ung thu mau HK
Bạn hỏi về triệu chứng (biểu hiện) của bệnh ung thư máu và cách chẩn đoán.
Ung thư máu (Leukemia) là ung thư của cơ quan tạo ra các huyết cầu như tủy xương và hệ thống bạch huyết (lymp system ).Trong ung thư máu các bạch cầu được sản xuất 1 cách nhanh chóng rối loạn tạo ra các bạch cầu bất thường không hoạt động được và các bạch cầu ung thư nầy lần lần xấm lấn đến các hồng cầu ( red blood cell!) và tiểu cầu ( platelet) ngăn chận sản xuất và phá hủy các tế bào nầy.Nói chung ung thư máu chia làm 2 dạng cấp tính và mản tính. Ung thư máu cấp tính có triệu chứng sớm, tiến triển nhanh, nếu không chẩn đoán và điều trị sớm sẽ đưa đến tử vong nhanh. Ung thư máu loại mản tính có tiến triển chậm, thường không có hay có ít triệu chứng trong nhiều năm. Các triệu chứng của ung thư máu thường không rỏ rệt trong thời gian đầu, chỉ tương tự như cảm cúm. Khi triệu chứng trở nên rỏ rệt thì tập trung vào 3 yếu tố: ·
-nhiễm trùng : do các bạch cầu(có nhiệm vụ chống nhiễm trùng ) bị ung thư
-thiếu máu : do các hồng cầu bị hủy hoại.
-chảy máu : do các tiểu cầu bị hủy hoại
Các triệu chứng thường thấy trong ung thư máu : mệt mỏi thường xuyên,nóng sốt hay bị lạnh run, hay bị nhiễm trùng, nổi hạch(thường ở hạch cổ,nách, háng bẹn ),kém ăn, mất cân, đau nhức các khớp xương,dể bị chảy máu như chảy máu dưới da (petechiae), chảy máu răng, mũi.Gan và lá lách có thể to ra,. Ở thể cấp tính, nhất là ở trẻ em ( ở trẻ em ung thư máu thuờng ở dạng cấp tính) hay di căn đến não nên có thể có những triệu chứng như nhức đầu, kinh giật, giảm thị giác. nôn, ói..
Chần đoán ( xác nghiệm ) :
Chẩn đoán ung thư máu dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng: bác sĩ khám biểu hiện thiếu máu, xem có nổi hạch, chảy máu dưới da, gan lách to v.v.. như nói trên. Chẩn đoán cận lâm sàng như thử máu đếm số lượng các bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và quan sát hình dạng của các tế bào nầy ở phết máu ngoại biện ( morphology in peripheral blood smear). Nếu nghi ngờ là ung thư máu thì làm sinh thiết tủy xương ( bone marrow biopsy ) để xác định chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể cho làm chọc dò tủy sống ( lumbar puncture) để tìm tế bào ung thư trong hệ thẩn kinh trung ương.
Thêm 1 vài chi tiết về cách phân loại ung thư máu theo loại tế bào bị ung thư :
1/Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy ( Acute myelogenous leukemia ). Là dạng ung thứ máu thường nhất, có thể ở trẻ em và người lớn.
2/ Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho ( Acute Lymphocytic Leukemia ). Đây là dạng
ung thư máu thường nhất của trẻ em ( 60-70% ung thư máu ở trẻ em).
3/ Ung thư máu mản tính nguyên bào tủy ( Chronic myelogenous leukemia ) thường ở người lớn. Đặc tính của loại nầy có bất thường của nhiễm thể gọi là Philadelphia chromosome)!
4/ Ung thư máu mản tính nguyên bào lympho ( chronic lymphocytic leukemia ) thường ở ngườì lớn, rất hiếm ở trẻ em. Thường không gây triệu chứng trong nhiểu năm.
Mong các giải đáp trên giúp bạn hiểu thêm về Ung thư máu.
thân mến,
Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới, Hoa Kỳ
chương trình vấn đáp Sống Khỏe
1-Bệnh ung thư máu bạch cầu là gì ?
