UPS11111

TƯ VẤN CHỌN MUA BỘ LƯU ĐIỆN UPS

Để ngăn chặn các sự cố về an toàn dữ liệu và an toàn hệ thống khi có sự cố điện từ nguồn điện lưới, bộ lưu điện UPS là giải pháp được lựa chọn hàng đầu. Bài tư vấn sau của anh Xuân Định - phòng Phát triển Kinh doanh sẽ giúp các bạn một vài kinh nghiệm khi chọn mua một UPS.

Các kiến thức căn bản về UPS

UPS bao gồm hai dòng chính online và offline :

Dòng offline: khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Trường hợp có sự cố về nguồn điện lưới, bộ chuyển mạch sẽ chuyển sang chế độ dùng ắc quy, dòng điện một chiều từ ắc quy sẽ được biến đổi thành dòng xoay chiều phù hợp cho thiết bị sử dụng.

Với nguyên lý hoạt động như trên, ta thấy dòng offline có nhược điểm là khi chuyển mạch dòng xoay chiều sẽ có độ trễ nên các thiết bị có sự nhạy cảm cao sẽ không phù hợp với loại ổn áp này

Dòng online: ngay cả khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được nó cũng không được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng mà phải đưa qua bộ chuyển mạch thành dòng một chiều nạp vào ắc quy, rồi từ ắc quy dòng điện môt chiều lại được biến đổi trở lại thành dòng xoay chiều và cấp cho thiết bị sử dụng.

Với nguyên lý hoạt động này, nguồn điện cung cấp cho thiết bị sử dụng luôn được lấy từ ắc quy nên có độ ổn định cao và không bị trễ như loại offline. Ngoài ra dòng online còn có phần mềm quản lý đi kèm, có màn hình LCD giúp người sử dụng thiết lập các thông số cho UPS hoạt động đúng theo nhu cầu hiện tại của mình như hẹn giờ tắt mở, điều chỉnh điện áp…

Tư vấn mua hàng

Điểm đầu tiên cần để ý khi lựa chọn UPS đó là cần xác định công suất cho phù hợp với yêu cầu. Bạn cần mua UPS có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất thiết bị sử dụng.

Lưu ý các bạn là máy vi tính có công suất tính theo dòng một chiều với đơn vị đo là W, một máy vi tính phổ thông thường có công suất khoảng 300w kể cả màn hình. Còn UPS có công suất tính theo dòng xoay chiều với đơn vị đo là VA, bạn có thể tham chiếu sang đơn vị đo W bằng cách lấy số VA nhân hệ số 0,7. Ví dụ: một UPS có công suất 500VA sẽ tuơng đương 500VA x 0,7 = 350W, đáp ứng tốt cho một máy vi tính bình thường.

Điểm thứ hai là xác định sẽ sử dụng dòng nào?, nếu bạn chỉ sử dụng máy tính phục vụ các công việc văn phòng thông thường thì chỉ cần sử dụng loại offline, nếu bạn sử dụng UPS cho một server hoặc trung tâm dữ liệu thì cần mua loại online.

Cũng lưu ý thêm là UPS cũng là một thiết bị điện nên nó cũng đòi hỏi nguồn điện lưới phải có sự ổn định nhất định và một chú ý nữa là không phải bất cứ thiết bị nào cũng có thể dùng UPS, đa số các UPS hiện có trên thị trường được thiết kế cho máy tính. Các thiết bị khác có thể không làm việc hoặc làm hỏng UPS. Hãy đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với UPS.

Sử dụng và bảo quản UPS

- Một chú ý hết sức quan trọng là bạn không được lợi dụng việc lưu điện của UPS để tiếp tục làm việc mà hãy tranh thủ thời gian lưu các tài liệu và tắt máy trước khi UPS hết điện, điều này giúp tuổi thọ UPS được lâu hợn

- Không để hở đầu ra UPS vì điện áp ra là dòng xoay chiều 100-240v rất nguy hiểm.

