uct hp3 PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN

BÀI 3 : PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN

----------------------------------------------

I/ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

A/ KHÁI NIỆM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

- Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt lớn, gây sát thương, phá hoại chủ yếu bằng năng lượng hạt nhân được giải phóng trong quá trình phản ứng hạt nhân.

- Vũ khí hạt nhân bao gồm bom đạn, tên lửa... và các phương tiện đua vũ khí hạt nhân tới mục tiêu (máy bay, tên lửa, pháo, tầu ngầm...) và các phương tiện điều khiển.

B/ PHÂN LOẠI

1/ Phân theo đương lượng nổ

Đương lượng nổ được ký hiệu: (q) Đơn vị tính: kilôtôn (kt) Mêgatôn (Mt)

+ Loại cực nhỏ: q

+ Loại nhỏ 1 kt

+ Loại vừa: 10 kt

+ Loại lớn: 100 kt

+ Loại cực lớn: q ≥ 1 Mt

Cứ 1 kt 1000 tấn (thuốc nổ TNT)

1 Mt = 1000 kt hoặc 106 thuốc (TNT)

2/ Phân loại nguyên lý cấu tạo: Gồm 2 loại

a/Loại gây nổ: Bao gồm

- Vũ khí nguyên tử hay còn gọi là vũ khí phân hoạch (thế hệ 1- Ký hiệu: A, tên gọi: ATôn nguyên tử )

Vũ khí nguyên tử dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng của phản ứng phân hạch (Urani: U235 và Plutôni: Pu239)

- Vũ khí nhiệt hạch hay còn gọi vũ khí hạt nhân thế hệ 2 (Tên gọi: Hyđrôgen, ký hiệu: H)

+ Vũ khí nhiệt hạch: Dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng của phản ứng nhiệt hạch để phá hủy, sát thương đối phương.

+ Vũ khí nhiệt hạch thường có đương lượng nổ lớn từ 100 kt trở lên.

+ Khi điều khiển đầu nổ nguyên tử nổ, sẽ tạo ra nhiệt độ cao là điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch

- Vũ khí Nơtrôn hay còn gọi là vũ khí nhiệt hạch cực nhỏ thế hệ 3(vũ khí nhiệt hạch cực nhỏ).

+ Vũ khí Nơtrôn là ngòi nổ nguyên tử được cải tiến sao cho năng lượng vừa đủ để phản ứng nhiệt hạch.

+ Vũ khí Nơtrôn thường có đương lượng nổ nhỏ nhằm sát thương đối phương chủ yếu bằng các tia bức xạ Nơtrôn là chủ yếu.

b/ Loại không gây nổ: Là các chất phóng xạ chiến đấu.

3/ Phân theo mục đích quân sự: gồm 2 loại

a/ Vũ khí hạt nhân chiến thuật:

- Thường có đương lượng nổ nhỏ (từ loại cực nhỏ đến loại vừa) dùng để tập kích các mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch như sở chỉ huy, trận địa tên lửa, pháo, ra đa.

b/ Vũ khí hạt nhân chiến lược:

- Từ loại lớn đến loại cực lớn: Dùng để tập kích các mục tiêu có tính chất chiến lược như:

Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng và các phương tiện phòng chống vũ khí hạt nhân chiến lược then chốt như: sân bay, kho tàng,bến cảng.

C/ PHƯƠNG THỨC NỔ CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN

- Tùy theo mục đích sử dụng vũ khí hạt nhân của đối phương mà người ta điều khiển vũ khí hạt nhân nổ ở các độ cao thấp khác nhau như: Nổ vũ trụ, nổ trên cao, nổ trên không, nổ mặt đất, nổ dưới đất hoặc nổ dưới nước.

- Dựa vào phương thức nổ ta có thể đoán, nhận biết được mục đích sử dụng vũ khí hạt nhân của đối phương, để có biện pháp phòng chống cho phù hợp.

1/ Nổ vũ trụ: (Ký hiệu : VT)

- Là nổ ở độ cao từ 65 km trở lên nhằm tiêu diệt các phương tiện đang bay trong tầng khí quyển như: vệ tinh, tầu vũ trụ, máy bay, tên lửa...

- Cảnh tượng: mắt thường khó quan sát thấy; ở độ cao 65 đến 85 km, quan sát thấy ánh chớp, lan rộng sau vài giây bao quanh là lớp khí phát sáng đỏ hồng lan rộng hàng 100km2

2/ Nổ trên cao: (Ký hiệu : C)

- Là nổ ở độ cao từ 16 đến 65 km nhằm tiêu diệt các phương tiện đang hay trong tầng bình lưu, trong khí quyển như máy bay, tên lửa...

- Cảnh tượng nổ: Thấy cấu lửa tròn sáng chói, lan rộng rồi bốc lên cao gần tán nấm tạo thành mây phóng xạ toả tán đi.