Bệnh ung thư máu bạch cầu là bệnh ung thư tế bào bạch huyết cầu được sản xuất từ tủy xương. Danh từ leukaemia do hai chữ Hy Lạp ghép lại và có nghĩa là máu trắng. Máu của ngườI khoẻ mạnh thường có màu đỏ vì đa số các tế bào máu là hồng huyết cầu mang sắc tố màu đỏ. Bạch huyết cầu chỉ chiếm thành phần thiểu số.
Bệnh ung thư máu bạch cầu là mt nhóm bệnh có nhiều điểm tương đồng và dị biệt nhưng đại loại là chúng đều do sự sản xuất quá đ của tế bào bạch cầu ung thư. Những tế bào bạch cầu ung thư này được sản xuất từ tủy của nhiều xương trong cơ thể mt cách không trật tự và không thể kiểm soát được. Điều này dẫn đến sự kiện các tế bào bạch cầu ung thư dần dần thay thế thành phần các tế bào trong máu và trong tủy xương và ảnh hưởng đến sự sản xuất của hồng huyết cầu làm cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao..., ảnh hưởng đến sự sản xuất của tiểu cầu đảm trách sự đông máu làm cho da bệnh nhân dễ bị bầm tím hoặc máu không đông khi bị chảy máu.., ảnh hưởng đến những tế bào đảm trách hệ thống miễn nhiễm làm cho cơ thể bệnh nhân mất khả năng đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng.
Các loại ung thư máu bạch cầu khác nhau do sự sản xuất các loại tế bào ung thư bạch huyết cầu có nguồn gốc khác nhau và vì thế bệnh trạng cũng có mức đ trầm trọng khác nhau. Nhóm bệnh cấp tính thường nguy hiểm hơn nhóm bệnh mãn tính. Nhóm ung thư máu lymphoblastic do những tế bào ung thư lymphocyte chưa trưởng thành thường thấy ở trẻ em. Nhóm ung thư máu myeloid do những tế bào ung thư sơ khai trong tủy xương thường thấy ở người lớn.
Bệnh ung thư máu bạch cầu tương đối khá hiếm, khoảng ít hơn 5 trong 100,000 người. Những phương pháp trị liệu tối tân trong những năm gần đây đã giúp nhiều bệnh nhân gần như khỏi hẳn. Cơ hi khỏi bệnh còn tùy thuc vào giai đoạn của bệnh ung thư khi định bệnh lần đầu tiên.
2- Nguyên nhân của bệnh ung thư máu bạch cầu là gì ?
Đa số các trường hợp ung thư máu bạch cầu không có nguyên nhân đơn giản. Có lẽ trong đa số các trường hợp mt số yếu tố khác nhau tổng hợp gây ra bệnh, thí dụ như yếu tố di truyền, phóng xạ, hoá chất môi sinh, siêu vi trùng gây bệnh ung thư...Cũng có thể có những yếu tố khác mà các bác sĩ không biết rõ. Tuy nhiên chúng ta cũng hiểu rõ nguyên nhân của mt số ung thư máu bạch cầu, thí dụ như tất cả các tế bào ung thư của loại ung thư bạch cầu myeloid mãn tính đều có chứa mt nhiễm thể bất bình thường gọi là nhiễm thể Philadelphia. Nhiễm thể này tạo ra mt chất đản bạch phá hoại chức năng của tế bào sơ khai trong tủy xương.
Phóng xạ có liên quan mật thiết với bệnh ung thư máu bạch cầu. Những người bị tiếp xúc với liều lượng phóng xạ lớn dù chỉ mt lần cũng có cơ hi bị bệnh cao hơn, thí dụ như nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Những ngườI bị tiếp xúc nhiều lần vớI liều lượng phóng xạ nhỏ cũng có cơ hi mắc bệnh cao hơn, thí dụ như bệnh nhân cần trị bệnh bằng quang tuyến. Cơ hi mắc bệnh ung thư máu tỉ lệ trực tiếp với tổng số lượng phóng xạ đã tiếp xúc.
Nhóm hóa chất nhân thơm Benzene làm giảm chức năng tủy xương và có thể gây ra ung thư máu bạch cầu. Mt số thuốc chống ung thư cũng làm tăng cơ hi ung thư máu bạch cầu. Loại siêu vi trùng Human T cell Leukaemia Virus I (HTLV-I) có thể gây ra ung thư máu T cell ở người lớn. Nhiều loại siêu vi trùng khác đã được chứng minh gây ra ung thư máu bạch cầu trong các loài mèo, chut...
Yếu tố di truyền cũng không kém quan trọng. Ung thư máu bạch cầu có di truyền trong nhiều gia đình. Mt trong bốn trường hợp hai người sinh đôi đơn bào, nếu mt người bị ung thư máu bạch cầu, người kia sẽ bị bệnh tương tự trong vòng vài tuần lễ hoặc vài tháng. Những người bị hi chứng Down cũng có nhiều cơ hi mắc bệnh ung thư máu tế bào myeloid cấp tính.
3- Triệu chứng của bệnh ung thư máu bạch cầu như thế nào?
Loại ung thư cấp tính thường bắt đầu đt ngt, bệnh nhân ngã bệnh trong vài ngày. Thường bệnh nhân xanh xao, nóng sốt, dễ bị nhiễm trùng và thường chảy máu khác thường. Bệnh khởi đầu giống như cảm cúm, cảm giác vô cùng mệt mỏi, đôi khi thiếu hơi thở, đau nhức xương và các khớp xương, đau cổ họng, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, phụ nữ có kinh qúa nhiều, da hay bầm tím, mất khẩu vị và sút cân. Các hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng thường sưng lớn. Gan và lá lách có thể cũng sưng lớn.
Loại ung thư mãn tính bắt đầu chậm hơn, bệnh nhân thấy mệt mỏi, từ từ không có sức. La lách sưng lớn từ từ cho đến khi trở thành mt khối nặng gây ra đau ở vùng bụng trên bên trái. Các hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng có thể sưng lớn. Mũi có thể chảy máu, trọng lượng sút từ từ, xương đau nhức, không thích thờI tiết nóng và đổ mồ hôi ban đêm không có lý do. Đôi khi các triệu chứng qúa nhẹ và bệnh được tìm ra khi tình cờ thử máu.
4- Các phương pháp định bệnh ung thư máu bạch cầu ra sao?
Bạn nên đi gặp bác sĩ gia đình để khám bệnh và thử máu. Nếu kết qủa thử máu không khả quan, bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu bạn đi bệnh viện hoặc khám mt bác sĩ chuyên khoa. Ở bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ được tái khám và thử thêm máu mt lần nữa. Nếu thử máu tìm thấy tế bào ung thư máu bạch cầu, bác sĩ sẽ lấy mẫu tủy xương của bạn để định bệnh chính xác hơn và hoạch định phương pháp trị liệu thích hợp.
Mẫu tủy xương thường được lấy từ phía sau xương chậu hoặc đôi khi ở xương ức chỉ cần dùng thuốc tê. Bác sĩ nhờ đó có thể phân loại tế bào ung thư và dựa vào đường hướng biến đổi của nhiễm thể trong tế bào ung thư mà quyết định phương pháp trị bệnh.
Chụp hình phổi để xem các hạch bạch huyết trong lồng ngực có bị sưng lớn hay không.
Lấy mẫu nước tủy xương sống để truy tầm tế bào ung thư bạch cầu. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tê chích vào phần dướI xương sống của bạn để có thể lấy mẫu nước tủy xương sống mà bạn cảm thấy ít đau đớn nhất. Mt số bệnh nhân có thể hơi nhức đầu sau khi lấy nước tủy xương sống, nhưng thuốc giảm đau thông thường đa số có hiệu qủa vớI loại nhức đầu này.
5- Các phương pháp trị liệu bệnh ung thư máu bạch cầu ra sao?
Mục đích của các phương pháp trị liệu nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu và giúp cho tủy xương hoạt đng bình thường trở lại.
Dùng thuốc chống ung thư máu là phương pháp tiên quyết và chính yếu. Bác sĩ còn chích thuốc chống ung thư máu vào dịch tủy xương sống để có thể tiêu diệt những tế bào ung thư máu còn sót trong dịch chung quanh não b và tủy sống.
Quang tuyến trị liệu pháp vùng đầu và xương sống cũng không ngoài mục đích tiêu diệt những tế bào ung thư máu còn sót trong dịch chung quanh não b và tủy sống.
Trong trường hợp bệnh ung thư máu bạch cầu tái phát, hoặc có cơ hi bệnh tái phát cao, bác sĩ còn có thể ghép tế bào tủy sơ khai của chính bệnh nhân hoặc ghép tủy của người khác nếu thích hợp, thường là anh chị em rut của bệnh nhân có nhiều cơ hI thích hợp hơn.
Bác sĩ khi hoạch định phương pháp trị liệu phải cân nhắc nhiều yếu tố như : tuổi và sức khoẻ của bệnh nhân, giai đoạn của bệnh ung thư khi định bệnh, loại và nguồn gốc của tế bào ung thư, đường hướng biến đổi của nhiễm thể trong tế bào ung thư ...
6- Dùng thuốc chống ung thư máu bạch cầu như thế nào ?
Dùng thuốc chống ung thư không ngoài mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư máu bạch cầu. Các loại thuốc này làm giảm thiểu số tế bào ung thư được sản xuất. Thuốc được chích vào máu và lưu chuyển toàn thân thể. Vì mt số thuốc này không thể vào được dịch chung quanh não b và tủy sống (dịch não tủy-cerebrospinal fluid) bác sĩ phải chích các loại thuốc này trực tiếp vào dịch não tủy qua mt cây kim ở phần dướI lưng. Điều này vẫn cần được thực thi ngay cả khi không tìm thấy mt tế bào ung thư nào trong dịch não tủy vì kinh nghiệm đã cho thấy luôn luôn có vài tế bào ung thư còn sót mà thử nghiệm dù cẩn thận đến đâu vẫn cũng không thấy được.
Thường có ba giai đoạn khi dùng thuốc chống ung thư máu bạch cầu:
*Giai đoạn dẫn nhập : đây là giai đoạn đầu tiên dùng liều thuốc cực mạnh nhằm tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư máu càng tốt. Thường giai đoạn này có thể đem lại sự thuyên giảm (remission) của bệnh ung thư máu, có nghĩa là nếu khám nghiệm mt mẫu tủy xương dướI kính hiển vi, bác sĩ không thể tìm thấy mt tế bào ung thư máu nào sau giai đoạn dẫn nhập.
*Giai đoạn gia tăng cường đ: liều thuốc cực mạnh thứ hai, thứ ba đôi khi thứ bốn được dùng để củng cố sự thuyên giảm của bệnh ung thư máu đạt được trong giai đoạn trên.
*Giai đoạn duy trì: liều lượng thuốc không mạnh như trước, được dùng trong thờI gian dài hơn, đa số dướI dạng thuốc viên, nhằm vào tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót.
Toàn b dùng thuốc chống ung thư máu có thể kéo dài đến hai năm.
Mt số thuốc chống ung thư dướI dạng thuốc viên, nhưng phương pháp chính vẫn là 3 hoặc 4 thứ thuốc tổng hợp được chích vào tĩnh mạch.
Thuốc được dùng qua nhiều đợt, mỗi đợt mất vài ngày, sau mỗi đợt được nghỉ vài tuần. ThờI gian nghỉ này cho phép cơ thể bệnh nhân phục hồi những tác dụng phụ của thuốc và cho phép những tế bào tủy xương bình thường phục hồi và tạo ra những tế bào máu mới. Số đợt dùng thuốc chống ung thư tùy thuc vào phản ứng của tế bào ung thư máu đối với thuốc chống ung thư. Bệnh nhân thường được truyền thêm hồng huyết cầu và tiểu cầu để bù vào những tế bào máu bình thường bị tiêu diệt
7-Những tác dụng phụ của thuốc chống ung thư máu ra sao ?
Cơ hi da bị bầm tím và chẩy máu gia tăng hơn. Thuốc chống ung thư tiêu diệt thêm tiểu cầu của bệnh nhân mặc dù bệnh nhân bản chất đã thiếu tiểu cầu do bệnh gây ra. Bệnh nhân phải liên lạc vớI nhà thương nếu da bị bầm tím hoặc chảy máu không có lý do để xin được truyền thêm tiểu cầu.
Cơ hI nhiễm trùng nhiều hơn. Nếu bị nhiễm trùng bệnh nhân phải được cho dùng thuốc trụ sinh. Bệnh nhân phải cẩn thận khi ăn uống phòng nhiễm trùng từ đồ ăn không được nấu kỹ lưỡng hoặc bị ô nhiễm. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 đ C, bệnh nhân phải liên lạc nhà thương ngay.
Thiếu hồng huyết cầu làm cho bệnh nhân mệt mỏi, thiếu hơi thở. Nếu cần bệnh nhân phải được truyền thêm máu. Thuốc chống ung thư máu bản chất cũng làm cho bệnh nhân mệt mỏi.
Cảm giác buồn ói rất thông thường. Ngày nay bác sĩ có nhiều thứ thuốc chống nôn mửa rất hiệu qủa có thể giúp bệnh nhân dễ chịu hơn nhiều.
Đau miệng thường do các vết lở miệng. Cần phải súc miệng thường xuyên. Có thể dùng thức ăn mềm hoặc các loại thức uống có đ dinh dưỡng cao.
Rụng tóc rất thường xẩy ra, tóc thường mọc lại 3-6 tháng sau khi ngưng thuốc chống ung thư. Tạm thờI có thể dùng tóc giả, đi nón hoặc dùng khăn quàng cổ.
Những bệnh nhân phải dùng thuốc Steroids có khi cảm thấy ăn ngon miệng hơn, cảm thấy có sức hơn nhưng khó ngủ. Các tác dụng phụ khác của thuốc steroids là cơ thể bệnh nhân hay giữ nước, cao áp huyết, ăn uống khó tiêu, đường trong máu lên cao, đôi khi phải dùng thuốc giảm đường trong máu.
Mt số thuốc chống ung thư máu có thể gây ra tình trạng hiếm mun tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mt số cặp vợ chồng vẫn có thể có con sau khi mt trong hai người đã dùng thuốc trị bệnh ung thư máu.
Thông thường những người đã phải dùng cả hai thứ thuốc chống ung thư và quang tuyến trị liệu pháp trước khi ghép tủy hoặc ghép tế bào sơ khai tủy xương đều bị hiếm mun vĩnh viễn.
8- Dùng quang tuyến trị liệu pháp như thế nào ?
Quang tuyến trị liệu pháp dùng tia quang tuyến vớI năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư máu nhưng ảnh hưởng ít đến những tế bào bình thường.
Tia quang tuyến được dùng ở đầu và xương sống để tiêu diệt những tế bào ung thư máu còn sót trong dịch não tủy mà thuốc chống ung thư không tới được.
Quang tuyến còn dùng để làm teo đi những hạch bạch huyết bị tế bào ung thư máu làm sưng.
Trong trường hợp cần phải dùng phương pháp ghép tủy hoặc ghép tế bào sơ khai tủy xương, bệnh nhân cần phải dùng quang tuyến chiếu toàn cơ thể (Total Body Irradiation - TBI) để tiêu diệt toàn b tế bào tủy xương. Thông thường bệnh nhân cần phải chiếu quang tuyến tất cả 10 lần trong vòng 2 tuần lễ. Mỗi lần trị liệu chỉ mất vài phút.
Tác dụng phụ của quang tuyến trị liệu pháp thường là buồn ói, mệt mỏi, rụng tóc. Tóc rụng chỉ tạm thờI và thường mọc lại sau khi ngừng trị liệu./.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top