Chương 7

Ngoài song cửa lá vàng bay theo làn gió thổi, hoa bằng lăng tím biếc cả trời xanh, một bầu trời xanh, mây trắng trôi về phía xa xa. Trên nhành cây sa sát khung cửa sổ, nơi người con gái đang bị cấm cung đang đứng nhìn. Một đôi chim uyên ương đang đứng bên cạnh nhau, chúng nhảy nhót rồi rỉa cánh cho nhau.
Người con gái đưa mắt nhìn dòng người qua lại trên đường phố,
Bao nhiêu kẻ qua, người lại chẳng có ai là người nàng mong đợi.
Nàng đưa mắt nhìn lại bức tranh thêu "Uyên Ương Vọng Nguyệt", bất giác hạt châu rơi trên má, nàng lại nhìn xuống góc phố nơi cái chỗ ba người.
Ba con người bình dân, thường tình như hàng triệu người khác trên cái đất này.
Ba con người chẳng công danh, chẳng nghìn tiền, vạn bạc, mưu sinh với đồ ăn thức uống thường ngày, chẳng phải cao lương mỹ vị.
Họ ngồi đó từ ngày này qua tháng khác, nhưng họ lại như người thân của nàng, nàng vui họ cũng vui, nàng buồn họ cũng nào có vui.
Nàng nhìn họ qua khung cửa sổ, họ nhìn nàng từ góc phố nhỏ nhìn lên.
Hôm nay sáng thu, khi bầu trời trong xanh với mặt trăng đang còn ở lại. Nàng lại đứng tựa cửa trông xuống.
Đó chẳng phải là vị thầy đồ dạy vở lòng, thường hay đến vào lúc chiều tối hay sao?
Đã bao nhiêu ngày nàng đã nhìn thấy, nhưng người đó không phải là người nàng mong đợi.
Người nàng mong đợi, giờ đây chẳng biết lạc lõng ở nơi đâu? Sao không một lần gặp gỡ cho thỏa tấm lòng?
Vị thầy đồ ấy ghé vào chỗ của ba người, của lão Trương, bà Tống và nàng Vân, nàng Vân dạo này trông mập hơn thì phải?
Nàng nhìn thấy vị thầy đồ ấy đang ăn cơm men, lại nói chuyện gì đó với ba người ấy?
Nàng nhìn họ một lát lại quay sang nhìn bức tranh thêu "Uyên Ương Vọng Nguyệt". Nàng đưa tay rờ lên hình ảnh người đàn ông, người đàn ông trong lòng nàng, người đàn ông vừa gần gũi, vừa xa vời vợi, người đàn ông vừa như đang ở trước mặt nàng, nhưng lại mông lung xa hàng vạn dặm.
Bất chợt nàng nhoẻn miệng cười, mà hạt châu rơi trên má .
Trên tầng lầu của người con gái bị cấm cung thì như thế? Nàng như chim lồng cá chậu, chờ kiệu tám người khiêng rước nàng vào cung. Ông vua già mở khoa thi, lại tuyển mỹ nữ cốt ý làm cho cung cấm có phần phần phong quang, nghe đâu như ông ta mở tiệc đãi khách mừng bát tuần cho mẹ ông ta.
Nhưng giờ nơi đây, vì cái chuyện ông vua kia, cho chém đứa con giàu sang, vì người cha già đêm hôm lại nhà lấy thức ăn, cứ ngỡ ăn trộm mà đánh chết
Lão Trương nghe thầy đồ hỏi như thế, cũng chỉ nói:
_ Đạo hiếu tử nghìn năm vẫn thế? Thân phận làm con ai lại để cha mẹ phải chịu cảnh đói đến phải đi ăn trộm kia chứ?
Thầy đồ gật đầu:
_ Có lẻ các bậc làm cha, làm mẹ đều nghĩ như thế? Đều muốn mình được phần con cháu hiểu thảo, sống thì cơm bưng, thịt hầm, chết thì hương thơm khói nghi ngút.
Lão Trương lắc đầu:
_ Người nào thì thế chứ lão lại không? Lão còn sức, lão vẫn làm, lão còn kiếm được miếng ăn, cũng lo cho mình, lại thêm cho con trẻ, có cái mà lo cho con cháu.
Bà Tống lúc này lại hỏi:
_ Thầy đồ! Thầy có nghe vì sao người cha đó không đến ban ngày lại đến ban đêm hay không?
Thầy đồ ăn miếng cơm men rồi nói:
_ Hình như người cha kia chẳng đến ban ngày, vì sợ người ta nhìn thấy, lại nói cha phải đi ăn xin con.
Bà Tống nghe thế cười bảo:
_ Các ông là hay sĩ diện, ăn xin lại không dám, mà ăn trộm lại dám. Bụng đói không nói, làm sao con trẻ biết được kia chứ? Lại còn sĩ diện chẳng đi ban ngày, ban đêm mò tới ăn trộm, đến nỗi bị con mình đánh chết, thật là bất hạnh, oan uổng thay.
Nàng Vân rót rượu ra chén rồi nói:
_ Xin mời thầy chén rượu! Xong chúng ta lại nói tiếp cái chuyện kia.