3/ Nổ trên không: (Ký hiệu : K)

- Là nổ dưới 16 km (bán kính cầu lửa không chạm vào mặt đất, mặt nước) nhằm tiêu diệt các sinh lực ngoài công sự hoặc trong công sự không kiên cố bền vững phá hủy các phương tiện chiến tranh và những công trình kém bền vững trên mặt đất.

- Cảnh tượng nổ: Thấy vùng nổ sáng chói sau đó tiếng nổ xé, rền vang rồi hình thành cầu lửa, nhanh chóng, nổ to ra, lan rộng rồi bốc lên cao, sau vài giây cầu lửa tan dần chuyển thành mây phóng xạ. Rồi từ mặt đất bụi đất đá cuốn lên thành cột bụi giống như thân cây nấm, kết hợp với tán nấm hình thành một cây nấm khổng lồ gọi là "nấm mây nguyên tử".

4/ Nổ mặt đất (KH: Đ) hoặc nổ mặt nước (KH: N)

- Là nổ ngay trên mặt đất (mặt nước) hoặc ở độ cao cầu lửa chạm vào mặt đất (mặt nước). Nhằm tiêu diệt các sinh lực trong công sự, hầm phòng tránh kiên cố, phá hủy các phương tiện chiến tranh và các công trình kiến trúc trên mặt đất (mặt nước) tạo ra 1 khu vực nhiễm xạ rộng lớn với mức độ bức xạ cao.

- Cảnh tượng nổ: Thấy ánh chớp sáng chói và nghe tiếng nổ vang, mặt đất rung chuyển như động đất nhẹ. Sau đó mặt nước sôi lên dữ dội hình thành những đợt sóng cao, vỗ mạnh như sóng thần. Vùng nổ hình thành bán cầu lửa dẹt phía dưới rồi nhanh chóng nổ to ra, lan rộng rồi bốc lên cao. Sau vài giây cầu lửa tan dần thành đám mây phóng xạ hình thành tán nấm, kết hợp với bụi, đất, đá (nước) cuộn lên thành nấm mây nguyên tử. Khu vực tâm nổ tạo thành hố bom sâu phủ một lớp xỉ phóng xạ dầy.

5/ Nổ dưới đất: (KH:DĐ) hoặc nổ dưới nước (DN)

- Là nổ ở độ sâu dưới đất (dưới nước) từ 1 vài mét đến 100 m nhằm phá hủy các mục tiêu kiên cố bền vững dưới mặt đất (mặt nước) như: tầu ngầm, xe điện ngầm, hầm chống bom nguyên tử. Tạo ra khu vực nhiễm xạ rộng lớn với mức độ bức xạ cao

- Cảnh tượng:

+ Nổ dưới đất: Thấy ánh chớp sáng chói nghe thấy tiếng nổ trầm, mặt đất rung chuyển ( như động đất mạnh). Bụi đất đá tung lên giống như hình nón cụt, lật ngược mầu nâu thẫm, bắn tung toé bụi mù mịt. Rồi sau đó không khí nguội dần thành mây phóng xạ, ở mặt đất tạo thành hố bom sâu.

+ Nổ dưới nước: Tại vùng nổ, nước sôi, bốc hơi, hình thành những đợt sóng khổng lồ, dữ dội cao hàng chục mét, đồng thời một khối nước tung lên tạo thành cột sóng cao hàng 100 m. Rồi rơi xuống mặt nước tung toé tạo thành sương mù phóng xạ hoặc mây phóng xạ rồi ngưng tụ thành mưa phóng xạ hàng giờ.

D/ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SÁT THƯƠNG PHÁ HOẠI CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN.

1/ Sóng xung kích: ( Sóng xung động ) Chiếm 50% năng lượng của vụ nổ hạt nhân

- Khái niệm:

Sóng xung kích là một miền của môi trường nổ (khí, lỏng, rắn), bị nén rất mạnh và đột nhiên lan truyền đi mọi phương, với vận tốc lớn hơn vận tốc âm trong môi trường đó.

- Đặc điểm tác hại:

Sát thương trực tiếp con người, bằng sức ép của không khí làm cho cơ thể bị tổn thương, vũ khí bị hư hỏng, biến dạng. Sát thương gián tiếp do sóng xung kích làm đổ sập nhà cửa, hầm hào, công sự, cây cối và các vật liệu khác đè lên hoặc quăng quật vào người gây nên chấn thương.

2/ Bức xạ quang: Chiếm 30%năng lượng của vụ nổ hạt nhân.

- Khái niệm:

Bức xạ quang là chùm tia sáng phát ra từ cầu lửa của vụ nổ hạt nhân, với nhiệt độ cực kỳ cao ( hàng chục triệu độ C ). Bao gồm các tia hồng ngoại và tia tử ngoại, tia ánh sáng nhìn thấy truyền thẳng đi mọi phương với vận tốc ánh sáng, thời gian gây tác hại từ ( 1/10 - 10 s)

- Đặc điểm tác hại:

Gây cháy da, mù mắt, nóng chảy vũ khí trang bị, phá huỷ các công trình kiến trúc quân sự, dân sự. Uy lực sát thương phụ thuộc vào điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu.

3/ Bức xạ xuyên: Chiếm 5% năng lượng vụ nổ hạt nhân

- Khái niệm:

Bức xạ xuyên gồm chùm tia Gama (ó) và dòng Nơtrôn (n) phát ra từ vùng nổ truyền thẳng đi mọi phương với sức xuyên rất mạnh.

- Đặc điểm tác hại:

+ Sát thương sinh lực bằng bệnh phóng xạ (người mệt mỏi, kém ăn, rụng tóc, sốt cao).

+ Làm thay đổi tính chất của một số dụng cụ điện tử và bán dẫn. Làm hỏng kính ngắm quang học và hỏng phim ảnh khi có lượng chiếu xạ lớn

+ Gây nhiễm phóng xạ trong đất, trong nước, trong không khí và lương thực, thực phẩm ... gây tác hại gián tiếp kéo dài.

4/ Chất phóng xạ: Chiếm 10% năng lượng của vụ nổ hạt nhân.

- Nguồn gốc: Các chất phóng xạ gây nhiễm xạ gồm các mảnh vỡ hạt nhân và các chất đồng vị phóng xạ cảm ứng, các hạt nhân chưa phản ứng hết của chất nổ hạt nhân.

* Đặc điểm tác hại:

+ Nhằm sát thương sinh lực bằng các tia phóng xạ (ỏ,õ,ó) gây bệnh phóng xạ hoặc bỏng phóng xạ ( do tia õ)

+ Gây nhiễm xạ mặt đất trong phạm vi rộng.

+ Nhiễm xạ vũ khí trang thiết bị kỹ thuật lương thực, thực phẩm, nước uống ... không khí gây mưa phóng xạ.

5/ Hiệu ứng điện từ: Chiếm 5% năng lượng vũ khí hạt nhân

- Khái niệm:

Hiệu ứng điện từ là do sự ion hoá các phân tử, nguyên tử không khí dưới tác dụng các tia bức xạ của vụ nổ hạt nhân tạo thành khối lượng lớn các phân tử mang điện tích trong khí quyển gồm electron và các ion.

-Đặc điểm tác hại:

+ Gây ra xung điện từ và tăng mật độ electron trong khí quyển

+ Gây hỏng máy điện tử và máy bán dẫn.

+ Gây trở ngại cho rađa khi bắt mục tiêu

E/ BIỆN PHÁP CHUNG PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN

- Khi phát hiện đối phương sử dụng VKHN phải nhanh chóng triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kỹ thuật để ẩn nấp, chú ý tránh xa những vật dễ vỡ, dễ cháy.

- Xây dựng hầm hào phải vững chắc, kiên cố, có đủ độ dầy, làm bằng các vật liệu khó cháy.

- Kịp thời sử dụng các khí tài chế sẵn hoặc ứng dụng để bảo vệ cơ quan hô hấp và cơ thể. Đồng thời theo dõi sự di chuyển của đám mây phóng xạ để có biện pháp phòng tránh cho phù hợp.

- Trường hợp đang vận động trên địa hình bằng phẳng phát hiện vụ nổ hạt nhân phải nằm sấp xuống đất, chân quay về phía tâm nổ hai tay đỡ ngực, dùng ngón tay trỏ nút lỗ tai, đầu cúi xuống đất, úp mặt vào cánh tay, mắt nhắm, mồm há, thở đều.

- Khi chất phóng xạ dính bám vào cơ thể phải tiến hành tẩy rửa bề mặt nhiễm xạ bằng các chất tẩy rửa như: nước xà phòng, nước muối, nước axít béo hay luồng không khí nóng lạnh.

- Nhanh chóng phân loại bệnh nhân đưa bệnh nhân đi điều trị, cứu chữa kịp thời tại các bệnh viện nơi gần nhất.

- Cấm tuyệt đối không được sử dụng nước uống, lương thực, thực phẩm ... nghi bị nhiễm phóng xạ.

II/ VŨ KHÍ HOÁ HỌC

1/ Khái niệm vũ khí hóa học: (VKHH)

- VKHH Là loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương của nó do độc tính của các chất độc quân sự để gây cho người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái.

- VKHH bao gồm các chất độc quân sự và các phương tiện sử dụng chúng gây tác hại qua con đường ( hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc da, vết thương ... ).

2/ Phân loại chất độc

a/ Phân loại theo thời gian gây tác hại.

Theo cách phân loại này chất độc được chia thành 2 nhóm chính: Đó là là chất độc lâu tan và chất độc mau tan.

- Chất độc lâu tan: Là loại chất độc sau khi sử dụng vẫn giữ được tính chất sát thương từ vài giờ đến nhiều ngày ( Như: Vx, Ypêrít, Ypêrítnitơ...)

- Chất độc mau tan: Là loại chất độc sau khi sử dụng vẫn giữ được tính chất sát thương từ vài phút đến vài chục phút ( Như: CS, BZ, Điphốtgien, Axitxyanhydríc )

b/ Phân theo bệnh lý: gồm 6 loại

- Chất độc thần kinh

- Chất độc loét da

- Chất độc toàn thân

- Chất độc ngạt thở

- Chất độc kích thích

- Chất độc tâm thần

b/ Phân theo độ độc: gồm 2 loại

- Loại gây chết người

- Loại gây mất sức chiến đáu

3/ Đặc điểm tác hại cơ bản của vũ khí hóa học.

a/ Sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc.

- Vũ khí hóa học gây sát thương người, động vật, thực vật, gây nhiễm độc địa hình không khí bằng độc tính cao, gây tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể dẫn đến mắc bệnh toàn thân.

- Vũ khí hóa học gây nhiễm độc địa hình, vũ khí trang bị, công sự trận địa gây khó khăn cho hoạt động của đối phương, đồng thời gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

b/ Pham vi gây tác hại rộng.

- Vũ khí hóa học gây sát thương trong phạm vi rộng, và để lại hậu quả lâu dài cho đối phương.

- Tác hại của chất độc hóa học phụ thuộc vào điều kiện địa hình thời tiết.

c/ Thời gian gây tác hại kéo dài.

- Tùy theo ddiiefu kiện khí tượng, địa hình, mật độ nhiễm độc mà mức độ nguy hiểm có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Có những loại chất độc kéo dài đến hàng năm, để lại hậu quả lâu dài.

4/ Một số chất độc chủ yếu gây tác hại cho con người:

a/ Chất độc thần kinh Vx:

- Tính chất: Thể lỏng, không màu, không mùi, khi sử dụng chuyển sang thể hơi sương, giọt gây nhiễm độc không khí và địa hình. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa gây tê liệt hệ thần kinh trung ương, là loại chất độc có độc tính cao nhất hiện nay (chất độc Vx có độc tính cao hơn GB vài lần qua đường hô hấp và hàng chục lần nếu tiếp xúc qua da).

- Triệu chứng trúng độc: Đồng tử mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, đi đứng không vững, co giật cơ bắp sau chuyển sang co giật toàn thân dẫn đến tê liệt và chết sau ít phút nếu bị liều độc cao và không cấp cứu kịp thời.

b/ Chất độc loét da Ypêrit (HĐ).

- Tính chất: Thể lỏng, sánh như dầu, không mầu, khi sử dụng chuyển sang sương, giọt lỏng gây nhiễm độc không khí và địa hình. Khi xâm nhập vào cơ thể gay tổn thương cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, da, mắt và vết thương dẫn đến nhiễm độc toàn thân.

- Triệu chứng trúng độc:

+ Da bị nhiễm độc thời gian từ 4 đến 6 ngày, da bị tấy đỏ sau đó chuyển sang rộp, phồng và loét da.

+ Nếu hít phải chất độc loét da sau 1 giờ thấy khô cổ, ho khan, khản tiếng, chảy nước mắt, nước mũi dẫn tới viêm phổi cấp. Giọt độc loét da rơi vào mắt có thể bị mù.

+ Ăn uống phải lương thực (thực phẩm) hoặc uống nước nhiễm độc gây bệnh đường ruột, viêm loét bộ máy tiêu hóa, dẫn đến nhiễm độc toàn thân gây hậu quả trầm trọng và có thể chết.

c/ Chất độc kích thích CS.

- Tính chất: Thể rắn, mầu trắng hoặc vàng nhạt, khi sử dụng chuyển sang thể khói gây nhiễm độc không khí, kích thích mạnh đường hô hấp và kích thích da.

- Triệu chứng trúng độc: Chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, đau rát họng, tức ngực, khó thở, da rát đỏ, rộp phồng.

d/ Chất độc tâm thần BZ

- Tính chất: Thể rắn, mầu trắng hoặc vàng nhạt, không mùi khi sử dụng chuyển sang thể khói mầu trắng hay vàng xanh, gây nhiễm độc không khí. Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây tác hại hệ thần kinh, làm mất sức chiến đấu tạm thời.

- Triệu chứng trúng độc: Sau 1 giờ bị nhiễm độc thấy nhức đầu, tức ngực, khó thở, miệng và da khô, nhìn ảo ảnh, nhịp đập của tim tăng, nhiệt độ tăng cao, chảy nước mắt, nước mũi, chân tay run rẩy, hành động như người điên. Sau 5 ngày mới trở lại bình thường.

e/ Chất đầu độc

- Tính chất chung: Những chất độc hóa học đ¬ược sử dụng làm chất đầu độc phải có độc tính cao, không màu, không mùi, không vị, dễ hoà tan trong n¬ớc và các dung môi hữu cơ. Bền với nhiệt và môi tr¬ường, gây tác dụng từ từ. Như¬: Nicotin; Nọc rắn; Các hợp chất flo hữu cơ ; Các hợp chất vô cơ...