- Để UPS nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Từ yêu cầu của các thiết bị về mức độ nguồn điện liên tục và chất lượng, UPS được phân thành các dòng sản phẩm chính về công nghệ như sau:UPS Offline đơn thuần, UPS Offline công nghệ Line-interactive, UPS Online, UPS tĩnh, UPS quay.

- UPS online : Hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi kép: từ AC sang DC sau đó chuyển ngược DC sang AC. Do đó nguồn điện cung cấp cho tải hoàn toàn do UPS tạo ra đảm bảo ổn định cả về điện áp và tần số. Điều này làm cho các thiết bị được cung cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với sự thay đổi của lưới điện. Vì vậy, nguồn do UPS online tạo ra là nguồn điện sạch (lọc hầu hết các sự cố trên lưới điện), chống nhiễu hoàn toàn. Điện áp ra hoàn toàn hình SIN.

- UPS offline : Khi có nguồn điện lưới UPS sẽ cho điện lưới thẳng tới phụ tải. Khi mất điện, tải sẽ được chuyển mạch cấp điện từ ắc quy qua bộ inverter. Dạng điện áp ra của bộ invertor loại này thường là (dạng xung chữ nhật, không SIN). Phạm vi áp dụng UPS loại này thường cho các thiết bị đơn giản, công suất nhỏ, ít nhạy cảm lưới điện, đòi hỏi độ tin cậy thấp. Đa số các UPS ngày nay đều có Software kèm theo giao tiếp với máy tính qua cổng COM hoặc USB. Software này cho phép kiểm soát các trạng thái hoạt động của UPS (Điện áp vào/ra, tải tiêu thụ ...).Ngoài ra bạn còn có thể lập thời khoá biểu tự động (Mở /shutdown máy tính theo ngày,giờ, tuần,tháng)

- UPS tĩnh : Sử dụng bộ biến đổi điện tử công suất làm chức năng chỉnh lưu và nạp acqui để tích trữ điện năng khi làm việc bình thường .Khi xảy ra sự cố,điện áp một chiều qua bộ nghịch lưu được biến thành điện áp xoay chiều và được cấp cho các tải ưu tiên .Ưu điểm của UPS tĩnh là kích thước nhỏ gọn,đáp ứng nhanh,vận hành đơn giản, làm việc chắc chắn,dòng cho phép lớn.

-UPS quay : Sử dụng máy điện làm chức năng nghịch lưu.

-Cách chọn UPS: Khi bạn chọn một UPS, cần chú ý những yếu tố sau: +Xác định Công suất của tải và chọn công suất của UPS tương ứng (Công suất tải < Công suất UPS). +Công nghệ UPS: Offline, LineInteractive hay Online (điều này quyết định rất nhiều đến giá cả) Ngoài 2 yếu tố cơ bản trên và giá thành thì khi mua cũng cần chú ý thêm về thời gian bảo hành, nơi bảo hành, các dịch vụ kèm theo,.... .

---------------------------------------------------------------

Công suất của UPS nói riêng và các nguồn điện nói chung là công suất toàn phần S- đơn vị là VA, còn công suất mà chúng ta sủ dụng cho các vật tiêu thụ điện là công suất tác dụng P- đơn vị là W, P=S*cosphi. Khi tính chọn ta ước lượng giá trị cosphi của chúng ta sẽ tính được S1, tuy nhiên nếu sử dụng công suất S1 để mua UPS là chưa ổn, cần xét xem các thiết bị điện của chúng ta có đồng thời hoạt động không, ta có một hệ số đông thời Kdt (Số phần trăm công suất cùng hoạt động-chấp nhận Kdt=1 hay 100%) ta có S2=Kdt*S1. Tuy nhiên nếu sử dụng quá sát công suất sẽ dễ quá tải cho nguồn, vì thế cần chọn hệ số an toàn, thường chọn Kat=0,7-0,8, vậy ta có S3=S2/Kat. Và nếu phụ tải là động cơ thì dòng điện khởi động lớn nên bạn cần phải tìm hiểu dòng khởi động là bao nhiêu và UPS có cho phép quá tải nhiều không để tăng thêm S, tuy nhiên nếu ít tải bạn dùng S3 là ổn, còn có nhiều tiền thì cứ tăng lên, thời gian sử dụng UPS sẽ càng dài thôi, mà điều này là tốt chứ không hề xấu!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

UPS (Uninterruptible Power Supply) là thiết bị cung cấp điện năng có khả năng duy trì điện thế ổn định ngay khi nguồn điện chính bị ngưng bên cạnh đó UPS có thêm một số chức năng như chống xung, lọc nhiễu, ổn áp ổn tầng và các phần mềm đi kèm có khả năng quản trị năng lượng cho cả một hệ thống. Mạch lọc của thiết bị sẽ cấp nguồn “sạch” và “xanh” cho máy tính, máy chủ hay thiết bị mạng không bị tắt hay mất dữ liệu vì sự cố nguồn điện đột ngột.

Chọn loại UPS nào?

Tiêu chuẩn quan trọng vẫn là chính bạn phải xác định được lượng điện năng mà mình cần, thời gian có thể làm việc sau khi cúp điện và loại thiết bị muốn bảo vệ. Biết mình, “biết đồ” bạn có thể vững tâm tìm thứ thích hợp hoặc có bạn có thể liên lạc với Công ty Cổ phẩn Truyền thông MêKông để được tư vấn. UPS có ba loại khác nhau và việc chọn đúng loại cần thiết sẽ bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện đạt yêu cầu cho thiết bị, bảo đảm cấp nguồn trong thời gian bị mất điện.

Loại cấp điện dự phòng (standby): thích hợp cho cá nhân hay văn phòng nhỏ, UPS cấp điện dự phòng hay off-line sử dụng trực tiếp điện lưới. UPS loại này chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng một chiều (DC) để nạp cho ac-qui. Khi dòng điện chính gặp sự cố, bộ chuyển điện hoạt động ở chế độ dự phòng sẽ chuyển dòng DC của ac-qui thành dòng AC để cấp nguồn trong một thời gian nhất định.

UPS tương tác (line-interactive): Thích hợp với những phần cứng quan trọng, có thêm những bộ cảm biến giữa nguồn vào và nguồn ra, cho phép bộ chuyển điện của UPS chấp nhận nguồn điện vào và cung cấp nguồn điện ra đã được hiệu chỉnh phù hợp với tải.

UPS trực tuyến (online): Hay còn gọi là UPS chuyển đổi kép (double-conversion online), có quy trình xử lý kép về nguồn, nguồn ra được cách ly và độc lập nguồn vào. Nguồn vào, trước hết sẽ qua các mạch lọc, các nhiễu nguồn sẽ được loại bỏ. Sau đó các bộ chỉnh lưu sẽ chuyển dòng AC thành dòng DC của UPS dòng này sẽ nạp cho Ắc_qui, đồng thời bộ chuyển điện sẽ lấy nguồn DC và tạo ra nguồn sạch và xanh AC cấp cho các thiết bị.

Đối với người dùng gia đình văn phòng thì những UPS off-line phổ biến trên thị trường đã đủ đáp ứng cho bạn. Nguyên tắc cơ bản nhất là chúng ta nên chọn UPS bằng hay cao hơn điện năng yêu cầu của các thiết bị nối với nó. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cần lưu ý khi chọn mua.

VA: vôn ampe là đơn vị đo lường mức tải mà UPS có thể hỗ trợ, thường gọi là công suất danh định. Trên thị trường hiện nay phổ biến những loại UPS có công suất từ 500VA trở lên tương ứng với số lượng máy tính cần bảo vệ, cấp nguồn. Để tính toán công suất cần thiết, bạn có thể xác định chỉ số VA cho từng thiết bị bằng cách nhân hiệu điện thế (vôn) - ở Việt Nam là 220V - với cường độ dòng điện (ampe) - đọc ngay trên nhãn ghi thông số kỹ thuật của thiết bị. Bạn cũng có thể tính bằng cách đem thông số công suất AC (watt) nhân với 1,35 hay có hãng khuyến cáo là 1,82. Nghĩa là:

                                    AC ( VA ) =  AC (watt) * 1,35

Hoặc an toàn hơn:         AC ( VA ) = AC (watt) * 1.85

 Sau khi tính được chỉ số VA cho từng thiết bị, bạn cộng tất cả để có được tổng công suất. Chỉ số VA của UPS phải cao hơn tổng số này khoảng 20%.

Power factor: Hệ số công suất là tỷ số giữa công suất thực với công suất biểu kiến hay tải. Trị số này nằm trong khoảng 0 đến 1. Nếu hệ số này là 1,0 nghĩa là dòng điện cùng pha với hiệu điện thế và công suất phản kháng là 0. UPS làm việc hiệu quả nếu chỉ số gần với 1,0.

Run time: Khoảng thời gian mà UPS có thể cung cấp điện năng yêu cầu nếu chạy bằng ac-qui của nó. Khoảng thời gian này càng dài thì thời gian để thiết bị tiếp tục làm việc trong khi mất điện càng dài. Đối với người dùng cá nhân và văn phòng thì khoảng thời gian từ 10-20 phút là đủ dùng.

Nếu bạn có dùng modem hay máy fax thì nên chú ý chọn loại có cổng RJ-45, để thiết bị của mình không bị “trời đánh” nhất là mùa mưa ở Việt Nam thường nhiều sét. Một số UPS còn bán kèm phần mềm giao tiếp với máy tính qua cổng RS-232 hay USB để bạn cấu hình cho UPS tự động tắt máy tính đúng quy cách khi có sự cố điện. Thường các nhãn hiệu UPS phổ biến ở Việt Nam có thời gian bảo hành từ 2-3 năm và cũng đã có hàng nhái nên bạn cần cẩn thận khi chọn mua.

Theo Santak Việt Nam

---------------------------------------------------

Chào pác votinh1502 !

Với nhu cầu của pác như zậy thì mình xin đưa ra giải pháp như sau:

1. Nếu dùng máy tính với cấu hình office bình thường và màng hình CRT 15' hay màng hình LCD 17' thì mỗi PC dùng 1 Model TG500 với thời gian lưu điện từ 3 đến 5 phút.

Một số ưu điểm: Dễ quản lý, giá thành thấp.

Một số nhược điểm: Chất lượng nguồn điện ở mức trung bình, thời gian lưu điện thấp.

2. Nếu dùng máy tính với cấu hình tương đối nặng và màng hình CRT 17' hay màng hình LCD 19' thì mỗi PC dùng Model 1 cái TG1000 với thời gian lưu điện từ 5 đến 10 phút.

Ưu và nhược điểm giống TG500.

3. Nếu muốn thời gian lưu điện dài hơn và chất lượng nguồn điện tốt hơn thì dòng line-Interactive sẽ đáp ứng tốt. Ví dụ như dòng Blazer1000 lưu cho 1 máy tính thì thời gian lưu điện khoản 20 phút.

Ưu điểm: Chất lượng nguồn điện tốt, Có phần mềm quản lý.

Nhược điểm: Giá hơi cao hơn so với dòng TG

4. Nếu cần thời gian lưu điện dài hơn nữa và chế độ nguồn điện nghiêm ngặt để dùng cho Server hay một số thiết bị nhạy cảm khác thì nên dùng online của SANTAK.

Ưu điểm: Chất lượng nguồn điện cao, thời gian lưu điện dài, có phần mềm quản lý Winpower hay khe cắm thông minh để cắm carweb (nếu có nhu cầu)

Nhược điểm: Giá cao hơn so với 2 dòng trên.

---------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: