Chương 9

Ông trời cũng thiệt là?
Trong khi nhà quan tri phủ rối như canh hẹ, người chạy ra, kẻ chạy vào, vì cô gái cấm cung bị ốm.
Quan tri phủ thì lòng đầy lo âu, lo cho cái mũ đội trên đầu, giờ đây là mùa đông, chẳng mấy chốc nữa sang xuân.
Đương kim hoàng thượng mở đại khoa, lại cho tuyển giai nhân, mỹ nữ cho cung cấm thêm phần tươi sáng.
Hoàng thượng là người con chí hiếu lại long trọng làm lễ mừng thọ cho mẫu thân.
Thế mà con gái bảo bối của quan tri phủ lại lăn ra ốm vào lúc này. Con gái của quan tri phủ đã có tên trong danh sách tuyển phi, nếu chẳng may có làm sao, thì phạm vào tội tắc trách, chẳng chăm sóc cho giai nhân, mỹ nữ của hoàng thượng cho thật cẩn thận.
Nhẹ thì bị quở trách, thật nặng thì hoàng thượng chẳng ngó ngàng, xem như  con đường quan lộ của quan tri phủ chẳng còn.
Trái với sự lo lắng của quan tri phủ, ở nơi góc phố kia, chồng của nàng Vân vui cười hớn hở, vì mấy bữa nay khách đến để ngồi hóng chuyện, nàng thiếu nữ bị cấm cung đang lăn ra ốm.
Cứ như những kẻ hóng chuyện biết được từ miệng của các vị lang trung, lang y kia đang mắc tâm bệnh.
Tâm bệnh của nàng thiếu nữ bị cấm cung kia mắc phải là bệnh tương tư.
Cái bệnh như bà Tống đã bảo.
Bà Tống đã bảo không khéo thành bệnh thì nguy, thế mà nàng nay không chỉ thành bệnh còn nguy kịch nữa? Không nguy kịch sao các vị lang trung, lang y phải chạy ra chạy vào, không nguy kịch sao phải đi mời thầy trừ quỷ, thầy đọc kinh siêu độ kia chứ?
Chỉ có điều những kẻ hóng hớt, đến trước nhà quan tri phủ để nghe chuyện càng đông, cái hàng nhỏ của lão Trương, bà Tống, hay của chồng nàng Vân càng thêm đông khách, đông khách thì bán được hàng, được hàng kiếm được tiền, có tiền để nộp cho quan, có tiền sắm tết, mua đồ cho con trẻ.
Bọn hóng hớt ngồi vòng trong, vòng ngoài, kẻ ăn cơm men, người uống rượu với ốc luộc, có kẻ đến chẳng bỏ cắc bạc nào cả, chỉ có ngồi góp chuyện, bạn có lời thì góp vui năm ba câu chuyện, về cái chuyện cô nàng bị cấm cung, nay vì người trong lòng mà thành bệnh tương tư.
Kẻ nói già, người đoán non, rồi quay sang chỉ trỏ, nói xem ai là người trong mộng của người con gái bị cấm cung.
Người con gái tuổi vừa đôi mươi, cái người xinh đẹp nhất xứ, thế mà phải làm cái cảnh chim lồng, cá chậu, chờ kiệu tám người khiêng, ra xuân sẽ rước nàng vào cung. Thế mà giờ đây nàng lăn ra ốm.
Nhưng cái người, cái người làm cho nàng thiếu nữ bị cấm cung là ai mới được kia chứ?
Ở nơi cái xứ này còn ai nữa chứ? Ngoài thầy đồ Cao, văn hay chữ tốt. Nhưng theo lời lão Trương với bà Tống thì không phải.
Có kẻ bạo gan nói càn, không khéo đó là lão Trương không chừng. Lão Trương chỉ mỉm cười rồi nói:
_ Các vị cứ ăn cơm men, chứ nói thế, không bằng nói con cóc mà đòi ăn thịt thiên nga.
Nghe lão Trương nói thế cả bọn cười ầm ĩ, lại có chuyện để nói, có cái lý để uống.
Vui nhất là chồng nàng Vân, cứ lo sợ khi ra bán chẳng được lại bị vợ trách. Thế mà giờ đây nhờ dịp này lại bán đắt như tôm tươi. Cũng có cái về nhà mà khoe với nàng Vân.
Mùa đông giá lạnh, chẳng ai muốn đi ra đường, thế mà giờ đây vì cái chuyện của người con gái cấm cung, người người lại  tụ tập ở nơi hàng cơm men, ốc luộc với rượu của chồng nàng Vân mà hóng chuyện.
Rồi mùa đông qua đi, mùa xuân lại đến.
Không! Không! Mùa đông lạnh giá chưa qua, mùa xuân trăm hoa đua nở, mặt trời như trải mật xuống khắp nơi chốn nhân gian, vạn vật nảy nở sinh sôi chưa đến.
Thì ở nơi đây. Ở nơi chốn này.
Cái tin bao nhiêu kẻ hóng hớt chẳng muốn nghe, chẳng muốn biết, mà người không muốn biết nhất là quan tri phủ, quan tri phủ bao nhiêu đêm, bao nhiêu ngày chờ đợi, chờ đợi hoàng thượng tuyển giai nhân, mỹ nữ vào cung. Quan tri phủ có một vật báu trong tay, đó là người con gái sắc nước, hương trời. Một người con gái, mà các vị tiên tổ đã giao vào tay quan tri phủ. Ngài phải nâng niu như chim lồng cá chậu, vì ngài biết được hoàng thượng sắp tuyển giai nhân, mỹ nữ. Con gái của ngài nói mình đứng thứ hai thì ai chẳng dám nói mình đứng thứ nhất.
Khi con gái quan tri phủ vào cung, được hoàng thượng sủng ái, khi đó gia đình của ngài trở thành hoàng thân quốc thích, thì đường hoạn lộ của quan tri phủ cứ gọi là thênh thang.
Quan tri phủ đã để con gái của mình nơi tầng lầu, vừa để con gái nhìn ngắm nhân gian, vừa cho thiên hạ nhìn thấy một báu vật mà mấy ai có được.
Thế mà con gái của nàng đã mắc tâm bệnh, cái thứ bệnh chẳng có vị lang trung, lang y nào chữa khỏi. Nhưng con gái của ngài chẳng tiếp xúc với ai cả? Ở nơi phía đối diện chỉ là cái hàng nhỏ của ba kẻ bạch đinh.
Một ông già bán cơm men, một bà bán ốc luộc, một cô nàng bán rượu.
Chỉ thế thôi, thỉnh thoảng đôi người khách ghé lại, cũng chỉ là hạng tầm thường, may hơn có thầy đồ Cao, vốn văn hay chữ tốt, nhưng là phường gàn rỡ, người như thế chẳng làm cho con gái quan tri phủ vì tình mà thành tâm bệnh được.
Nhưng cái quan tri phủ lo lắng nhất đã thành hiện thực, đó là con gái của ngài ốm nặng rồi rời bỏ cái kiếp chim lồng, cá chậu.
Cái kiếp cành vàng lá ngọc để mơ về một giấc mộng, một giấc mộng "Uyên Ương Vọng Nguyệt"
Mùa đông lạnh giá đã phủ qua con phố nhỏ, con phố nhỏ nay đông người qua lại, họ đến để đưa tiễn một con người sắc nước, hương trời về với miền âm ti lạnh lẽo.
Kiếp hồng nhan như bông hoa sớm nở, tối tàn. Giờ đây bông hoa ấy chẳng khoe sắc thắm nơi chốn lầu cao, gác tía, mà nàng nằm lại trên một ngọn đồi nhìn ra con suối nhỏ đang róc rách chảy.
Dưới tiết trời mùa đông lạnh giá, một nấm mồ côi đang nằm yên lặng, kiếp khi sống chim lồng, cá chậu, đứng nhìn thế nhân đi lại trên đường qua khung cửa sổ.
Giờ đây nàng nằm yên lặng ở nơi đây nhìn xuống dòng suối nhỏ nước chảy róc rách.
Bông hoa khi xưa chưa mấy độ khoe sắc thắm, nay chỉ còn lại là một nắm tro tàn, còn lại mấy ai người ghé lại.
Chuyện rằng;
Khi nàng thiếu nữ đang chờ đợi chiếc kiệu tám người khiêng , rước nàng vào cung, chẳng may ốm nặng rồi rời khỏi chốn chim lồng cá chậu mà về nơi ấy, ở nơi nàng gửi hồn mình vào chốn 'Uyên Ương Vọng Nguyệt"
Hôm kia.
Một hôm vào buổi mùa xuân, trong tiết tháng ba.
Thầy đồ Cao không biết vì sao tay xách nhang đèn, lại bước đến bên cạnh hàng rượu của người bạn từ thời còn để chỏm.
Thầy đồ ngồi xuống, như muốn nói gì đó, nhưng vẫn không mở lời.
Mãi một lúc sau.
Thầy đồ mới bảo:
_ Cho một bát cơm men, một đĩa ốc luộc, còn rượu thì cho nhiều, uống  khi đến say thì thôi.
Chồng của nàng Vân nghe thầy đồ bảo như thế mới nói:
_ Người bạn hiền, ta bán rượu cũng mong có người uống rượu để bán. Nhưng uống đến say, thì nhiều khi cũng nhược người. Bạn hiền có thể cho ta biết có lí do gì đó mà bạn hiền uống nhiều rượu hay không?
Thầy đồ nghe bạn mình, chồng của nàng Vân hỏi như thế mới nói:
_ Uống để cho say, say mới quên đi nỗi khổ của thế nhân.
Thầy đồ cầm lấy chén rượu rồi uống cạn.
_ Cái ông vua già kia, ở nơi cung cấm lâu ngày, chẳng biết bày trò gì mua vui. Trước mở đại khoa, ngồi bình cảnh đất nước phồn vinh, thứ lại tuyển giai nhân, mỹ nữ cho cung cấm thêm phần tươi sáng, lại mở lễ mừng thọ bát tuần, cứ như ông ta là một gã biết vịnh hoa, tả cảnh không bằng, lại là người con chí hiếu.
Lão Trương nghe thế liền bảo:
_ Thầy đồ! Thầy chưa uống mà say sao? Thầy có biết đó là tội đại nghịch bất đạo, tru di cửu tộc đó không?
Thầy đồ cầm lấy chén rượu uống cạn.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                         Hết chương 9

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top