tyvip

Phương pháp giảng dạy


Những điều cơ bản một giáo viên nên biết (Phần 1)

Ai cũng biết để trở thành một giáo viên mẫu mực, chuyên nghiệp người giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức giảng dạy phong phú, phương pháp tiếp cận đa dạng. Global Education trích đăng những một số điều cơ bản mà những người làm nghề giáo nên biết.

 

Điều 1

Hãy vui cùng những thành tích (dù rất nhỏ) của học trò đồng thời hãy chia sẻ những thất bại với chúng.

Điều 2

Gần gũi và thân thiện với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.

Điều 3

Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.

Điều 4

Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.

-

Hè này học tiếng Anh ở đâu?

-

Học TOEIC online như thế nào?

-

Bí quyết đạt điểm cao bài thi TOEFL-iBT

Điều 5

Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Điều 6

Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.

Điều 7

Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.

Điều 8

Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì chia sẻ, động viên.

Điều 9

Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.

Điều 10

Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em bị điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.

6 nhân tố để trở thành một giáo viên giỏi

Để thành công trong nghề dạy học, không chỉ đơn giản phải yêu trẻ và có kiến thức. Dưới đây là 6 nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò giáo viên.

·

        

Có óc hài hước

Một giáo viên có óc hài hước sẽ giúp làm dịu những căng thẳng xảy ra trong lớp. Hơn nữa, khướu hài hước còn giúp người giáo viên đem lại niềm vui và sự hứng thú học cho học sinh, khiến chúng háo hức và mong chờ được đến lớp học. Điều không kém phần quan trọng mà óc hài hước đem lại đó là làm bạn trở thành người vui vẻ và tích cực trong cuộc sống dù có gặp khó khăn hay căng thẳng trong công việc.

Thái độ tích cực

Một thái độ tích cực, lạc quan là tài sản vô giá trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh nhất có thể. Ví dụ, ngày đầu tiên đi dạy, bạn đã dạy nhầm bài 2 thay vì bài 1. Điều này sẽ không trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu bạn có cái nhìn thoáng rằng ai cũng có lúc nhầm và bạn xin lỗi học trò sau đó tiếp tục bài giảng của mình. Không cần nghiêm trọng hóa vấn đề dù đó là nhỏ hay lớn, sai thì sửa; quan điểm lạc quan này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn.

Biết đặt kỳ vọng nơi học sinh

Nếu bạn thờ ơ với việc học của học sinh, bạn không đặt ra mục tiêu nơi chúng thì chúng cũng sẽ buông xuôi việc học. Bạn cần tỏ thái độ rằng bạn tin chúng có thể đạt được những mục tiêu bạn đã đặt ra và bạn truyền cho chúng niềm tin đó. Sự kỳ vọng của bạn chính là nhân tố quan trọng kích thích học sinh học tốt và đạt được kết quả cao.

Tính kiên định

Để tạo ra môi trường học tích cực và sôi nổi học sinh cần có được lịch học cụ thể để có thể chuẩn bị bài trước. Bạn cần giữ và làm đúng theo kế hoạch đã đưa ra đó. Ví dụ, học sinh có thể dễ dàng thích nghi được với nhiều giáo viên trong một ngày nhưng chúng sẽ không thích khi các kế hoạch cứ liên tục thay đổi. Bạn không thể đến lớp và bảo chúng làm bài kiểm tra chỉ vì bạn chưa chuẩn bị bài giảng từ hôm trước.

Công bằng

Là một giáo viên, việc đối xử với các học sinh một cách công bằng trong bất cứ tình huống nào là điều rất quan trọng. Khi có bất cứ sự than phiền nào từ phía học sinh rằng bạn đối xử với nhóm học sinh này thiên vị hơn so với nhóm khác thì hậu quả của nó không chỉ dừng ở việc bạn mất đi sự tôn trọng nơi học sinh mà bạn cũng sẽ bị mất đi sự tín nhiệm từ phía ban giam hiệu.

Linh hoạt về thời gian

Để có thể lấy lại cân bằng và “sạc” thêm năng lượng bạn có thể xin nghỉ dạy một ngày hoặc vài ngày tùy từng thời điểm. Thời gian nghỉ không dài vì thế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh mà điều này lại có thể giúp bạn làm mới đầu óc và thấy vui vẻ khi quay lại công việc.

10 phẩm chất của một giáo viên ngoại ngữ tốt

Một trong những mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời tôi là trở thành một giáo viên và hiện tại tôi là một giáo viên dạy tiếng anh cho người đi làm. Nói chính xác hơn, tôi muốn trải nghiệm cuộc sống thông qua việc giảng dạy tiếng anh giao tiếp cho mọi người và tôi xem đó như là một sứ mệnh của mình. Đương nhiên, tôi không muốn giống như những giáo viên không có nhiệt tình với những bài học nhàm chán. Tôi có thể lặn lội làm một giáo viên tại nhà. Tôi muốn vượt qua khó khăn là một giáo viên nước ngoài tại Việt Nam và trở thành người mang lại những giá trị thực cho người khác.Vậy những gì làm nên một giáo viên giỏi?

Giáo viên nước ngoài dạy toán

Ngay từ đầu, chúng ta đều có thể nhìn ra được một người có phải là giáo viên giỏi hay  không. Khi viết bài này, tôi nghĩ đến các giáo viên tôi yêu mến và lý do tại sao tôi yêu quý họ. Chỉ có một số ít, nhưng tất cả họ đều có những phẩm chất chung:


1. Sự tự tin. Luôn luôn tin vào chính mình dù cho họ có thất bại. Giáo viên nước ngoài luôn phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong nghề nghiệp mà đôi khi họ xem đó như sự thất bại của mình. Có những đứa trẻrất nghịch ngợm, chúng có thểđùa ác với nhau và với cả giáo viên.Đặc biệt những thanh thiếu niên rất hay tỏ thái độ. Nhiều giáo viên vô cùng lo lắng khi giảng dạy cho những học sinh như thế này. Những giáo viên khác lại khá e sợ và chỉ một nửa cam kết hoàn thành bài giảng của họ. Tuy nhiên, có những giáo viên lại khá bình thản trước những trò đùa như đập vỡ phấn, ném sách, làm hư tivi của học sinh. Họ vẫn tiếp tục bài học, thậm chí còn nói đùa về sự lộn xộn này bời họ biết rằng chúng chỉ là những đứa trẻ hiếu động. 


2. Kiên nhẫn. Giáo viên tốt là giáo viên có thể giúp học sinh vượt qua suy sụp tinh thần. Họ vượt qua khoảng cách thế hệ để giúp những học sinh của mình. Họ là những người sẵn sàng giải thích, dù có phải lặp lại nhiều lần bởi họ biết rằng cuối cùng điều đó sẽ có ý nghĩa. Họ sẵn sàng chờ đợi cho đến khi một học sinh đang buồn phiền bình tĩnh lại, thậm chí họ có thể dạy lại một bài học vốn rất rõ ràng dễ hiểu nếu như học sinh còn vướng mắc. Một giáo viên giỏi sẵn sàng làm những gì cần thiết cho học sinh của mình, dù điều đó có tốn thời gian đi chăng nữa.


3. Thật lòng yêu thương học sinh của họ. Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều  đã từng gặp phải một giáo viên tồi không quan tâm đến những lý do mà ta đưa ra. May mắn thay, có nhiều giáo viên quan tâm đến từng cá nhân học sinh và muốn giúp đỡ họ. Dường như họ có một giác quan thứ sáu khi biết một học sinh cần được chú ý hơn và khiến chúng cảm thấy vui vẻ. Họ luôn khuyến khích học sinh thể hiện mọi suy nghĩ của mình, dành thời gian thảo luận cùng học sinh dù cho đó là những kiến thức ngoài bài giảng. Nếu cần thiết, học sẵn lòng trao đổi với những giáo viên khác. Sự quan tâm của họ vượt ra ngoài bức tường của lớp học. 


4. Sự hiểu biết. Giáo viên giỏi đương nhiên phải có sự hiểu biết - không chỉ là giác quan thứ sáu đã nói ở trên, đó là sự hiểu biết thực sự về phương pháp giảng dạy. Họ không có một kỹ thuật cứng nhắc nào cảmà luôn linh hoạt trong phong cách giảng dạy của mình, thích nghi hàng ngày nếu cần thiết. Họ hiểu cả những điều nhỏ nhặt nhưng ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh như thời tiết, nhiệt độ trong lớp học, thời gian trong ngày. Họ hiểu biết về bản chất và quá trình trưởng thành của thanh thiếu niên. Họ biết chúng tôi ghét bị gọi là "trẻ con".Họ xem chúng tôi như những người trưởng thành, chứ không chỉ là "sinh viên".


5. Khả năng nhìn nhận cuộc sống theonhiều phương diện và giải thích vấn đề theo một cách khác. Có rất nhiều phong cách học tập khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều được dạy theo cùng một chủ đề bởi mỗi giáo viên. Ví dụ như môn Tiếng anh, tôi đã học nhiều lần, ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều giáo viên khác nhau. Cụ thể, tôi đã học phương pháp dạy tiếng anh giao tiếp ba lần, từ ba giáo viên khác nhau. Từ kinh nghiệm của mình, tôi biết thôi thi đậu nhờ  kỹ năng giảng dạy của giáo viên thứ bachứ không phải do đã học môn này ba lần. Các giáo viên tồi chỉ nhìn vào vấn đề. Họ giảng dạy dựa trên những gì họ đã được học. Điều này chỉ hiệu quảđối vớimột vài ngườichứ không phải tất cả mọi người. Các giáo viên giỏi là những người có khả năng dạy theo các phong cách học tập khác nhau. Tiếng anh cho người đi làm chắc chắn sẽ khác phong cách tiếng anh giao tiếp thông thường, phong cách học của những người có giáo viên tại nhà chắc chắn khác với những người học bình thường…Nếu học sinh không hiểu một chủ đề, họ dạy nó theo một cách khác. Thay vì nhìn vào công thức trừu tượng, họ giải thích bằng hình ảnh cụ thể dễ hiểu. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo các bài học của họ, cũng như khả năng để xem xét chúng theo những cách khác nhau, điều mà không phảigiáo viên nào cũng có thể làm được.


6. Sự cống hiến không mệt mỏi. Giáo viên giỏi luôn muốn những điều tốt nhất từ

các học sinh của họ và từ bản thân họ. Không phải bởi vì là một giáo viên nước

ngoài tại Việt Nam mà tôi không cống hiến hết sức mình. Giáo viên giỏi không sắp xếp những lớp học hời hợt bởi họ biết khả năng giảng dạy của họ được phản ánh thông qua năng lực của học sinh. Ngoài những giờ học trên trường, giáo viên sẵn sàng dạy tại nhà học sinh, họ luôn muốn giúp học sinh hiểu bài nhất. Các giáo viên giỏi khuyến khích việc chia sẻ các ý tưởng và khích lệ học sinh suy nghĩ theo hướng mở, không gói gọn trong những gì đã học. Họ không chịu đựng những lời chỉ trích giáo viên khác từ học sinh, họ cố gắng chỉ ra rằngcác giáo viên, dù là giáo viên nước ngoài hay giáo viên bản địa đều là những người cần được tôn trọng. Họ khuyến khích học sinh cố gắng, không chỉ là những người ghi nhớ rập khuôn theo những bài học. Họ muốn học sinh học và có thể áp dụng những gì họ đã học được, không chỉ có thể để vượt qua bài kiểm tra.


7. Hỗ trợ vững chắc. Các giáo viên giỏi biết rằng tất cả mọi người có thể làm tốt nếu họ được dạy đúng phương pháp. Họ không chấp nhận việc để một học sinh không hiểu bài. Họ động viên những học sinh đang nản chí, họ cung cấp những địa chỉ tin cậy để bạn có thể nhận được các tài liệu. Các giáo viên giỏi là người luôn sẵn lòng nếu học sinh có đề nghị bất kì sự giúp đỡ nào.


8. Sẵn sang giúp học sinh thành công. Các giáo viên giỏi là những người không ngừng giảng bài khi chuông đã reo. Họ tổ chức thêm các buổi luyện thi SAT, họ tiếp cận với những sinh viên sau giờ lên lớp. Họ nhận ra ai cần thêm sự chú ý hoặc hỗ trợ, và họ không hành động như thể đó không phải là công việc của họ. Họ làm những công việc đó một cách nghiêm túc và biết họ không chỉ làm việc để học sinh có thể làm toán giỏi hơn mà còn để chúng sống tốt hơn. Họ nhận ra thành công không chỉ là đạt điểm tốt trong bài kiểm tra, mà là cảm giác hoàn thành xuất sắc một môn học và họ sẵn sàng tạo cho học sinh cảm giác ấy.


9. Tự hào về những thành tích của học sinh. Các giáo viên giỏiluôn rất vui mừng khi bạn đạt điểm tốt hoặc được xã hội tôn vinh. Họ mỉm cười và nói với bạn rằng bạn đã làm việc rất tốt. Họ nói với các giáo viên khác về những gì bạn đã làm. Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng, nhưng thật ra bạn đang vui sướng. Các giáo viên tốt không lựa chọn các sinh viên tốt nhất. Họ ăn mừng những thành tựu của tất cả mọi người, biết rằng tất cả mọi người đều có khả năng để làm tốt. Họ là những người lạc quan và tích cực, tập trung làm thế nào một học sinh làm tốt. Họ có thể biết rằng học sinh thành công nhờ vào sự giảng dạy của họ, nhưng họ không nói ra điều đó, họ muốn học sinh tự hào về chính mình.


10. Niềm đam mê cho cuộc sống. Các giáo viên tốt nhất không chỉ đơn thuần quan tâm đến môn học mà họ dạy, họ có niềm đam mê về nó. Họ cũng đam mê nhiều thứ khác. Họ ca ngợi thời tiết tốt và tươi cười thảo luận về tập cuối của một chương trình truyền hình nổi tiếng tối qua. Họ chào đóncông việc với cảm giác thử thách và niềm vui chứ không phải là thói quen. Họ là con người, chắc chắn, nhưng họ làm cho bạn cảm thấy rằng luôn luôn có một lý do để tiếp tục đi. 


Giáo viên tốt nhất mà tôi từng có được một giáo viên nước ngoài. Cô là một người đặc biệt bởi vì ngoại ngữ từng là một môn học tôi ghét nhất. Cô ấy bảo chúng tôi gọi cô là "dì Jackie," nhưng tôi vô cùng tôn trọng cô nên luôn gọi cô là “Mrs.Lamp”. Cô ấy bây giờ là hiệu trưởng của một trường trung học, và tôi nghĩ cô là một hiệu trưởng tốt như cô ấy là một giáo viên ngoại ngữ vậy.

Điều gì tạo nên một giáo viên dạy giỏi?

NESCO đã xuất bản một cuốn sách với tựa đề Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi? (1996). Đã có hơn 500 học sinh thuộc khoảng 50 nước có độ tuổi từ 8 - 12 đóng góp ý kiến(Mình lấy dẫn chứng của trẻ thơ, vì chính các em nói đúng suy nghĩ của các em_để thâm khảo thôi):

Yuventius, Jakarta, Indonesia


Một giáo viên giỏi không chỉ dạy bằng trí tuệ mà còn dạy bằng con tim.

Syanne Helly, East Java, Indonesia


Một giáo viên giỏi nên có 3 điều kiện sau:


1. Trình độ kiến thức


2. Kỹ năng nghề nghiệp


3. Phẩm chất cá nhân


Có một câu nói rằng: "Nếu cho tôi con cá và tôi sẽ có cá ăn trong một ngày, nếu dạy tôi cách câu cá, tôi sẽ có cá ăn suốt đời". Đây chính là triết lý dành cho một người thầy giỏi. Người thầy cần kiên nhẫn và dễ mến, linh hoạt và uyên bác; có khả năng chịu đựng, thoáng trong tư duy và có khả năng hài hước. Nhiệt tình và thích thú giảng dạy; là người chân thật, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo; có khả năng tổ chức, khiêm tốn, nguyên tắc và hữu ích.

Sheeba Ramachandran, Buraidha, Ả Rập Saudi


Giáo viên giỏi là người giúp đỡ học sinh với tất cả sự tôn trọng. Người thầy giỏi giúp học sinh có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người thầy dạy học sinh cách ra quyết định trong mọi điều kiện. Người thầy giỏi trong mắt học trò là người có tư cách đạo đức trong xã hội và là hình mẫu trong quá trình xây dựng xã hội mới.

Mirjana Kazija, Rijeka, Croatia


Tôi tốt nghiệp ngành giáo viên tiếng Anh ở Albania. Để trở thành một giáo viên giỏi cần thiết phải giàu kiến thức, nhạy cảm và là người thông minh bởi vì với những phẩm chất trên bạn sẽ có đủ khả năng thấu hiểu suy nghĩ và hành vi của học sinh; để từ đó mới có thể giúp chúng được nhiều hơn. Giáo viên cũng cần thiết giống như một chuyên gia trong thế giới của người học.

Migena Mullaj, Reseda, California, Mỹ


• Một giáo viên giỏi là người có thể dạy cho tất cả học sinh và thấu hiểu đối tượng học sinh nào cần sự giúp đỡ gì.


• Một giáo viên giỏi cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; tuy nhiên giáo viên giỏi là người hiểu được lúc nào cần thay đổi cách giao tiếp để đảm bảo học sinh có thể nắm bắt được kiến thức.


• Một giáo viên giỏi cho phép học sinh đặt câu hỏi và trả lời, đồng thời giúp cho những học sinh khác hiểu thêm vấn đề.


• Một giáo viên giỏi có những quy tắc trong lớp học và qui trình giúp cho học sinh tự học.


• Một giáo viên giỏi cần khuyến khích các học sinh hợp tác với nhau.


• Một giáo viên giỏi có khả năng ứng biến và thay đổi bài học đúng theo trình độ của học sinh.


• Một giáo viên giỏi lúc nào cũng tôn trọng tất cả học sinh và khuyến khích học sinh đạt thành tích tốt trong học tập.

Kukubo Barasa, Nairobi, Kenya


Mỗi người đều có chính kiến của mình và không ai có thể làm hài lòng hết tất cả mọi người. Thật khó để mô tả rõ ràng chân dung của một giáo viên giỏi là như thế nào. Tôi nghĩ rằng giáo viên giỏi là người có khả năng dạy cho tất cả mọi dạng học sinh khác nhau, giúp cho các bé ham thích việc học và làm sao để học sinh dễ hiểu bài. Giáo viên giỏi là một giáo viên dễ mến, là người làm cho học sinh luôn muốn được đến trường và trên hết là người có khả năng kiểm soát học sinh.

Christian Berger, Santiago, Chi lê


Giáo viên giỏi là người có khả năng tự học.

Astrid, Perth, WA, Úc


Giáo viên giỏi là người không thiên vị, không bảo thủ, sáng suốt, biết khám phá cuộc sống, có khả năng tự học.

Aly AlSabbagh, Cairo, Ai Cập


Tôi tin rằng một giáo viên giỏi có những đặc điểm sau đây:


• Yêu trẻ và hiểu tính cách từng học sinh để giúp chúng vượt qua được những vấn đề của trẻ.


• Quan tâm và chia sẻ là cách giáo viên hiểu trẻ nhiều hơn.


• Dành được lòng tin của học sinh.

Ngozi Ekwerike, Nigeria


Một người bạn thật sự là người hiểu tất cả về bạn và yêu mến bạn. Giáo viên giỏi cũng là một người bạn tốt, dạy dỗ học sinh bằng tất cả tình yêu thương.

Fe Espiritu, Philippines


Giáo viên giỏi không đơn giản là nói với học sinh những gì được viết trong sách mà chỉ cho học sinh về những gì đang diễn ra trên thế giới này.

Ruth Agamah, Nigeria


Một giáo viên giỏi sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để làm cho học sinh cảm nhận được tình yêu thương và thành công trong việc học.

Zaira Alexandra Rodriguez Guijarro, Mexico


Giáo viên giỏi đối xử với học sinh giống như đối xử với chính con cái của mình. Giáo viên cần trả lời mọi câu hỏi của học sinh ngay cả những câu hỏi ngớ ngẩn.

Fatoumata

, Chad


Để trở thành một giáo viên giỏi, bạn không chỉ dạy chúng mà còn học từ chúng.

Tasha-Leigh, Jamaica


Một giáo viên giỏi có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học chứ không chỉ đơn giản là dạy theo chương trình.

Omar, Ma rốc


Tôi thích giáo viên nào giúp cho tôi có khả năng tư duy và tự giải quyết những vấn đề của mình.

Giáo dục hiện đại: Thế giới đào tạo "sư phạm" thế nào?


Giáo viên giỏi có thật giỏi?

(GD&TĐ) - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà trường quan tâm, và ai cũng biết yếu tố quyết định việc đổi mới chính là người thầy giáo. Tuy nhiên, một vấn đề còn ít người bàn đến, được coi như là động lực của đổi mới phương pháp, đó là việc đánh giá giáo viên giỏi hiện còn lộ rõ khá nhiều bất cập…

Nguyên nhân của những bất cập?

Ở vào khoảng những năm cuối của thập niên 80 đến những năm đầu của thập niên 90, phong trào thi đua để đạt giáo viên giỏi khá sôi nổi. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi thời bấy giờ thật sự có giá trị trong nhà trường và là động lực phấn đấu nâng cao tay nghề của các thầy cô giáo, nhằm củng cố uy tín đối với học sinh và phụ huynh. Nguyên nhân nào dẫn đến thời điểm tiếp theo đó (khoảng từ 1994 trở đi), phong trào giáo viên giỏi chìm xuống và càng ngày càng có những biểu hiện thiếu thực chất, đối phó?

Trước hết, đó là sự chi phối của đời sống kinh tế xã hội ở thời kinh tế thị trường phát triển nhanh, mạnh. Vào thời điểm này, có nhiều giáo viên đã không sống nổi bằng lương tháng, chuyển qua tìm nghề khác để sinh nhai. Những giáo viên trụ đứng trên bục giảng dù còn yêu nghề cũng không mấy yên tâm phấn đấu khi xã hội đã không còn coi trọng nghề dạy học như trước.

Cô P.T.T.L, giáo viên dạy văn THCS ở thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam tâm sự: “ Những năm ấy chúng tôi khá chật vật khi vận động giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua. Đời sống kinh tế khó khăn. Ngoài giờ dạy trên lớp, GV về nhà lo làm kinh tế gia đình, thời gian để đầu tư cho chuyên môn ít. Những GV có tâm huyết và năng lực thật sự chỉ thật sự mong muốn danh hiệu thi đua khi bản thân có điều kiện để phấn đấu”. Chính vì ít người đăng ký danh hiệu GV dạy giỏi nên phần đông GV đã đăng ký là đạt. Danh hiệu giáo viên giỏi từ đó cũng bớt đi giá trị vốn có..

Từ nguyên nhân kể trên lại kéo theo một hệ quả: Sự đánh đồng trắng đen lẫn lộn giữa GV đạt danh hiệu không thực chất với GV giỏi thực chất đã kéo phong trào đi xuống. Nhiều trường phải dùng đến biện pháp buộc GV đăng ký danh hiệu GV giỏi cho đủ chỉ tiêu. Và khi đã ép buộc thì sự đánh giá có phần lơi lỏng, dễ dãi chỉ để cho có mà thôi. Một khi các tiêu chí để đánh giá không rõ ràng mạch lạc, chỉ qua một vài tiết dạy, các GV thấy danh hiệu GV giỏi không mấy khó khăn, thế là phong trào đăng ký (chứ không phải thi đua) lại rộ lên trở lại. Sự lúng túng trong tổ chức phong trào và đánh giá GV giỏi của đội ngũ lãnh đạo, CBQL các cấp cũng bắt đầu từ những khúc mắc kể trên. Năm 2003, tại TP Nha Trang, khi chúng hỏi về tỉ lệ GV giỏi của một trường THPT, một GV đã thẳng thắn nói: “ Tỉ lệ thì có mà thực chất thì không chắc chắn. Nhiều người do chỗ thân cận với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, chỉ cần làm hồ sơ đăng ký là thế nào cũng đạt”. Năm 2007, chúng tôi lại nhận được đơn khiếu nại của một số GV dạy THPT ở Hải Lăng Quảng Trị về vụ việc khá hi hữu: Chạy chọt để được danh hiệu GV giỏi, mua bằng khen GV giỏi (?).

Người giáo viên dạy giỏi luôn biết tích cực hóa hoạt động của HS trong giờ học

Đánh giá GV giỏi- làm thế nào để đảm bảo thực chất?  

