unknow

I/ TạI sao nói "ĐờI thay đổI khi chúng ta thay đổI" ?

"ĐờI thay đổI khi chúng ta thay đổI" là tư tưởng "xương sống" xuyên suốt tác phẩm của Andrew Matthews, trên cơ sở Triết học Mac chúng ta sẽ xem xét từng khía cạnh của nhận định đó

"ĐờI" có thể hiểu là một vấn đề, sự vật, hiện tượng, thế giớI, cuộc sống... là vật chất, thực tạI khách quan tồn tạI bên ngoài ý thức con ngườI. "Chúng ta" ở đây là tình cảm, tư duy, nhận thức, ý thức con người... là sự phản ánh thế giớI khách quan vào bộ não con ngườI và vì vậy con ngườI có khả năng nhận thức được thế giớI.

Nhận định trên có thể tạm dịch: vật chất thay đổI khi ý thức thay đổi. Điều này có ý nghĩa gì, phảI chăng tinh thần quyết định vật chất ? Nếu hiểu như vậy thì thật sự sai lầm và đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm bởI Triết học Mac đã chỉ rõ:

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tạI khách quan được đem lạI cho con ngườI trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lạI, chụp lạI, phản ánh và tồn tạI ko lệ thuộc vào cảm giác"(1)

Do đó vật chất luôn là cái có trước, độc lập vớI ý thức, muốn hay ko muốn thì nó vẫn tồn tạI, ý thức là cái phản ánh còn vật chất là cái được phản ánh, ý thức là hiện thực chủ quan của sự vật khách quan. Vật chất là tiền đề cho sự phản ánh của ý thức và thông qua quá trình cảI tạo vật chất mà ý thức được ra đờI do đó ý thức mang tính năng động và sáng tạo theo nhu cầu thực tiễn.

TạI sao cần tự thay đổI ý thức ?

Thế giớI vật chất là vô cùng vô tận, tồn tạI khách quan trong khi ý thức con ngườI là hữu hạn, mang tính chủ quan và độc lập tương đốI do đó con ngườI cần phảI ko ngừng thay đổI ý thức để phản ánh đầy đủ, chính xác hơn thực tạI khách quan đó. Đồng thờI thế giớI vật chất luôn vận động, vận động là thuộc tính cố hữu là hình thức tồn tạI của vật chất: ko có vật chất nào ko vận động và ko có vận động nào ko phảI là vật chất, do đó ý thức con ngườI cần tự thay đổI để phản ánh kịp thờI, chính xác sự vận động thay đổI đó cũng như đưa ra những dự đoán, định hướng vận động biến đổI tương lai của thế giớI vật chất.

Hiểu được điều này, Andrew Matthew đã khuyến khích độc giả luôn tìm ra những mặt tích cực của cuộc sống và nghĩ đến những điểm tích cực trong tương lai. Song tự thay đổI ý thức theo hướng tích cực và sáng tạo nhưng nếu ko có hoạt động thực tiễn thì đây chỉ đơn thuần là thay đổI trong ý thức chủ quan về cuộc sống bởI ý thức ko thể sáng tạo ra vật chất mà đó chỉ là sự sáng tạo trong khuôn khổ ý thức: ý thức thay đổI khi ý thức thay đổi. "ĐờI thay đổI khi chúng ta thay đổI" là điều kiện cần và điều kiện đủ là "Chúng ta thay đổI và đờI sẽ thay đổI".

Điều đó có nghĩa ý thức thay đổI cần thông qua hoạt động thực tiễn cụ thể tác động vào thế giớI vật chất từ đó cảI tạo và biến đổI nó phù hợp lợI ích và mục đích con ngườI, đó cũng là điều mà Andrew Matthew muốn nói "Nếu bạn muốn cuộc đờI mình thay đổI, hãy thay đổI hành vi của bạn". Khi đó, sự thay đổI trong hành động sẽ dẫn đến thay đổI thế giớI vật chất mà nó tác động, có nghĩa là cuộc sống thay đổI và kéo theo phản ánh về cuộc sống thay đổI, đồng nghĩa sự thay đổI trong ý thức con người.

Như vậy, nhận định "ĐờI thay đổI khi chúng ta thay đổI" hiểu một cách toàn diện: khi chúng ta tự chủ động thay đổI ý thức thì ý thức của chúng ta thay đổI, thông qua hoạt động thực tiễn làm thay đổI cuộc sống vật chất và sự thay đổI này tác động trở lạI ý thức làm thay đổI ý thức của chúng ta. Đó cũng chính là quy luật "phủ định của phủ định" trong Triết học Mac - phủ định lần thứ I trong ý thức tạo sự thay đổI trong ý thức: những nhân tố đốI lập cái ban đầu, phủ định này thông qua hoạt động thực tiễn dẫn tớI sự phủ định trong vật chất tạo ra những thay đổI trong cuộc sống và những thay đổI này tác động trở lạI dẫn đến phủ định lần thứ II trong ý thức: ý thức về cuộc sống thay đổi.