Thầy đồ cầm lấy chén rượu đang định uống, thì một người đàn ông tay dắt đứa trẻ trai bước đến. Người đàn ông kia vừa đến đã nói:
_ Thầy đồ chê nhà ta ít tiền hay sao, mà sáng ra cho con trẻ nghĩ học, lại chạy đến chỗ cơm men, ốc luộc, gánh rượu thế này? Hay thầy đồ muốn làm kẻ cuồng tửu nửa đó?
Thì ra đó là chồng của nàng Vân, sáng nay thấy con trẻ nghĩ học, mới đưa con trẻ đến chỗ mẹ nó chơi. Nào ngờ đến đây lại gặp thầy của con trẻ vừa sáng ra đã ngồi lê la hàng quán.
Chồng nàng Vân liền lắc đầu nói:
_ Thầy có cần rượu, thì ta đem lại nhà, còn con trẻ kiếm được con chữ nào hay chữ đó?
Thầy đồ vừa cầm lấy chén rượu vừa nói:
_ Này bạn  hiền, đang muốn cho con trẻ dùi mài kinh sử để thi lấy công danh đó sao?
Chồng của nàng Vân lắc đầu:
_ Ta học chẳng vô, nào mong con trẻ hơn ta kia chứ? Nếu hơn thì thật có phúc cho họ nhà ta. Nhưng dù sao, ta cũng muốn con trẻ biết được mặt chữ, người ta nói rằng lớp sau hơn lớp trước là phúc đó sao?
Thầy đồ lúc này uống cạn chén rượu, rồi nói:
_ Học để hiểu biết, học để suy nghĩ cho phái lẻ, chứ không phải học, để đề danh bảng vàng, rồi ngồi cho ấm chỗ, mở  miệng ra là một, hai, làm quan phụ mẫu, thương dân như con, viết ba bài thơ khen hoa, khen nguyệt, vẻ gió, vẻ mây, ca ngợi cái phồn hoa của giang sơn, nhà cao cửa rộng, cái mưa móc của thánh ân.
Chồng nàng Vân nghe thế mới hỏi:
_ Thầy đồ nóng trong người hay sao vậy? Vừa sáng ra phải nhờ đến bát cơm men , ốc luộc để phát tiết vậy?
Lúc này thằng bé con nàng Vân mới khoanh tay lại mà nói:
_ Con xin chào thầy.
Thầy đồ xua tay nói:
_ Hôm nay ta xin không làm thầy của con, nhưng lại xin làm bạn hiền của cha con, hai người bạn còn cái thời để chỏm.
Nhưng thằng bé vẫn khoanh tay nói rằng:
_ Thưa thầy, một  chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy, xin thầy hãy cho con được  đứng hầu chuyện vậy.
Thầy đồ nhìn thằng bé con nàng Vân rồi nói:
_ Con có ý đó là tốt, nhưng hôm nay ta không muốn làm thầy của con, ta chỉ muốn làm bạn hiền của cha con. Không phải là một thầy đồ đạo đức, nghiêm khắc nữa, mà ta có thể tự do uống rượu và tự do nói ra những ý nghĩ của mình, có những lời mà con trẻ không nên nghe.
Chồng của nàng Vân nhìn thầy đồ cười bảo:
_ Ngày hôm nay, thằng nhỏ nhà ta không được đi học, còn ta lại mất cả ngày làm, cái này tất phải hỏi bằng hữu đó?
Thầy đồ gật đầu:
_ Hãy tính tất cho thầy đồ này vậy.
Chồng nàng Vân nhìn nàng Vân mà hỏi:
_ Nàng cho phép ta hầu rượu bạn hiền  chứ? Chỉ có điều sáng vừa bảnh mắt ra đã uống rượu, bàn dân thiên hạ nhìn thấy lại bàn ra tán vào?
Thầy đồ cầm chén rượu rồi nói:
_ Ta làm nghề dạy trẻ còn chưa sợ, còn bạn lại sợ, bạn sợ mất buổi làm, thế thì sau này không bới gạo, đem cơm cho ta là được chứ gì?
Chồng của nàng Vân lắc đầu:
_ Sao có thể làm như thế được chứ? Thôi! Hôm nay thì được, còn ngày nào cũng như thế này, ta sợ chẳng có để gì để nhét vào miệng, đến khi đó con trẻ cũng bán.
Nàng Vân nghe thế thì nguýt dài:
_ Chồng thiệt là? Ăn nói như thế cũng nói được, con trẻ nghe được nó lại chạnh lòng.
Chồng nàng Vân cầm chén rượu rồi nói:
_ Ta uống với bạn đủ ngũ hành, năm tuần với bạn, rồi còn việc nhà.
Chồng nàng Vân lúc này thở dài:
_ Không lo xa thì khó khăn đến gần, nghe đâu như hoàng thượng lại mừng thọ bát tuần cho mẫu thân, nên quan lại các xứ đều muốn mua quà chúc thọ. Mà quan các xứ chẳng muốn đóng góp lại kêu dân đóng góp, vì thế tiền thuế tăng thêm một đồng.
Bà Tống nghe chồng nàng Vân nói như thế mới nói:
_ Làm mẫu thân của vua sướng nhỉ? Lão bà cũng làm mẫu thân, thế mà?
Chồng của nàng Vân lúc này mới quay sang hỏi thầy đồ.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                        Hết chương 7

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top