Để chi tiết hoá vấn đề này, cần có một định nghĩa sát đúng thế nào là một GV giỏi. Cũng cần phân biệt giữa danh hiệu GV giỏi với GV dạy giỏi. Khái niệm GV giỏi mang ý nghĩa toàn diện: Là GV có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng hết lòng thương yêu học sinh; có kiến thức và tay nghề cao; có ý thức học hỏi và sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất; tạo được uy tín trong đồng nghiệp và học sinh. Còn GV dạy giỏi chỉ cần có nhiều sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học. Những tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra để các trường làm căn cứ đánh giá GV giỏi khá cụ thể, tuy nhiên, một số nơi đã không phân biệt rõ 2 khái niệm nói trên, không nghiên cứu kỹ văn bản nên thực hiện kém hiệu quả.

Để đạt danh hiệu GV giỏi theo đúng tiêu chí của Bộ GD&ĐT hẳn là không dễ dàng. Tuy nhiên, do những nguyên nhân nêu trên và nhất là bệnh thành tích, trong nhiều năm trước đây và kể cả hiện tại, việc đánh giá GV giỏi lộ rõ những bất cập: Chưa khơi đậy được phong trào một cách sâu rộng; Thiếu phương pháp đánh giá cho hiệu quả. Để khắc phục thực trạng này, rất cần những yếu tố sau đây:

Tạo “chất xúc tác” cho phong trào. Đó là sự quan tâm đúng mức của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Chủ tịch công đoàn trường trong suốt năm học khi tổ chức thi GV giỏi. Tại Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông do Bộ GD&ĐT tổ chức , Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ( khi ấy đang kiêm chức Bộ trưởng) đã đưa ra ý kiến có sức đánh động mạnh vào đội ngũ cán bộ quản lý: “Nếu không tạo động lực và sự hỗ trợ cần thiết cho GV thì dù có phát động nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động cũng không thể thay đổi được cách dạy và học cũ... Phải cụ thể hoá khái niệm “dạy tốt” và xem lại việc công nhận GV dạy giỏi như hiện nay...”. Tình trạng “đầu voi đuôi chuột” trong xây dựng phong trào GV giỏi còn khá phổ biến ở các trường:  Đầu năm đầy phấn khích khi phát động, đến cuối học kỳ, cuối năm, do nhiều hoạt động chồng chéo, thiếu sự sắp xếp khoa học dẫn đến khoán trắng cho tổ chuyên môn; lãnh đạo chỉ phân người đi dự giờ một tiết dạy gọi là cho có . Kết quả đánh giá theo cảm tính, kiểu “ nhìn mặt đặt tên”.

Nhìn nhận được sức bật nội tại của những GV có phẩm chất và năng lực, động viên những GV này làm nòng cốt của phong trào; đồng thời khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình dạy và học, đó là cách tốt nhất để tạo nguồn GV giỏi.

Để làm được điều này, lãnh đạo phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng và công tâm. Vẫn còn tồn tại một số Hiệu trưởng do non yếu về chuyên môn, nặng về hành chính sự vụ nên “ngại” những GV có tay nghề, có kinh nghiệm và luôn “ giữ tay thước” một cách chừng mực. Hiệu trưởng, hiệu phó cần trực tiếp vào cuộc khi làm các cuộc thăm dò, lấy ý kiến nhận xét về GV từ HS, từ đồng  nghiệp bằng nhiều hình thức. Khi đã có một danh sách chính thức đội ngũ GV giỏi, cũng cần nắm bắt được hoàn cảnh, cá tính, tâm tư nguyện vọng của họ. Ngay cả những hiệu trưởng không non yếu về chuyên môn, nhưng điều hành nặng về cảm tính, hay thiên vị những GV “bảo sao làm vậy” cũng khó có cái nhìn và lối hành xử công tâm. Hiện tượng này đã từng xảy ra tại một Trường THCS có tên tuổi ở TP Đà Nẵng. vào thời điểm năm học 2004-2005. Hiệu trưởng là nữ vừa về trường mới không sâu sát đã phân công một số GV không giỏi thực chất làm chủ nhiệm và dạy ở lớp chọn chất lượng cao. Điều này dẫn đến làm mất niềm tin trong phụ huynh khi nhìn nhận về GV dạy giỏi.

Đánh giá GV giỏi cũng không thể chỉ dừng ở những nhận xét từ bên ngoài mà qua quá trình dự giờ, thao giảng theo chuyên đề. Đa số các trường phổ thông hiện nay vẫn tồn tại kiểu dự giờ có báo trước, sắp đặt trước cả tuần  lễ vì kiểu dự giờ đột xuất thường hay bị GV phản đối. Một số GV khi dạy bình thường thì ít đầu tư, còn khi có người dự giờ lại chuẩn bị khá kỹ càng để đối phó, thậm chí có người còn thuê “đạo diễn” và học thuộc cả “ kịch bản lên lớp”. Vì vậy, khi tổ chức thi GV giỏi qua tiết dạy, nên cho bốc thăm bài dạy trước đó chỉ một ngày, sẽ biết tương đối chính xác kết quả. Cũng không chỉ qua một tiết dạy mà qua một số tiết dạy đặc thù diễn ra trong suốt năm học để mà đánh giá. Việc khen thưởng thích đáng cho GV đạt danh hiệu thi đua GV giỏi là hết sức quan trọng, nhưng đây lại là vấn đề còn hạn chế, gây bức xúc từ nhiều năm. Chẳng hạn, mức thưởng cho GV đạt danh hiệu GV giỏi tỉnh ở nhiều tỉnh, thành thường chỉ từ 150- 200.000 đồng, thấp hơn cả mức thưởng cho một HS giỏi cấp trường vào cuối năm học. Điều này càng chứng tỏ danh hiệu GV giỏi còn bị xem nhẹ.

Hi vọng những hướng dẫn sắp tới đây của Bộ GD&ĐT về đổi mới PP dạy học sẽ giúp các trường có biện pháp tổ chức tốt hơn phong trào GV giỏi và trả cho GV giỏi một vị trí tương xứng với những cống hiến của họ.

12 Đức tính của người giáo viên tốt

LSVN: Đâu là những đức tính nền tảng của người giữ vai trò giáo dục người trẻ trong thế giới hôm nay? Câu trả lời sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng quan điểm giáo dục. Đối với anh chị em La San, không gì khác hơn "mười hai đức tính tốt của người giáo viên". Mời các bạn cùng với SH Joseph Lập điểm quan những chủ điểm từ tác phẩm thời danh này của cố SH Tổng Quyền Dòng La San- Sh Agathon.

(THE TWELVE VIRTUES OF A GOOD TEACHER)

DẪN NHẬP:

Đây là một trong những tác phẩm giáo dục quan trọng trong gia sản La San, được biên soạn bởi Sư Huynh Agathon, Tổng Quyền lần thứ V, Dòng La San, vào năm 1785. Bản văn này quan trọng bởi chính giá trị thừa kế, và bởi sự sử dụng rộng rãi bên ngoài Dòng. Bản văn bảng tiếng Pháp được dịch ra tiếng Anh, Tây Ban Nha, Hòa-Lan, và Đức vào thế kỷ 19 và được giảng dạy trong nhiều Đại học Công Giáo cho đến thập niên ba mươi (1930’s). Dưới đây chỉ là đôi nét về 12 đức tính dành cho giáo viên. Bạn vào 

www.napcis.org/

12VirtuesGoodTeacher.pdf  đọc chính bản văn, sẽ gặt hái nhiều điều ích lợi hơn.

I. Nghiêm Trang (Gravity/Seriousness)

Nghiêm Trang là đức tính giúp cho lối ứng xừ bên ngoài của giáo viên phù hợp với nét khiêm tốn, lịch sự, và trật tự  nơi lời nói, giọng nói, cách đi đứng, ánh mắt nhìn, nét mặt, cử chỉ, cách ứng xử…

II. Thinh Lặng (Silence)

Thinhg Lặng là đức tính giúp giáo viên tránh nói điều không cần nói và nói điều cần nói.

Ích lợi: Tạo ra sự trật tự và yên tĩnh trong lớp; bảo đảm sự tiến bộ của học sinh và giữ gìn sức khỏe cho giáo viên. (Nói nhiều mệt phổi. Dùng ký hiệu).

Giáo viên nói ít và nói ngày vào điểm chính làm cho học sinh chú ý, ghi nhớ, và học.

Nên tránh:

1. nói điều không cần thiết hoặc thinh lặng khi cần phải nói

2. nói chuyện quá lâu với một số học sinh, phụ huynh, người bên ngoài và đồng nghiệp

3. nói quá nhiều, quá nhanh, quá chậm, quá lớn, quá nhỏ, quá trầm, không rõ ràng.

III. Khiêm Tốn (Humility)

Đức tính Khiêm Tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh? (1 Cor 4,7).

Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình, khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình.

Nếu có tài năng, giáo viên này không khoe khoang, tìm kiếm sự khen thưởng, thán phục, nhưng dâng mọi sự về Đấng đã ban tặng. “Kính dâng Ngài vinh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (1 Tm 1,7).

Khiêm tốn loại trừ sự ganh tỵ. Vui mừng khi người khác thành công và vượt qua mình. Không nuôi giữ lòng cay đắng hoặc lạnh lung với người hơn mình.

Khiêm tốn giúp giáo viên chia sẻ tri thức của mình một cách đơn sơ, bởi vì các trẻ em đây là trẻ nghèo, trẻ lao động.

Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học (ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ) và học sinh (ngỗ nghich, vô lễ, quậy phá...)

IV. Cẩn Trọng (Prudence)

Đức tính Cẩn Trọng giúp giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh.

Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ (điều đã học, kinh nghiệm của người khác), trí thông minh (làm cho bài học thích hợp với học sinh), dễ dạy (sẳn sàng học thêm điều mới), kỹ năng (dùng phương tiện, cách thế nào đem lại thành công), lý luận (lý luận hợp lý để tránh sai lầm), lo xa (nhận biết trong trí điều gì sẽ xãy ra), thận trọng (xem xét kế hoạch cẩn thận trước khi áp dụng), đề phòng (tránh những phiền phức có thể xãy ra. Ví dụ, không ở riêng với học sinh mà không có ai đó nhìn thấy).

V. Khôn Ngoan (Wisdom)

Đức tính Khôn Ngoan giúp giáo viên có tri thức về những điều quan trọng nhất dựa trên những nguyên lý tuyệt hảo và biết cách hành xử thích hợp. Khôn ngoan giúp giáo viên hiểu biết, yêu mến, và hoàn tất những mục đích cao cả mà giáo viên đảm nhận. Giáo viên tốt giỏi bắt chước vua Salomon khiêm tốn xin Thiên Chúa ban cho mình đức khôn ngoan, “Xin rộng ban cho con Đức Khôn Ngoan hằng ngự bên tòa Chúa, vì Đức Khôn Ngoan hiểu biết tất cả, sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm. Nhờ thế, những gì con thực hiện sẽ làm vui lòng Chúa” (Kn 9, 1-12).

VI. Kiên Nhẫn (Patience)

Đức tính Kiên Nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục người trẻ. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu, chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo, hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công.

VII. Dè Dặt (Reserve)

Đức tính Dè Dặt giúp giáo viên suy nghĩ, phát biểu và hành xử trong vừa phải, thận trọng và nhún nhường. Thật là quan trọng học biết cách suy xét sự việc cẩn thận và đánh giá đúng. Đức tính dè dặt sẽ giúp giáo viên làm chủ mình trong những tình huống có thể làm giáo viên tức giận, tránh được những gì là không xứng hợp.

VIII. Hiền Lành (Gentleness)

Hiền Lành là đức tính khơi dậy nơi giáo viên sự tốt lành, tính nhạy cảm và dịu dàng. Thầy Giêsu là người đắc thủ được đức tính này, “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 9,29).

Có bốn loại hiền lành. Một, tâm trí hiền lành khi đánh giá không gay gắt, ác nghiệt. Hai, tấm lòng hiền lành không muốn cho bằng được điều mình muốn, và tìm kiếm chúng trong cách thế chính đáng. Ba, cư xử hiền lành là ứng xử dựa trên những nguyên tắc tốt lành. Bốn, hành xử hiền lành giúp chúng ta hành động cách đơn sơ và ngay chính.

IX. Nhiệt Thành (Zeal)

Đức tính Nhiệt Thành giúp giáo viên đạt đến vinh quang Thiên Chúa bằng lòng mến cao độ. Trước hết, giáo viên nhiệt thành dạy dỗ bằng việc làm gương, như thầy Giêsu. Con trẻ học bằng nhìn hơn là nghe. Tiếp theo, giáo viên dạy những điều quan trọng, cần thiết để con trẻ hiểu biết, yêu mến, và phục vụ Thiên Chúa. Sau hết, giáo viên dạy dỗ qua việc sửa lỗi cách khôn ngoan và chừng mực, thực hiện trong cách thức bác ái và tử tế.

X. Tỉnh Thức (Vigilance)

Đức tính Tỉnh Thức giúp giáo viên hoàn thành bổn phận cách chăm chỉ và cẩn thận. Giáo viên cần đức tính này cho chính mình và học sinh. Giáo viên tỉnh thức với bản thân, ví dụ, xem xét tư tưởng mình, cảm xúc nơi con tim, cách sử dụng các giác quan…, để hoàn thành bổn phận cách xứng đáng. Giáo viên tỉnh thức với học sinh. Nếu giáo viên thiếu tỉnh thức, thiếu chú tâm đến học sinh, ma quỉ sẽ làm hư hại trẻ em, giáo viên trẻ trả lời ra sao với Chúa Giêsu về việc chăm sóc trẻ em được giao phó? Giáo viên là thiên thần hộ thủ của trẻ em. Một số thực hành cụ thể:

·      Giáo viên không bao giờ bỏ lớp một mình.

·      Khi ở trong lớp, giáo viên quan sát mọi việc đang diễn ra. Như thế, duy trì lớp trong trật tự. Giáo viên tỉnh thức giúp học sinh đến lớp đúng giờ, làm bài về nhà, và đem đầy đủ dụng cụ học tập.

·      Giáo viên chú tâm đến hành vi của trẻ, bất cứ khi nào giáo viên ở với trẻ, nhưng cẩn trọng đừng cho trẻ thấy là giáo viên đang xem xét chúng. Ngoài ra, giáo viên phải tiếp tục tìm biết điều gì đang xãy ra không chỉ trong lớp, mà còn trên đường đến trường và về nhà.

·      Nhất là khi trẻ đến nhà thờ, giáo viên phải quan tâm đến học sinh để giúp chúng trật tự, nghiêm trang, tôn kính nơi thờ phượng.

·      Sau hết, giáo viên đề phòng những gì có thể xãy ra. Giáo viên loại trừ mọi hoàn cảnh, sự việc có thể làm hại đến trẻ. Ngăn ngừa điều xấu tốt hơn là sửa phạt khi trẻ vi phạm.

XI. Lòng Mộ Đạo (Piety)

Lòng mộ đạo giúp giáo viên hoàn thành bổn phận đối vơi Thiên Chúa cách xứng hợp. Giáo viên làm điều này với lòng kính trọng và nhiệt thành, bởi vì Thiên Chúa là đấng thiện hảo.

Lòng mộ đạo của giáo viên phải xuất phát từ bên trong và chân thật nếu không sẽ là giả hình. Lòng mộ đạo cũng cần biểu lộ ra bên ngoài cách hoàn hảo để diễn tả điều bên trong.

Giáo viên dạy cho trẻ về đức tin, điều răn của Chúa và của Hội Thánh, các bí tích, thánh lễ, việc cầu nguyện sáng chiều tối, hiểu biết các đức tính Kitô giáo: công bình, chân thật, bác ái…, lòng tôn kính Đức Mẹ, thánh Giuse, và Thiên Thần Hộ Thủ.

XII. Rộng Lượng (Generosity)

Đức tính Rộng Lượng giúp giáo viên hy sinh cách tự nguyện những sở thích cá nhân cho những người khác. Đây không phải là đức tính thông thường và phổ biến, nhưng là một đức tính cao thượng. Đây là sự hy sinh lớn lao, bởi vì giáo viên dâng cả đời mình, sẳn lòng làm một việc cao cả vì người khác, cụ thể là dạy dỗ trẻ, nhất là trẻ nghèo.

KẾT LUẬN

Khi chúng ta dạy dỗ con trẻ và sẳn lòng hy sinh bản thân vì mục đích cao cả này, chúng ta có thể áp dụng cho chính mình lời thánh Phaolo gửi cho Timothy, “làm công việc này chúng ta cứu rỗi chính mình và người nghe chúng ta”. Vì vậy, chúng ta có một niềm hy vọng thực sự - nếu chúng ta trung thành với việc thi hành bổn phận, chúng ta sẽ nhận lãnh “triều thiên công chính mà Đức Chúa sẽ trao cho tôi vào ngày đó, không chỉ cho tôi mà còn cho những ai yêu mến việc Ngài lại đến.”

7 điều nên và không nên trong dạy học toán

1-Nên: Dạy và kiểm tra kiến thức học sinh theo lối “học để hiểu”;Không nên: Tạo cho học sinh thói quen học vẹt, chỉ nhớ mà không hiểu.

2-Nên: Dạy những cái cơ bản nhất, nhiều công dụng nhất; Không nên: Mất nhiều thời giờ vào những thứ ít hoặc không dùng đến.

3-Nên: Giải thích bản chất và công dụng của các khái niệm mới một cách trực giác, đơn giản nhất có thể, dựa trên sự liên tưởng tới những cái mà học sinh đã từng biết; Không nên: Đưa ra các khái niệm mới bằng các định nghĩa hình thức, phức tạp, tối nghĩa.

4-Nên: Luôn luôn quan tâm đến câu hỏi “để làm gì ?”; Không nên: Không cho học sinh biết họ học những thứ giáo viên dạy để làm gì, hay tệ hơn là bản thân giáo viên cũng không biết để làm gì.

5-Nên: Tổ chức kiểm tra, thi cử sao cho nhẹ nhàng nhất, phản ánh đúng trình độ học sinh, và khiến cho học sinh học tốt nhất; Không nên: Chạy theo thành tích, hay tệ hơn là gian trá và khuyến khích gian trá trong thi cử.

6-Nên: Dạy học nghiêm túc, tôn trọng học sinh; Không nên: Dạy qua quít, coi thường học sinh;

7-Nên: Hướng tới chất lượng; Không nên: Chạy theo số lượng và hình thức.

DẪN LUẬN

Trong việc dạy học: một người mà dạy quá nhiều năm cùng một thứ, thì dễ dẫn đến nhàm chán trì trệ. Nhiều trường có phân chia việc dạy theo khối lớp, theo lớp hoặc phân môn, hoặc chuyên đề cho các thành viên tổ bộ môn,Việc phân chia như vậy có cái lợi là đảm bảo chất lượng dạy,đặc biệt là trong điều kiện trình độ giáo viên cần bàn, phải “chuyên môn hóa” trong việc dạy để đảm bảo chất lượng tối thiểu. Tuy nhiên nó có điểm hạn chế, là nó tạo ra xu hướng người dạy sẽ chỉ biết chuyên ngành hẹp đấy, tầm nhìn không mở rộng ra. Tất nhiên, việc thay đổi dạy đòi hỏi các giáo viên phải cố gắng hơn trong việc chuẩn bị bài giảng (mỗi lần đổi nội dung dạy, là một lần phải chuẩn bị bài giảng gần như từ đầu), nhưng đổi lại nó làm tăng trình độ của bản thân giáo viên, giúp cho giáo viên tìm hiểu những cái mới (mà nếu không nội dung dạy thì sẽ không tìm hiểu, do sức ỳ). Đặc biệt là các nội dung chọn, nội dung chuyên: việc chuẩn bị bài giảng cho một nội dung mới chuyên sâu có thể giúp ích trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học của giáo viên. Tất nhiên có nhiều người, do điều kiện công việc, phải dạy cùng một lớp trong nhiều năm. Để tránh trì trệ trong trường hợp đó, cần thường xuyên cải tiến phương pháp và nội dung giảng dạy (đưa vào những ví dụ minh họa mới và bài tập mới từ thực tế hiện tại, sử dụng những công nghệ mới và công cụ học tập mới, tìm các cách giải thích mới dễ hiểu hơn, v.v.)

1.Nên:

Dạy và kiểm tra kiến thức học sinh theo lối “học để hiểu” Không nên:Tạo cho học sinh thói quen học vẹt, chỉ nhớ mà không hiểu Các nhà giáo dục học và thần kinh học trên thế giới đã làm nhiều phân tích và thí nghiệm cho thấy, khi bộ óc con người “hiểu” một cái gì đó (tức là có thể “make sense” cái đó, liên tưởng được với những kiến thức và thông tin khác đã có sẵn trong não) thì dễ nhớ nó (do thiết lập được nhiều “dây nối” liên quan đến kiến thức đó trong mạng thần kinh của não — một neuron thần kinh có thể có hàng chục nghìn dây nối đến các neuron khác), còn khi chỉ cố nhồi nhét các thông tin riêng lẻ vào não (kiểu học vẹt) mà không liên hệ được với các kiến thức khác đã có trong não, thì thông tin đó rất khó nhớ, dễ bị não đào thải. Thực ra thì môn học nào cũng cần “hiểu” và “nhớ”, tuy rằng tỷ lệ giữa “hiểu” và “nhớ” giữa các môn khác nhau có khác nhau: nhưng toán học thì ngược lại: không cần nhớ nhiều lắm, nhưng phải hiểu được các kiến thức, và quá trình hiểu đó đòi hỏi nhiều công sức thời gian. Có những công thức và định nghĩa toán mà nếu chúng ta quên đi chúng ta vẫn có thể tự tìm lại được và dùng được nếu đã hiểu bản chất của công thức và định nghĩa đó, còn nếu chúng ta chỉ nhớ công thức và định nghĩa đó như con vẹt mà không hiểu nó, thì cũng không dùng được nó, và như vậy thì cũng không hơn gì người chưa từng biết nó. Ví dụ như công thức tính căn phức tạp, là một công thức hơi dài, chẳng bao giờ nhớ được chính xác nó, cứ mỗi lần đụng đến thì xem lại, nhớ được một lúc, rồi lại quên. Nhưng điều đó không nên băn khoăn, vì nếu hiểu bản chất, từ đó có thể tự nghĩ ra lại được công thức nếu cần thiết (tốn một vài phút) hoặc tra trên internet ra ngay. Học sinh ngày nay (là những chuyên gia của ngày mai) có thể tra cứu rất nhanh mọi định nghĩa, công thức, v.v., nhưng để hiểu chúng thì vẫn phải tự hiểu, không có máy móc nào hiểu hộ được. Những năm trước,theo thông lệ, thường không cho phép học sinh sử dụng tài liệu trong các kỳ kiểm tra, thi cuối học kỳ, và đề bài thi hay có 1 câu hỏi lý thuyết (tức là phát biểu đúng 1 định nghĩa hay định lý gì đó thì được điểm). Nhưng trong thời đại mới, việc nhớ y nguyên các định nghĩa và định lý có ít giá trị, mà cái chính là phải hiểu để mà sử dụng được chúng. Bởi vậy, trong các kỳ kiểm tra, thi việc cho phép học sinh mang bất cứ tài liệu nào cần đặt ra, và đề kiểm tra, thi không còn các câu hỏi về nhớ như “phát biểu định lý” ? .... Thay vào đó là những bài tập (tương đối đơn giản, và thường gần giống các bài có trong các tài liệu nhưng đã thay tham số) để kiểm tra xem học sinh có hiểu và sử dụng được các kiến thức cơ bản không. Về mặt hình thức, chương trình học ở Việt Nam (kể cả bậc phổ thông lẫn bậc đại học) khá nặng, nhưng là nặng về “nhớ” mà nhẹ về “hiểu”, và trình độ trung bình của học sinh Việt Nam thì yếu so với thế giới (tất nhiên vẫn có học sinh rất giỏi, nhưng tỷ lệ học sinh giỏi thực sự rất ít, và cũng khó so được với giỏi của phương Tây). Vấn đề không phải là do người Việt Nam sinh ra kém thông minh, mà là do điều kiện và phương pháp giáo dục, chứ trẻ em gốc Việt Nam lớn lên ở nước ngoài thường là thành công trong đường học hành. Hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam là học sinh học thuộc lòng các “kiến thức” trước mỗi kỳ kiểm tra, rồi sau khi kiểm tra xong thì “chữ thầy trả thầy”. Việt Nam rất cần cải cách chương trình giáo dục theo hướng tăng sự “hiểu” lên, và giảm sự “học gạo”, “nhớ như con vẹt”. Nhiều học sinh tốt nghiệp loại giỏi toán ở Việt Nam, nhưng khi hỏi một số kiến thức khá cơ bản thì nhiều em lại không biết. Lỗi không phải tại các em mà có lẽ tại hệ thống giáo dục. Nhiều thầy cô giáo chỉ khuyến khích học sinh làm bài kiểm tra giống hệt lời giải mẫu của mình, chứ làm kiểu khác đi, tuy có thể thú vị hơn cách của thầy thì có khi lại bị trừ điểm. Nhiều trường hợp học sinh chỉ đạt điểm thi 7-8 lại giỏi hơn học sinh đạt điểm thi 9-10 vì kiểu chấm thi như vậy. Kiểu chấm điểm như thế chỉ khuyến khích học vẹt chứ không khuyến khích sự sáng tạo hiểu biết.

2.Nên:

Dạy những cái cơ bản nhất, nhiều công dụng nhất Không nên: Mất nhiều thời giờ vào những thứ ít hoặc không dùng đến Trên đời có rất nhiều cái để học, trong khi thời gian và sức lực của chúng ta có hạn, và bởi vậy chúng ta luôn phải lựa chọn xem nên học (hay dạy học) cái gì. Nếu chúng ta phung phí quá nhiều thời gian vào những cái ít công dụng (hoặc thậm chí phản tác dụng, ví dụ như những lý thuyết về chính trị hay kinh tế trái ngược với thực tế), thì sẽ không còn đủ thời gian để học (hay dạy học) những cái quan trọng hơn, hữu ích hơn. Tất nhiên, mức độ “quan trọng, hữu ích” của từng kiến thức đối với mỗi người khác nhau thì khác nhau, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, hoàn cảnh, sở trường, v.v. Ví dụ như học nói và viết tiếng Việt cho đàng hoàng là không thể thiếu với người Việt, nhưng lại không cần thiết với người Nga. Những người muốn làm nghề toán thì phải học nhiều về toán, còn học sinh định hướng nghiệp theo các ngành khác nói chung chỉ cần học một số kiến thức phổ thông cơ bản cơ bản nhất mà sẽ cần trong công việc của họ. Ngay trong toán phổ thông, không phải các kiến thức nào cũng quan trọng như nhau. Và “độ quan trọng” và “độ phức tạp” là hai khái niệm khác nhau: không phải cái gì quan trọng cũng phức tạp khó hiểu, và không phải cái gì rắm rối khó hiểu cũng quan trọng. Giáo viên cần tránh dẫn dắt học sinh lao đầu vào những cái rắm rối phức tạp nhưng ít công dụng. Thay vào đó, cần dành nhiều thời gian cho những cái cơ bản, nhiều công dụng nhất. Nếu là cái vừa cơ bản và vừa khó, thì lại càng cần dành đủ thời gian cho nó, vì khí nắm bắt được nó tức là nắm bắt được một công cụ mạnh. Một ví dụ là đạo hàm và tích phân. Đây là những khái niệm cơ bản vô cùng quan trọng trong toán học. Học sinh cần hiểu định nghĩa, bản chất và công dụng của chúng, và nắm được một số nguyên tắc cơ bản và công thức đơn giản, ví dụ như nguyên tắc Leibniz cho đạo hàm của một tích, hay công thức “đạo hàm của sin x bằng cos x”. Tuy nhiên nếu bắt học sinh học thuộc hàng trăm công thức tính đạo hàm và tích phân khách nhau, thì sẽ tốn thời gian vô ích vì phần lớn các công thức thức đó sẽ không dùng đến sau này, hoặc nếu dùng đến thì có thể tra cứu được dễ dàng. Ta đã từng có sách về tính tích phân cho học sinh, dày hơn 150 trang, với rất nhiều công thức phức tạp dài dòng (ví dụ như công thức tính tính phân của một hàm số có dạng thương của hai biểu thức lượng giác), mà ngay những người làm toán chuyên nghiệp cũng rất hiếm khi cần đến. Thay vì tốn nhiều thời gian vào những công thức phức tạp mà không cần dùng đó, học những thứ cơ bản khác sẽ có ích hơn. Những khái niệm và định lý chỉ được học một cách hình thức, không có liên hệ với các ví dụ cụ thể khác, thì đó là học “trên mây trên gió”. Một ví dụ khác: các bất đẳng thức. Có những bất đẳng thức “có tên tuổi”, không phải vì nó “khó”, mà là vì nó có ý nghĩa (nó xuất hiện trong các vấn đề hình học, số học, v.v.). Chứ nếu học một đống hàng ngàn bất đẳng thức mà không biết chúng dùng để làm gì, thì khá là phí thời gian. Phần lớn các bất đẳng thức (không kể các bất đẳng thức có tính tổ hợp) có thể được chứng minh khá dễ dàng bằng một phương pháp cơ bản, là phương pháp dùng đạo hàm. Phương pháp này học sinh phổ thông có thể học được, nhưng thay vào đó học sinh lại được học các kiểu mẹo mực để chứng minh bất đẳng thức. Các mẹo mực có ít công dụng, chỉ dùng được cho bài toán này nhưng không dùng được cho bài toán khác (bởi vậy mới là “mẹo mực” chứ không phải “phương pháp”). “Mẹo mực” có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú, nhưng nếu mất quá nhiều thời gian vào “mẹo mực” thì không còn thời gian cho những cái cơ bản hơn, giúp tiến xa hơn. Như là trong công nghệ, có cải tiến cái đèn dầu đến mấy thì nó cũng không thể trở thành đèn điện. Học sinh lớp 10 giải bài toán tìm cực đại, dùng đạo hàm tính ngay ra điểm cực đại. Cách làm đó là do học sinh tự đọc sách mà ra chứ không được dạy. Nhưng khi viết lời giải thì lại phải giả vờ “đoán mò” điểm cực đại, rồi viết hàm số dưới dạng một số (giá trị tại điểm đó) cộng với một biểu thức hiển nhiên là không âm (ví dụ như vì có dạng bình phương) thì mới được điểm, chứ nếu viết đạo hàm thì mất hết điểm. Nếu như thầy giáo trừ điểm học sinh, vì học sinh giải bài thi bằng một phương pháp “cơ bản” nhưng “không có trong sách thầy”, thì điều đó sẽ góp phần làm cho học sinh học mẹo mực, thiếu cơ bản.

3.Nên:

Giải thích bản chất và công dụng của các khái niệm mới một cách trực giác, đơn giản nhất có thể, dựa trên sự liên tưởng tới những cái mà học sinh đã từng biết. Không nên: Đưa ra các khái niệm mới bằng các định nghĩa hình thức, phức tạp, tối nghĩa. Các khái niệm toán học quan trọng đều có mục đích và ý nghĩa khi chúng được tạo ra. Và không có một khái niệm toán học quan trọng nào mà bản thân nó quá khó đến mức không thể hiểu được. Nó chỉ trở nên quá khó trong hai trường hợp: 1) người học chưa có đủ kiến thức chuẩn bị trước khi học khái niệm đó; 2) nó được giải thích một cách quá hình thức, rắm rối khó hiểu. Trong trường hợp thứ nhất, người học phải được hướng tới học những kiến thức chuẩn bị (ví dụ như trước khi học về các quá trình ngẫu nhiên phải có kiến thức cơ sở về xác suất và giải tích). Trong trường hợp thứ hai, lỗi thuộc về người dạy học và người viết sách dùng để học. Các nghiên cứu về thần kinh học (neuroscience) cho thấy bộ nhớ “ngắn hạn” của não thì rất nhỏ (mỗi lúc chỉ chứa được khoảng 7 đơn vị thông tin ?), còn bộ nhớ dài hạn hơn thì chạy chậm. Thế nào là một đơn vị thông tin ? Tôi không có định nghĩa chính xác ở đây, nhưng ví dụ như dòng chữ “SEE YOU AGAIL” đối với một người Anh thì nó là một câu tiếng Anh chỉ chứa không quá 3 đơn vị thông tin, rất dễ nhớ, trong khi đối với một người Việt không biết tiếng Anh thì dòng chữ đó chứa đến hàng chục đơn vị thông tin – mỗi chữ cái là một đơn vị thông tin – rất khó nhớ. Một định nghĩa toán học, nếu quá dài và chứa quá nhiều đơn vị thông tin mới trong đó, thì học sinh sẽ rất khó khăn để hình dung toàn bộ định nghĩa đó, và như thế thì cũng rất khó hiểu định nghĩa. Muốn cho học sinh hiểu được một khái niệm mới, thì cần phát biểu nó một cách sao cho nó dùng đến một lượng đơn vị thông tin mới ít nhất có thể (không quá 7 ?). Để giảm thiểu lượng đơn vị thông tin mới, cần vận dụng, liên tưởng tới những cái mà học sinh đã biết, dễ hình dung. Đấy cũng là cách mà các “cha đạo” giảng đạo cho “con chiên”: dùng ngôn ngữ giản dị, mà con chiên có thể hiểu được, để giảng giải những “tư tưởng lớn”. Khi có một khái niệm mới rất phức tạp, thì phải “chặt” nó thành các khái niệm nhỏ đơn giản hơn, dạy học các khái niệm đơn giản hơn trước, rồi xây dựng khái niệm phức tạp trên cơ sở các khái niệm đơn giản hơn đó (sau khi đã biến mỗi khái niệm đơn giản hơn thành “một đơn vị thông tin”). Ví dụ: khái niệm “nhóm”. Có (ít nhất) 2 cách định nghĩa khác nhau thế nào là một nhóm. Cách 1: Một nhóm là một tập hợp, với 2 phép tính (phép nhân và phép nghịch đảo), một phần tử đặc biệt (phần tử đơn vị), thỏa mãn 4-5 tiên đề gì đó. Cách 2: một nhóm là tập hợp các “đối xứng” (hay nói “rộng hơn” là các phép biến đổi bảo toàn một số tính chất) của một vật. Cách 1 chính xác về mặt toán học, nhưng dài, khó nhớ, khó hiểu với người mới gặp khái niệm nhóm lần đầu. Cách 2 trực giác hơn, cho ngay được nhiều ví dụ minh họa cụ thể Tuy rằng cách thứ hai này “thiếu chặt chẽ” về toán học (không thấy phép nhân đâu trong định nghĩa, nhưng nó phản ánh đúng bản chất vấn đề của khái niệm nhóm, và nó cần dùng lượng một thông tin mới ít hơn nhiều so với cách 1. Tất nhiên toán học cần sự chặt chẽ logic. Nhưng sự chặt chẽ logic đó sẽ đến sau khi đã hiểu bản chất vấn đề (học sinh khi đã hiểu định nghĩa 2, thì sẽ hiểu ngay định nghĩa 1 chẳng qua là nhằm hình thức hóa một cách chặt chẽ định nghĩa 2), chứ không phải ngược lại. Nói theo nhà toán học nổi tiếng V.I. Arnold, thì một định nghĩa tốt là 5 ví dụ tốt. Định nghĩa nào mà không có ví dụ minh họa thì “đáng ngờ”.Đi kèm với những khái niệm mới, định nghĩa mới, luôn cần những ví dụ minh họa (hay bài tập) cụ thể để thể hiện bản chất, ý nghĩa của khái niệm, định nghĩa đó. Có những khái niệm toán học “rất khó hiểu”, không phải vì bản thân nó “quá khó hiểu”, mà là bởi vì nó được trình bầy một cách rắm rối tối nghĩa. Khi đọc các tài liệu toán cũng rất vất vả chật vật để hiểu các khái niệm trong đó, và tất nhiên có nhiều khái niệm, vẫn không hiểu và có thể sẽ không bao giờ hiểu. Có những khi hiểu ra rồi thì lại thấy “nó đơn giản mà tại sao người ta viết nó rắm rối thế”: khái niệm xác suất thống kê là một ví dụ: hình thức, phức tạp mà không thể hiện rõ bản chất của các khái niệm. Tất nhiên cũng có cách định nghĩa về xác suất thống kê viết dễ hiểu, giải thích được đúng bản chất khái niệm mà không cần phải dùng đến những ngôn ngữ toán học “đao to búa lớn”. Trên thế giới, có nhiều người mà dường như “nghề” của họ là biến cái dễ hiểu thành cái khó hiểu, biến cái đơn giản thành cái rối ren. Những người làm quảng cáo, thì khiên cho người tiêu dùng không phân biệt nổi hàng nào là tốt thật đối với họ nữa. Những người làm thuế, thì đẻ ra một bộ thuế rắm rối người thường không hiểu nổi, với một tỷ lỗ hổng trong đó, v.v. Ngay trong khoa học, có những người có quan niệm rằng cứ phải “phức tạp hóa” thì mới “quan trọng”. Thay vì nói “Hình chiếu của đường tròn” thì họ nói “có 1 đường tròn, mà ảnh qua ánh xạ tên gọi là phép chiếu vuông góc, thuộc các phép dời hình …” Một người “thầy” thực sự, phải làm cho những cái khó hiểu trở nên dễ hiểu đối với học trò.

4. Nên:

Luôn luôn quan tâm đến câu hỏi “để làm gì ?” Không nên: Không cho học sinh biết họ học những thứ giáo viên dạy để làm gì, hay tệ hơn là bản thân giáo viên cũng không biết để làm gì. Quá trình học (tiếp thu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới) là một quá trình tự nhiên và liên tục của con người trong suốt cuộc đời, xảy ra ở mọi nơi mọi lúc (ngay cả giấc ngủ cũng góp phần trong việc học) chứ không phải chỉ ở trường hay khi làm bài tập về nhà. Những cái mà bộ não chúng ta tiếp thu nhanh nhất là những cái mà chúng ta thấy thích, và/hoặc thấy dễ hiểu, và/hoặc thấy quan trọng. Ngược lại, những cái mà chúng ta thấy nhàm chán, vô nghĩa, không quan trọng, sẽ bị bộ não đào thải không giữ lại, dù có cố nhồi vào. Bởi vậy, muốn cho học sinh tiếp thu tốt một kiến thức nào đó, cần làm cho học sinh có được ít nhất một trong mấy điều sau: 1) thích thú tò mò tìm hiều kiến thức đó; 2) thấy cái đó là có nghĩa (liên hệ được nhiều với những hiểu biết và thông tin khác mà học sinh đã có trong đầu); 3) thấy cái đó là quan trọng (cần thiết, có nhiều ứng dụng). Tất nhiên 3 điểm đó liên quan tới nhau, ở đây chủ yếu nói đến điểm thứ 3, tức là làm sao để học sinh thấy rằng những cái họ được học là quan trọng, cần thiết. Một kiến thức đáng học là một kiến thức có ích gì đó, “để làm gì đó”. Nếu như học sinh học một kiến thứ với lý do duy nhất là “để thi đỗ” chứ không còn lý do nào khác, thì khi thi đỗ xong rồi kiến thức sẽ dễ bị đào thải khỏi não. Những môn thực sự đáng học, là những môn, mà kể cả nếu không phải thi, học sinh vẫn muốn được học, vì nó đem lại sự hiểu biết mà học sinh muốn có được và những kỹ năng cần cho cuộc sống và công việc của học sinh sau này. Còn những môn mà học “chỉ để thi đỗ” có lẽ là những môn không đáng học. Giáo viên có thể biết là “học chúng để làm gì”, “vì sao đáng học”, trong khi mà học sinh chưa chắc đã biết. Chính bởi vậy luôn cần đặt câu hỏi “để làm gì”, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi đó, và tìm những trả lời cho câu hỏi đó. Một trả lời giáo điều chung chung kiểu “nó quan trọng, phải học nó” ít có giá trị, mà cần có những trả lời cụ thể hơn, “nó quan trọng ở chỗ nào, dùng được vào trong những tình huống nào, đem lại các kỹ năng gì, v.v.” Tiếc rằng việc giải thích ý nghĩa và công dụng của các kiến thức cho học sinh còn bị coi nhẹ. Ví dụ hỏi: “Phương pháp toạ độ dùng làm gì ?Phương trình đường nào xuất phát từ thực tế đời sống”. Ở câu hỏi nào học sinh cũng trả lời là không hề biết. Nếu như giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các công dụng của những kiến thức họ được học qua các ví dụ (ví dụ như những phương trình đường conic xuất hiện thế nào trong các mô hình thiết diện mặt nón, hình kích thước quá khổ tờ giấy), thì có thể họ sẽ thấy những cái họ học có nghĩa hơn, đáng để học hơn, dễ nhớ hơn. Trong công việc sau này của học sinh khi đã ra trường, thì câu hỏi “để làm gì” lại càng đặc biệt quan trọng. Mọi hoạt động của một tổ chức hay doanh nghiệp tất nhiên đều phải có mục đích. Ngay trong việc học, có nhiều học sinh không đạt được kết quả học tập, không phải là vì “dốt” mà là vì “không biết lựa chọn vấn đề để học”, mất thời giờ học vào những cái ít ý nghĩa. Bởi vậy học sinh cần làm quen với việc sử dụng câu hỏi “để làm gì” trong học, như một vũ khí lợi hại trong việc chọn lựa các quyết định của mình.

5.Nên

: Tổ chức kiểm tra, thi cử sao cho nhẹ nhàng nhất, phản ánh đúng trình độ học sinh, và khiến cho học sinh học tốt nhất.

    Không nên:

Chạy theo thành tích, hay tệ hơn là gian trá và khuyến khích gian trá trong thi cử. Việc kiểm tra đánh giá trình độ và kết quả học tập của học sinh (cũng như trình độ và kết quả làm việc của người lớn) là việc cần thiết. Nó cần thiết bởi có rất nhiều quyết định phải dựa trên những sự kiểm tra và đánh giá đó, ví dụ như học sinh có đủ trình độ để có thể hiểu những môn học tiếp theo không, có đáng tin tưởng để giao một việc nào đó cho không, có xứng đáng được nhận học bổng hay giải thưởng nào đó không, v.v. Bởi vậy giáo viên không thể tránh khỏi việc tổ chức kiểm tra, thi cử cho học sinh. Cái chúng ta có thể tránh, đó là làm sao để đừng biến các cuộc kiểm tra thi cử đó thành “sự tra tấn” học sinh, và có khi cả giáo viên. Một “định luật” trong giáo dục là THI SAO HỌC VẬY. Tuy mục đích cao cả dài hạn của việc học là để mở mang hiểu biết và rèn luyện kỹ năng, nhưng phần lớn học sinh học theo mục đích ngắn hạn, tức là để thi cho đỗ hay cho được giải. Trách nhiệm của người thầy và của hệ thống giáo dục là làm sao cho hai mục đích đó trùng với nhau, tức là cần tổ chức thi cử sao cho học sinh nào mở mang hiểu biết và rèn luyện các kỹ năng được nhiều nhất cũng là học sinh đạt kết quả tốt nhất trong thi cử. Nếu “thi lệch” thì học sinh sẽ học lệch. Ví dụ như thi tốt nghiệp phổ thông, nếu chỉ thi có 3-4 môn thì học sinh cũng sẽ chỉ học 3-4 môn mà bỏ bê các môn khác. Trong một môn thi, nếu chỉ hạn chế đề thi vào một phần kiến thức nào đó, thì học sinh sẽ chỉ tập trung học phần đó thôi, bỏ quên những phần khác. Nếu đề thi toàn bài mẹo mực, thì học sinh cũng học mẹo mực mà thiếu cơ bản. Nếu thi cử có thể gian lận, thì học hành cũng không thực chất. Nếu thi cử quá nhiều lần, thì học sinh sẽ rất mệt mỏi, suốt ngày phải ôn thi, không còn thì giờ cho những kiến thức mới và những thứ khác. Nếu thi theo kiểu bắt nhớ nhiều mà suy nghĩ ít, thì học sinh sẽ học thành những con vẹt, học thuộc lòng các thứ, mà không hiểu, không suy nghĩ. Mấy đề thi trắc nghiệm mấy năm gần đây đang có xu hướng nguy hiểm như vậy: đề thi dài, với nhiều câu hỏi tủn mủn, đòi hỏi học sinh phải nhớ mà điền câu trả lời, chứ không đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ gì hết. Thậm chí thi học sinh giỏi toán toàn quốc cũng có lần được thi theo kiểu bài tủn mủn như vậy, và kết quả là việc chọn lọc đội tuyển thi toán quốc tế năm đó bị sai lệch nhiều. Bản thân chuyện thi trắc nghiệm không phải là một chuyện tồi, thi trắc nghiệm có những công dụng của nó, cách dùng nó trong thi cử ở ta chưa được tốt . Thi cử có thể chia làm 2 loại chính: loại kiểm tra (ví dụ như kiểm tra xem có đủ trình độ để đáng được lên lớp hay được cấp bằng không), và loại thi đấu (tuyển chọn, khi mà số suất hay số giải thưởng có hạn). Loại thi đấu thì cần thang điểm chi tiết (ví dụ như khi hai người có điểm xấp xỉ nhau mà chỉ có 1 suất thì vẫn phải loại 1 người, và khi đó thì chênh nhau ¼ điểm cũng quan trọng), nhưng đối với loại kiểm tra, không cần chấm điểm quá chi li: những thang điểm quá nhiều bậc điểm (ví dụ như thang điểm 20, tính từng ½ điểm một, tổng cộng thành 41 bậc điểm) là không cần thiết, mà chỉ cần như các nước Nga, Đức hay Mỹ (chỉ có 4-5 bậc điểm) làm là đủ. Kinh nghiệm chấm thi cho thấy chấm chi li từng điểm nhỏ một chỉ mất thời giờ mà không thay đổi bản chất của điểm kiểm tra: học sinh nào kém, học sinh nào giỏi chỉ cần nhìn qua tổng thể bài kiểm tra là biết ngay. Kiểm tra nói là một hình thức kiểm tra khá tốt: trong vòng 10-15 phút hỏi thi cộng với một vài bài tập làm tại chỗ là giáo viên có thể “ước lượng” được mức hiểu kiến thức của học sinh khá chính xác. Tuy nhiên, kiểu thi nói còn rất hiếm ở ta. Có nhiều người lo ngại rằng thi nói sẽ khó khách quan. Điều này có lẽ đúng trong điều kiện hiện nay, khi còn có giáo viên thiếu nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. Điểm kiểm tra để “tính sổ” trong điều kiện như vậy thì cần qua thi viết cho khách quan, đỡ bị gian lận. Nhưng không phải bài kiểm tra nào cũng cần “tính vào sổ”. Số lượng các kiểm tra “chính thức”, “tính sổ” nên ít thôi, ngoài ra thay bằng những kiểm tra “không chính thức”, không phải để tính điểm học sinh, mà để giúp học sinh hay phụ huynh học sinh biết xem trình độ đang ra sao, có những điểm yếu điểm mạnh gì. Điểm không phải là điểm “7” hay “10” mà là điểm “phần này đã nắm tốt”, “phần kia còn phải học thêm”. Việc giao nhiều bài tập bắt buộc về nhà, rồi kiểm tra tính điểm các bài đó, nếu không cẩn thận có thể biến thành “nhục hình” với học sinh. Nếu học sinh ngày nào cũng phải thức quá nửa đêm làm bài tập, không đủ thời gian để ngủ, thì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của học sinh. Chúng ta nên chú ý rằng giấc ngủ cũng là một phần quan trọng trong quá trình học: chính trong giấc ngủ, não được “làm vệ sinh”, thải bớt “rác” ra khỏi não để có chỗ cho hôm sau đón nhận thông tin mới, và sắp xếp lại các thông tin thu nhận trong ngày lại, liên kết với các thông tin khác đã có trong não, để nó trở thành “thông tin dài hạn”, “kiến thức”. Giai đoạn con người học nhanh nhất là khi còn ít tuổi, cũng là giai đoạn có nhu cầu ngủ nhiều nhất, còn càng lớn tuổi học cái mới càng ít đi và nhu cầu ngủ cũng ít đi. Trình độ học sinh, ít ra là trong môn toán, không thể hiện qua việc “đã làm bao nhiêu bài tập dạng đó” mà là “nếu gặp bài tập như vậy có làm được không”. Tất nhiên muốn hiểu biết thì phải luyện tập. Nhưng cứ làm thật nhiều bài tập giống nhau như một cái máy mà không suy nghĩ, thì phí thời gian. Thay vào đó chỉ cần làm ít bài hơn, nhưng làm bài nào hiểu bài đó. Theo tôi nói chung không nên tính điểm bắt buộc cho các bài tập về nhà, mà thay vào đó tính điểm thưởng thì tốt hơn. Một điều khá phổ biến và đáng lo ngại là học sinh được chính thầy cô giáo dạy cho sự làm ăn gian dối. Có khi giáo viên làm thể để “lấy thành tích” cho mình. Ví dụ như khi có đoàn kiểm tra đến dự lớp, thì dặn trước là cả lớp phải giơ tay xin phát biểu, cô sẽ chỉ gọi mấy bạn đã nhắm trước thôi. Hay là giao bài tập rất khó về nhà cho học sinh, mà biết chắc là học sinh không làm được nhưng bố mẹ học sinh sẽ làm hộ cho, để lấy thành tích dạy giỏi. Hoặc là mua bán điểm với học sinh: cứ nộp thầy 1 triệu thì lên 1 điểm chẳng hạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mà giáo viên có ý định tốt, vô tư lợi, nhưng vì quan điểm là “làm như thế là để giúp học sinh” nên tìm cách cho học sinh “ăn gian” để được thêm điểm. Trong hầu hết các trường hợp, thì khuyến khích học sinh gian dối là làm hại học sinh. Như Mark Twain có nói: ” It is better to deserve honors and not have them than to have them and not deserve them.” Có gắn bao nhiêu thành tích rởm vào người, thì cũng không làm cho người trở nên giá trị hơn. Học sinh mà được dạy thói làm ăn gian dối từ bé, thì có nguy cơ trở thành những con người giả dối, mất giá trị. Tất nhiên, trong một xã hội mà cơ chế và luật lệ “ấm ớ”, và gian dối trở thành phong trào, ai mà không gian dối, không làm sai luật thì thiệt thòi không sống được, thì buộc người ta phải gian dối. Chúng ta không phê phán những hành động gian dối do “hành cảnh bắt buộc”. Nhưng chúng ta đừng lạm dụng “vũ khí” này, và hãy hướng cho chọ sinh của chúng ta đến một xã hội mới lành mạnh hơn, mà ở đó ít cần đến sự gian dối. Để đạt được vậy, tất nhiên các “luật chơi” phải được thay đổi sao cho hợp lý và minh bạch hơn. Tất nhiên, có nhiều người hám “danh hão” và làm ăn giả dối, ngay cả giáo viên có trình độ cao, nhưng vì “quá hám danh” nên dẫn đến làm ăn giả dối. Nói chung, ai đi học cũng từng quay cóp, tất nhiên chẳng có gì để tự hào vê chuyện đó, nhưng cũng không đến nỗi “quá xấu hổ” khi mà những người xung quanh cũng quay cóp. Chúng ta là con người thì không hoàn thiện, nhưng hãy hướng tới hoàn thiện, giúp cho các thế hệ sau hoàn thiện hơn.

6. Nên:

Dạy học nghiêm túc, tôn trọng học sinh. Không nên: Dạy qua quít, coi thường học sinh Điều trên gần như là hiển nhiên. Có những giáo viên dạy học qua quít, nói lảm nhảm học sinh không hiểu, bị học sinh than phiền rất nhiều, ai mà dạy học cùng ê-kíp với họ thì khổ cực lây. Người nào mà không thích hoặc không hợp với dạy học, thì nên chuyển việc. Nhưng đã nhận việc có gắn dạy học (như là công việc gồm cả quản lý và giảng dạy) thì phải làm việc đó cho nghiêm túc. Dù có “tài giỏi” đến đâu, cũng không nên tự đề cao mình quá mà coi thường học sinh. Có một số bạn trẻ, bản thân chưa có đóng góp gì quan trọng, nhưng đã vội chê bai những người thầy của mình, là những người có những hạn chế về trình độ và kết quả giảng dạy (do điều kiện, hoàn cảnh) nhưng có nhiều cống hiến trong đào tạo, như thế không nên. Nên: Đối thoại với học sinh, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Không nên: Tạo cho học sinh thói quen học thụ động kiểu thầy đọc trò chép Qua thảo luận, hỏi đáp mới biết học sinh cần những gì, vướng mắc những gì, bài giảng như thế đã ổn chưa, … Khi học sinh đặt câu hỏi tức là có suy nghĩ và não đang ở trạng thái muốn “hút” thông tin. Học sinh nhiều khi muốn hỏi nhưng ngại, nếu được khuyến khích thì sẽ hỏi. Nên: Cho học sinh thấy rằng họ có thể thành công nếu có quyết tâm.

Không nên

: Nhạo báng học sinh kém Việc giáo viên sỉ nhục học sinh, ví dụ như viết lên bài thi của học sinh những câu kiểu “thứ mày đi học làm gì cho tốn tiền” hoặc “đây là phần tử nguy hiểm cho xã hội”. Như người ta thường nói “người phụ nữ được khen đẹp thì sẽ đẹp lên, bị chê xấu thì sẽ xấu đi”. Học sinh bị đối xử tồi tệ, coi như “đồ bỏ đi”, thì sẽ bị ức chế không học được nữa, việc học trở thành “địa ngục”. Nhưng nếu được đối xử tử tế, cảm thấy được tôn trọng cảm thông, thì họ sẽ cố gắng, dễ thành công hơn. Nếu họ có “rớt”, thì họ vẫn còn nhiều cơ hội khác để thành công, miễn sao giữ được niềm tin và ý chí. Học sinh học kém, nhiều khi không phải là do không muốn học hoặc không đủ thông minh để học, mà là do có những khó khăn nào đó, nếu được giải tỏa thì sẽ học được. Trẻ em sinh ra thiếu hiểu biết chứ không ngu ngốc. Nếu khi lớn lên trở thành người ngu ngốc, không biết suy nghĩ, thì là do hoàn cảnh môi trường và lỗi của hệ thống giáo dục. Người “thầy” thực sự phải giúp học sinh tìm lại được sự thông minh của mình, chứ không làm cho họ “đần độn” đi. Nên: Cho học sinh những lời khuyên chân thành nhất, hướng cho họ làm những cái mà giáo viên thấy sẽ có lợi nhất cho họ, đồng thời cho họ tự do lựa chọn những gì họ thích. Không nên: Biến học sinh thành “tài sản” của mình, bắt họ phải làm theo cái mình thích. Các bậc cha mẹ cũng không nên bắt con cái phải đi theo những sở thích của cha mẹ, mà hãy để cho chúng lựa chọn cái chúng thích.

7.Nên: Hướng tới chất lượng. Không nên: Chạy theo số lượng và hình thức Không chỉ trong dạy học, mà trong hầu hết mọi lĩnh vực khác, chất lượng là cái đặc biệt quan trọng. Ví dụ như trong kinh tế, sự phát triển bền vững chính là sự phát triển về chất. Chúng ta không thể tăng khối lượng của các sản phẩm hay dịch vụ lên “mỗi năm 5-7%” mãi được, vì tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, nhưng cái chúng ta có thể tăng lên, đó là chất lượng. Nếu chúng ta cứ phá rừng phá núi, hủy hoại môi trường để đạt con số % phát triển GDP, thì có nguy cơ biến đất nước thành bãi rác. Cái máy tính bỏ túi ngày nay “khỏe hơn” cả một “khối thép” máy tính nặng hàng chục tấn của thế kỷ trước, đó là phát triển về chất. Cùng là đồ ăn với lượng calor như nhau, nhưng chất lượng khác nhau thì giá trị có thể chênh nhau hàng chục lần. Ở ta, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều chất độc nên giá trị thấp, tuy giá có thể rẻ nhưng tính tỷ lệ chất lượng chia cho giá có khi vẫn thấp; Trong văn học, cũng có những tác phẩm văn học mà những thế kỷ sau người ta vẫn còn nhớ đến, trong khi có hàng nghìn, hàng vạn tác phẩm văn học khác nhanh chóng rơi vào lãng quên. Trong giáo dục, chất lượng cũng là cái cực kỳ quan trọng. Ảnh hưởng của một người thầy là rất lớn: trực tiếp đến hàng trăm, hàng nghìn học trò, và gián tiếp có thể đến hàng triệu người. Giá trị của giáo dục khó qui đổi thành tiền (một người vô văn hóa, thì có đắp thêm 1 triệu USD vào thì vẫn vô văn hóa). Chất lượng người thày tốt lên thì làm cho chất lượng xã hội tốt lên, và cái sự thay đổi chất lượng đó không đo được bằng tiền. Nhưng có thể hình dung một cách thô thiển là, một người thày tốt đem lại lợi ích cho học trò thêm hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn USD (thể hiện qua việc học trò có được việc tốt hơn, làm ra nhiều tiền của hơn …) so với một người thầy không tốt bằng. Với hàng trăm hay hàng nghìn học trò “qua tay” trong cuộc đời, thì một người thầy tốt có thể đem lại lợi ích hàng trăm nghìn, hay thậm chí hàng triệu USD, nhiều hơn cho xã hội so với một người thầy kém hơn. Muốn có chất lượng tốt, thì chất lượng phải được (xã hội) coi trọng đúng mức, và (người thầy) phải chú tâm tìm cách nâng cao chất lượng. Các giáo viên ở các nước tiên tiến thường không phải dạy quá nhiều giờ (trung bình khoảng 12 tiếng một tuần), và cũng không phải lo “kiếm cơm thêm” ngoài công việc chính. Họ có thời giờ để tiếp cận thông tin khoa học mới, chuẩn bị bài giảng cho tử tế, suy nghĩ cải tiến cách dạy cho hay, … (đấy là đối với những người có ý thức trong việc dạy học). Ở ta, các giáo viên dạy quá nhiều giờ, ngoài giờ chính thức đã nhiều còn dạy thêm tràn lan, có người “bán cháo phổi” liên tục một ngày đến mười mấy tiết. Họ bù lại việc thừ lao cho từng giờ dạy thấp, bằng việc dạy rất nhiều giờ. Nhưng trong điều kiện như vậy, thì họ sẽ dạy “như cái máy”, ít suy nghĩ, ít nhiệt tình với học sinh, ít thời gian chuẩn bị, không có thời giờ cập nhật kiến thức, khó mà có chất lượng cao được. Xu hướng của thời đại internet, là các giáo viên có chất lượng dạy học cao sẽ ngày càng trở nên có giá trị, trong khi những ai dạy dở sẽ ngày càng mất giá trị. Trong điều kiện “không có lựa chọn”, thì thày dạy hay dạy dở thế nào học sinh “vẫn phải học thầy”, nhưng khi có lựa chọn, học sinh sẽ chọn học thầy hay, không đến học thầy dở. Việc điểm danh để bắt học sinh đi học, theo tôi là một hình thức giữ kỷ luật thô thiển kém hiệu quả. Thay vào điểm danh, nếu dạy hay, dạy cái có ý nghĩa, thì không bắt học sinh cũng tự động “tranh nhau” đi học. Internet sẽ tạo điều kiện cho học sinh tìm đến thầy hay dễ dàng hơn, qua các bài giảng video, các bài giảng online, … Các giáo viên sẽ phải giảng ít giờ hơn trước, nhưng chuẩn bị cho mỗi bài giảng nhiều hơn, và mỗi bài giảng hay sẽ đến được với nhiều học sinh hơn qua internet. Bí quyết để đạt được những kết quả có giá trị như vậy là gì ? Đó là: dạy học “thực sự” , được cấp lương bổng tốt để yên tâm tập trung dạy học (và để học những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc dạy), có điều kiện làm việc tốt, và không bị sức ép của những thứ hình thức (như phải thi đạt chuẩn, phải có mấy SKKN, …) hay sức ép về tài chính làm cản trở dạy học. Ở ta, bao giờ tạo được những điều kiện như vậy, thì mới hy vọng có nhiều học sinh “ra lò” trở thành người lao động, nhà khoa học có năng lực thực sự.

Giáo viên làm gì để giúp đỡ học sinh yếu kém

Trong quá trình

giảng dạy

, giáo viên ít khi mong muốn có những học viên cá biệt trong lớp học của mình. Tuy nhiên rất khó tránh những trường hợp với học viên mà giáo viên cần có cách xử lý khéo léo và tế nhị. Dưới đây là 12 bước giáo viên có thể áp dụng để hỗ trợ các học viên cá biệt.

Trong quá trình

giảng dạy

, giáo viên ít khi mong muốn có những học viên cá biệt trong lớp học của mình. Tuy nhiên rất khó tránh những trường hợp với học viên mà giáo viên cần có cách xử lý khéo léo và tế nhị. Dưới đây là 12 bước giáo viên có thể áp dụng để hỗ trợ các học viên cá biệt.

1.

                   

Nhận biết sớm những nhược điểm của học viên và có phương pháp để khắc phục. Giáo viên phát hiện những nhược điểm này thông qua các bài kiểm tra và các buổi phỏng vấn vào những tuần đầu của khóa học.

2.

                   

Rất nhiều học viên trốn tránh, không thừa nhận những khuyết điểm của mình. Họ thường nói với giáo viên: “Thưa thầy/ cô, không có vấn đề gì đâu ạ” mặc dù có thể họ không hiểu bài, hoặc chưa hiểu hết những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Lúc này, giáo viên cần chú ý theo dõi phản ứng của học viên để quyết định có nên giảng lại bài hay không.

3.

                   

Khuyến khích học viên phát biểu những khúc mắc cá nhân và nhận ra những lý do và cách giải quyết vấn đề đó. Không để học viên đánh giá thấp những vấn đề này. Giáo viên phải phân tích những nhược điểm của học viên. Trên thực tê, phương pháp tự nhận biết rất hữu ích. Học viên tự nhận biết được vấn đề và tự quyết định có muốn tập trung vào việc khắc phục các nhược điểm này hay không.  

4.

                   

Giáo viên hãy lắng nghe một cách chân thành và chú ý vào các phản hồi của học viên. Hãy lắng nghe và thể hiện sự chú ý đối với những vấn đề mà học viên đang trình bày. Hãy để khoảng thời

5.

                   

Giúp đỡ học viên thiết lập một kế hoạch hành động với những mục tiêu thực tế. Giúp họ những bước căn bản để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Không nên đảm bảo với học viên rằng họ sẽ đạt điểm qua trong kỳ thi và hãy cho học viên cơ hội để tạo nên sự tiến bộ.

6.

                   

Hãy chắc chắn rằng học viên thực hiện kế hoạch mà giáo viên đề ra như chính mục tiêu học tập của họ. Hãy để học viên viết lên giấy những kế hoạch của họ.

7.

                   

Bám sát kế hoạch của học viên hàng ngày. Hãy để học viên hiểu rằng giáo viên luôn quan tâm đến thành công của học viên. Giáo viên nên khen ngợi học viên trước lớp vào những thời điểm thích hợp. Khi học viên đã tiến bộ nhiều hơn so với trước thì giáo viên có thể giảm dần cường độ khen ngợi.

8.

                   

Luôn nhắc nhở học viên ghi nhớ những mục tiêu của họ. Giáo viên nên nhắc nhở một cách tích cực nhưng kiên quyết. Không nên đưa ra trước lớp những lời đánh giá không tốt về học viên, nhưng nên yêu cầu học viên đó đến gặp riêng giáo viên để được giúp đỡ.

9.

                   

Xác định các tài liệu cung cấp sao cho phù hợp với trình độ của học viên. Giáo viên nên tìm hiểu nguồn kiến thức nào có thể giúp học viên trong quá trình học tập.

10.

                

Giáo viên nên biến đổi các phương pháp tiếp cận kiến thức để học viên giữ được sự hứng thú và cung cấp sự hiểu biết cũng như các phương pháp học khác nhau. Hãy tạo cho những học viên yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”.

11.

                

Hãy giúp đỡ học viên tiếp thu được nhiều kiến thức cho dù kiến thức đó không có trong bài thi và bài kiểm tra trên lớp.

12.

                

Giáo viên nên giữ một quan điểm chuyên nghiệp. Nếu đã theo kế hoạch nào thì giáo viên phải làm hết sức mình để hoàn thành kế hoạch đó. Khi người giáo viên làm tất cả để giúp học viên thì lúc đó học viên đó phải có trách nhiệm với thành công hoặc thất bại của chính họ.

GV cần biết Lỗ hổng trong đổi mới phương pháp dạy học

(Dân trí) - Nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, nếu áp dụng không khéo, giáo dục lại trượt dài từ thái cực này sang thái cực khác và không thể đem lại kết quả mong muốn.

Một phương pháp hay không có nghĩa là đem nó vào trong tiết dạy là đạt được hiệu quả như mong muốn. Càng không có nghĩa là một tiết dạy tập hợp hết các phương pháp tiên tiến hiện hành thì sẽ thành công.

Mà thực ra, chẳng có phương pháp dạy học nào gọi là hay là dở đối với bất kỳ tiết học nào và đối tượng nào. Vấn đề chỉ là việc vận dụng nó thế nào cho đúng lúc, đúng cách để phát huy hiệu quả hay không mà thôi.

Việc lựa chọn phương pháp dựa vào tiêu chí phù hợp với nội dung là nguyên tắc hợp lý nhưng chưa đủ. Hay nói đúng, điều này chỉ mới dựa trên cơ sở lý thuyết. Người dạy còn phải xét đến tiêu chí thứ hai đó là đối tượng học trực tiếp. Đây mới là thực tế mà khi đối đầu với nó, hệ thống các phương pháp dù hay đến mức nào cũng phải thừa nhận rằng nó không phải là chìa khóa vạn năng.

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp đáng ngờ nhất. Tâm lý lứa tuổi học đường không ý thức được như người lớn sự cần thiết của làm việc hợp tác. Chia các nhóm nhỏ, lời nói xì xào nhiều khi lại là cơ hội để các em trò chuyện tán gẫu, lãng phí thời gian. Giáo viên không thể đến từng nhóm theo dõi sát sao học sinh làm việc.

Cũng không tránh khỏi tình trạng các em chỉ thảo luận một cách đối phó. Lúc này nhìn bề ngoài có vẻ học tích cực chủ động. Nhưng trong tư duy các em thì chưa chắc. Vậy làm thế nào để các em thật sự “hành động” trong tư duy? Làm sao kiểm soát được tư duy của các em? Câu hỏi này còn đang chờ đợi các công trình tiến sĩ.

Thêm nữa, với tình trạng chạy đua lựa trường điểm hiện nay đang diễn ra rầm rộ ở các thành phố lớn, nước ta không thiếu những trường có mặt bằng học lực học sinh rất thấp. Đối với những tập thể học sinh cá biệt, người giáo viên phải nhức óc với vấn đề đậu rớt của học sinh trong các kì thi. Cố gắng để các em học thuộc các kiến thức ở dạng tinh lọc nhất để thi đã khó, đừng nói đến chuyện hi vọng các em chủ động sáng tạo.

Đâu phải học sinh nào cũng đến trường với tâm thế cố gắng học hành vì tương lai bản thân và phục vụ đất nước sau này. Để thay đổi được điều này là cả một quá trình và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phía.

Đối với những học sinh không thiết tha với học tập, hoặc chỉ đi học để lấy bằng tốt nghiệp phổ thong; sau đó đi học nghề, hoặc bị cha mẹ ép buộc phải đến trường…thì không thể kì vọng ở các em quá nhiều. Các em chỉ học đối phó để thi.

Đó là một thực tế phải thừa nhận dù không mong muốn. Tình trạng học sinh bỏ học nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nói lên rằng số lượng những học sinh dạng này không phải ít. Giáo viên trong trường hợp này hiểu rằng phương pháp tiên tiến kia quá xa xỉ. Không thấy hiệu quả đâu nhưng trước mắt là lãng phí thì giờ quý giá.

Việc chúng ta quan niệm giáo dục tránh lối truyền thụ một chiều, lối dạy đọc – chép là rất phù hợp xu thế thời đại. Nhưng không thể kì thị, để rồi cho rằng trong tiết dạy phải tuyệt đối chấm dứt hẳn cách dạy đọc –chép là điều sai lầm. Bởi không có một thầy cô giáo nào có thể làm được chuyện đó, từ trước đến giờ và sau này cũng vậy, kể cả các giảng viên đại học Havard hay Oxford cũng không thể làm được.

Đối với những tri thức có tính chất suy luận, việc vận dụng các phương pháp thảo luận nhóm, đối thoại, đặt câu hỏi hay là điều không có gì bàn cãi. Còn đối với những tri thức thuần túy là thông tin, mà dung lượng bài học thông tin quá nhiều như các bài văn học sử hay các bài lịch sử thì làm sao mà giáo viên không ít nhiều sử dụng cách dạy đọc chép.

Đọc – chép lúc này là một cách để người dạy tinh lọc lại những kiến thức trọng tâm để học sinh không bị hoang mang phân tán. Còn việc đặt câu hỏi để các em phát hiện các thông tin này phát biểu thì cuối cùng cũng phải dừng lại để ghi tri thức cần thiết. Không đọc – chép thì coi chừng sau tiết dạy cả lớp không biết học cái gì!

Mà đối với các tri thức có tính thông tin thuần túy, việc học sinh tích cực phát hiện tri thức thì cũng chỉ là một hành động tích cực bề ngoài. Dùng các phương pháp thảo luận nhóm, hay đối thoại, đặt câu hỏi cũng không đem đến sự sáng tạo trong tư duy các em. Tại sao lại không chấp nhận chuyện đọc chép?

Hoặc đơn giản là có những kiến thức mà học sinh không đủ sức tự chiếm lĩnh, khám phá để đi đến kết quả hoàn hảo thì người thầy phải can thiệp vào, giúp các em hiểu và ghi nhận. Người dạy dù lý giải, gợi mở thế nào, cuối cùng cũng phải tóm lại cái gì đó để học trò ghi nhận. Hành động này sẽ gọi nó là gì 

ngoài cái tên đọc – chép?

Quay lại thực tiễn, khi phải đối đầu với đối tượng học không như mong muốn, khả năng 

khám phá và học lực của các em đã yếu, mà không đọc gì cho các em ghi để thi cử thì coi chừng lại phát sinh ra những hệ lụy khác.

Việc lạm dụng cách dạy một chiều, chỉ có đọc-chép đúng là một tiêu cực nhất định phải loại trừ. Song bản thân việc đọc – chép vẫn chưa được một cái nhìn sòng phẳng.

Đọc – chép là một thao tác dạy học tất yếu trong quá trình tác nghiệp sự phạm. Bản thân phương pháp này không có gì tiêu cực nếu biết dùng nó đúng lúc. Chúng ta chỉ bài trừ tình trạng lạm dụng thái quá chứ không thể đối lập nó với nguyên lý giáo dục mới, xem nó là cách dạy truyền thống sai lầm mà cực đoan không dùng đến nữa.

Hãy tưởng tượng đến một tiết dạy mà giáo viên chỉ cố tìm ra các phương pháp mới nhằm khiến cho học sinh tích cực chủ động, tự chiếm lĩnh tri thức, tự ghi nhận bài học, mà cuối cùng không tinh lọc lại một vấn đề gì để học sinh ghi nhận…! Kết quả tất yếu là sẽ có rất nhiều học sinh cá biệt bị bỏ rơi.

Đó chính là thái cực thứ hai – hậu quả của việc kì thị cách dạy truyền thống và cực đoan lạm dụng các phương pháp dạy học được gọi là tân tiến một cách thiếu cân đối!

LTS Dân trí 

- Phương pháp giảng dạy đúng với đặc điểm môn học và tiết học cũng như đúng với đối tượng học sinh luôn là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, cải tiến (hay đổi mới) phương pháp giảng dạy luôn phải xem xét đến đối tượng học sinh của từng lớp cụ thể. Mặt khác, trong khi áp dụng những phương pháp mới thì không nên “phủ nhận sạch trơn” phương pháp truyền thống. Cái gì ra đời và tồn tại lâu đời đều có lý do khách quan và có những điều mà thế hệ sau cần kế thừa.

Đổi mới tư duy nói chung cũng như đổi mới tư duy giáo dục nói riêng, cần tránh những hiện tượng cực đoan (hay thái quá) như tác giả bài viết trên đây nêu ra và phê phán.

Suy cho cùng thì đấy chẳng qua cũng là biểu hiện của căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh” mà thôi!

Đây là

 một vấn đề thật sự đáng quan tâm. Diễn đàn Dân trí mong tiếp tục nhận được những ý kiến trao đổi về chủ đề này, nhất là các nhà giáo vốn là “người trong cuộc” hiểu rất rõ tình hình thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy và học.

Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi ?

UNESCO

đã xuất bản một cuốn sách với tựa đề

Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi?

(1996). Đã có hơn 500 học sinh thuộc khoảng 50 nước có độ tuổi từ 8 - 12 đóng góp ý kiến. Dưới đây là một số ý kiến được trích dẫn lại. CENTEA mong rằng các độc giả của giaovien.net cũng đóng góp ý kiến của mình ở chủ đề này vì với mỗi nền văn hóa khác nhau thì hình ảnh người Thầy, người Cô cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Yuventius, Jakarta, Indonesia


Một giáo viên giỏi không chỉ dạy bằng trí tuệ mà còn dạy bằng con tim.

Syanne Helly, East Java, Indonesia


Một giáo viên giỏi nên có 3 điều kiện sau:
1. Trình độ kiến thức
2. Kỹ năng nghề nghiệp
3. Phẩm chất cá nhân
Có một câu nói rằng: "Nếu cho tôi con cá và tôi sẽ có cá ăn trong một ngày, nếu dạy tôi cách câu cá, tôi sẽ có cá ăn suốt đời". Đây chính là triết lý dành cho một người thầy giỏi. Người thầy cần kiên nhẫn và dễ mến, linh hoạt và uyên bác; có khả năng chịu đựng, thoáng trong tư duy và có khả năng hài hước. Nhiệt tình và thích thú giảng dạy; là người chân thật, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo; có khả năng tổ chức, khiêm tốn, nguyên tắc và hữu ích.

Sheeba Ramachandran, Buraidha, Ả Rập Saudi


Giáo viên giỏi là người giúp đỡ học sinh với tất cả sự tôn trọng. Người thầy giỏi giúp học sinh có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người thầy dạy học sinh cách ra quyết định trong mọi điều kiện. Người thầy giỏi trong mắt học trò là người có tư cách đạo đức trong xã hội và là hình mẫu trong quá trình xây dựng xã hội mới.

Mirjana Kazija, Rijeka, Croatia


Tôi tốt nghiệp ngành giáo viên tiếng Anh ở Albania. Để trở thành một giáo viên giỏi cần thiết phải giàu kiến thức, nhạy cảm và là người thông minh bởi vì với những phẩm chất trên bạn sẽ có đủ khả năng thấu hiểu suy nghĩ và hành vi của học sinh; để từ đó mới có thể giúp chúng được nhiều hơn. Giáo viên cũng cần thiết giống như một chuyên gia trong thế giới của người học.

Migena Mullaj, Reseda, California, Mỹ


• Một giáo viên giỏi là người có thể dạy cho tất cả học sinh và thấu hiểu đối tượng học sinh nào cần sự giúp đỡ gì.
• Một giáo viên giỏi cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; tuy nhiên giáo viên giỏi là người hiểu được lúc nào cần thay đổi cách giao tiếp để đảm bảo học sinh có thể nắm bắt được kiến thức.
• Một giáo viên giỏi cho phép học sinh đặt câu hỏi và trả lời, đồng thời giúp cho những học sinh khác hiểu thêm vấn đề.
• Một giáo viên giỏi có những quy tắc trong lớp học và qui trình giúp cho học sinh tự học.
• Một giáo viên giỏi cần khuyến khích các học sinh hợp tác với nhau.
• Một giáo viên giỏi có khả năng ứng biến và thay đổi bài học đúng theo trình độ của học sinh.
• Một giáo viên giỏi lúc nào cũng tôn trọng tất cả học sinh và khuyến khích học sinh đạt thành tích tốt trong học tập.

Kukubo Barasa, Nairobi, Kenya


Mỗi người đều có chính kiến của mình và không ai có thể làm hài lòng hết tất cả mọi người. Thật khó để mô tả rõ ràng chân dung của một giáo viên giỏi là như thế nào. Tôi nghĩ rằng giáo viên giỏi là người có khả năng dạy cho tất cả mọi dạng học sinh khác nhau, giúp cho các bé ham thích việc học và làm sao để học sinh dễ hiểu bài. Giáo viên giỏi là một giáo viên dễ mến, là người làm cho học sinh luôn muốn được đến trường và trên hết là người có khả năng kiểm soát học sinh.

Christian Berger, Santiago, Chi lê


Giáo viên giỏi là người có khả năng tự học.

Astrid, Perth, WA, Úc


Giáo viên giỏi là người không thiên vị, không bảo thủ, sáng suốt, biết khám phá cuộc sống, có khả năng tự học.

Aly AlSabbagh, Cairo, Ai Cập


Tôi tin rằng một giáo viên giỏi có những đặc điểm sau đây:
• Yêu trẻ và hiểu tính cách từng học sinh để giúp chúng vượt qua được những vấn đề của trẻ.
• Quan tâm và chia sẻ là cách giáo viên hiểu trẻ nhiều hơn.
• Dành được lòng tin của học sinh.

Ngozi Ekwerike, Nigeria


Một người bạn thật sự là người hiểu tất cả về bạn và yêu mến bạn. Giáo viên giỏi cũng là một người bạn tốt, dạy dỗ học sinh bằng tất cả tình yêu thương.

Fe Espiritu, Philippines


Giáo viên giỏi không đơn giản là nói với học sinh những gì được viết trong sách mà chỉ cho học sinh về những gì đang diễn ra trên thế giới này.

Ruth Agamah, Nigeria


Một giáo viên giỏi sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để làm cho học sinh cảm nhận được tình yêu thương và thành công trong việc học.

Zaira Alexandra Rodriguez Guijarro, Mexico


Giáo viên giỏi đối xử với học sinh giống như đối xử với chính con cái của mình. Giáo viên cần trả lời mọi câu hỏi của học sinh ngay cả những câu hỏi ngớ ngẩn.

Fatoumata

, Chad


Để trở thành một giáo viên giỏi, bạn không chỉ dạy chúng mà còn học từ chúng.

Tasha-Leigh, Jamaica


Một giáo viên giỏi có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học chứ không chỉ đơn giản là dạy theo chương trình.

Omar, Ma rốc


Tôi thích giáo viên nào giúp cho tôi có khả năng tư duy và tự giải quyết những vấn đề của mình.

Cái Tâm của người giáo viên

Đọc bài viết

"Nỗi buồn của mẹ khi con đi nhà trẻ

" cùng các ý kiến đóng góp tôi xin đưa ra ý kiến khách quan của mình. Là một người chưa có con nhưng phần nào tôi cảm thông những nỗi lòng của các bậc cha mẹ. Và là một người trong cuộc có lẽ tôi sẽ hiểu cặn kẽ hơn các bậc phụ huynh về môi trường giáo dục tại trường mầm non.

Bài viết này tôi không đề cập tới vấn đề cơ sở vật chất mà tôi chỉ xin nói về cái "Tâm" của người giáo viên.

Nếu một số ý kiến cho rằng chỉ có môi trường công lập, bán công là tốt hơn còn trường tư thục là không tốt tôi xin kể hai chuyện sau đây để xác nhận một lần nữa, đối với những tâm hồn trong trắng, non nớt của trẻ thơ thì cái Tâm của người giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Thứ nhất, tôi xin kể về một người bạn cùng học với tôi thời sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, bạn tôi về công tác tại một trường bán công trong thành phố khoảng một năm để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, bạn tôi xin nghỉ và mở trường tư thục ở một tỉnh ngoại ô thành phố. Công việc ban đầu rất khó khăn từ việc đầu tư cơ sở vật chất đến chuyên môn nhưng chỉ hơn một năm trường của bạn tôi đã phát triển rất tốt và bạn tôi chuyển sang một cơ sở khác khang trang hơn với số lượng học trò ngày càng tăng lên. Bạn tôi khoe với tôi, học trò của mình học rất tốt khi vào lớp 1 và phụ huynh họ quay về trường để cảm ơn. Có một lần, cuối tuần, tôi gọi điện cho bạn tôi thì bạn tôi nói đang đi mua giáo cụ, đồ chơi và vào siêu thị Coop để mua thực phẩm cho học trò. Tôi hỏi bộ dưới đó không có à thì bạn tôi nói thi thoảng rảnh là lên trên này mua thịt hộp, cá hộp, hạt nêm, dầu gấc và rau sạch... cho trường. Bạn tôi còn khoe với tôi là ở trường sử dụng loại gạo ngon nhất rồi bạn tôi phân trần bọn trẻ có ăn đáng là bao nhiêu đâu!

Hôm trước, bạn tôi kể với tôi có một học trò vừa biếng ăn, khó ngủ lại ngỗ nghịch, phụ huynh phải đến gửi và nhờ cô giáo giúp đỡ. Chỉ sau vài tuần, cậu bé đã tiến triển rõ rệt từ việc ăn, ngủ, đến việc biết nghe lời người lớn. Có một lần phụ huynh đến kể chuyện với cô giáo là ở nhà cậu bé cứ đòi ngủ với cô H. và giải thích với mẹ là do người cô H. thơm, người mẹ hôi. Chắc rằng người mẹ ở đây sẽ không buồn vì lời cảm nhận vô tư của trẻ. Chính lời nói vu vơ đấy đã minh chứng cho tình cảm của người giáo viên dành cho cậu bé và ngược lại. Tôi hỏi ở trường có đánh học trò không thì bạn tôi khẳng địng là những học trò lì lợm thì phải đánh chứ nhưng đánh làm sao để cho học trò biết mình đánh nhưng mình thương nó.

Số lượng học trò đăng ký ngày một đông lên nhưng bạn tôi quyết không nhận thêm vì nhận nhiều sẽ không cam nổi, chất lượng chăm sóc và dạy học sẽ không tốt. Dẫu biết rằng công việc vừa quản lý, vừa trực tiếp đứng lớp lại có con nhỏ nên rất là vất vả nhưng bạn tôi thường nói mình thu đồng tiền của phụ huynh thì phải ráng hết sức mình trong khả năng có thể. Có ai là giáo viên trong ngành thì mới thấu hiểu sự cực nhọc như thế nào của các cô giáo, và nếu chỉ vì miếng cơm manh áo không thôi thì khó có thể tìm thấy những niềm vui từ công việc và từ những tâm hồn non nớt của trẻ thơ. Tôi thiết nghĩ nếu người giáo viên nào cũng có Tâm như bạn tôi thì ngành giáo dục mầm non sẽ không còn nhiều vấn đề phải đem ra phân tích, bàn luận, chia sẻ như thế này và câu chuyên tôi kể trên cũng khẳng định một điều: trường mầm non tư thục có thể không đầy đủ lắm về phương tiện, cơ sở vật chất nhưng không hẳn là không tốt như nhiều người đã nhận xét, điều quan trọng nhất vẫn là sự tác động trực tiếp của người giáo viên.

Câu chuyện thứ hai tôi xin kể về những điều tôi tận mắt chứng kiến khi còn là thực tập sinh. Khoá thực tập cuối khoá kéo dài trong vòng 3 tháng và chia đều cho 4 lứa tuổi: cơm thường, mầm, chồi, lá. Trường nơi chúng tôi thực tập là một ngôi trường điểm trong thành phố. Ở những lớp mầm, chồi, lá tôi thực tập thì không xảy ra vấn đề gì các cô rất yêu trẻ. Thậm chí ở lớp mầm, cô giáo không bao giờ đánh trẻ, mỗi khi bọn trẻ làm cô không hài lòng, cô giáo chỉ cần xách giỏ ra ngoài là cả lớp gào lên khóc rồi xin lỗi cô rối rít. Tôi khâm phục và cảm thấy cô trò mới

đáng yêu

làm sao! Chuyện tôi muốn kể xảy ra ở lớp bé nhất của trường, lớp cơm thường, các bé mới 2, 3 tuổi. Cái lứa tuổi mà đáng lý ra phải được thương yêu, nâng niu nhất nhưng...

Lớp cơm thường ở đây có khoảng hơn 20 cháu với sự chăm sóc của 3 giáo viên chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7, 8 cháu. Nhóm chúng tôi cũng gồm 3 người, mỗi tuần đi theo một nhóm dưới sự dẫn dắt của 1 giáo viên và luân chuyển trong vòng 3 tuần. Ở lần thực tập thứ 3, tôi thật sự bất bình trước những hành động ngang trái của 1 chị giáo viên trong lớp. Tôi được biết có một cô bé rất dễ thương tên là N.A. Theo lời chị ấy kể, lúc đầu bé rất năng động, hát hay, nhưng bị chị ta đánh nhiều quá bây giờ thụ động, trầm cảm luôn. Tôi thiết nghĩ việc đấy có hay ho gì mà chị ấy còn mạnh mẽ kể cho chúng tôi??? Hầu như những bữa ăn trưa ở trường, tôi phụ chị cho bé ăn nhưng bé không chịu ăn, hôm nào dỗ dành thật lâu bé mới ăn chút và để không mất nhiều thời gian chị ấy "ra tay" thì bé cố ăn trong nước mắt và những cái tát tai. Sau bữa cơm là gương mặt mếu máo và hai má hằn dấu tay. Lại còn bất bình hơn khi từ đó gia đình không tài nào cho bé ăn bữa cơm chiều tối được và cứ chiều đến gia đình phải thay phiên mang cơm vào thật sớm để chị ấy cho bé ăn với tiền thù lao vài trăm một tháng. Không những vừa mất tiền mà phụ huynh không hề biết rằng bé ăn cơm vẫn trong nước mắt và những cái tát tai. Hôm nào trễ thì chị ấy chỉ la mắng, hôm nào sớm thì có tát nhưng nhẹ hơn những buổi trưa vì lẽ sắp tới giờ trả trẻ, nếu tát mạnh, gia đình sẽ biết vì còn hằn dấu tay.

Cũng trong nhóm của chị ấy có một cu cậu khá hiếu động và bé này cũng trong trường hợp khó ăn. Hôm đấy, bé cũng mè nheo trong ăn uống thế là chị ấy tiếp tục "ra tay", chị tiến tới và tát bé một cái, không biết cái tát đó mạnh đến thế nào mà bé chảy luôn máu mũi và phải nằm nghỉ giữa bữa ăn.

Công việc của các chị trong lớp được thay phiên theo trình tự cô A, cô B, cô C. Công việc cô C là quản lý các cháu khâu vệ sinh, tắm rửa. Khi các bé ngủ dậy, ăn xế rồi tắm. Trong khi các bé nhốn nháo chuẩn bị cho giờ tắm, chị ấy từ ngoài cửa ném những chiếc giỏ vào cho học trò. Chị ấy cứ vô tư ném giỏ và những chiếc giỏ thi nhau bay "vèo vèo" có lúc vào mặt các bé, các bé ngã lúi chúi. Rồi đến những lúc tắm cho cháu, chị ấy cứ tạt cả gáo nước vào mặt các cháu và thế là xong. Còn nhiều chuyện nữa nhưng tôi chỉ xin kể vài điều đã hằn sâu trong tâm trí mình suốt từ đó đến giờ.

Đợt thực tập lần này cũng là đợt thực tập cuối cùng của chúng tôi. Câu chuyện của chúng tôi đến tai giáo viên trưởng đoàn. Vì cũng có con nhỏ nên cô giáo tôi rất bức xúc những điều đã được nghe và cô tôi quyết tâm giải quyết vấn đề nhức nhối này. Bị họp kỷ luật tại trường rồi dưới sức ép của dư luận, chị ấy đã phải xin thôi việc. Rồi chị ấy cũng sẽ có con không biết một ngày nào đó khi biết giáo viên có những hành động không phải với con mình chị ấy sẽ suy nghĩ như thế nào?

Qua câu chuyện này tôi cũng mong mỏi những bạn sinh viên sắp rời ghế nhà trường cũng như những người đã là giáo viên hãy mang trong mình một chữ Tâm khi đến với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Xã hội muôn hình, muôn vẻ và con người cũng muôn vẻ, muôn hình, người giáo viên cũng vậy, có người này người khác. Xin mọi người có cách nhìn đúng đắn cho môi trường mầm non nói chung và người giáo viên nói riêng thế hệ ươm mầm cho tương lai của đất nước. Những người giáo viên đã chọn một nghề mà theo tôi rất rất vất vả tuy nhiên chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Thực sự nếu không yêu nghề họ khó lòng trụ được trong xã hội nên một lần nữa mong mọi người nhìn chúng tôi với cái nhìn bao dung hơn.

Hiện tại tôi không đi theo nghề, nhưng tôi muốn viết bài này để các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về trường mầm non công lập, bán công hay tư thục. Xin quý vị hãy trao đổi thật kỹ với giáo viên và tìm hiểu thật cặn kẽ để tìm cho con em mình những nơi đáng tin cậy mà gửi gắm. Và tôi cũng xin nhấn mạnh thêm một lần nữa dù bất cứ nơi đâu nhưng cái Tâm của người giáo viên là yếu tố quan trọng đáng lưu tâm nhất.

Khi yêu thương được nói thành lời

 CHƯA NĂM HỌC NÀO TỚ

LẠI THẤY  CÓ Ý NGHĨA NHƯ NĂM LỚP 12 NÀY, CÁC BUỔI ĐI CHƠI, CÁC HOẠT ĐỘNG, CÁC BÀI HỌC,… ĐỀU ĐỂ LẠI CHO TỚ NHIỀU KỈ NIỆM ĐẸP. NHƯNG NẾU CÓ AI ĐÓ HỎI TỚ: GIÁO VIÊN NÀO GÂY CHO TỚ NHIỀU XÚC ĐỘNG NHẤT? TỚ SẼ TRẢ LỜI NGAY ĐÓ LÀ CÔ NGUYỄN THỊ LỆ THỦY - GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN, ĐÀ NẴNG. 

Mỗi tiết học là một niềm vui 

Lớp tớ rất hiền nhưng hiền theo kiểu lười phát biểu nên hầu như các tiết học thường  rất chán. Rất nhiều giáo viên bộ môn đã phê bình lớp tớ trước cô giáo chủ nhiệm. Nhưng thật kì lạ là vào mỗi tiết học của cô Thủy thì lớp tớ cực kì thích. Lớp tớ chỉ có vài nhân thi khối B còn đa số là khối A và D, cộng với việc môn Sinh không thi Tốt nghiệp nên lớp tớ hơi ‘’lơ là‘’ môn này .Ban đầu tớ cũng không thích môn Sinh lắm nhưng càng về sau thì trong các tiết dạy của cô thì tớ và các bạn tớ lại rất là thích thú. Không biết tự bao giờ cô đã tạo niềm say mê môn Sinh cho lớp tớ. 

Mỗi tiết học của cô là mỗi tiết học tràn đầy niềm vui và thú vị. Để khuấy động tinh thần học tập của lớp cô đã áp dụng rất nhiều phương pháp giúp bọn tớ hứng thú hơn. Một điều khiến tiết học của cô luôn hấp dẫn đó là cô đầu tư vào tiết học của mình rất công phu,cô soạn sẵn giáo án của mình lên những tờ giấy rồi bắt bọn tớ đọc sách sau đó lên bảng điền nội dung vào, sau đó cô mới giảng bài, lúc thì học ở phòng máy với những video, hình ảnh sống động giúp bọn tớ nhớ lâu hơn. Tiêu chí cô đặt ra là hiểu nhiều ghi ít.Chính nhờ học theo kiểu này nên bài kiểm tra là bọn tớ chỉ cần ôn chứ không phải học thuộc lòng, điểm số cứ 8,9 đều đều. Hiện nay thì tớ thấy có rất nhiều giáo viên chỉ dạy cho có lệ để hết tiết học, vào lớp là đọc chép nhưng mỗi tiết học của cô thủy đều toát lên sự đam mê và nhiệt huyết của một nhà giáo đích thực. 

Chẳng hạn như học bài Học thuyết tiến hóa cổ điển

cô sẽ lập ra 2 bảng so sánh:

Thuyết Lamac và Thuyết Đacuyn

thì cô in trên giấy: nguyên nhân tiến hóa, cơ chế tiến hóa, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài, cống hiến,

Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

thì cô cũng in ra từng phần: Nhân tố, động lực, nội dung, kết quả, vai trò của chọn lọc rồi cho bọn tớ đọc sơ sách giáo khoa để nắm ý chính sau đó lên bảng ghép các ý vào từng ô cho thích hợp. Rất rõ rang và dễ hiểu phải không?. Nếu đúng cô sẽ cho điểm cộng, xong rồi cô mới giảng bài cho bọn tớ hiểu, các bạn trong lớp sẽ đặt câu hỏi và cả lớp sẽ trả lời, câu nào bí quá thì cô sẽ trả lời.Một tiết học hoàn toàn do học sinh làm chủ mà cô chính là người lãnh đạo.

Những kỉ niệm một thời học trò

Trong 3 năm học tớ mới thấy một cô giáo cực kì ‘’thoáng‘’ và thân thiện đến thế, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh hoàn toàn biến mất. Trông cô cực kì gần gũi và dễ mến lắm, nếu có dịp tiếp xúc bạn sẽ ấn tượng bởi phong thái rất là thân thiện của cô. 

Kết thúc học kì 1 cô tặng lớp tụi tớ một cuốn sổ ‘’Sự giàu có  tâm hồn‘’ do chính cô sưu tầm. Cuốn sách này bao gồm tất cả những bài học hay nhất từ cuộc sống tích được tích lũy lại. Mỗi lớp cô dạy sẽ được tặng một cuốn, ngoài ra cô còn tặng cho thư viện, các thầy cô mà cô quý mến cũng được tặng, cuốn sách này sẽ là một kỉ niệm rất có giá trị đối với bọn tớ trước khi bọn tớ xa trường. Chính vì tình yêu thương của cô dành cho học trò mà bọn tớ học chăm chỉ môn Sinh hẳn lên, kì thi học kì 2 vừa qua tỉ lệ đạt điểm trên trung bình hơn 2/3 lớp. 

Ngoài ra còn 1 kỉ niệm nữa là vào ngày 8/3 cô còn mua cả một bao kẹo cho lớp tớ nữa chứ. Tớ thấy vui vui vì ngày này bọn tớ nên tặng cô đằng này được cô tặng. Những ngày đầu năm mới, lớp bồi dưỡng Sinh còn được cô hào phóng lì xì nữa. Như thế thì ai không mến cô nhỉ? Khi biết những môn thi Tốt nhiệp cô còn bảo tụi tớ nếu cần tài liệu hay thắc mắc gì thì đến nhà cô sẽ hướng dẫn. Ngoài ra, tớ còn được biết cô là một người rất hay giúp đỡ người khác, cô thường hay mua giúp những cô bán hàng rong hay những chú bé bán bán vé số. Rất nhiều giáo viên trong trường tớ đều rất quý cô, một giáo viên hết lòng vì học sinh, một người bạn người đồng nghiệp đáng kính.

***

Có lẽ trong năm 12 này tớ và các bạn trong lớp sẽ nhớ về cô nhất. Tuy là giáo viên bộ môn nhưng cô đã để lại rất nhiều ấn tượng đẹp trong mỗi thành viên lớp 12/4. Không còn bao lâu nữa thì chúng tớ sẽ chia tay cô Thủy. Chỉ còn vài tiết học nữa là bọn tớ sẽ chẳng còn được nghe cô giảng bài, được nói chuyện với cô, những tiết học cuối cùng này chúng tớ sẽ trân trọng những phút giây bên cô. Tớ mong rằng cùng với nhiệt huyết của một nhà giáo cô sẽ còn đem lại cho học sinh những giờ học thú vị và hiệu quả hơn. 

Bí quyết để thành đồng nghiệp tốt

(Dân trí) - Hiểu lầm là nguyên nhân gây bất hòa thường gặp tại công sở. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp để mối quan hệ với đồng nghiệp được hài hòa đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.

1.     

Chỉ ra vấn đề cụ thể

Nếu có ý kiến hãy nêu thật cụ thể, chi tiết. Ví dụ thay bằng cách nói “ từ trước đến nay tôi không được tham gia các cuộc họp ”, bạn hãy nêu ra cách biểu đạt hiệu quả hơn: “ Buổi họp về tiêu thụ hàng hóa thứ tư trước nếu được tham gia tôi sẽ đưa ra ý kiến tốt hơn ”.

2.     

Tránh xa xung đột

Tránh tham gia vào các cuộc xung đột, đặc biệt là những việc không liên quan đến bạn hoặc bạn không có trách nhiệm. Cho dù có người bị oan ức thì hãy để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Tự giải quyết rắc rối của bản thân giúp họ rèn luyện bản thân và họ cũng được cảm thấy được tôn trọng.

3.     

Trao đổi, thảo luận

Không nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thành công việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp mà còn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấn đề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữa đồng nghiệp.

4.     

Biết lắng nghe đồng nghiệp

Học cách lắng nghe người khác và có ý kiến riêng của mình. Nếu đối phương cho rằng bạn đã hiểu được điều anh/chị ta nói thì hiểu lầm sẽ được giảm đi rất nhiều. Trước khi thể hiện lập trường của mình, hãy đúc kết lại ý của đồng nghiệp. Khi trả lời hãy bắt đầu bằng thái độ nhã nhặn: “ vấn đề mà anh/ chị vừa nêu…” để đối phương biết được bạn đã hiểu ý muốn của họ. Có thể suy nghĩ của hai bên giống nhau nhưng cách biểu đạt có chút khác biệt.

5.     

Không nên tìm đến sếp

Nếu xuất hiện mâu thuẫn, trước tiên hãy tự tìm cách giải quyết. Có những người khi cảm thấy bản thân bị oan ức lập tức tìm đến lãnh đạo. Nên hiểu rằng, khi có sự tham gia của sếp thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

6.     

Nói năng từ tốn khéo léo khi muốn bày tỏ ý kiến

Nếu vấn đề trở nên rắc rối và khó khăn, hãy hẹn thời gian và nơi nói chuyện . Có mâu thuẫn với khách hàng hay đồng nghiệp làm việc ngắn hạn là hoàn toàn không công bằng và thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp. Hãy lựa chọn một thời điểm thích hợp và cùng nhau giải quyết vấn đề.

7.     

Tự giải quyết vấn đề theo cách riêng tư

Khi mối bất hòa mâu thuẫn chỉ xảy ra giữa hai người, hãy tìm cách giải quyết vấn đề ở những nơi ít người. Ai cũng quan tâm đến thể diện của bản thân vì vậy khi nói chuyện nên chú ý đến cả những người xung quanh.

8.     

Không nên tự tìm rắc rối

Khi bạn có thắc mắc nào đó, hãy nói chuyện trực tiếp với người có liên quan. Nhớ rằng, điều bạn quan tâm là duy trì mối quan hệ công việc chứ không phải là mối quan hệ cá nhân. Bạn không cần nói về phẩm chất hay tính cách của đồng nghiệp.

9.     

Tự phê bình

Sự mâu thuẫn nảy sinh trong văn phòng phần lớn là phát sinh từ công việc, do vậy giải quyết chúng không phải là quá khó khăn. Nhưng nếu sự thực cho thấy bạn cần có trách nhiệm với mâu thuẫn thì bạn nên xin lỗi đồng nghiệp của mình, đôi khi lời xin lỗi rất hiệu quả khi giải hòa những mâu thuẫn.

10. 

Tìm người giải hòa

Nếu mâu thuẫn không thể giải quyết hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm thì sự xuất hiện của người thứ ba là rất cần thiết, khi này rất có thể sếp cũng sẽ tham gia giúp hai người tìm được câu nói chung. Bạn cũng có thể tìm người mà cả hai đều tín nhiệm hoặc nếu trong nội bộ công ty thì người trong bộ phận tài nguyên nhân lực là thích hợp nhất.

11. 

Làm rõ đầu đuôi câu chuyện

Đôi khi vấn đề mâu thuẫn không có quan hệ với bạn. Hay bạn cho rằng đồng nghiệp muốn gây với bạn, nhưng thực tế là hôm đó tâm trạng của họ không được tốt. Suy xét kĩ và trả lời, đôi khi sự im lặng là câu trả lời khá tốt.

12. 

Hòa đồng và học cách quên đi mâu thuẫn

Mọi người vì công việc chung mới làm việc với nhau, để hoàn thành công việc một cách hoàn hảo là khá khó khăn. Mâu thuẫn bât hòa xảy ra là khó tránh, thẳng thắn đối mặt với vấn đề mới là cách giải quyết tốt nhất. Nên học cách quên đi bất hòa như vậy mới tránh được xung đột có thể phát sinh sau này và mối quan hệ giữa đồng nghiệp mới lâu dài.

20 điều cần ghi nhớ đối với người thầy

Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối và đánh nhau... Đó là những điều mà các thầy cô luôn ghi nhớ.

1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ với những thất bại của chúng.

2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng

3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.

4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập

5. Đừng đòi hỏi một “kỉ luật lí tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao trí thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu

7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.

8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chia vui, buồn thì động viên.

9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên

10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tim cách khác để khắc phục tình trạng này

11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.

12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.

13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi vọng

14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm.

15. Hãy nhớ rằng trên lớp trẻ em cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được

16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương

17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá

18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối và đánh nhau. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.

19. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè – chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời – chúng sẽ không được ai chú ý đến; quá ít nói – chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc – chúng sẽ bị khước từ; quá tốt bụng – chúng sẽ bị bắt nạt

20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh , kiền trì và mềm mỏng

Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý!

- DÙ LÀ GIẢNG VIÊN ĐÃ TỪNG NHIỀU NĂM CÔNG TÁC Ở BỘ MÔN TÂM LÍ HỌC CŨNG NHƯ LÀM TƯ VẤN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TÔI VẪN THẤY CÁC EM HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY THIẾU HỤT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LỚN TRONG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ, HÀNG RÀO TÂM LÍ DƯỜNG NHƯ NGÀY CÀNG RỘNG RA. PHẢI CHĂNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NHẤT VẪN THUỘC VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN? HỌ THỰC SỰ ĐÃ LÀ NHỮNG NHÀ TÂM LÍ CHƯA? HAY CHỈ LÀ MỘT “GIÁO VIÊN” ĐƠN THUẦN?

Trên giảng đường

Chúng ta hãy biết lắng nghe học sinh

Một số học sinh (ở một trường Trung học bán công tỉnh Bình Dương ) tâm sự: Trong quá trình giảng dạy ở trường, vẫn còn có thầy cô giữ khoảng cách với học sinh, ít gần gũi, tâm tình với người học. Có giáo viên, trong suốt thời gian đảm nhiệm giảng dạy bộ môn của mình mà không nhớ nổi tên của những học sinh tích cực phát biểu ý kiến. Khi lên lớp giáo viên đó cứ mải miết truyền đạt những kiến thức của bài học, mà không nhận ra rằng nhân tố quan trọng để học sinh nắm được bài là cần có sự quan tâm, trao đổi, đàm thoại giữa người dạy với người học.

Những tiết giảng diễn ra một cách hờ hững như thế làm mất đi tính hấp dẫn, thu hút của nội dung bài học và sự hứng thú trong học tập của học sinh. Không biết lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy dẫn đến sự dửng dưng, vô cảm – đó là những phẩm chất mà bất cứ giáo viên nào cũng phải khắc phục.

Văn hóa học đường không chỉ đòi hỏi học sinh phải biết ứng xử có văn hóa với thầy cô và với các bạn cùng trang lứa, mà còn yêu cầu giáo viên ứng xử có văn hoa, gương mẫu với học sinh, với đồng nghiệp. Biết lắng nghe những băn khoăn,  trăn trở, tâm tình của học sinh là một biểu hiện của ứng xử có văn hóa.

Qua đó, giáo viên gần gũi hiểu được tâm tư, nguyện vọng và khả năng của học sinh để lựa chọn phương pháp phù hợp, giúp người học nắm vững bài học một cách thuận lợi nhất. Khi giáo viên trò chuyện cần phải có thái độ chân thành, cởi mở, sẽ lắng nghe được những lời góp ý khách quan, thành thật từ phía học sinh.

Đó là những thông tin theo các chiều hướng khác nhau, giáo viên dựa vào đó để định hướng, điều khiển, điều chỉnh dư luận tập thể tích cực, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, là môi trường thuận lợi để giáo dục nhân cách học sinh.

Tôi rất ủng hộ cách ứng xử giữa người dạy và người học là phải bình đẳng với nhau như bạn bè, trên tinh thần tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Song, cũng phải chống lại tư tưởng “cá mè một lứa”, xem nhẹ vai trò, vị thế của người thầy giáo ở một số học sinh.

Tháng 03/2009  Hội thảo tâm lý quốc gia được tổ chức cũng hướng tới chủ đề “Văn hóa học đường” để cùng trao đổi và làm rõ hơn các biểu hiện và biện pháp để xây dựng môi trường học đường ngày càng có văn hóa hơn, cũng có nghĩa là đưa vị thế của giáo viên, học sinh xứng đáng là chủ thể của họat động dạy học và giáo dục.

Là cương vị của người thầy, chúng ta hãy mở rộng “vòng tay tình bạn” nối liền đến trái tim học trò. Hãy coi học trò là những người bạn để sẻ chia, để đồng cảm để từ đó mới có thể phác hoạ được chân dung đời sống tâm hồn của học sinh. Dạy học phải truyền cả niềm tin chứ không phải là một khối lượng kiến thức đơn thuần.

Chúng ta hãy thực sự là một đạo diễn vừa là diễn viên trên sân khấu nhưng đồng thời cũng thể hiện là người anh, người chị, người bạn chân thành của các em, hãy vừa là nhà giáo nhưng cũng cần trở thành một nhà tư vấn tâm lí.

Khi giận dữ với đồng nghiệp làm thế nào?


Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn "nổi cơn tam bành". Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? Qua mỗi lần giận dữ, đồng nghiệp sẽ biết được tính cách của bạn đấy.

Bỏ đi nơi khác

Khi giận dữ, nhiều người muốn tránh xung đột bằng cách bỏ đi. Thái độ cư xử này khiến đối phương không còn ai để gây gổ, buộc phải im lặng, nhìn lại bản thân hoặc ngồi đó gặm nhấm nỗi tức giận. Nếu bạn có phản ứng này chứng tỏ bạn khá cao ngạo nhưng rộng rãi, "dĩ hoà vi quý", không thích đôi co. Cách này khiến môi trường làm việc của bạn bớt những cuộc cãi vã không đáng có.

Lời nói cay nghiệt

Nhiều người thường dùng lời lẽ để trút giận. Những lời nói cay nghiệt thật ra không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của bạn thôi vì khi đó đối phương cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, khó có thể bỏ qua.

Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận.

Hành động

Điều này thường hay xảy ra với nam giới. Họ không đè nén được cảm xúc, phải bộc lộ ra ngoài bằng cách đập phá đồ đạc, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với đối tượng đang xung đột với mình. Tuyệt đối đừng phản ứng thế này ở công sở. Đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ không thể hiểu nổi tại sao bạn lại cuồng nộ lên như thế. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một nhân viên sẵn sàng đập phá mọi thứ khi tức giận.

Đây là mẫu người hướng ngoại, tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế. Vì tính cách này, các đồng nghiệp không thích chơi với họ.

Nước mắt

Khi hờn giận, nhiều người (chủ yếu là phụ nữ) chỉ biết khóc. Họ tự an ủi mình bằng nước mắt và cho đó là vũ khí để chứng minh sự ấm ức. Bạn khóc ở cơ quan cũng chẳng sao, nhưng đừng yếu đuối quá trước mặt đồng nghiệp, họ có thể mủi lòng nhưng cũng dễ coi thường bạn. Nên cứng rắn hơn để giải quyết được mâu thuẫn.

Nếu bạn hay rơi nước mắt khi tức giận đồng nghiệp, bạn là người giàu cảm xúc nhưng nhu nhược, yếu đuối, thậm chí bạn không biết cách tự bảo vệ mình.

Im lặng

Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc. Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui. Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện.

Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn. Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm phục cách cư xử của bạn.

Làm hoà

Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín chắn, luôn độ lượng với mọi người. Dù bực tức đến đâu, họ vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng thuyết phục đối tượng bằng lời lẽ nhẹ nhàng, có tình, có lý.

Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo. Họ "biết người biết ta" nên "trăm trận trăm thắng".

8 lời "mách nước" để học tốt


Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau đây:


1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp

Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy... muốn ngồi vào bàn ngay rồi.

2. Tạo thói quen học tập hằng ngày

"Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa!

3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè

Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.

4. Tập viết ghi nhớ

Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.

5. Thời gian biểu hợp lý

Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.

6. Tạo cảm hứng khi đển lớp

Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!

7. Sách giáo khoa

Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.

8. Ôn bài học theo chủ đề

- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.

- Lập ra cách học thuộc của bản thân.

- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.

- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.

- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.

Bí quyết học giỏi?


Ở các phần trước, các bạn đã được hướng dẫn những phương pháp để học bài. Muốn học bài mau thuộc đòi hỏi nhiều yếu tố mà bạn phải tích cực thực hiện. Dưới đây là một số vấn đề xin trao đổi cùng bạn.


1. Vấn đề nghe giảng ở lớp

:

Bạn đừng thắc mắc tại sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.

Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh thì khi đến lớp ai mà không chú tâm nghe giảng cần chi phải nhắc hoài!". Không đâu bạn. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết quyển sách này.

Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?

Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn đã "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh quần vợt, bóng chuyền... các bạn nữ thì mơ tưởng đến cuộc họp mặt nào đó.v.v...

Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài".

Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì?

Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng nơi bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao?

Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội.

Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế.

Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội.

Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...

Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?

2. Nắm chắc bài giảng và cách ghi nhớ lâu.

Bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng.

Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu.

- Bạn phải hiểu bài trước khi học.

Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng.

- Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt".

Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng.

Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan.

Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng.

- Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng.

- Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý.

- Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi.

Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được.

Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác.

Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

3. Cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn

.

Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ.

Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh...) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy.

Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa

- Với môn Văn:

Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước.

- Môn Sử, Ðịa :

Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.

Một số kỹ thuật học tập có hiệu quả

Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở.Để có được điều này, bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây

1/ Đọc đi đọc lại :

Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần.

Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng mục tiêu đó.

2/ Nắm ý chính:

Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn  văn và hiểu nó theo cách riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách.

3/ Trích lược những chi tiết quan trọng :

Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn.

4/ Đừng đọc to :

Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và  nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời.

5/ Ghi chép như thế nào:

Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau.

Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có.

Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :

·    Đặt tựa đề riêng co đề mục.

·    Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.

·    Dùng những chấm riêng cho từng dòng.

·    Xuống dòng cho mỗi chi tiết

·    Chừa chỗ trống nhiều.

·    Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.

+ Kỹ thuật ghi nhanh :

·    Dùng từ viết tắt.

·    Không viết nguyên âm.

·    Dùng chữ bắt đầu một từ.

·    Dùng ký hiệu quy ước.

·    Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.

6/ Ghi chép ở đâu.

Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích. Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách.

7/ Đánh dấu trong sách :

Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả.

8/ Ghi chép cái gì .

Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe.

Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.

9/ Sắp xếp những điều ghi chép.

Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức.

Kết luận

Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm:

-    Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập

-    Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép…

Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ

Vật lý là một môn khoa học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý trong nhà trường là một môn học lý thú, giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này.

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ

Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, kinh nghiệm cho thấy cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý :
- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…


- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm học tập môn Vật lý như sau:
1/. Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học - có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
2/. Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay.
3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

Một điều mà các bạn cần chú ý là : khi chưa hiểu rõ lý thuyết, chưa nắm được công thức (hệ thức) vật lý thì chưa vội làm bài tập, bạn hay quay lại ôn tập lý thuyết đã. Khi hiểu được nó và ý nghĩa vật lý của từng đại lượng trong hệ thức thì mới bắt tay vào giải bài tập.

4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao - không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn.

Chúc các bạn thành công!

10 lời khuyên hữu ích để giúp em nói và viết tiếng Anh giỏi.

“Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết.

1

- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn.

2

- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn.

3

- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài.Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.

4

- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

5

- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải.

6

- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.

7

- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.

8

- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ...

9

- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ.

10

- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi.

Rèn luyện Trí nhớ - Tài sản vô giá!

Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Có bạn 

chỉ cần nghe giảng bài là nằm chắc nội dung

 nhưng có bạn cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có bạn chỉ cần đọc một hai lần là có thể thuộc cả bài thơ dài… 

(Tiềm lực trí nhớ - Tài sản vô giá của con người./Hình: Hubpages.com)

Các nhà

khoa học tâm lý

chia trí nhớ thành 3 loại chính:

- Trí nhớ hình tượng: hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…

- Trí nhớ cảm xúc: là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.

-

Trí nhớ logic: nhớ theo tư duy, suy luận logic.

Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình tượng.

Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.

Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. (Đọc 

thêm:

Mẹo học để hiểu và nhớ bài)

.

Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.

Vì thế, để có bản lỉnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ dấy, bạn

 hãy rèn luyện trí nhớ- tài sản vô giá 

của bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc.

1)

 Ôn tập

. Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ.

2)

 Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ. 

Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A và tài liệu B thì hai tuần nữa. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục đích ghi nhớ lâu dài.

3)

 Cần tích cực hoạt động thực tế. 

Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.

4)

 Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ. 

Hiệu quả của

hiểu và nhớ bài

thường cao hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).

5)

 Sắp xếp hợp lý. 

Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với cách học chia đoạn, rồi cuối cùng tổng hợp lại.

6)

 “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ. 

Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè (

chơi mà học

) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.

Hiểu và áp dụng những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Không những thế, vì

trí nhớ là một tư duy khoa học

còn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có

“trí nhớ tốt”,

xin bạn hãy tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả.

Chúc các em vui – khỏe, chăm lo rèn luyện trí nhớ. Thân ái chào các em!

Học như thế nào để có hiệu quả hơn?

Việc học hỏi có thể là khó khăn và nhiều thách thức, đặc biệt khi người dạy không mang lại sự hứng thú cho người hoc. Trong khi, được khám phá một mối quan tâm mới nào đó thì lại rất hào hứng. Chúng ta học một cách rất dễ dàng, hiệu quả khi làm những chuyện mà chúng ta không cảm thấy có vẻ gì hoàn toàn là việc học tập. Vì vậy, cách học của bạn là gì, 

nên học như thế nào

 để có thể lưu lại niềm vui thích học tập tự nhiên, phù hợp hơn, hiệu quả hơn?

Thêm những hình ảnh hiển thị vào tài liệu cần học để có hiệu quả hơn.

Mỗi người trong chúng ta học và xử lý thông tin theo một cách ưa thích riêng, trong khi những người khác có thể tiếp cận tình huống theo một cách khác hơn. Đó có thể thường là cách con người ta nhìn, nghe, nói và di chuyển như thế nào để học. Dù vậy, chúng ta vẫn chia sẻ một số khuôn mẫu, sở thích và

những cách tiếp cận cùng nhau

.

Sau đây là 3 khuôn mẫu chính và những hành động phù hợp để điều chỉnh sự tiếp cận của bạn:

1) Khi học bằng thị giác.

Hãy

hình dung đề tài trong suy nghĩ

của bạn vì sự tiếp nhận hình ảnh luôn nhanh hơn từ ngữ, nó tạo ấn tượng ngay lập tức.

- Thêm những hình ảnh hiển thị vào tài liệu cần học. Đặt rải rác những hình này vào tài liệu đọc của bạn để làm sáng tỏ, minh họa những chi tiết quan trọng, nó sẽ thúc đẩy sự ghi nhớ của bạn.

- Vẽ biểu đồ. Khi bạn thấy những tỉ lệ % được ghi, hãy vẽ một đồ thị bên cạnh để ghi nhớ bằng mắt ý nghĩa của nó.

- Bạn không cần có khiếu hội họa nhưng nên nguệch ngoạc những hình ảnh về cái gì bạn đang học. Vẽ cái gì mà bạn thấy có thể giúp bạn nhớ lại chủ đề.

- Viết những công thức, những điều cần và khó nhớ bằng chữ hoa trên giấy dán ghi chép, đính vào những vị trí mà bạn thường nhìn thấy mỗi ngày. (Vẽ những biểu tượng và hình ảnh chung quanh đường viền để tăng sự lôi cuốn thì càng tốt).

2) Khi học bằng thính giác.

Chăm chú

nghe giảng bài,

biết lắng nghe. Khi lắng nghe, chú ý đến giọng điệu và từ ngữ của người nói, giúp bạn góp nhặt thêm những ý nghĩa mới.

- Lắng nghe những cuốn sách khó hiểu, khó nhớ bằng cách đọc và ghi âm lại.

- Sắp xếp theo trình tự những gì bạn lắng nghe, sử dụng ghi chú để tóm lược. Việc ghi chú lại toàn bộ có thể khiến bạn không nghe được những gì quan trọng, chỉ tóm lược những điểm chính yếu.

- Lập lại những gì bạn nghe, lập lại số điện thoại, nhắc lại tên người đã giới thiệu với bạn…

- Nghe và nói chuyện trực tiếp cùng nhau hơn là dựa trên thư điện tử.

3) Khi học theo xúc giác.

Hữu ích khi tham gia vào những trò chơi liên kết, những mô phỏng hay hoạt động bằng tay, nhất là khi ở phòng thí nghiệm. Nó cho chúng ta những thông tin về kích cở, hình dáng, chất liệu và nhiệt độ… Ngoài ra, di chuyển vòng quanh hoặc chơi với một món đồ chơi nhỏ trong tay cũng giúp bạn giảm căng thẳng và có thể sẽ

tập trung

hơn.

“Mỗi một giây sẽ có một lượng trao đổi thông tin khổng lồ đang xảy ra trong cơ thể bạn. Hãy tưởng tượng, một trong những hệ thống này sở hữu một âm điệu cụ thể, ngân nga nhạc dạo đầu, dâng lên rồi hạ xuống, thịnh rồi suy, trói lại rồi cởi ra, và nếu chúng ta nghe được âm nhạc cơ thể này với đôi tai của chúng ta, sau đó tổng hợp lại, những âm thanh này sẽ cho ra cái mà chúng ta gọi là cảm xúc”. (Candace Pert).

Hãy nhớ rằng,

không ai trong chúng ta chỉ học theo một cách.

Vì thế, khi bạn có một lựa chọn về kiểu học nào để sử dụng,

hãy chọn nhiều hơn một cách

. Quan tâm đến việc viết và đọc, vẽ phát họa và viết lại từ ngữ, đọc lớn những gì bạn viết ra, và quan sát những hình ảnh trong khi miêu tả cái gì bạn thấy. Khi bạn chấp nhận thông tin thông qua một vài giác quan, bạn sẽ duy trì nó nhiều hơn nữa trong não bộ của bạn.

Chúc các em thành công trong việc học tập

Kinh nghiệm học tốt các môn xã hội

Kiến thức do các môn xã hội đem lại rất lý thú nhưng việc học các môn này lại không mấy thuận buồm xuôi gió với không ít người. Hiếu Học xin chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể “chống trọi” cũng như trở thành thủ lĩnh của các môn “khó nhằn” này. 

Phải có đam mê

Có thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng) mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng.

Học khối xã hội cho thấy những giá trị của cuộc sống được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào cách cảm cách nghĩ. Nhưng dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì những điều ấy cũng luôn cho người học sự tò mò muốn khám phá và tìm hiểu. Và bạn hãy học bằng sự yêu thích của mình.

Đối với môn Văn, đây được coi là môn chính của khối và luôn cần được đầu tư nhiều. Học môn văn không khó nếu bạn biết cách “hành văn” hợp lí. Bạn phải có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình. Điều này là thực sự cần thiết. Còn môn Sử thì sự chăm chỉ là yếu tố then chốt có thể cởi bỏ nút thắt về những số liệu, những sự kiện có tính chất liền mạch. Học Sử rất hấp dẫn, bạn như được trở về quá khứ tìm theo những dấu chân, xâu chuỗi các vấn đề của lịch sử. Môn này hay và nhiều điều đáng để lưu ý khi học khối xã hội và được điểm cao ở môn này cũng không phải là chuyện quá khó. Môn Địa lý có lẽ được coi là môn học dễ trong ba môn nói trên. Môn này không quá khắt khe về tài liệu, con số hay những dẫn chứng. Từ thực tế và sự quan sát người học cũng có thể nêu được vấn đề của bài học và đưa ra những nhận xét khái quát nhất.

Nên chăm chỉ và có sự đầu tư

 Học các môn này, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn một chút. Nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải tưởng tượng cả giờ đồng hồ để có một câu văn hay, ghi nhớ hàng giờ đồng hồ với những sự kiện lịch sử và phân loại hàng giờ với những số liệu của môn địa. Bạn sẽ được rèn luyện thêm cả tính kiên nhẫn, cẩn thận và sự chỉn chu khi học khối xã hội này rồi đấy.

Thường xuyên học các môn này để nó có sự liên tục không bị đứt quãng. Khi bạn tạo cho mình thói quen đó thì không chỉ riêng khối xã hội mà các khối khác cũng không làm bạn quá vất vả.

Yêu cầu đọc nhiều tài liệu và các sách chuyên ngành cũng là điều cần thiết. Nếu bạn không đọc thêm mà chỉ đọc những cuốn sách giáo khoa đó thì rất khó nắm bắt kiến thức. Tuy nhiên, kỹ năng đọc sách cũng rất quan trọng, nó giúp bạn biết đọc cái gì và đọc như thế nào sao cho hiệu quả. Hãy cố gắng nạp các thông tin và các kiến thức càng nhiều càng tốt cho bạn.

Tránh tư tưởng học vẹt, học tủ

Đối với khối xã hội bạn nên tránh tư tưởng học “vẹt” vì nó không giúp được gì nhiều cho bạn. Học thuộc không có nghĩa là học hôm nay rồi ngày mai lại mới mẻ theo kiểu “chữ thầy trả thầy”. Bạn cần xác định được cái gì là cần thiết cho mình. Những kiến thức bạn có về các khối ngành xã hội là rất rộng, bạn sẽ hiểu biết được nhiều hơn về thế giới bên ngoài cũng như những điều cơ bản của cuộc sống.

Hãy học hiểu thay vì học tủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có những bài tự luận hay và ý nghĩa. Các bạn hãy cố gắng tóm lược bài học của mình ngắn gọn có đánh giá và nhận xét của cá nhân. Thói quen này được hình thành thì bạn sẽ học bài khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian cho các môn học.

Bạn nên có một phương pháp riêng của mình để học sao cho hiệu quả. Khi đó, các môn xã hội không những không gây trở ngại mà còn kích thích sự tò mò của bạn. Học vẹt chỉ có thể là phương án tình thế cứu cánh cho bạn khi lâm vào tình trạng không kịp học bài. Bạn cứ thử học vẹt một làn xem kết quả như thế nào nhé!

Giai đoạn chạy nước rút


Không riêng khối xã hội mà các khối khác cũng có giai đoạn chạy nước rút. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nhiều cho các môn học thuộc này. Thực tế, các môn học hiểu chiếm khá nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Vì vậy, bạn phải phân bố thời gian hợp lí, biết học cái gì trước cái gì sau. Vào kì thi, bạn hãy thoải mái với những gì mình đẽ có, tránh sự áp lực quá mức để rồi “sôi hỏng bỏng không”. 

Theo kinh nghiệm của Hiếu Học, để kiếm được điểm cao ở khối xã hội không khó nếu bạn biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, logic và mạch lạc. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được những người “cầm cân nảy mực” chú ý. Vì vậy, các bạn hãy phát huy thế mạnh của mình để thành công trong khối ngành xã hội này nhé. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể học bài tốt hơn và yêu thích khối xã hội nhiều hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC MÔN TOÁN TỐT HƠN

Vai trò quan trọng của môn Toán thì không cần phải bàn, nhưng hơn một nửa học sinh lại cho rằng môn toán là khó nhất và số còn lại thì cho rằng học toán là dễ nhất vì học toán không cần phải “gạo bài” nhiều như những môn khác.Vậy làm thế nào để học tốt môn toán hơn nữa đối với những bạn cho rằng môn toán là khó học?

Để học tốt môn toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản

chứa đựng trong các định nghĩa và các định lý toán hoc.

Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải

là “môn gạo bài”

nhưng trước hết phải nhớ

được

các định nghĩa, định lý,

các tính chất và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý,

cách tốt nhất làlàm nhiều bài tập.

Nên xem trước bài sẽ nghe giảng trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định nghĩa, biết được phần nào khó trong bài để

tập trung nghe giảng ngay tại lớp

, dễ dàng nắm vững nội dung bài học.

Có khi

chúng ta nghe giảng

thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.

Chính những kiến thức cơ bản

sẽ

giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.

Vì thế, ôn lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải ít nhất 4 lần bài tập. Hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng bê nguyên xi phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn trong sách giải khi mà đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học kế tiếp là hệ thống lại bài học và làm bổ sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được.

Làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương (sau khi học xong một chương gồm nhiều bài). Đây là cơ hội tốt để tập luyện giải các bài tập tương tự như các câu hỏi trong đề thi sau này, đồng thời cũng là dịp để bạn phát hiện những thiếu sót trong kiến thức cùng những sai lầm hay mắc phải. (Khi trình bày lời giải phải thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, từng bước một. Vì bài toán nào cũng phải qua trình tự các bước giải chắc chắn thì mới đến được đáp số đúng).

Sớm học lại ngay bài vừa được học (làm nhiều bài tập). Học càng sớm chừng nào thì ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực càng nhiều. Ví dụ bài học của thứ hai, ta học lại ngay vào ngày thứ ba thì chỉ cần 1 giờ là đã nắm vững nội dung. Nhưng nếu để đến thứ bảy mới học thì chắc chắn rằng ta phải dùng không phải là một giờ mà là nhiều giờ hơn để đạt cùng một kết quả như trước. Cứ thử nhẩm tính do cách học hợp lý nói trên mỗi bài học ta tiết kiệm được một giờ thì chắc chắn trong một tuần ta tiết kiệm không ít hơn 10 giờ, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Các bạn hãy thử thực hiện phương pháp rất hiệu quả này xem.

Tóm lại, để học tốt môn toán, phương pháp chung đó là

học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới,

giải bài tập thật nhiều

để

thuộc những định nghĩa,

định lý. Khi

gặp

một bài

toán lạ và

khó thì

bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để

đưa về những bài toán

cơ bản và quen thuộc, sau đó

giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn.

Chú ý nghe giảng bài trên lớp

,

khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây

thành lổ hổng kiến thức.

Ngoài ra, tạo điều kiệnsắp xếp học theo nhóm một cách tích cực

cũng sẽ

rất dễ tiến bộ.

Chú ý tránh lệ thuộc vào sách giải và nhất lànên sớm học lại ngay bài vừa được học,

giải bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao.

Chúc các bạn ngày càng

yêu thích môn

toán hơn! 

SƯU TẦM

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần bắt đầu từ đâu?

Anh minh họa

Giáo dục kỹ năng sống đang là một động thái trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vấn đề là phải bắt nguồn giáo dục từ đâu để các em có lòng tin, có phẩm chất đạo đức, có ý thức, hiểu sâu hơn về kỹ năng sống...

Nhiều quan điểm cho rằng: thầy cô giáo dạy kỹ năng sống cho học sinh chỉ cần  lồng ghép vào các môn học trong các trường phổ thông là đủ, về nhà bố mẹ chỉ chú trọng nhắc nhở các em học văn hóa. Đây là quan niệm giáo dục sai lầm.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ huynh hốt hoảng “tách” con cái ra khỏi môi trường thường nhật, đưa chúng vào một môi trường riêng biệt có tổ chức chặt chẽ, huấn luyện nghiêm khắc, những mong qua những lớp học kỹ năng sống; sau những “học kỳ quân đội” như vậy, chúng sẽ lớn khôn, trưởng thành và vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời... Có lẽ đây là sự ngộ nhận lớn nhất về giáo dục lớp trẻ, bởi giáo dục kỹ năng sống trước hết phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình, từ vai trò, trách nhiệm của mỗi người làm cha mẹ, không gì có thể thay thế được. 

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cho đội viên, đoàn viên, phải được xem như là sự tiếp tục, bổ sung, nâng cao, mở rộng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ từ trong mỗi gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, “Học ăn học nói, học gói học mở”; học chịu thương chịu khó, học kính trên nhường dưới, học thưa gửi, học cảm ơn, xin lỗi; học lễ học nghĩa, học làm con làm cháu, học làm anh chị, làm em, học làm người... 

Để dạy cho trẻ những bài học đó trước hết và tốt nhất là từ gia đình. Những bài học kinh nghiệm tuy xưa mà chẳng bao giờ cũ, không thể quên lãng, càng không nên xem thường và cho đó là lạc hậu, lỗi thời, để rồi chạy theo “mốt” cho con đi học kỹ năng sống. 

Các bậc cha mẹ ngày nay nên tỉnh táo và trung thực nhìn vào chính gia đình mình, xem ở đó trẻ được giáo dục kỹ năng sống như thế nào, khi mà dường như trẻ không được yêu cầu làm việc gì, chỉ tập trung vào ăn và học, mọi việc còn lại cha mẹ làm thay, hoặc cần thì thuê người giúp việc, gọi dịch vụ...? 

Sự giao tiếp ứng xử giữa cha mẹ và con cái - trường học giáo dục kỹ năng sống - thì ngày càng thưa vắng hoặc luôn vội vàng, giản lược, chỉ còn là sự trao đổi vắn tắt thông tin mà thiếu hụt sự chia sẻ, cảm thông. 

Hơn thế nữa, cùng với việc ép con học chính, học phụ, học giỏi, đỗ cao, đạt nhiều “danh hiệu”, là việc cha mẹ hạn chế, cách ly con cái tiếp xúc với bên ngoài, không được trải nghiệm cuộc sống, nhằm phòng ngừa tiêu cực, tai nạn rủi ro... đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ “lơ ngơ như gà công nghiệp” và càng thiếu kỹ năng sống. Rõ ràng đây không chỉ là những lệch lạc về giáo dục kỹ năng, mà trước hết là sự lệch lạc về giáo dục giá trị sống trong mỗi gia đình. 

Sự nhân - quả là ở đó, vậy thì tại sao lại đi tìm giải pháp từ bên ngoài gia đình? Hãy bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Ngày nay, tuy cùng sống trong một mái nhà, đa số là đầy đủ tiện nghi, nhưng giữa cha mẹ và con cái lại đang thiếu đi rất nhiều cái “cùng nhau”, như cùng ăn, cùng chơi, cùng trò chuyện, cùng đảm trách mọi công việc trong nhà để cùng cảm thông, chia sẻ niềm vui và những lo toan. 

 Ngay từ nhỏ trong phận làm con cũng cần phải được rèn tập thực thi trách nhiệm, cùng cha mẹ vun đắp cuộc sống gia đình. Kỹ năng sống của trẻ được hình thành từ đó, đâu có đợi đến mai sau. Càng không thể trông đợi vào phép màu của các lớp học kỹ năng sống, vào một “học kỳ quân đội”... mà các em chỉ tham gia trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.

Vì vậy, mỗi gia đình, mỗi tế bào xã hội cần nhận thức đúng đắn hơn nữa trong việc giáo dục để trẻ có một môi trường lành mạnh, tự tin vui tươi thoải mái... trong gia đình thì trẻ sẽ học tập và tiếp thu được nhiều điều tốt trong xã hội./.]

Lòng người vẫn tốt

Lòng người vẫn tốt

NGUYỄN CHIÊU DƯƠNG

Đôi lời: Đọc bài viết này thấy cuộc sống thật đáng yêu, con người thật đáng quý, cuộc đời thật ý nghĩa. Chỉ tiếc là những chuyện như thế này ngày một ít đi trong xã hội ta hiện nay! Cũng hơi buồn! 

Giữa cánh đồng lúa rộng, khoảng 13g, tôi và Viễn - một bạn trẻ cùng đi câu - ngồi câu cá rô ở đầu cây cầu khỉ bắc ngang con kênh nhỏ. Sau lưng chúng tôi, tiếng máy gặt đập chạy rì rầm. Tiếng động làm bầy cá hoảng sợ trốn biệt, chẳng dám ra ăn mồi.

Đang rầu rĩ thì một anh thanh niên có khuôn mặt quen quen vác cái chài trên vai và một tay xách giỏ cá. Tò mò, tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy các loại cá nhỏ như cá rô, cá phi con nằm lẫn với mấy con cá phi lớn cỡ bàn tay và mấy con cá lóc. Khi anh vừa đi được vài bước, tôi nói với Viễn: “Bác muốn hỏi mua một con cá lóc lớn để nấu cháo cho thằng cháu nội đang bệnh ăn mà không dám. Sợ người ta nói là lợi dụng quen biết để mua rẻ. Cá này chánh gốc là cá đồng đó Viễn!”. Viễn giục tôi: “Bác cứ hỏi đại. Nói bao nhiêu thì mình trả tiền, đâu có gì!”.

Tôi chạy theo anh thanh niên. Anh dừng lại bắt con cá lóc lớn nhất trong giỏ (khoảng 200 gam) đưa cho tôi: “Chú lấy đi. Con cho chú đó!”. Tôi gạt phăng: “Không, chú trả tiền nè!”. Vừa nói tôi vừa cố nhét tờ 10.000 đồng vào túi áo anh nhưng không ngờ anh bắt thêm một con cá lóc nữa, nhỏ hơn con trước một chút, rồi nói: “Vậy chú lấy thêm một con nữa đi!”. Trên đường về, tôi ngẫm nghĩ người dân ruộng mình vẫn tốt như bao đời nay chứ đâu có thay đổi gì!

Khi mang hai con cá lóc đến nhà cháu nội ở cách nhà tôi khoảng 3km, tôi ngạc nhiên thấy một con cá lóc khác lớn hơn (khoảng 300 gam) đang được nhốt trong thùng. Con trai tôi nói đi làm về, gặp hai người đi kéo lưới, nó hỏi mua con cá lóc này thì một ông lắc đầu: “Mua bán gì! Đổi tụi tui hai xị rượu uống cho ấm đi. Nãy giờ ngâm nước lạnh lắm rồi”. Con trai tôi đưa 20.000 đồng nhưng dứt khoát họ chỉ nhận 10.000 đồng đủ mua nửa lít rượu.

Một sự trùng hợp may mắn. Đâu đây vẫn còn những ứng xử chân chất, thơm thảo...

30 nguyên tắc vàng đối nhân xử thế của Đắc nhân tâm

 Đắc Nhân Tâm – Nghệ thuật đối nhân xử thế

 Đắc nhân tâm – How to win friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.

Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.

Biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

“Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình.” – Nhà triết học Mỹ – John Dewey

Dễ khi nhận nhưng khó khi cho.

Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin.

Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết.

Vậy tại sao ta không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người?

Khi chúng ta cố gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành. Nếu muốn có những người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm việc gì đó cho họ, dành cho họ thời gian, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi. Biểu lộ sự quan tâm chân thành đối với người khác không những giúp bạn có thêm bạn bè mà còn có thể làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty bạn.

Hãy luôn nhớ rằng bạn có hay cánh tay: một để tự giúp mình và một để giúp người khác.

“Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô hạn.”

Charles Schwab

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn.

Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà cả người cho.

Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời.

Hãy mỉm cười với nhau – dù đó là người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất.

…. vì không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi !

Chúng ta cần nhận ra điều kỳ diệu ẩn chứa sau tên gọi của mỗi con người và ghi nhớ rằng mỗi cái tên, dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và niềm vui của người ấy. Do vậy, thông tin mà chúng ta đang trao đổi hay những câu chuyện giữa hai bên sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng ta lồng vào trong đó tên của người chúng ta đang giao tiếp. Cho dù họ là ai, người hầu bàn hay vị tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kì diệu khi chúng ta gọi đúng nó.

“Những đức tính tốt được phát triển và rèn luyện từ rất nhiều công sức và lòng quyết tâm.”

Ralph Waldo Emerson

Trong tiếng trung Quốc, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng 5 từ bên trong – tai, mắt, tim, một, và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ.

Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi những câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, và niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm.

“Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào.”

Christina Rossetti

“Càng trong tĩnh lặng, càng nghe được nhiều.”

Baba Ram Dass

Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự.

Và có những lời nói có thể cứu được một con người…

Con đường nhanh nhất dẫn đến trái tim một người là bàn luận về những điều người ấy quan tâm nhất.

Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn.

“Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người.”

John Dewey

Đức Phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán.” Tranh cãi không giải quyết được bất hòa, chỉ có lòng khoan dung và thiện chí nhìn nhận sự việc bằng quan điểm của đối phương mới hòa giải được.

“Nếu bạn cố tranh cãi để thắng thì đấy cũng chỉ là một chiến thắng vô nghĩa, bởi vì bạn sẽ không bao giờ nhận được thiện chí và sự hợp tác của đối phương”

Benjamin Franklin

“Khi tranh luận với một người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có thêm một người bạn.”

Diodore

“Dạy người, phải khéo léo như không dạy gì cả, giảng điều chưa biết mà cứ như nhắc lại chuyện đã quên. Bởi một điều đơn giản là đối với người hiểu biết thì chỉ cần nửa lời cũng đủ cho họ nắm rõ mọi điều chúng ta muốn nói.” – Alexander Pope

“Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng.” – Ernest Hemingway

Nếu chúng ta chịu nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi người khác có dịp nói ra, chúng ta sẽ có 99% cơ hội được đối xử bằng thái độ hào hiệp.

Trong quan hệ với con người, hãy luôn nhớ rằng chúng ta đang giao tiếp với những sinh vật không những có lý trí mà còn có cảm xúc, họ rất dễ bị tổn thương bởi định kiến nhưng luôn có động lực khi có niềm tự hào và lòng kiêu hãnh.“Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng: “Tôi đã sai”. Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không là nhục nhã.” – Fenelon

Truyện ngụ ngôn của Aesop kể rằng:

Mặt Trời và Gió tranh cãi xem bên nào mạnh hơn . Gió nói: “Tôi sẽ chứng minh tôi mạnh hơn. Ông có thấy cụ già đằng kai không? Tôi đánh cuộc sẽ làm ông cụ cởi áo khoác của mình ra nhanh hơn ông”. Mặt Trời ẩn mình sau một đám mây để Gió chứng tỏ uy quyền của mình. Gió đã thổi mạnh gần như một cơn bão. Nhưng Gió càng thổi mạnh bao nhiêu thì cụ già lại càng giữ chặt chiếc áo khoác của mình bấy nhiêu. Cuối cùng, Gió lặng đi và chịu thua. Khi đó Mặt Trời rời khỏi những đám mây, dịu dàng tỏa những tia nắng óng ánh xuống mặt đất. Bỗng chốc trán cụ già lấm tấm mồ hôi, rồi cụ chau mày và cởi áo khoác ra. Mặt Trời đã cho Gió một bài học, rằng đề nghị nhẹ nhàng bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn sự ép buộc bằng vũ lực.

Thái độ dịu dàng, thân thiện và những lời khen ngợi chân thành có thể khiến người ta thay đổi ý kiến dễ dàng hơn là gây căng thẳng khó chịu.

“Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn là một thùng nước đắng.” – Abraham Lincoln

Khi nói chuyện với mọi người, bạn không nên bắt đầu bằng những điểm khác biệt, mà nên bắt đầu bằng cách nhấn mạnh những điểm mà hai bên đều đồng ý. Nếu như có thể, bạn sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng cả hai đều phấn đấu cho cùng một mục đích, sự khác nhau duy nhất giữa hai người chỉ là về mặt phương pháp mà thôi. Câu trả lời “Đồng ý” ngay từ đầu sẽ tốt hơn rất nhiều.

Vì khi một người đã thực sự nói “Không” thì toàn bộ các giác quan, hệ thần kinh, cơ bắp của người ấy đều tập trung trong tâm thế từ chối. Trái lại, khi một người nói “Có” thì từng tế bào trong cơ thể người đó giãn ra trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận. Nên nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều tiếng “Có” là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng – mục đích của chúng ta.

“Ai bước nhẹ nhàng sẽ đi được xa” – Ngạn ngữ Trung Hoa

Điều quan trọng nhất của mọi cuộc trò chuyện là để người khác bộc lộ mình. Sau khi bày tỏ những quan tâm của mình, người đối thoại sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của họ, và tự nhiên họ sẽ lắng nghe chúng ta.

“Các nhà hùng biện bao giờ cũng hiếm có. Nhưng hiếm hơn nữa là những người biết im lặng đúng lúc và càng quý hơn là những ai biết nhường lời cho kẻ khác.” – M. F. Sovado

Mọi người đều thích làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo lời người khác sai bảo. Ai cũng thích được hỏi về những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của họ.

“Nước suối và mưa nguồn sở dĩ đều chảy về sông sâu biển lớn vì sông và biển dám chấp nhận ở vị trí thấp. Thánh nhân muốn thể hiện uy đức cao hơn người nên đặt mình dưới họ, muốn trí năng vượt trước thời đại thì phải ẩn mình ở phía sau. Vì vậy, dù vị thế thánh nhân ở trên thiên hạ cũng không ai tức tối, dù vượt trước thiên hạ cũng không ai oán hờn.” – Lão Tử

Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc.“Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự.” – George Washington Carver

Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác – những nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó đã quên đi. Chỉ cần một cái ôm thật chặt, một sự im lặng cảm thông , một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai biết lắng nghe là bạn có thể chia sẻ với tất cả mọi người. Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.

Ba phần tư những người chúng ta gặp ngày mai luôn “đói khát” sự đồng cảm và chia sẻ. Hãy cho họ điều đó và họ sẽ yêu mến bạn.“Đừng để một ai chẳng nhận được gì sau khi rời bạn mặc dù bạn biết rằng có thể bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ. Đôi khi, chỉ một ánh mắt thiện cảm dành cho người khác cũng là một món quà lớn lao trong đời.” – Ngạn ngữ Pháp

Nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn.

“Nếu bạn cứ chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm anh ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, chắc chắn anh ta sẽ làm được.” – Johann Goethe

Một món ăn được trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận rõ cái tài của người đầu bếp.

Một truyện ngắn được viết sinh động sẽ làm độc giả nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.Một ý kiến được mô tả sinh động làm người nghe cảm nhận trí tuệ tinh túy của người nói.

Frederic Herzberg là một trong những nhà khoa học rất nổi tiếng về hành vi con người. Ông nghiên cứu thái độ trong công việc của hàng ngàn công nhân và các nhà quản trị cao cấp. Ông đã tìm ra những yếu tố động viên quan trọng nhất đối với người đi làm – không phải là tiền bạc, môi trường làm việc tốt, hay phúc lợi; mà là bản thân công việc. Nếu công việc thú vị, tạo điều kiện để phát triển, thể hiện năng lực, nhân viên sẽ rất gắn bó và luôn có động lực hoàn thành công việc thật tốt.

Đây cũng là điều mà mọi người đều mong muốn: có cơ hội thử sức; cơ hội để bứt phá, thể hiện; cơ hội để chứng minh gái trị thực của mình, để phát triển và giành thắng lợi.

Khen ngợi trước khi góp ý cũng giống như nha sĩ bắt đầu công việc bằng thuốc tê. Nó sẽ giúp bệnh nhân khỏi đau đớn khi bị nhổ răng. Những người lãnh đạo và quản lý cần ghi nhớ: khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi , được tôn trọng và được quan tâm.

“Không gì ít tốn kém bằng lời khen, lời cám ơn và lời xin lỗi.” – Montlue

Việc người khác gián tiếp chú ý tới những thiếu sót của mình sẽ làm cho những người nhạy cảm rất cảm kích, trong khi họ có thể cảm thấy rất khó chịu trước bất kỳ lời phê phán trực tiếp nào.

Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên. Việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.

Tin tưởng rằng mình có lý trí và chỉ duy nhất mình là người có lý là biểu hiện của một tầm nhìn hẹp và cố chấp. Nếu bạn không thể ngẩng cao đầu và thừa nhận lỗi lầm của mình thì lỗi lầm ấy sẽ khống chế bạn. Việc tự nhận lỗi lầm không chỉ làm cho người khác tôn trọng bạn hơn mà còn phát triển sự tự trọng của bản thân mình.Nếu người phê phán khiêm tốn thừa nhận rằng chính họ cũng từng phạm lỗi như thế , thì có khó khăn gì khi chúng ta nghe về những lỗi lầm của chúng ta? Việc nhìn nhận sai lầm của chính mình ngay cả khi chưa kịp sữa chữa, có thể giúp chúng ta thuyết phục người khác thay đổi hành vi của họ.

Ra lệnh bằng cách đặt câu hỏi là tạo điều kiện cho người nhận lệnh được cùng đưa ra quyết định. Và một khi họ tham gia ra quyết định, họ sẽ chủ động thực hiện quyết định ấy một cách sáng tạo và tích cực nhất.

“Cố gắng đừng làm người khác bị tổn thương, dù là chỉ một câu nói đùa.” – Publilius Syrus

Giữ thể diện cho người khác là một điều hết sức quan trọng. Chì cần suy nghĩ vài phút, với vài lời nói ân cần, thông cảm là chúng ta đã tránh được việc làm tổn thương người khác và cũng là tránh làm thương tổn chính nhân cách của mình.

“Tôi không có quyền làm giảm giá trị một người trong chính mắt người ấy. Điều quan trọng không phải là tôi nghĩ gì về anh ta mà là anh ta nghĩ gì về chính mình. Làm thương tổn phẩm giá con người là một tội ác.”

Antoine de Saint Exupery

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng.

Mọi người đều muốn được khen, nhưng lời khen phải cụ thể rõ ràng , thể hiện sự chân thành chứ không phải là lời sáo rỗng nghe cho êm tai. Chúng ta đều khao khát được tán thưởng, được thừa nhận, đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được như thế. Nhưng không ai muốn sự giả dối và nịnh hót. Mọi tiềm năng đều nở hoa trong ngợi khen và héo tàn trong chỉ trích.“Nụ cười ấm áp và một cái vỗ vai thân thiện của bạn có thể cứu một con người đang bên bờ vực thẳm.” – Camellia Elliot

Khen ngợi để người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó

Trong đời thường, cho người khác một thanh danh là quan trọng; nhưng phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế.

“Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy.” – Johann Wolfgang von Goeth

Nếu bạn bảo con cái, vợ/chồng hay nhân viên của bạn rằng họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là bạn đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, bạn khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn , thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà bạn đã phát hiện hay thậm chí là gán cho họ.

“Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ.” – Galileo

Con người dễ có xu hướng thay đổi thái độ nếu chúng ta làm cho người khác vui thích thực hiện điều mình được gợi ý. Gợi ý một điều gì đó thật khéo léo để người khác thực hiện là cả một nghệ thuật. Nếu chúng ta kiên trì rèn luyện và có sự quan tâm chân thành đến người khác, chúng ta sẽ làm được.

“Khi thực sự quan tâm và đủ kiên nhẫn để truyền đạt thì bao giờ chúng ta cũng nhận được những hưởng ứng tích cực và thu được kết quả tốt nhất.” – Charlotte Bronte“Có những điểm cao trào trong cuộc sống, và hầu hết chúng đều đến từ sự khích lệ của một ai đó.” – George Adams

Học Bác về thái độ trước cái xấu

Không chỉ kiên quyết trước cái xấu, Bác Hồ còn căn dặn “không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên cho mình”.

 1. “Diệt sâu mới cứu được cây”

Một buổi chiều giữa tháng 6 ba năm trước, tại Hội trường Ba Đình, bộ trưởng Bộ Công an đã phải lúng túng trước những câu hỏi của Quốc hội về lý do tại sao không điều tra vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm quên va ly chứa nhiều phong bì tiền ở sân bay, tại sao “tha” một số quan chức Tổng Công ty Dầu khí vì lý do tuổi tác trong vụ cảng Thị Vải,... Chủ tịch Quốc hội (khi đó là ông Nguyễn Văn An) nói thẳng: “Bộ Công an thì có quyền đề nghị viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan (không xử lý quan chức dầu khí vì tuổi cao - PV) nhưng quyền ấy phải theo pháp luật. Nếu quyền mà không đúng pháp luật thì sẽ mất lòng tin. Không phải có quyền thì ta muốn làm gì cũng được. Cho nên nếu theo luật hình sự... “tuổi cao, về hưu, có sự cống hiến cho ngành” đấy là yếu tố giảm nhẹ chứ không (là yếu tố - PV) loại trừ”.

Hơn 60 năm trước, Bác Hồ đã dự liệu về những chuyện như thế. Trong thư gửi những người dự Hội nghị Tư pháp toàn quốc (tháng 2-1948), Bác căn dặn: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”.

Hai năm sau (1950), đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu bị phát hiện lợi dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Bác xin được khoan hồng. Phút cuối, ông Trần Đăng Ninh đến gặp Bác Hồ xin ý kiến, Bác chỉ cho xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây sắp chết. Ông Ninh trả lời: “Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa!”. “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?”. “Dạ, phải bắt và giết hết những con sâu ấy đi ạ”. Bác gật đầu: “Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”.

Sau một đêm trắng, Hồ Chủ tịch ký bác đơn của Trần Dụ Châu và bản án được thi hành.

2. Tôn trọng lợi ích của dân

Dư luận TP Hải Phòng những ngày này đang hết sức nóng bỏng vì phiên tòa phúc thẩm vụ “ăn” đất ở Quán Nam sắp diễn ra. Nóng bỏng vì có đến ngót 1.000 lô đất công được chia chác trái phép cho ít nhất 420 cán bộ các ngành của TP, bất chấp nhiều đối tượng chính sách xã hội đang thiếu chỗ ở, bất chấp việc nhiều cán bộ được đất đã có nhà cao cửa rộng. Trước đó, vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn (cũng ở Hải Phòng) đã gây phẫn nộ trong dư luận. Cả nước quan tâm chỉ vì sự chia chác đặc quyền, đặc lợi này diễn ra công khai, bằng giấy trắng mực đen và văn bản nghị quyết... Trong những vụ này, quyền lợi chính đáng của người dân đã bị một số cán bộ công quyền bỏ qua.

Tháng 9-1949, trong ngày khai giảng lớp lý luận dài hạn khóa II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trường Đảng và ghi vào cuốn Sổ vàng nhà trường - Ảnh tư liệu

 Còn nhớ khi điều hành nhà nước cách mạng non trẻ, Bác đã rất quan tâm giáo dục cán bộ về chuyện này. Cuối năm 1954, Chính phủ có chủ trương thu hồi tiền của cách mạng phát hành trước đây để đổi lại cho nhân dân tiền Đông Dương ngân hàng. Tháng 2-1955, luật sư Nguyễn Thành Vĩnh từ miền Nam ra gặp Bác báo cáo kết quả, trong đó có chuyện (so với số tiền đã phát hành thì) thu về còn thiếu khoảng 600 ngàn đồng. Bác nghiêm giọng: “Vậy là chú đã “quỵt” của bà con Nam bộ 600 ngàn đồng. Chú đã phạm đến quyền lợi của nhân dân”. Luật sư vội giải thích: Đồng bào Nam bộ không chịu đổi lại vì trên giấy bạc Việt Nam có in ảnh Bác. Bà con giữ lại để biểu thị quyết tâm theo Bác đến cùng”.

Nghe vậy, Bác rất xúc động nhưng vẫn dặn dò: “Mỗi việc làm của các chú, bất cứ việc gì đều phải quan tâm đến quyền lợi chính đáng của nhân dân chứ không được hứa suông. Bất luận việc gì đã hứa với dân là phải tìm cách làm cho được, không làm được phải xin lỗi dân. Chính quyền ta của dân, vì dân thì phải như vậy”.

3. Không bắt luật pháp phải ưu tiên

Ba năm trước, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ là ông Quách Lê Thanh cũng đã hết sức lúng túng khi phải trả lời tại sao không giao nộp và báo cơ quan điều tra khi cấp dưới (vụ phó Vụ II Thanh tra Chính phủ Lương Cao Khải) ba lần đến nhà đưa hàng trăm triệu đồng tiền hối lộ. Tổng Thanh tra Quách Lê Thanh trả lời đã báo cáo Đảng nhưng đại biểu Quốc hội tỏ thái độ không đồng ý. Chủ tịch Quốc hội đã “phải nói thêm” là “Đảng lãnh đạo, nên có yêu cầu báo cáo trong nội bộ Đảng. Nhưng báo cáo với Đảng không có nghĩa là không báo cáo với Chính phủ, với Quốc hội. Thủ trưởng cơ quan hành chính phải làm đúng theo luật pháp, tuân thủ các quy định của nhà nước”.

Còn với Bác, tuân thủ luật pháp là đức tính nổi bật ngay từ ngày đầu quản lý đất nước. Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946, tại Hà Nội nơi Bác ứng cử có 118 chủ tịch UBND và đại biểu các giới, làng xã ra một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Nhiều nơi trong cả nước cũng đề nghị Bác không cần ra ứng cử và đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Thế nhưng Bác đã viết một bức thư ngắn: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nên tôi không thể vượt qua khỏi thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa...”.

Trong đời sống, sự tôn trọng kỷ cương được Bác thực hành hàng ngày. Có lần Bác đến một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường về thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn tín hiệu đỏ bật sáng. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: “Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.

***

Tháng 7-1969, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm sau: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Báo Nhân Dân đăng nghị quyết này, Bác đọc liền cho mời mọi người đến: “Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”. Và tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa II, khi chuẩn bị sinh nhật Bác, các đại biểu nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Huân chương Sao Vàng. Bác rất cảm động nhưng nhất quyết từ chối vì tự xét mình chưa có công huân xứng đáng.

Hiện nay toàn Đảng đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. GS-TS Hoàng Chí Bảo, thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, tâm sự với người viết: “Cuộc vận động lần này phải gắn với những điều cuộc sống hôm nay đang đòi hỏi. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang thoái hóa, biến chất, thậm chí phạm tội. Chuyện tham nhũng nhà đất, trù úm dân chúng, lợi dụng chức quyền mưu lợi cá nhân... là rất xa lạ với đạo đức Hồ Chí Minh. Cho nên muốn gây dựng được niềm tin trong dân chúng thì trước hết phải kiên quyết xử lý những hành vi tiêu cực, hư hỏng thoái hóa ngay từ trong Đảng”.

Theo GS Bảo, cách hành động thiết thực là yêu cầu cán bộ, đảng viên “lời nói đi đôi với việc làm” như tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Văn hóa bắt tay.

Tôi hỏi ông vì sao, ông Năm bộc bạch một lèo: “Trước đây tôi với Vinh cùng cơ quan. Tôi là trưởng phòng, Vinh làm phó cho tôi. Do ít tuổi, kém tôi gần một giáp nên Vinh được cử đi học dài hạn để 

đào tạo

 nguồn. Xong 3 năm, Vinh về thay tôi, còn tôi về nghỉ hưu. Bẵng đi một thời gian, nghe nói cậu ta đã được đề bạt vụ phó rồi vụ trưởng. Mới hôm qua, sau nhiều năm xa cách, gặp lại tôi, cậu ta chỉ chào hỏi qua loa rồi chìa tay ra. Tôi tưởng nó thâm tình nên cũng vội đưa tay ra bắt. Nào ngờ, cậu ta không bắt tay tôi mà chỉ hờ hững đưa tay ra cho tôi nắm ra vẻ rất bề trên. Nắm 

bàn tay

 cậu ta lạnh lẽo, vô hồn, lỏng lẻo, tôi phát “sùng” lên vì tính tôi nóng như anh biết đấy, buông ra liền và lảng luôn. Tôi nghĩ, ừ thì bây giờ Vinh làm to, đương chức đương quyền nhưng chí ít với tôi cũng phải nể chút chứ. Vì hai lẽ: Một là có 

thời gian

 dài tôi đã là cấp trên của Vinh, đã giúp đỡ dìu dắt nó. Hai là dù đã về hưu thì tôi vẫn đáng tuổi anh của Vinh chứ! Cậu này mới thế đã lên mặt kênh kiệu, chẳng còn tình nghĩa gì ráo trọi…”.

Tôi cũng biết cậu Vinh. Nghe ông bạn phàn nàn, tôi thấy ông nói có phần đúng, tuy hơi nóng. Trong 

cuộc sống

 hiện nay, có nhiều cán bộ cấp chức chỉ thường thường nhưng hễ gặp ai có địa vị 

xã hội

 thấp hơn mình là y như rằng chỉ chìa tay ra cho người ta nắm lấy tay mình để biểu hiện cái “oai”, coi đây như một ân huệ làm cho người được bắt tay không được vui vẻ, thoải mái. Còn một loại người khác khi bắt tay cấp dưới thì rất hững hờ, lỏng lẻo, mặt lạnh như tiền, cử chỉ nhạt nhẽo, gượng gạo. Còn khi được cấp trên bắt tay thì lại tỏ ra khúm núm, đưa vội cả hai

bàn tay

 của mình ra nắm chặt lấy tay người kia lắc lấy lắc để, rất nhiệt tình, 

nụ cười

 lấy lòng luôn thường trực trên môi. Sự phân biệt “trên dưới” thông qua cái bắt tay như thế rõ ràng là rất lộ liễu, theo kiểu cơ hội, bên trọng bên khinh. Chưa hết, có vị quan cao chức trọng hẳn hoi, khi tiếp các vị lão thành cách mạng, các cựu tù chính trị Sơn La, Côn Đảo, Hỏa Lò..., các Bà mẹ 

Việt Nam

truyền thống

 ứng xử của 

người Việt

 Nam là luôn biết kính trọng người già, người có công với đất nước.

Dân ta có câu “Tay bắt mặt mừng”. Tay tuy bắt nhưng mặt không mừng thì còn gì là tình cảm nữa mà chỉ là làm cho phải phép. Một cái bắt tay đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức, 

bàn tay

 nắm chặt bàn tay, 

ánh mắt

 tràn đầy thiện cảm, cái nhìn thân thiết nồng ấm, nét mặt vui vẻ, 

nụ cười

 tươi thể hiện sự đồng cảm quí mến người đối diện. Đó là cái bắt tay giàu tình cảm, đầy nhân ái của 

người Việt

 Nam. Có thể ông Năm bạn tôi hơi quá lời nhưng ông nói rất chí lý là, qua cái bắt tay có thể đoán biết anh là người như thế nào, có tình nghĩa không, có biết tôn trọng ban bè và người khác không. Thế mới biết cái bắt tay tuy chỉ là động tác xã giao đơn giản nhưng lại thể hiện đạo đức nhân cách của mỗi người nên cần làm thật lòng, đúng mực và tình cảm. Đó chính là văn hóa bắt tay. Nói cách khác, bắt tay cũng rất cần có văn hóa. anh hùng hơn cả tuổi bố mẹ mình nhưng chỉ đuồn đuỗn chìa một tay ra trong khi các bậc cao niên vẫn đưa cả hai tay ra nắm chặt lắc mạnh thể hiện tình cảm quí trọng cán bộ lãnh đạo. Kiểu bắt tay trịch thượng này rõ ràng là trái với đạo lý

Lắng nghe học sinh nói

Lắng nghe học sinh nói

TP - Chương trình học ở bậc phổ thông quá nặng về lý thuyết, áp lực học tập ngày càng cao, kỹ năng sống của học sinh đang thiếu… đó là những nội dung chính của cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM với học sinh (HS) THPT diễn ra ngày 28-3.

Học sinh phát biểu tại buổi đối thoại Ảnh: Q.P.

Học sinh hay máy photo

Chủ đề về chương trình học ở bậc THPT là vấn đề được khá nhiều học sinh đề cập tại buổi đối thoại. Lê Trần Thanh Trúc, trường THPT Trần Hưng Đạo nói thẳng: “Chương trình học đối với học sinh THPT hiện nay quá nặng về lý thuyết, quá ít thời gian thực hành. Thầy cô dạy và học sinh học giống như “nước đổ đầu vịt”. Chúng em học toàn lý thuyết, mà không có những kiến thức thực tế, học mà không áp dụng được vào thực tế thì học làm gì?”.

HS Trần Nguyễn Nguyên Thùy, trường THPT Củ Chi đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn về chương trình học xa rời thực tiễn.

Em nói: “Môn Giáo dục công dân là môn học dạy chúng ta làm người, hiểu biết pháp luật nhưng những nội dung về vấn đề này rất ít, không liên quan cuộc sống hiện tại… Mặt khác, những vấn đề mà tuổi mới lớn của bọn em đang rất muốn được tìm hiểu như giới tính thì lại không dạy, thầy cô đôi khi lảng tránh những thắc mắc của chúng em về vấn đề tâm sinh lý”.

Nhưng không hiểu tại sao khi chúng em phạm một lỗi nhỏ như: không làm bài tập, quên vở ở nhà… thì một số giáo viên lại có những lời lẽ xúc phạm, thậm chí là chửi bới chúng em.

Cũng liên quan đến chương trình học, HS Phan Hữu Trí, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng phản đối cách dạy và học môn Lịch sử hiện nay.

“Môn Lịch sử nhiều sự kiện chúng em đã được học từ cấp 1, 2 nhưng lên cấp 3 chúng em vẫn tiếp tục học lại.

Sao chúng ta không thử hỏi mỗi học sinh sau mỗi tiết học, mỗi năm học kiến thức lịch sử chúng ta đã học còn đọng lại trong ta bao nhiêu? Chúng em học theo lối đọc chép, học để thi học kỳ. Và nói thật là học như vậy chúng em không khác nào một cái máy photo lại những gì thầy cô đã đọc cho mình chép”.

Mối quan hệ giữa thầy, cô và trò cũng là một vấn đề nóng tại cuộc đối thoại. HS Phạm Hoàng Dung, trường THPT Lê Thị Hồng Gấm góp ý: Các giáo viên hiện nay cần cải tiến phương pháp giảng dạy.

Các giáo viên chủ nhiệm lớp nên biến các buổi sinh hoạt cuối tuần thành những buổi nói chuyện, trao đổi, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của chúng em thay vì cứ la ó, phạt này phạt nọ chúng em như hiện nay.

Dung đưa ra dẫn chứng là: Hiện nhiều GV vì muốn hoàn thành bài giảng đúng giờ mà giảng quá nhanh, nhiều HS nghe không kịp đành hỏi bạn thì bị GV phát hiện và ghi vào sổ đầu bài. Và bạn đó, cuối tuần đều bị giáo viên chủ nhiệm phạt. Và nếu học sinh nào bị nhiều lần như thế thì bỗng nhiên biến thành học sinh quậy và bị các thầy cô nhắc nhở, trách phạt…, từ đó tạo nên tâm lý chán nản học tập trong học sinh.

Đưa kỹ năng sống thành môn học chính

Vấn đề kỹ năng sống cũng là một lĩnh vực được khá nhiều học sinh chú ý. HS Võ Thị Quỳnh Như, trường THPT Lê Quý Đôn phát biểu: Hiện nay sự thờ ơ của học sinh và của cả người lớn là vấn đề đáng nói.

HS chúng ta mỗi khi thấy bạn mình bị ức hiếp, gặp nạn chúng ta lạnh lùng mà không có phản ứng gì. Các thầy cần dạy học sinh chúng em làm sao để chúng em biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau hơn, biết quan tâm đến người khác hơn…

Tiếp ý kiến trên, HS Lê Hoàng Định đề nghị Sở GD&ĐT nên đưa môn Kỹ năng sống thành một môn học chính trong nhà trường.

Em nói: “Kỹ năng sống đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sau này, chúng em có người sẽ trở thành những cử nhân, kỹ sư hay một nhà lãnh đạo… nhưng đều cần phải có những kỹ năng sống nhất định như: giao tiếp, ứng xử… Nhưng hiện nay, kỹ năng sống ở các trường THPT chỉ là một hoạt động ngoại khóa mà không biến nó thành một môn học chính trong nhà trường”.

Kỹ năng sống không chỉ dạy cho học sinh mà theo các em học sinh chính giáo viên cũng cần phải học kỹ năng sống. Đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa giáo viên và học sinh.

HS Đoàn Lê Quỳnh Giao, trường THPT Trần Quang Khải đưa ra ý kiến: Trường học là một môi trường giao tiếp tốt. Nhưng không hiểu tại sao khi chúng em phạm một lỗi nhỏ như: không làm bài tập, quên vở ở nhà… thì một số giáo viên lại có những lời lẽ xúc phạm, thậm chí là chửi bới chúng em.

Nhiều bạn đã trở nên trầm cảm sau nhiều lần bị thầy cô đối xử như thế, thậm chí còn xảy ra bạo lực nữa. “Như vậy, theo em không chỉ học sinh chúng em cần học kỹ năng sống mà chính các thầy cô cũng cần học kỹ năng sống”, Giao nói.

Nhiều học sinh tham gia tại buổi toạ đàm đã đề xuất nhiều biện pháp để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh như tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể như: dã ngoại, đi làm từ thiện, đẩy mạnh các phong trào của các tổ chức đoàn thể… để cuốn hút học sinh tham gia nhằm rèn luyện các kỹ năng cho mỗi học sinh…

Trò chơi đối với đời sống tinh thần và kỹ năng của trẻ em

 Trò chơi đối với đời sống tinh thần và kỹ năng của trẻ em

Trò chơi (gồm trò chơi dân gian và trò chơi điện tử) có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho trẻ em. Người lớn cần hiểu đúng và vận dụng những mặt tích cực của trò chơi trong việc giáo dục trẻ.

       Trò chơi dân gian chẳng biết có tự bao giờ, sinh ra trong dân gian và tồn tại cùng thời gian, gắn với đời sống dân đã nơi thôn xóm. Những trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi mà có sức hấp dẫn lạ thường. Đôi khi chỉ là những viên sỏi nhặt ở đường làng, mấy đứa trẻ quên cả ăn lê la chơi ô ăn quan, mấy que tre nhờ ông bà, cha mẹ vót chuốt nhẵn nhụi cho trẻ chơi cỗ chuyền. Viên gạch non vẽ ô tròn, ô vuông để nhảy lò cò, vừa nhảy vừa điều khiển mảnh ngói hay mảnh sành vỡ sao cho đi đúng đường, đúng hướng...Những buổi thả trâu giữa đồng hoặc triền đê, ven đồi, bọn trẻ túm năm, tụm ba không phân biệt con trai hay con gái chơi trò “trận giả”, “trốn tìm”, “chơi bi”, “đánh đáo”...

    Trò chơi dân gian gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người nông dân. Những thú vui lành mạnh không chỉ là phương tiện thư giãn, giải trí bổ ích sau những lúc lao động mệt nhọc mà còn rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy, khéo léo trong mỗi con người. Những đêm trăng sáng ông bà, cha mẹ quây quần bên ấm nước chè xanh xem con trẻ túm áo nhau “rồng rắn lên mây”. Tất cả cũng hồi hộp, chờ đợi người bị bắt khi chơi trò “trốn tìm” hay “bịt mắt bắt dê”.

     Dưới bóng mát của những luỹ tre, ở những góc sân đình, một đứa trẻ xoè tay ra để những đứa khác chỉ tay vào và đọc to “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương...”. Rồi bỗng tất cả đều giật mình rụt nhanh tay lại khi nghe “ù à, ù ập”. Những tiếng cười trẻ thơ giòn tan vỡ oà, phá tan bầu không khí vốn yên tĩnh, êm đềm sau những rặng tre của làng quê Việt

Nam

.

     PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt

Nam

cho rằng : “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt

Nam

độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”.

     Tóm lại, cùng với những phương thức giáo dục khác, trò chơi dân gian có khả năng góp phần hình thành nên tâm hồn trong sáng cho trẻ thơ. Nó tạo ra sân chơi lành mạnh giúp các em tránh xa những tệ nạn xã hội đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

      Khi đặt trò chơi dân gian và trò chơi điện tử cạnh nhau nghe có vẻ khập khiễng, bởi người ta vẫn thường nghĩ trò chơi dân gian thuộc về thời xa xưa, còn trò chơi điện tử rõ ràng là chỉ có ở thời hiện đại. Song thực tế giữa chúng lại có một mối quan hệ mà không phải ai và không phải lúc nào cũng có thể nhận ra.

     Trò chơi điện tử là niềm say mê đến bỏ ăn, bỏ ngủ của không ít trẻ em hiện nay. Ta có thể tìm thấy hàng trăm băng đĩa trò chơi đủ mọi thể loại, vô số tụ điểm tổ chức trò chơi điện tử đủ mọi quy mô ở khắp các thành phố và ngay cả ở những vùng quê hẻo lánh.

     Nhiều trò chơi điện tử với nội dung và hình ảnh bạo lực đã xâm nhập và in sâu vào đầu óc, trở thành thói quen trong suy nghĩ của không ít trẻ em. Tuy nhiên, không phải mọi trò chơi điện tử đều có hại. Chúng cũng có những mặt tốt riêng. Ví như trò chơi chơi cờ, xếp hình giúp các em rèn luyện trí thông minh; trò chơi xếp chữ (tiếng Anh) tạo điều kiện để các em trau dồi ngoại ngữ.

     Còn với những trò chơi bạo lực thì sao? Mục đích cuối cùng của các trò chơi này là phải bằng mọi giá tiêu diệt hết mọi kẻ thù nếu không muốn mình bị đối phương hạ gục và thường là người chơi phải xả súng bắn không tiếc đạn...Trong các trò chơi đó rất hay xuất hiện những thân người đầy máu, những hình nhân quái dị, những xác chết ngổn ngang, những vũng máu đổ lòm và vũ khí thì nhiều vô kể, đủ mọi loại. Những hình ảnh đó gây ấn tượng rất lớn trong tâm hồn các em, nhiều khi để lại những tác hại khó lường.

     Rất dễ hình dung nếu hai đứa trẻ trong suốt thời thơ ấu của mình, một em luôn được chơi các trò chơi dân gian, còn một em luôn làm bạn với những trò chơi điện tử bạo lực thì khi lớn lên, đứa trẻ nào sẽ nhân hậu, biết yêu thương mọi người, còn đứa trẻ nào sẽ dễ dàng sống và cư xử như những nhân vật hiếu chiến, tàn nhẫn trong các trò chơi ấy.

     Tất nhiên không thể khẳng định rằng, cứ chơi trò chơi dân gian nhiều là sẽ trở thành người có tâm hồn trong sáng, vì sự hình thành tâm hồn cho trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa; nhưng trò chơi dân gian luôn nâng cánh cho tâm hồn các em.

     Như vậy, giữa trò chơi dân gian và trò chơi điện tử có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, khăng khít, góp một phần không nhỏ trong việc hình thành tâm hồn cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương và đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top