Điều đó ko có nghĩa là chúng ta đã quay trở lạI điểm xuất phát đầu tiên: ý thức thay đổI -đờI thay đổI -ý thức thay đổI, mà là điểm xuất phát mớI, nâng lên giai đoạn cao hơn bằng sự phủ định của phủ định. BởI trong suốt quá trình, những yếu tố tích cực đã được phát hiện, khôi phục, duy trì và phát triển tạo nên sự vận động thay đổI về chất mà xu hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo.

II/ Chúng ta phảI thay đổI như thế nào ?

"Có cái gì đó rành rành trước mắt bạn"(2) và một ví dụ rất thú vị của Andrew Matthews: " Khi tôi mườI tuổI, tài sản quý giá nhất của tôi là quả bóng. Tôi ăn cùng nó, ngủ cùng nó và lau chùi nó mỗI ngày thay vì lau giày. Tôi biết tất cả về bóng đá nhưng có một số điều tôi chẳng hiểu, chẳng hạn trẻ con từ đâu mà có. Một buổI chiều tôi đang chơi bóng trên phố và làm mất nó. Tôi tìm khắp nơi và nghĩ ai đó đã ăn cắp. CuốI cùng tôi bắt gặp một phụ nữ dường như đang giấu quả bóng của tôi trong áo. Tôi tiến đến hỏI cô ta: cô làm gì vớI trái bóng của cháu vậy ? Vào chiều hôm đó, tôi biết được trẻ con sinh ra từ đâu và phụ nữ trông thế nào trong khi mang thai 9 tháng."

Ví dụ này đã thể hiện vai trò quyết định của vật chất đốI vớI ý thức. Do đó trong hoạt động nhận thức, nếu như thế giớI vật chất và các quy luật của nó tồn tạI khách quan thì con người phảI xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện nó như vốn có mà ko được đưa ra những nhận định đánh giá chủ quan, phát hiện và xác định các mốI liên hệ từ đó xây dựng hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đốI tượng nhận thức đồng thờI phát hiện ra các xu hướng biến đổI chuyển hóa của đốI tượng trong sự vận động và biến đổI của chính nó. Từ đó, ý thức mớI có thể phát huy hết vai trò của mình đó là vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, biện pháp, tổ chức thực hiện, phương pháp điều chỉnh hoạt động con ngườI theo mục tiêu đề ra. Thí dụ như Lenin đã nhiều lần nhấn mạnh " Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, ko được lấy tình cảm của mình làm điểm xuất phát cho sách lược và chiến lược cách mạng, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc bệnh duy ý chí".

Điều này đồng nghĩa ý thức càng phản ánh đầy đủ, chính xác các quy luật khách quan của hiện thực thì khi tác động đến hiện thực sức mạnh của nó sẽ hướng vào việc cảI tạo và thúc đẩy sự phát triển nhanh của hiện thực đó. Vì vậy cá nhân mỗI con ngườI cần ko ngừng tự thay đổI nhận thức bằng cách tăng cường tích lũy tri thức cũng như đánh giá đúng vai trò của tình cảm, bởI tình cảm nảy sinh dựa trên cơ sở tri thức nhưng lạI có khả năng đào sâu và xuyên tạc tri thức, và ngược lạI những rung động tâm lý tình cảm có thể thúc đẩy sự thay đổI của tri thức. Và đó cũng chính là sự thống nhất theo "chiều ngang" của ý thức, là động lực tinh thần mà con ngườI cần vận dụng đúng đắn để phục vụ quá trình tự thay đổI của mình.

"Khi bạn làm đứt ngón tay, bạn có cần quan sát nó lành lạI ko ? Khi bạn ngủ bạn có cần phảI nhớ thở ko ? Còn tóc, bạn có nhìn thấy nó mọc ra hằng ngày ko ? Những điều này cứ tự động diễn ra đúng ko nào ? Tiềm thức của bạn sẽ làm cho những điều này tự động diễn ra."(3)

Trong các tác phẩm của mình Andrew Matthews rất đề cao vai trò của "tiềm thức", "các bức tranh tinh thần" và gọI đó là: các chương trình được cài sẵn trong đầu, những chương trình này có thể phát triển thêm và làm cho cá nhân cư xử một hành động theo khuynh hướng lặp đi lặp lạI những hành vi nào đó mà ko hề suy nghĩ. Về điểm này, Triết học Mac đã lý giảI một cách khoa học tác dụng của ý thức mà Andrew Matthews đã chủ quan tuyệt đốI hóa

