tỷ giá hối đoái
1.Khái niệm: tỷ giá là giá cả của 1 đồng tiền, được biểu hiện bằng số đơn vị của 1 đồng tiền khác.hay là giá cả của đồng nội tệ so vs ngoại tệ
2. Phân loại:
Căn cứ vào phương tiện thanh toán
- Tỷ giá hp trả ngay, trả chậm: là tỷ giá NH đưa ra, áp dụng cho DN bán ngoại tệ cho nh thông qua hình thức nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, tỷ giá hp giao ngay luôn thấp hơn trả cậm vì có lãi suất cho vay của ngân hàng
- Tỷ giá séc, do nh đưa ra, thấp hơn tỷ giá tiền mặt, vì tỷ giá sec chỉ có 1 công vc ghi nợ và có vào tk, tiềm mặt thì phải chịu chi phí hành chính
Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
- Tỷ giá mở cửa,đóng cửa
- Tỷ gía giao ngay, kì hạn
Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối: tỷ giá chính thức, thị trường
Căn cứ vào giá trị của tỉ giá(bản chất của tỉ giá hối đoái): + Tỉ giá danh nghĩa(E): Là mức giá thị trường của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định và thường được NHNN công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tỷ giá danh nghĩa không phản ánh tương quan thực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của giá cả, lạm phát và các nhân tố khác.
+ Tỉ giá thực tế(e): Là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa các đồng tiền hay là tỷ giá danh nghĩa có tính tới yếu tố lạm phát.
Tỷ giá hối đoái thực tế = tỷ giá hối đoái danh nghĩa* chỉ số giá cả quốc tế / chỉ số giá cả trong nước
e= E x (P*/P)
3.Chế độ tỷ giá:
a) Chế độ tỷ giá cố định:
Tỷ giá này được xác định và duy trì một cách cố định( tại một điểm hay một khoảng hẹp) trong một thời kì dài.
Ngân hàng trung ương thường được chỉ định là cơ quan xác định và duy trì tỷ giá cố định
Tỷ giá áp dụng trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường chính thức là tỷ giá quy định bởi ngân hàng trung ương.
Ưu điểm:
Hạn chế sự biến động của tỷ giá vì không cần phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá
Chính phủ và ngân hàng trung ương dễ dàng đạt được mục tiêu liên quan
Nhược điểm:
Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân dối cung cầu
Tình trạng khan hiếm ngoại tệ rất phổ biến hạn chế sự phát triển thương mại quốc tế
Chí phí can thiệp và quản lí dự trữ ngoại hối rất lớn.
Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế với tỷ giá cố định:
· Chính sách tài khóa:
Nếu chính phủ cố gắng tăng sản lượng bằng cách mở rộng tài khóa, điều này sẽ làm tăng tổng cầu, làm tăng lãi suất trong nước và dẫn đến một dòng vốn chảy vào. Cung ngoại tệ tăng và đồng nội tệ có xu hướng lên giá. Để chống lại sức ép lên giá của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương phải tung nội tệ ra và mua ngoại tệ vào. Nghĩa là lượng nội tệ nắm giữ bởi khhu vực tư nhân sẽ tăng lên.Căn bằng sẽ tăng cho đến khi lãi suất trở về với lãi suất thế giới. Do vậy, dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định và vốn luân chuyển hoàn hảo chính sách tài khóa rất hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu vì hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lấn áp.
· Chính sách tiền tệ:
Giả sử chính phủ cố gắng tăng sản lượng bằng cách mở rộng tiền tệ. Lãi suất trong nước sẽ giảm và gây ra một dòng vốn chảy ra. Dòng vốn chảy ra này gây sức ép giảm giá đồng nội tệ, và nếu muốn tiếp tuc duy trì tỷ giá cố định, thì ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ. Kết quả là cung tiền trong nền kinh tế giảm. Hoạt động này phải được tiếp tục cho tới khi cung tiền trở lại mức ban đầu. Như vậy với tỷ giá hối đoái cố định chính phủ hoàn toàn không có hiệu quả trong điều tiết tổng cầu.
b) Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ tỷ giá về cơ bản được xác lập theo yếu tố thị trường, có thể có hoặc có thể không có sự can thieepj của nhà nước vào sự hình thành của tỷ giá.
Ưu điểm:
Phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ, sự biến động của thị trường.
Bảo đảm sự điều tiết của thị trường ngoại tệ, bảo vệ thì trường trong nước trước sự biến động của thị trường bên ngoài, góp phần bảo vệ nên kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Tiết kiệm ngoại tệ cho ngân sách nhà nước
Nhược điểm:
Biến động thường xuyên khó lường gây khó khăn cho viêc hoạch đinh chính sách kinh tế của nhà nước và những tính toán của các nhà đầu tư
Do không có sự can thiệp của nhà nước nên vai trò của ngân hàng trung ương trong chế độ này hết sức mờ nhạt.
Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá thả nổi:
· Chính sách tài khóa:
Giả sử chính phủ cố gắng tăng sản lượng băng chính sách tài khóa mở rộng. Chính phủ tăng tổng chi tiêu sẽ làm tăng tổng chi tiêu về hàng hóa trong nước. Để tài trợ cho hoạt động này chính phủ cần phải bán trái phiếu và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước dẫn đến 1 dòng vốn chảy vào và đồng nội tệ lên giá. Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài khóa và đưa lãi suất trong nước trở về mức lãi suất thế giới. Do vậy dưới chế độ tỷ giá thả nổi và vốn luân chuyển hoàn hảo, chính sách tài khóa hoàn toàn không hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu.
· Chính sách tiền tệ:
Việc tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống thấp hơn so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài. Khi các nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ nội tệ sang ngoại tệ đẻ mua tài khoản quốc tế có lãi suất cao hơn, thì giá trị của đồng nội tệ giảm. Sự cắt giảm này trong tỷ giá hối đoái làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Việc bán đồng nội tệ tiếp tục cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ mức để lãi suất trong nước phục hồi ngang bằng với lãi suất thế giới.Chính sách tiền tệ rất hiệu quả trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi với vốn luân chuyển hoàn hảo.
c, Chế độ thả nổi có điều tiết
- Là sự kết hợp bàn tay hữu hình của cp và vô hình của tt
- còn gọi là chế độ đa tỷ giá vì trong nền kinh tế luôn tồn tại nhiều mức tỷ giá xoay quanh tỷ giá chính thức do NHTW công bố
- NHTW can thiệp thông qua cs tỷ giá gồm các công cụ trực típ, gián tip
- khắc phục nhc điểm và phát huy ưu điểm của cố định và thả nổi
4. Các nhân tố tác động đến tỷ giá
1. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường
Cung ngoại tệ tăng thì tỷ giá giảm, cầu ngoại tệ tăng thì tỷ giá tăng
2. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia : Lái suất cao làm cho di chuyển dòng vốn từ quốc gia có lãi suất thấp sang cao, cung ngoại tệ ở nc đó tăng=>ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng=>tỷ giá giảm
3. Mức chênh lệch lạm phát:Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.
4. Thu nhập quốc dân: Thu nhập tăng, nhu cầu hàng hóa xa xỉ tăng, cầu ngoại tệ tăng, ngoại tệ tăng giá, tỷ giá ătng
5. Kỳ vọng về tỷ giá hối đoái:Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai thì cầu ngoại tệ hiện tại tăng, làm tỷ giá tăng ngay trong hiện tại và ngược lại.
6. Thay đổi trong các cs thương mại,: bất kể sự can thiệp nào của CP ảnh hưởng đến lạm phát, lãi suất… đều ảnh hưởng đến tỷ giá., tác động thị trường tài chính qte,....
*Chức năng của tỷ giá hối đoái
- Chức năng so sánh sức mua giữa các đồng tiền:Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thị trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia.
=> TGHĐ trở thành công cụ quan trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển các hoạt động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong nước.
- Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn định TGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế và giúp tăng trưởng nền kinh tế.
- Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại.
Như vậy, TGHĐ là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng. Do đó, chính sách tỷ giá đã trở thành một bộ phận cấu thành chính sách tiền tệ quốc gia
*Ý nghĩa kinh tế của tỉ giá:
- Là công cụ điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Là công cụ đòn bẩy trong hạch toán kinh doanh
* chính sách tỷ giá 3 năm gần đây:
2009: Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
2010 :Ngày 10/2/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN điều chỉnh một số quy định liên quan đến thị trường ngoại tệ như sau:Tỷ giá bình quân liên Ngân hàng giữa USD và VND áp dụng cho ngày 11/02/2010 là 18.544 VND/USD. So với tỉ giá bình quân liên ngân hàng ngày 10/02 tăng thêm 603 đồng/USD (tương ứng tăng 3,36%). Như vậy với biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19.100 đồng/USD.Từ ngày 18-8-2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỉ giá đồng USD từ mức 18.544 đồng Việt Nam lên 18.932 đồng Việt Nam (tức là, đồng Việt Nam mất giá 2,1% so với USD) và giữ nguyên biên độ ± 3% (1USD = 18.364 – 19.500 VND).
2011: Năm 2011 được xem là thành công của chính sách điều hành tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá đi vào ổn định. Ngoại trừ “cú sốc” điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam vào ngày 9/2 cộng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành công của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại giữ vững ở mức 21.036 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD tự do ngày 26/12 mua vào - bán ra ổn định ở 21.270 - 21.300 đồng/USD, cao hơn tỷ giá ngân hàng gần 300 đồng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top