sóng soải chạy theo vòng đùi mướt và bắp chân dài. Nàng nằm nghiêng một bên, hướng mặt về phía trước, nên thấy rõ đôi vú lớn, chiếc lỗ rốn sâu, và hình tam giác giữa hai đùi. Đám mây lớn nằm bất động. Mặt trời chiều đã khuất, hắt ánh sáng lên chiếu rõ từng đường nét lồi lõm trên thân thể người đàn bà.(...)
Mải mê ngắm -ngắm mà bàng hoàng ngẩn ngơ- thân thể người đàn bà, tôi giật mình thấy đám mây đen là mái tóc xoã đã dạt qua một bên lúc nào không hay, và tôi nhận ra. Trời ơi, Kiều. Kiều loã lồ, nằm duỗi dài. Tim tôi đánh nhanh đến nỗi tôi ngợp cả người. Tôi nuốt nước miếng. Tôi xúc động quá sức. Tôi nhìn quanh. Trên vùng cỏ mênh mông, xa xa có mấy đứa trẻ chơi banh.(...) Tôi khoái cảm cực độ. Tôi rung động từ đầu đến chân. Tôi đã thấy được Kiều. Thấy được Kiều dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên. (Người chạy bộ, trong tập Lầu xép, trang 109-111)
Hình ảnh cây cối ( cây sồi trong Xứ sấm sét), động vật (con rùa trong An mạng) cũng là đối tượng mà nhân vật trong tác phẩm của Võ Đình giải tỏa những ẩn ức nhục dục, khao khát hòa hợp.
Trong các sáng tác của Võ Đình có rất nhiều những đoạn văn, câu văn miêu tả “thân xác, da thịt”. Tuy nhiên, cái chất liệu “thân xác, da thịt” mà Võ Đình sử dụng không khiến người ta vẩn đục, chỉ đơn thuần nghĩ đến những vấn đề nhạy cảm trong sinh hoạt con người. Nói như Võ Đinh, nó không phải là “sex – nhục dục”, mà là “ eros – gợi tình”. Và với Võ Đình “Đàn bà là hiện thân của eros”. Vì thế, với đề tài này, người phụ nữ thường là nhân vật chính trong các sáng tác của ông.
“ Chiếc vòng là cuộc ân ái xuyên thời gian của một người Huế lưu vong với một vũng nước đọng ở Huế. Xứ sấm sét là cuộc làm tình của một người đàn bà với cây sồi. Lầu xép là sự hợp cẩn của một con rắn với cái corset xưa.Người chạy bộ là cuộc tình của một người với đám mây. Hoặc là cuộc tình một người với căn phòng trống. Phòng sau là hợp hôn của người đàn bà vớicon rùa. Xứ mây mù là cuộc giao hoan của người chồng với người vợ đã khuất, bên mộ, qua trí tưởng tượng của một đứa bé ngẩn ngơ. Huyệt tuyết là ảo giác một cuộc tình chưa sống đã chết...” (Thụy Khuê)
4.2) Truyện ngắn “ Da thịt” – triết lý nhân sinh mới mẻ:
Truyện xoay quanh tình huống ba thanh niên người Mỹ thoát chết trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc được đài truyền hình mời đến kể lại mọi chuyện. Ở đây, họ hồi tưởng lại tất cả, trong đó có việc ăn thịt người chết để tồn tại. Từ câu chuyện đó, nhân vật chính – Cường – một thanh niên sống trên xứ người không khỏi xúc động trước bức thư – cũng là bản di chúc mà mẹ anh gửi từ ba tháng trước.
Trong tác phẩm, nổi lên một tranh cãi xung quanh việc “ăn thịt người” để tồn tại. Với loài người, việc ăn thịt đồng loại là điều ghê rợn, kinh hoàng và đáng khinh bỉ nhất. Nhưng trong tình huống này, Võ Đình đã nhìn nhận hành động đó dưới một góc độ khác mà theo Thụy Khuê nó đã “đạt tới vùng kinh hoàng ngoại lệ - kinh hoàng nhân bản”, trở thành “một kết hợp âm dương chưa từng thấy”. Điều đó thể hiện rõ nét trong câu nói: “Hôm nay, ngay bây giờ, ngồi đây, tôi lấy làm sung sướng cho mẹ tôi, cho em tôi... Thay vì chôn sâu dưới đất, để côn trùng rỉa rói cho thời gian mục nát, bây giờ mẹ tôi và em tôi ở đây, có mặt ngay bây giờ, qua sự sống còn, qua thân hình của bạn tôi đây”. Như vậy, giữa âm – dương, xác – hồn, tác giả đã chọn giữ lại phần hồn, hi sinh phần xác. Thân xác là cái hữu hạn có thể hi sinh để lưu giữ phần hồn. Không dừng lại ở đó, Võ Đình gửi tới độc giả triết lý “da thịt” thứ hai gói gọn trong tình mẫu tử thiêng liêng khi mà Cường “xòe bàn tay trái ra, lòng bàn tay đầy đặn, ngón tay thon dài thẳng tắp” và thấy đó chính là “bàn tay mẹ” như chính lời mẹ chàng đã nói trong thư: “ hai bàn tay của con, hai bàn tay ngón dài của con đó là hai bàn tay mạ”.
Nói như quan điểm của Thụy Khuê, triết lý da thịt ở đây nằm trong sự truyền sống: “truyền da thịt từ người chết sang người sống”, và “truyền kiếp da thịt từ mẹ sang con”.
Như vậy, với quan điểm mới mẻ của mình trong truyện ngắn “Da thịt”, Võ Đình xóa tan những suy nghĩ cố hữu trong lòng nhân vật Cường. Và hơn hết là gợi ra hướng đi mới mẻ hơn, nhân bản và đạo đức hơn cho cái suy nghĩ lối mòn đã ăn sâu vào tâm trí con người. Hướng con người ta tới cái nhìn hoàn thiện, vị tha, đạo đức hơn.
Chất họa và trí tưởng tượng phong phú hòa quyện trong các sáng tác của Võ Đình
Nhắc đến Võ Đình, người ta không chỉ nhắc đến ông với tư cách là một cây bút đầy tài năng mà còn nhắc đến ông với tư cách là một họa sĩ tên tuổi. Là một họa sĩ tài năng nên chất họa đã đi sâu vào trong các sáng tác của Võ Đình, làm nên phong cách độc đáo cho các tác phẩm của ông.
Màu sắc, đường nét hội họa trong văn Võ ĐÌnh rất rõ nét. Có nhiều đoạn tác giả viết mà cứ như vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh tươi đẹp:
Màu sắc, đường nét hội họa trong văn Võ Đình rất rõ nét. Nhiều đoạn tác giả viết mà cứ tưởng như đang vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh tươi đẹp: “ Một hai tia nắng sống sót rạch trời toé lên từ phiá bên kia đồi như những lưỡi trường kiếm bốc lửa, một màu lửa cam xẫm, bàng hoàng, đột ngột giữa những màu nâu, xám, trắng, đen" . Mối quan hệ chặt chẽ giữa văn và họa đó khiến sáng tác của Võ Đình sống động, đa chiều và chân thật hơn.
Sự tan tác Hội họa trừu tượng cũng được Võ Đình vận dụng trong các sáng tác của mình. Võ Đình khiến cho nhân vật “tan tác”, “nát thân bồ liễu” của hình hài, thể xác để tiến tới một sự hóa thân mới
"Đi chỉ một lúc Trương đã lên đến đỉnh đồi. Anh có cảm giác bớt lạnh. Anh thở dồn dập. Phổi anh như tan ra từng mảnh băng vỡ vụn. Trong cái đau xé đó, trong cái tan nát đó, Trương thấy mình được như trút bỏ thân xác lạnh cóng, và một sức mạnh dị thường tới tấp ngập lụt anh toàn diện. Anh tưởng anh có thể thét lớn một tiếng, và tiếng thét vũ bão của anh sẽ vang động từng không hun hút. Trên nền trời mực xạ pha loãng, Trương thấy có một ngôi sao lớn đột ngột hiện ra." (Đất thánh trong Xứ sấm sét, trang 53
Ở một phần nào , ngôn ngữ của hôi họa đã làm cho ngôn ngữ của thơ và văn có nét lãng mạn thơ mộng nhưng lại chứa nhiều sinh động của đời sống thực (Nguyễn Mạnh Trinh)
Lời kết
Trên đây là một vài nét cơ bản trong các sang tác truyện ngắn của Võ Đình. Những nhận định trên có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng nó cũng đủ để giúp ta hình dung được phần nào những nét chính trong phong cách sáng tác của Võ Đình, giúp ta hiểu thêm về cây bút đầy tài năng của văn học hải ngoại chặng đầu tiên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top