Kết cấu của ý thức theo "chiều dọc" gồm có: tự ý thức, tiềm thức và vô thức. "Tự ý thức là quá trình con ngườI tự phản ánh chính mình trong mốI quan hệ vớI thế giớI bên ngoài, con ngườI tự nhận thức mình như một cá nhân trong cộng đồng xã hộI"(4) do đó trình độ tự ý thức phản ánh trình độ phát triển của nhân cách, mức độ làm chủ của mỗI cá nhân và vì vậy con ngườI cần ko ngừng nâng cao khả năng tự nhận thức, tự ý thức từ đó điều chỉnh các hành vi và phát triển chúng thành tiềm thức. Đó cũng chính là điều Andrew Matthews muốn nói "Chính những bức tranh tinh thần làm nên con ngườI bạn ngày nay. Khi bạn thay đổI những bức tranh đó, tự khắc bạn sẽ thay đổI theo ngay"

Vậy thì tiềm thức là gì ? "Tiềm thức là ý thức dướI dạng tiềm năng là những hoạt động tâm lý -nhận thức tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể nhưng có liên hệ trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dướI dạng kiểm soát của chủ thể ấy"(5). Do đó tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý -nhận thức mà chủ thể ko cần hay ko thể kiểm soát một cách trực tiếp nhằm giúp giảm sự quá tảI trong hoạt động nhận thức khoa học, cũng như các căng thẳng trong hoạt động tâm lý.

Nhận thấy điểm này, Andrew Matthews đã khuyên độc giả "Bạn ko thể đạt được những điều vĩ đạI chỉ bằng cách nhìn vào mình trong hiện tạI mà phảI nhìn vào mình trong tương lai và tái hiện những bức tranh đó trong đầu", trên tinh thần Triết học Mac điều đó có nghĩa mỗI cá nhân cần ko ngừng tăng cường nhịp điệu tự ý thức, tự nhận thức, tự thay đổI nhằm biến những tri thức, ý thức tích cực thành mục tiêu, bản năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể.

III/ ĐờI thay đổI như thế nào khi chúng ta thay đổI ?

"MọI cái trong cuộc sống đều kết nốI vớI nhau, cách bạn nghĩ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, cách bạn cảm nhận ânh hưởng đến cách bạn đi đứng, cách bạn đi đứng ảnh hưởng đến cách bạn nói, cách bạn nói ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ"(6) có thể nói, mặc dù ko thể lý giảI một cách chính xác nhưng Andrew Matthews luôn phát hiện và tôn trọng các quy luật khách quan của cuộc sống.

Triết học Mac đã chỉ rõ, theo nguyên lý về sự liên hệ phổ biến: mọI sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giớI đều tồn tạI trong muôn vàn mốI liên hệ ràng buộc lẫn nhau nghĩa là giữa chúng có sự tác động qua lạI, chuyển hóa lẫn nhau cùng làm tiền đề cho sự tồn tạI của nhau, các mốI liên hệ đó tồn tạI khách quan -phổ biến, nó chi phốI một cách tổng quát sự vận động và phát triển. Do đó ko có sự thay đổI sự vật, hiện tượng, vấn đề nào lạI ko kéo theo sự thay đổI sự vật, hiện tượng, vấn đề khác. Sự thay đổI của cái này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổI của cái kia: ý thức thay đổI dẫn đến hành đồng thay đổI, hành động thay đổI dẫn đến cuộc sống thay đổI, cuộc sống thay đổI dẫn đến ý thức thay đổI và cứ như vậy tạo thành một quá trình thống nhất vận động tổng hợp từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.Điều này có nghĩa cá nhân cần xác định xuất phát điểm phù hợp, từng bước thay đổI, ko ngừng thay đổI giống như so sánh của Andrew Matthews: "Khi bạn giỏI hơn thì trò chơi sẽ khó hơn"

Một điểm tiến bộ khác của Andrew Matthews thể hiện ở "quy luật gieo hạt": nếu bạn trồng đậu ngày hôm nay thì ngày mai bạn sẽ nhận được gì ? câu trả lờI là những hạt giống ướt -đây cũng chính là mốI quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết học Mac: vớI một nguyên nhân xác định trong một điều kiện xác định sẽ cho ra đờI một kết quả nhất định, nguyên nhân luôn là cái có trước và là cái sản sinh ra kết quả và ngược lạI kết quả sinh ra có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân. MốI quan hệ này có tính khách quan và phổ biến trong không gian và thờI gian, có nghĩa là ko có sự vật hiện tượng nào lạI tồn tạI mà lạI ko có nguyên nhân của nó, do đó khi chúng ta thay đổI cuộc sống tất yếu sẽ thay đổi.

Nhưng cũng cần nhận thấy rằng sự thay đổI đó ko phảI tức thì, mà đó cả một quá trình được Andrew Matthews diễn tả qua nguyên tắc con ếch:

"Nếu bạn đặt một con ếch thông minh và khỏe mạnh vào trong chảo nước nóng, nó sẽ làm gì ? Nhảy ra ! Ngay lập tức con ếch quyết định: "Khiếp quá -mình đi thôi ! Nhưng nếu bỏ con ếch đó vào chảo nước lạnh, đặt chảo nước đó lên bếp và đun sôi từ từ. Điều gì sẽ xảy ra ? Con ếch thư giản và thích thú khi nước ấm lên. Chẳng bao lâu con ếch xụI dần cho đến khi ko thể leo ra khỏI chảo được."(7)

Ví dụ này là minh chứng thú vị cho quy luật "những thay đổI về lượng chuyển hóa thành những thay đổI về chất và ngược lạI" của Triết học Mac: bất kì sự phát triển nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng đến một độ nhất định cho tớI điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Điều đó có nghĩa sự biến đổI về lượng trong một độ nhất định chưa làm thay đổI về chất nhưng khi đạt đến điểm nút thì trong những điều kiện nhất định bước nhảy được thực hiện, chất cũ mất đi chất mớI ra đờI, chất mớI ra đờI quy định cho một lượng mớI, lượng mớI tiếp tục biến đổI đạt tớI điểm nút mớI cứ như vậy làm cho sự vật ko ngừng phát triển.

Từ đó con ngườI cần xác định quá trình thay đổI phảI tích lũy đủ lượng để dẫn tớI biến đổI về chất, ko nôn nóng chủ quan trước khi đạt đến độ cho phép sẽ chuyển sang chất mớI cũng như phảI quyết tâm tiến hành bước nhảy chống tư tưởng bảo thủ chờ đợI kéo dài khi sụ tích lũy về lượng đã đạt tớI điểm nút .

"Nhưng cuộc sống chống lạI tôi" -cuốI cùng là, sự thật những thay đổI trong hành vi bản thân nói riêng và cuộc sống nói chung diễn ra ko dễ dàng -đó là điều mà Andrew Matthews muốn độc giả hiểu rõ, chấp nhận và nổ lực vượt qua

GiảI thích điều này, phép biện chứng duy vật cũng đã đưa ra quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đốI lập: quy luật khẳng định tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giớI khách quan đều hàm chứa trong đó những mặt mâu thuẫn và những mâu thuẫn ấy vừa thống nhất vớI nhau lạI vừa đấu tranh lẫn nhau, chính thông qua đó mà tạo cho các sự vật, hiện tượng vật chất phát triển. Trong đó sự thống nhất giữa các mặt đốI lập chỉ có tính tạm thờI tương đốI, còn đấu tranh giữa các mặt đốI lập là tuyệt đốI vĩnh viễn. Khi hai mặt đốI lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, mâu thuẫn được giảI quyết nhờ đó thể thống nhât cũ được thay thế bằng thể thống nhất mớI, sự vật cũ mất đi sự vật mớI ra đời.

Từ đó, con ngườI cần phảI hiểu sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính tương đốI mà sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốI lập quy định. Do đó mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát trỉển nên "Bạn phảI đấu tranh" lờI khuyên của Andrew Matthews giành cho độc giả cũng chính là nguyên tắc giảI quyết mâu thuẫn: sự đấu tranh giữa các mặt đốI lập. Và vì vậy con ngườI cần nhìn thẳng vào mâu thuẫn theo nguyên tắc khách quan, cũng như hiểu rõ xu hướng sự thay đổI phát triển theo quy luật phủ định của phủ định, ko đi lên thẳng đứng mà là theo đường xoáy ốc phức tạp: ko chỉ có đi lên mà còn có những biến đổI thụt lùi đi xuống, song đây chỉ làm tạm thờI trong khuynh hướng phát triển tiến lên nói chung.

Tổng kết

Tóm lạI, "ĐờI thay đổI khi chúng ta thay đổI" là cả một quá trình xuất phát từ vật chất, vận động vật chất, phản ánh vật chất do đó mang tính khách quan, phổ biến theo khuynh hướng tiến lên. Sự thành công trong tư tưởng của Andrew Matthews chính là minh chứng cụ thể cho tính đúng đắn của tư tưởng của Triết học Mac

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top