- Triệu chứng: Khi ngư¬ời bị nhiễm chất đầu độc xuất hiện các triệu chứng: nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng quằn quại, co giật, loạn nhịp tim, khó thở, choáng váng, mất khả ngăng vân động. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

g/ Chất độc diệt cây:

Là những hoá chất độc hoặc các dạng pha chế của nó có tác dụng lên cây cối, đ¬ược dùng để huỷ diệt các loại thực vật gây tổn thất một cách gián tiếp cho đối phư¬ơng. Chất độc diệt cây ngoài tác hại đối với thực vật còn gây tác hại đối với con ng¬ười. Như¬: Chất độc da cam; Chất độc trắng; Chất độc xanh.

- Tính chất: Trạng thái thường là thể giọt hoặc bột dùng để diệt cây cối, gây nhiễm độc cho người và gia súc.

- Triệu chứng trúng độc: Ăn phải thức ăn bị ngộ độc, đau bụng, viêm loét dạ dày, bị đau bụng. Hít thở phải bị ho, nhức đầu, chất độc rơi vào da gây ngứa, mẩn đỏ. Cây cối bị nhiễm sau vài giờ đến 1 ngày cây bị héo, úa.

5/ Biện pháp chung phòng chống vũ khí hóa học

- Khi phát hiện đối phương sử dụng vũ khí hóa học phải nhanh chóng triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kỹ thuật để ẩn nấp, đồng thời sử dụng khí tài phòng chống cho phù hợp.

- Nếu bị nhiễm độc vào da phải nhanh chóng tiến hành tẩy rửa chất độc ra khỏi cơ thể, tiêu độc cho người và vũ khí trang thiết bị kỹ thuật bằng các vật liệu chế sẵn như. Tiêm thuốc (Atrôpin) vào bắp hoặc uống thuốc tiêu độc khác, hay ứng dụng bằng các dung dịch có tính ô xi hoá khử hay tính kiềm hoặc dùng nước vôi trong, nước tro bếp, nước xà phòng để tiến hành tẩy rửa vết thương và vũ khí, trang thiết bị.

- Trường hợp ăn uống phải lương thực, thực phẩm hoặc nước uống nhiễm độc phải gây nôn, làm hô hấp nhân tạo, hút đờm rãi, thấm hút, giữ ấm cho cơ thể đồng thời đưa bệnh nhân đến bệnh viên nơi gần nhất để cứu chữa kịp thời.

- Phải chấp hành nghiêm các nội quy,quy định của người chỉ huy và cơ quan chuyên môn khi hoạt động trong khu vực nhiễm độc.

III/ VŨ KHÍ SINH HỌC

1/ Khái niệm vũ khí sinh học (VKSH)

- VKSH Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa vào đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của vi sinh vật hay độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây bệnh truyền nhiễm cho người, động vật, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Vũ khí sinh học thường sử dụng trong chiến tranh hiện đại kết hợp với VKHN và VKHH làm mất sức chiến đấu đối phương trên chiến trường và ngay tại hậu phương gây các loại bệnh dịch ... phá hoại mùa màng, làm rối loạn đời sống nhân dân đối phương.

- VKSH: bao gồm bom đạn chứa vi trùng gây bệnh và các thiết bị phun rải đưa vũ khí sinh học đến mục tiêu. Như máy bay, đạn pháo hoặc biệt kích thám báo

2/ Phương tiện sử dụng, cỏch nhận dạng vũ khí sinh học

- VKSH thường sản xuất dưới dạng đạn pháo và các thiết bị phun rải đặc biệt hoặc thùng chứa các vật đã nhiễm bệnh đưa tới mục tiêu bằng cỏc phương tiện như: tên lửa, pháo, máy bay, tàu chiến ...Hoặc thông qua lực lượng biệt kích thám báo, gián điệp mang bao gói chứa sinh vật gây bệnh thả vào nguồn nước, lương thực thực phẩm, nhà ở để gieo rắc mầm bệnh cho đối phương.

- Vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh là nhân tố chính gây tác hại sát thương của VKSH.

- Trạng thái chiến đấu của VKSH thường ở dạng khí, ngoài ra còn dùng các loại côn trùng, chuột đã mang mầm bệnh gây tác hai trực tiếp và lâu dài.

- Các loại bom đạn chứa vi trùng đều có cấu tạo kích thư¬ớc nhỏ, vỏ mỏmg. Chủ yếu là vỏ bằng can xi, sành sứ, giấy nến. L¬ợng thuốc nổ th¬ường là ít hoặc là không có.

3/ Một số loại bệnh và cách phòng chống

a/ Bệnh dịch hạch

- Triệu chứng: Nhức đầu, sốt cao, buồn nôn, đau mình, mắt đỏ, mạch đập nhanh, hạch nổi ở bẹn, nách, cổ. Thời gian ủ bệnh: từ ngày 2 - 5 ngày

- Cách phòng chống: Bảo vệ cơ quan hô hấp, tiêm chủng, diệt chuột, tiêm kháng sinh và thuốc đặc hiệu.

b/ Bệnh dịch tả

- Triệu chứng: Ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần, mất nước, cơ thể hạ nhiệt ( 30-320 C) tim đập nhanh nhưng yếu, huyết áp thấp. Thời gian ủ bệnh: từ ngày 2 - 3 ngày

- Cách phòng chống: Vệ sinh ăn uống, tiêm chủng, diệt ruồi, uống kháng sinh, truyền huyết thanh.

c/ Bệnh đậu mùa

- Triệu chứng: sốt cao ( 39-40)0c, rùng mình nhức đầu, nôn mửa, nổi mẩn khắp người dần dần thành nốt bỏng ( mụn mủ). Mụn vỡ thành vẩy để lại sẹo lõm (rỗ). Thời gian ủ bệnh: Từ 12 - 13 ngày

- Cách phòng chống: Chủng đậu, cách ly bệnh nhân đẻ điều trị

d/ Bệnh sốt phát ban, chấy rận

- Triệu chứng: Sốt cao trên 390c, nhức đầu dữ dội, mắt đỏ, đau bắp thịt, sốt xuất huyết ở ngực, cánh tay. Thời gian ủ bệnh: Từ 10-14 ngày

- Cách phòng chống: Diệt chấy rận, vệ sinh thân thể, tiêm vắc xin đặc chủng, dùng kháng sinh trợ tim và truyền huyết thanh

e/ Bẹnh thương hàn

- Triệu chứng: Sốt li bì, mê man và đại tiện ra máu, thủng ruột dẫn đến tử vong nhanh.

- Cách phòng chống: Bảo vệ tốt nguồn thức ăn, l¬ơng thực thực phẩm. Cách li ng¬ời bệnh với ng¬ời lành, tiêm chủng vắcxin phòng bệnh.

f/ Bệnh than:

- Triệu chứng: Sốt nhẹ, có lúc tới 39-400c, kéo dài 5 - 6 ngày, xuất hiện nốt đỏ ngứa sau biến thành nốt sần, sau vài giờ xuất hiện mụn nước, trong chứa dịch đục có máu, mụn vỡ ra để lộ vết loét, hình thành vẩy mỏng mầu đen xuất hiện ở chi,cổ , mặt.

- Cách phòng chống: Dùng Pênicilin tiêm vào bắp (một triệu đơn vị) ngày 4 lần trong 7 ngày. Nếu nặng dùng Gamaglobulin, vết loét bôi mỡ Pênicilin truyền dịch, cho thở ô xi thuốc trợ tim, vitamin liều cao.

f/ Bệnh cúm:

- Triệu chứng: Sốt cao liên tục 39 - 400C kéo dài 4 - 7 ngày, mệt mỏi, ăn ngủ kém, môi khô, l¬ỡi bẩn, mạch đập nhanh, huyết áp dao động, nư¬ớc tiểu vàng.

- Cách phòng chống: Cách li ng¬ời bệnh với ngư¬ời lành, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh d¬ưỡng. Uống thuốc an thần, xông hơi, ăn cháo hành tía tô, ngâm chân tay bằng nước ấm, nhỏ mũi bằng n¬ước tỏi, vệ sinh răng miệng.

4/ Biện pháp chung phòng chống VKSH

a. Vệ sinh - Đề phòng vũ khí sinh học

*. Vệ sinh phòng dịch:

- Thực hiện nếp sống vệ sinh

- Tiêm chủng phòng dịch cho người và súc vật.

- Diệt côn trùng, diệt chuột gây bệnh truyền nhiễm.

*. Đề phòng khi địch sử dụng VKSH :

- Sử dụng khí tài phòng hóa chế sẵn hay ứng dụng.

- Uống thuốc phòng dịch.

- Quan sát, trinh sát, phát hiện kịp thời địch sử dụng VKSH. Nhanh chóng thông báo, báo động cho các phân đội biết dể có biện pháp chống hiệu quả.

b. Biện pháp khắc phục hậu quả

- Quan sát, trinh sát, phát hiện kịp thời địch sử dụng VKSH. Nhanh chóng thông báo, báo động cho các phân đội có biện pháp phòng chống hiệu quả.

- Đánh dấu khoanh vùng khu nhiễm, xác định ranh giới với khu vực bị nhiễm trùng với khu vực sạch.

- Diệt trùng khu vực nhiễm.

- Tiêu hủy các nguồn gây bệnh, bao gồm các loại côn trùng trung gian mang mầm bệnh như chuột, bọ xít, ruồi, muỗi, ve...và các đồ vật quân trang bị nhiễm trùng do địch thả xuống.

- Tổ chức theo dõi bệnh dịch và tình trạng sức khỏe của nhân dân trong khu vực nghi ngờ bị địch tập kích VKSH.

- Tổ chức cấp cứu, điều trị khi xác định chính xác đối phương sử dụng các loại vi khuẩn gây bệnh.

IV/ VŨ KHÍ LỬA

1. Khái niệm

- Vũ khí lửa (VKL) là vũ khí tác dụng sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo nên.

- VKL dùng để sát thương sinh lực và thiêu huỷ vũ khí trang bị kỹ thuật, công trình quốc phòng, kho tàng... và các mục tiêu quan trọng khác.

- VKL bao gồm: Chất cháy và các phương tiện sử dụng như: Bom, mìn , thùng chứa, lựu đạn, súng phun lửa...Chất cháy là cơ sở gây tác hại của VKL.

2. Phân loại

a. Phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại

- Chất cháy thể rắn.

- Chất cháy thể lỏng.

- Chất cháy thể khí.

b. Phân loại theo thành phần hóa học

- Chất cháy cần oxy của không khí

- Chất cháy không cần oxy của không khí

c. Phân loại theo nguồn gốc của chất cháy

- Chất cháy có nguồn gốc từ sản phẩm dầu mỏ ( Xăng, dầu, napan, dầu keo OP - 2, crep...

- Chất cháy kim loại: Tecmit, Electron, Natri

- Chất cháy hỗn hợp: Pyrogen, Trietyl nhôm... Chất cháy photpho trắng.

3. Một số chất cháy chủ yếu

a. Chất cháy Napan. (NP)

- Thành phần: Xăng 92 - 98% + Chất đông dầu M1 hoặc M2 (2 - 8%)

+ M1 là xà phòng nhôm của một số axit hữu cơ: Axit Panmitic 50%, Axit Oleic 25%, Axit Naphtaric 25%.

+ M2 gồm 95% M1 với 5% Silicagen ( Để chống vón cục. )

- Đặc tính: Độ dính bám cao, thời gian cháy kéo dài, cần oxy của không khí, dễ mồi cháy, cháy nhiều khói đen; có thể cháy nổi trên mặt n¬ớc.

Nhiệt độ cháy: 9000C - 10000C.

- Phư¬ơng pháp sử dụng: Đư¬ợc nạp trong bom, đạn, súng phun lửa và các phương tiện khác

b. Chất cháy Tecmit :

- Thành phần: Oxit sắt :( Fe2O3 ; Fe3O4 ) 76% + Bột nhôm (Al) 24%. Ngoài ra còn một số phụ gia nh¬ Ba(NO3)2, l¬u huỳnh, chất kêt dính.

- Đặc tính: Cháy không cần oxy của không khí, do phản ứng nhiệt nhôm. Cháy ngọn lửa sáng chói, không khói.

Nhiệt độ mồi cháy : 11500C - 12500C. + Nhiệt độ cháy ≥ 22000C

- Ph¬ơng pháp sử dụng: Ьợc nhồi, nạp trong bom, đạn, lựu đạn cháy.

c. Chất cháy Etylen oxit.

- Thành phần: Fropan : C3H8 + Etylenoxit : CH2CH2O

- Đặc tính: Là chất cháy thể khí, khi cháy tạo ra đám cháy lan rộng nhanh, tạo ra n¬ớc và CO2 , tạo ra tiếng nổ, áp suất cao phá sập hầm hào..

+ Nhiệt độ cháy tạo ra : 20000C

- Ph¬ơng pháp sử dụng: Ьợc nhồi, nạp trong bom, đạn, sử dụng máy bay, pháo binh cho nổ trên không là chủ yếu.

d. Chất cháy Phốt pho trắng.

- Loại rắn ( WP): Giống sáp ong màu vàng nhạt, mùi khét.

- Loại dẻo ( PWP) Gồm WP pha với cao xu trắng tổng hợp có độ ổn định hơn có thời gian cháy dai hơn.

- Đặc tính:

+ Không tan và rất ổn định trong nước dùng nước để bảo quản và dập cháy

+ Tan trong dầu thông (Không dùng thuốc mỡ để bôi và chỗ bỏng

+ Tự bốc trong không khí ngọn lửa sáng xanh, toả nhiều khói trắng dày đặc, cháy cần nhiều ô xi, nhiệt độ khi cháy đạt 12000C

+ Khi cháy phốt pho nóng chảy gây cháy ngầm, toả ra khi độc , người bị boảng có thể bị nhiễm độc ảnh hưởng hệ thần kinh, dùng dung dịch CuSO4 để dập cháy và tiêu độc

e. Chất cháy Pyrogien: (PT - 1).

- Gồm xăng (dầu hoả), bột Magiê hoặc ô xít Magiê và một số chất phụ khác ở dạng dẻo.

- Đặc tính: Màu sám dễ bắt cháy, nhiệt độ cháy 1400 - 16000C ngọn lửa vàng khói đen.

4/ Biện pháp chung phòng chống vũ khí lửa

a. Biện pháp đề phòng :

- Huấn luyện và phổ biến cho mọi ng¬ời những kiến thức về chất cháy, vũ khí lửa

- Trang bị cho mọi ng¬ười trong chiến đấu bao tiêu độc cấp cứu, các dung dịch chữa bỏng.

- Mọi ngư¬ời thành thạo biện pháp dập cháy trên các đối t¬ượng, biết sử dụng các phương tiện dập cháy ứng dụng tại chỗ như cành cây, vảI bạt, chăn chiếu...

- Cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ.

- Bố trí kho tàng phải phân tán, phát quang vành đai chống cháy rộng 20 - 25 m.

- Công sự phải làm bằng vật liệu khó cháy. Dọn sạch các vật dễ cháy xung quanh hầm hào.

b. Dập cháy:

- Phương pháp dập cháy.

+ Phương pháp làm lạnh (hạ nhiệt độ).

+ Phương pháp làm loãng: Dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy để làm loãng các chất tham gia phản ứng cháy.

+ Phương pháp kìm hãm phản ứng cháy.

+ Phương pháp cách ly: Dùng các chất cháy phủ lên bề mặt, cách ly chất cháy với ô xy trong không khí.

- Nguyên tắc dập cháy:

+ Xác định đám cháy thuộc loại nào ( Chất cháy, diện tích, h¬ớng gió,.. Ph¬ơng án chữa cháy.)

+ Dập cháy phải dứng đầu gió.

+ Khi 2 đám cháy cùng lúc thì dập đám nguy cơ lan rộng tr¬ớc.. Tập trung lực l¬ơng, ph¬ơng tiện chia cắt, ngăn chặn lan truyền

+ Cấm không phun n¬ớc, bọt vào đám cháy nơi có điện, đất đèn, kiềm....

- Thực hành dập cháy:

+ Dập tắt cháy dầu keo: Lấy đất, cát, hoặc chăn chiếu, bạt... trùm lên đám cháy. Sử dụng bình CO2, bình bọt, xe cứu hỏa...

+ Đập tắt đám cháy Photpho trắng: Lấy đất cát, bùn phủ len đám cháy. Phun n¬ớc liên tục, xúc gạt chôn lấp các mảnh Photpho. Th¬ờng dùng dùng khí tài chế sẵn và ứng dụng để phòng khói độc Photpho.

+ Dập tắt đám cháy kim loại: Dung nhiều n¬ớc và có áp lực cao phun liên tục.

c. Cấp cứu người bị bỏng:

* Nguyên tắc chung:

- Nếu ng¬ười vừa bị bỏng vừa bị thư¬ơng, phải băng bó cầm máu vết th¬ương trước, xử lý vết bỏng sau.

- Nếu có triệu chứng nhiễm độc toàn thân thì cấp cứu nhiễm độc tr¬ước, xử lý vết bỏng sau.

- Xử lý vết bỏng phải kịp thời, chính xác, không để tổn th¬ương thêm hoặc nhiễm trùng, gây khó khăn cho chuẩn đoán và điều trị bệnh ở tuyến sau.

* Cấp cứu:

- Dùng băng vô trùng băng lại, nếu vết bỏng rộng thì dùng vải sạch phủ lên, không sờ tay vào vết bỏng, không bôi các loại nư¬ớc vôi, nư¬ớc mắm, n¬ước giải, n¬ước lá cây... đề phòng bị nhiễm trùng.

- Không làm vỡ nốt phồng rộp, nếu quần áo bị dính vào vết bỏng để nguyên băng lại. Có thể dùng n¬ước chè ấm, thuốc tím KMnO4 5%, r¬ượu rửa xung quanh vết bỏng tr¬ước khi băng.

- Giữ ấm cho bệnh nhân, ăn uống nóng, khiêng nhẹ nhàng về Trạm quân y hoặc bệnh viên nơi gần nhất.

- Bị bỏng chất cháy Photpho trắng thì phải dùng nước sạch để dập cháy, sau đó dùng một trong các dung dịch CuSO4 5%, Na2CO3 2 - 8%, H2O2 3% tẩm vào miếng gạc đắp lên vết bỏng băng lại.

Chú ý : Không bôi thuốc mỡ lên vết bỏng Photpho trắng. Không dùng dung dịch CuSO4 quá nhiều để tránh nhiễm độc đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: