Nhận định ĐTTK
"Bất tri ba bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Nguyễn Du xưa đã từ giã cõi đời không một lời trăn trối, mang theo cả một tâm sự bi kịch, u uất không giải toả cùng ai. Những ai đã sống sâu sắc với cuộc đời hẳn thấu hiểu lắm tâm sự của Nguyễn Du-một con người suốt đời đi tìm tri kỉ giữa cõi đời đen bạc. Tố Như ơi! Xin người hãy "ngậm cười nơi chín suốt" vì "cả cuộc đời này hiểu Nguyễn Du" vì có biết bao nhiêu người như Huy Cận, Bùi Kỷ, Tế Hanh, Chế Lan Viên,...đã làm thơ giãi bày, giải toả hộ Người những uất hận kia. Bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" ra đời như bắc nhịp cầu tri âm đến với những tâm sự của Tố Như trong "Độc Tiểu Thanh ký" đồng thời cũng khẳng định ý nghĩa đặc biệt cuả tiếng nói tri âm trong văn chương, nói như nhà văn Bùi Hiển: "Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết".
Là một nhà văn đã từng nếm trải những vinh quang và cả những cay đắng trong nghề văn, Bùi Hiển hiểu hơn ai hết ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm giữa nhà văn và người đọc. Đã có những thời người ta chỉ đề cao vai trò của tác giả và tác phẩm mà xem nhẹ yếu tố bạn đọc. Nhưng M. Gorki đã viết: "Người tạo lên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận tác phẩm lại là độc giả?". Tác phẩm văn học chỉ sống được trong tấc lòng của những người tri kỷ-là bạn đọc. Thế nhưng không phải bạn đọc nào cũng hiểu được tác phẩm và thông điệp thẩm mĩ của tác giả. Thực tế văn học đã có biết bao chuyện đáng buồn-người đọc hiểu hoàn toàn sai lệch giá trị của tác phẩm và suy nghĩ của nhà văn. Cho nên ở bất kỳ thờ đại nào, bất kỳ nền văn học dân tộc nào cũng rất cần có tiếng nói tri âm của bạn đọc dành cho tác giả. Nghĩa là bạn đọc ấy phải cảm thông, sẻ chia với những nỗi niềm tâm sự, nghĩ suy của người viết gửi trong tác phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top