TV 0_1
<P> <BR>Nguyễn Thế Vinh</P>
<P> </P>
<P> 1__Trẻ ăn dặm - làm sao đủ dưỡng chất?<BR>25.12.2010</P>
<P><BR>Từ khoảng tháng thứ năm, thứ sáu trở đi, sữa mẹ hay sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Đây cũng là lúc các bà mẹ cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển hoàn thiện giai đoạn đầu đời.</P>
<P><BR>Thiếu chất ở trẻ ăn dặm</P>
<P>Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ trước 5 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh, khả năng hấp thụ còn kém, trẻ chưa có đủ men Amylase để tiêu hóa tinh bột nên rất dễ rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, khi đã bước sang tháng thứ bảy, nếu các bà mẹ vẫn chưa có chế độ ăn dặm phù hợp bổ sung dưỡng chất thì cơ thể trẻ sẽ không thể bắt nhịp phát triển rất nhanh trong thời gian này.</P>
<P>Thông thường, chế độ ăn dặm lý tưởng được đưa ra luôn là tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần, từ bột ăn dặm dạng ngọt sang bột mặn. Ngoài bột, có thể cho trẻ ăn thêm các loại trái cây dạng mềm như đu đủ, chuối, khoảng 9 tháng tuổi tập dần sữa chua, váng sữa, phô mai... Khi được cung cấp một chế độ ăn dặm phù hợp, đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển rất tốt.</P>
<P>Công thức chung nghe có vẻ đơn giản, song kỳ thực khi bắt tay vào thực tế, hầu như bà mẹ nào cũng gặp khó khăn trong giai đoạn này. Một điều đáng lo ngại được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo là tình trạng thiếu vi chất ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm (từ 4 đến 12 tháng) rất đáng báo động. Nhiều trẻ trong giai đoạn bú mẹ đang có biểu đồ tăng trưởng tốt nhưng khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm lại sụt cân, phát triển chậm, thậm chí rơi vào tình trạng thiếu vi chất, nhất là sắt, kẽm và vitamin A.</P>
<P>Tại sao lại có tình trạng này? Nguyên nhân chính được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra là do các bà mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như cách thức chế biến món ăn dặm cho trẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng có trẻ ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất. Ví dụ như nhiều bà mẹ cho rằng chỉ cần nấu cháo với nước hầm xương, nước thịt, nước rau củ là đã đủ chất dinh dưỡng cho con. Trong khi đó, các chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ... lại đều nằm ở phần xác thịt, cá, rau. Trẻ càng ăn các món "nước hầm" do mẹ cất công nấu lại càng suy dinh dưỡng, thiếu chất.</P>
<P>Một số trẻ khác lại được mẹ mua và cho ăn thường xuyên các loại cháo ăn dặm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, có chứa những hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển. Có một thực tế đã từng được báo chí đánh động là hiện nay, nhiều loại cháo dinh dưỡng nấu bán sẵn không được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, trong quá trình chế biến thủ công của mẹ hoặc các điểm bán cháo ăn dặm chế biến sẵn, nguyên liệu thường bị hao hụt chất dinh dưỡng khi sơ chế, cắt gọt, ngâm rửa, đun nấu trong thời gian kéo dài. Vì thế, tuy trẻ cũng ăn đầy đủ số lượng bữa ăn theo quy định, nhưng thực chất dưỡng chất được đưa vào cơ thể vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.</P>
<P>Giải pháp hoàn hảo cho trẻ ăn dặm</P>
<P>Đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ nuôi con đang ở tuổi ăn dặm, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhấn mạnh: "Có lẽ nhiều bà mẹ chưa quen lắm với việc cho trẻ sử dụng bột ăn dặm, nhưng đây là một giải pháp tốt để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm mà các bà mẹ cần biết đến. Các loại bột ăn dặm của những nhãn hàng uy tín trên thị trường đã được nghiên cứu, tính toán sao cho phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của trẻ. Việc pha bột chỉ với nước ấm 50 độ C cũng giúp duy trì các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tỷ lệ, thành phần các chất dinh dưỡng cũng được tính toán kỹ, giúp trẻ hấp thu tối ưu, phù hợp với nhu cầu cũng như bộ máy tiêu hóa còn non yếu".</P>
<P>Với các bà mẹ bận rộn, đây còn là một giải pháp tốt giúp tiết kiệm thời gian chế biến mà vẫn có thể đảm bảo cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng tối ưu, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Những nhãn hiệu bột ăn dặm uy tín trên thị trường hiện nay có nhiều hương vị thơm ngon, đa dạng, sản xuất từ những thực phẩm tự nhiên như: gạo, rau bó xôi, cà rốt, bí đỏ kết hợp với thịt heo, thịt bò, thịt gà... phù hợp với khẩu vị của trẻ em Việt Nam.</P>
<P>Thay vì phải tìm hiểu và "cân đong đo đếm" rất nhiều nguyên liệu khác nhau nhằm đảm bảo cho con có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, với bột ăn dặm các bà mẹ không phải mất công như vậy nữa. Những muỗng bột có thể bổ sung cho bé khoảng 20 vitamin và khoáng chất cần thiết.</P>
<P>Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đảm bảo hoàn toàn khi toàn bộ nguyên liệu lẫn quy trình chế biến của một số nhãn bột ăn dặm uy tín trên thị trường hiện nay đều theo chuẩn quốc tế, được kiểm tra nghiêm ngặt trong từng công đoạn sản xuất. Chỉ riêng ưu điểm này hẳn cũng làm nhẹ lòng các bà mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm, không phải đau đầu với chuyện làm sao tìm được nguyên liệu sạch, an toàn chế biến cho con mỗi ngày.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 2__6 trò vui cho bé dưới 1 tuổi<BR>11.12.2010</P>
<P><BR>Hãy thử những trò chơi vui nhộn để giải trí cùng bé trong 12 tháng đầu đời.</P>
<P><BR>1. Massage chân</P>
<P>Phần lớn các bé đều thích được cởi "bỉm" để vùng mông "dễ thở" (lại tránh được hăm tã). Vì thế, những lúc thay tã cho con, bạn hãy tranh thủ thời gian để massage chân và chơi đùa với bé. </P>
<P>2. 'Ú òa'</P>
<P>Bé thích chờ đợi cho đến khi khuôn mặt bạn xuất hiện trở lại sau chiếc khăn mỏng.</P>
<P>3. Âm nhạc</P>
<P>Ngay cả những bé nằm trong bụng mẹ cũng biết phản ứng với giai điệu và nhịp điệu. Hát ru, đọc thơ hoặc đơn giản là bật CD yêu thích của bạn để vui cùng bé.</P>
<P>4. Thổi và hôn</P>
<P>Thổi, hôn lên đôi chân và bụng của bé yêu nhà bạn chắc chắn sẽ làm bé cười khúc khích.</P>
<P>5. Bập bẹ</P>
<P>Đây là một phần quan trọng trong phát triển ngôn ngữ của bé. Vì thế, hãy dành cho bé sự quan tâm đầy đủ của bạn, có thể liên hệ mắt với bé và đáp lại những tiếng bập bẹ đáng yêu.</P>
<P>6. Trò chơi với nước</P>
<P>Đặt một bát nước lên khăn tắm trên sàn nhà, chơi với bé cùng với cốc nhựa và ống hút.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 3__Trẻ ba tháng tuổi có thể uống nước rau quả gì?<BR>05.12.2010</P>
<P><BR>Khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ và bột nhuyễn, trẻ cũng cần nước rau, củ, quả. Vậy loại rau và quả nào tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu này?</P>
<P><BR>Trái cây và rau tươi rất cần cho bé trong thời kỳ đầu ăn dặm. Phương pháp làm nước rau quả rất đơn giản: rửa rau, quả thật kĩ, cắt thành miếng nhỏ, trộn đều vào máy xay và ép lấy nước. Sau đó bạn đun sôi kỹ, để nguội và cho trẻ uống. Tốt nhất không nên cho quá nhiều đường hay mật ong vào lúc này vì bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu.</P>
<P>Đặc biệt, chỉ nên cho trẻ uống từng thìa, không nên cho uống bằng bình hay cốc. Dưới đây là một số nước rau quả tốt cho trẻ:</P>
<P>Nước ép cà rốt</P>
<P>Uống một lượng nhất định nước ép cà rốt tươi mỗi ngày, sẽ giúp trẻ khỏe và linh hoạt hơn. Nước ép cà rốt có thể làm tăng sự thèm ăn và chống nhiễm trùng. Đặc biệt, bà mẹ mới sinh và đang cho con bú, một cốc nước ép cà rốt/ngày, sẽ có nhiều sữa hơn.</P>
<P>Vì cà rốt rất giàu vitamin A nên nước ép cà rốt sẽ nuôi dưỡng và phát triển cơ quan thị giác của bé.</P>
<P>Nước cần tây</P>
<P>Cần tây có hương vị thơm đặc trưng, tăng cường sự thèm ăn. Cần tây rất giàu vitamin A, B1, B2, C... rất cần cho trẻ trong giai đoạn đầu này.</P>
<P>Nên cho trẻ uống nước cần tây vào buổi sáng và giữa các bữa ăn, để thúc đẩy quá trình hoàn thiện cơ thể và tăng cường chiều cao.</P>
<P>Bắp cải trắng</P>
<P>Nước bắp cải thúc đẩy sự phát triển của trẻ và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Bắp cải trắng chứa selenium, ngoài tác dụng phòng chống amblyopia (bệnh về mắt), còn giúp tăng cường sức sống cho các tế bào.</P>
<P>Với trẻ trong khoảng 3 tháng trở đi, nước bắp cải trắng tốt cho nướu, có thể làm sạch miệng.</P>
<P>Nước ép cà chua</P>
<P>Chuyên gia y tế tin rằng, mỗi người một ngày ăn 2-3 quả cà chua, đáp ứng đủ vitamin C cho một ngày, uống một ly nước cà chua ép có được lượng vitamin cần thiết cho nửa ngày.</P>
<P>Cà chua chứa nhiều acid citric và acid malic có thể thúc đẩy sự hình thành của dịch vị, tăng cường tiêu hóa. Trẻ em một ngày cho uống vài thìa nước cà chua giúp bảo vệ mạch máu, khỏe tim. Ngoài ra, nước ép cà chua còn giúp bảo vệ làn da mẫn cảm của bé.</P>
<P>Nước ép dưa leo</P>
<P>Với trẻ nhỏ, nước ép dưa chuột có lợi cho tim,mạch máu, các dây thần kinh, tăng cường trí nhớ.</P>
<P>Ngoài ra, nước ép dưa chuột có thể phòng chống và điều trị các bệnh nha chu, giúp bé mọc tóc nhiều hơn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 4__Thời điểm nên cai sữa cho bé<BR>02.12.2010</P>
<P><BR>Thưa bác sỹ, thời điểm nào thì các mẹ có thể bắt đầu cai sữa cho các bé? Việc cai sữa nên tiến hành ra sao? Các mẹ nên lưu ý những gì, xin bác sỹ hướng dẫn thêm?</P>
<P><BR>BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1, trả lời:</P>
<P>Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng rồi cũng đến lúc cần cai sữa cho bé. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tất cả trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ, hơn một triệu rưỡi trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống mỗi năm. </P>
<P>Đó là lý do Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi. </P>
<P>Nguyên tắc chung để cai sữa cho con là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú. Nhưng làm thế nào bạn biết đã đến lúc nên và có thể cai sữa cho bé? Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn: </P>
<P>1. Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước, không cần sự trợ giúp bên ngoài. </P>
<P>Khi có thể làm được những động tác này, trẻ đã gần một tuổi. Hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối, trẻ cứng cáp, đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ. </P>
<P>2. Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài "bố", "mẹ" hay đã có thể nói được một câu ngắn </P>
<P>Câu nói của bé lúc này chỉ bao gồm vài từ đơn giản nhưng có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và đi thẳng vào vấn đề như: "Mẹ bế", "Bố đi chơi". Thời điểm này, hệ thần kinh, thính giác trẻ phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi. </P>
<P>Giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày. </P>
<P>3. Trẻ ăn được cháo và cơm nhão </P>
<P>Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này trẻ đã được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Bạn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé cũng như để thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình. </P>
<P>4. Khi bé có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc </P>
<P>Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, bạn có thể cai sữa cho bé. Cách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú. </P>
<P>Bạn chỉ nên dùng những màu tự nhiên để "nhuộm" đầu vú. Chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, củ dền để lấy màu đỏ. </P>
<P>5. Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang </P>
<P>Đạt đến mức độ này, trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa. </P>
<P>6. Trường hợp đặc biệt </P>
<P>Trong những trường hợp sau, trẻ cần được cai sữa ngay: mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú. </P>
<P>Lưu ý: Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường khỏe mạnh, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bé sẽ càng tồi tệ hơn về sau và rất dễ gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương. </P>
<P>Cần chú tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ khi cai sữa để trẻ không bị thiếu chất.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 5__Khi trẻ sơ sinh bị táo bón<BR>24.11.2010</P>
<P><BR>Hầu hết các bé bị 'táo' là do không nhận đủ chất lỏng. Sự thay đổi trong sữa có thể gây nên khác biệt trong thói quen đi tiểu.</P>
<P><BR>Bé sơ sinh có lúc trông như đang bị 'táo' nhưng thực ra không phải vậy. Bởi vì cha mẹ rất dễ nhầm lẫn cử chỉ khi 'rặn' với một bé bị táo bón. </P>
<P>Các bé sơ sinh cũng khác nhau trong số lần đi tiêu và hiếm khi bé mắc táo bón nếu bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu bé đang đi tiêu vài lần một ngày mà chuyển sang chỉ "đi" mỗi 3-4 ngày một lần thì cũng chưa được xem là bất thường; trừ khi bé "đi" phân cứng và gây đau khi "đi". </P>
<P>Khi bác sĩ xác định bé bị táo, cần cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Hoặc cho bé uống thêm một thìa nước cam ép pha loãng nếu bé trên 6 tuần tuổi. Ngoài ra, có thể cho bé dùng một liều lượng nhỏ lactulose (một dạng sirô nhuận tràng), nhưng không mua nó mà chưa cần lời khuyên của bác sĩ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 6__Thay đổi thói quen ăn uống cho bé từ 8-12 tháng<BR>23.11.2010</P>
<P><BR>Khoảng 8 tháng tuổi, các bé cần chế độ ăn với bột, các loại rau quả nghiền bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức.</P>
<P><BR>Trong vài tháng tới, bé bắt đầu khám phá các loại thức ăn xắt nhỏ đặt lên bàn. </P>
<P>Thay đổi thói quen ăn uống</P>
<P>Nên mở rộng khẩu vị cho bé bằng cách tiếp tục thử đồ ăn mới để tìm dấu hiệu dị ứng. Không nên cho bé của bạn ăn trứng, hoa quả họ cam quýt, cá và hải sản, các loại hạt (lạc) cùng lúc vì chúng là những món dễ hơi dị ứng.</P>
<P>Trong quá trình chuyển đổi này, bạn có thể cho bé làm quen với các loại thịt và chuẩn bị đồ ăn với kết cấu thô hơn, đòi hỏi phải nhai nhiều hơn. Có thể cho bé ăn những món ăn của gia đình nhưng xắt nhỏ hơn và phải nấu cho đến khi chúng chín nhừ để bé dễ xử lý.</P>
<P>Sang tháng thứ 9, khả năng khéo léo và phối hợp tốt giúp bé lấy được thức ăn nhỏ bằng hai ngón tay. Ở tuổi này, bé rất thích được bốc đồ ăn.</P>
<P>Vào dịp sinh nhật đầu tiên, bé sẵn sàng thử nếm sữa tươi và sữa bò. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tiếp tục chứ đừng dừng lại. Bạn có thể nhìn thấy bé uống thành thạo từ cốc mỏ vịt nhưng nhớ là chỉ nên đựng nước lọc trong cốc mỏ vịt, không phải nước quả. Nếu là nước quả, bé có thể uống từ cốc thông thường.</P>
<P>An toàn cho bé ăn </P>
<P>Không bao giờ để bé một mình khi ăn. Tránh những thức ăn tiềm ẩn mối nguy ngạt thở như quả nho, rau sống, hoa quả cứng, nho khô, bánh mỳ trắng, phômai cứng, ngô rang, bỏng ngô, kẹo cứng... Nếu bạn không chắc về độ an toàn của đồ ăn, hãy tự hỏi:</P>
<P>- Liệu nó có tan chảy trong miệng? Một số bánh quy có thể tan chảy trong miệng và như thế là khá an toàn.</P>
<P>- Liệu nó có đủ độ chín để bé nghiền nát dễ dàng? Hoa quả, rau xanh nếu được nấu chín thì bé sẽ nghiền nát dễ dàng. Hoa quả đóng hộp dành cho bé cũng vậy.</P>
<P>- Liệu nó có mềm mại tự nhiên? Phômai mềm, mảnh nhỏ của đậu phụ gọi là mềm mại tự nhiên.</P>
<P>- Nó có dính thành khối? Những miếng chuối chín và mỳ ống nấu chín có thể kết thành khối, gây nguy hiểm cho bé.</P>
<P>Lượng thức ăn hợp lý</P>
<P>Sữa công thức hợp với tháng tuổi và sữa mẹ vẫn cần tiếp tục được cung cấp cho bé nhưng bé bắt đầu uống sữa ít hơn khi đến 1 tuổi. Bởi vì bé nhận được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn nên lượng sữa sẽ giảm. Cần quan tâm xem bạn đang cho con ăn quá nhiều hay không đủ. Chú ý đến các dấu hiệu no và đói của con bạn. Bé ăn no sẽ biết tự dừng lại, quay đầu ra khỏi bình sữa hoặc ti mẹ. Với thức ăn đặc, bé sẽ quay lưng, không mở miệng hoặc "phun" thức ăn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 7__Trẻ sơ sinh nặng cân, dễ mắc bệnh gì?<BR>23.11.2010</P>
<P> </P>
<P>Con gái tôi vừa sinh cháu đầu lòng, nặng gần 5kg và phải mổ. Có người nói trẻ sinh ra nặng trên 4kg rất dễ mắc nhiều bệnh sau này, tôi rất lo lắng, xin hỏi bác sĩ có đúng không? Lê Thanh Hiên (Đà Nẵng)</P>
<P> </P>
<P>Trẻ sinh ra thừa cân gặp trong các trường hợp trẻ sinh đủ tháng có cân nặng trên 4kg. Đối với người mẹ, thai to sẽ làm chuyển dạ khó khăn, phải sử dụng nhiều hơn các biện pháp can thiệp sản khoa. Nhiều trường hợp đi đến bệnh viện đã trong tình trạng vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Mặt khác những trẻ có cân nặng bất thường cũng dễ bị các bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, tim mạch... khi trưởng thành. Không những thế mà bản thân người mẹ sinh con thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để đảm bảo sức khỏe của cháu phát triển tốt và tránh nguy cơ các bệnh chuyển hóa trên, anh chị nên cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, theo dõi cân nặng của cháu thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý khi cháu bắt đầu ăn dặm, tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 8__4 kỹ năng cho bé 11 tháng tuổi<BR>23.11.2010</P>
<P><BR>Bé bước vào tuổi chập chững và giống như một bản sao mini của bạn do hay bắt chước mẹ.</P>
<P><BR>Bé 11 tháng tuổi có thể đạt được những mốc sau:</P>
<P>"Con muốn được giống mẹ"</P>
<P>Bé thích sao chép mọi thứ bạn làm hàng ngày. Bé sử dụng điện thoại đồ chơi giống bạn, cố gắng dùng lược chải tóc của mình và thậm chí, cố gắng quét nhà với một cái chổi hay giẻ lau. Ngay cả khi bé chỉ tạo ra được một đống lộn xộn, bạn cũng nên khuyến khích bé tham gia và giúp bạn.</P>
<P>Chỉ vào đồ vật</P>
<P>Bây giờ, bé có thể cho bạn biết những gì bé muốn bằng cách chỉ tay. Hãy hỏi bé, nơi gấu bông Teddy ở đâu và khuyến khích bé chỉ cho bạn nơi tìm thấy nó.</P>
<P>Nói to</P>
<P>Đừng thất vọng nếu bé chưa thể gọi "mẹ" bởi phần lớn các bé, từ "baba", "bà bà" bao giờ cũng dễ phát âm nhất.</P>
<P>Giúp bé phát triển trong tháng tuổi này</P>
<P>1. 'Hẹn hò': đưa bé ra ngoài và cùng bé gặp gỡ bạn bè cùng độ tuổi bé là việc tốt giúp bé phát triển kỹ năng xã hội. Mời vài người bạn của bé tham gia một trò chơi - bé háo hức ngồi trên sàn nhà cùng bạn chơi nhưng vẫn chưa hào hứng nhập cuộc. Thời gian trôi qua, gặp gỡ bạn bè chính là cách giúp bé biết kết bạn.</P>
<P>2. Bước tiếp bước: nếu bạn thấy bé sẵn sàng để đi, hãy động viên bé cho những bước đi đầu tiên. Kéo bé đứng lên và giữ chặt tay bé trong tay của bạn để bé không bị ngã. Bạn lùi lại một chút, bé sẽ cố gắng để bước vài bước nhỏ lên phía trước. Nhưng không nên vội vàng buông tay bé ra vì bạn sẽ làm bé lúng túng. Hãy cho bé nhiều lời khen bởi nỗ lực của bé.</P>
<P>3. Đọc: bé có thể làm chủ được việc giở trang sách; do đó, hãy chắc rằng sách dành cho bé có nhiều màu sắc vui nhộn đáng để xem. Hãy chọn một vài cuốn có kết cấu khác nhau, sách có cúc bấm hay sách có khóa kéo. Bé sẽ được khuyến khích tình yêu lâu dài với việc đọc.</P>
<P>4. Vào và ra: bé yêu thích lấy đồ vật trong một chiếc hộp rồi cố gắng đưa chúng vào trong một lần nữa - thao tác giúp bé thực hành kỹ năng xử lý.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 9__Thuốc lá gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh<BR>21.11.2010</P>
<P><BR>Những người phụ nữ giữ thói quen hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho đứa trẻ sau này sinh ra dễ bị khả năng đột tử cao vì chất độc trong khói thuốc tác động trực tiếp vào vùng não nơi kiểm soát hệ thống hô hấp của bào thai.</P>
<P><BR>Theo một báo cáo y khoa chuyên đề về hiện tượng dị ứng, miễn dịch, hệ hô hấp ở trẻ em, các nhà nghiên cứu tìm thấy chất nicotin trong não bào thai bị đột tử, họ cho rằng chính chất này đã tác động mạnh đến quá trình phát triển của não trẻ, làm ngưng giảm chức năng kiểm soát hệ hô hấp của bào thai.</P>
<P>Các nhà khoa học của Bệnh viện nhi Cincinnati thuộc bang Ohio (Mỹ) đã tiến hành thêm một số nghiên cứu trên cơ thể người và động vật, phân tích các mẫu nghiệm thu được cho thấy chất nicotin phát tác trong tử cung làm thay đổi cấu trúc hệ hô hấp và phản ứng hít thở trong cơ thể đứa bé, khiến cho chức năng kích thích hô hấp và quy trình tự động phục hồi chức năng đó bị giảm đi rất nhiều. Hậu quả là những đứa bé sơ sinh thường mắc chứng ngưng thở tạm thời, cùng với đó, khi ngủ trong một môi trường thiếu ôxy chúng sẽ không có khả năng tự thức dậy.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 10__Chỉ cho trẻ ăn trái cây khi được 4 tháng tuổi<BR>18.11.2010</P>
<P><BR>Cha mẹ nào cũng muốn cho con ăn được nhiều thức ăn bổ dưỡng. Thế nhưng, nếu không biết bổ sung dinh dưỡng đúng cách vô tình bạn lại làm bé mắc bệnh.</P>
<P><BR>Hải sản là nguồn thức ăn bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ. Nhưng hải sản cũng rất dễ gây dị ứng, tiêu chảy nếu hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, các loại hải sản chỉ nên cho bé ăn khi được 9 tháng tuổi. Với những bé chưa tròn 9 tháng tuổi hoặc đầy năm, bố mẹ cần chú ý chỉ cho bé ăn các loại cá đồng. </P>
<P>Ngoài ra, các món như giò chả, xúc xích, dưa muối chua, các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt cũng cần hạn chế với các bé lớn hơn... Bởi chúng thường là nguyên nhân khiến bé dễ bị tiêu chảy. Các loại đường trong bánh kẹo, nước ngọt có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.</P>
<P>Trái cây luôn là lựa chọn số một của cha mẹ khi muốn bổ sung dinh dưỡng cho con. Vì trái cây rất tốt cho cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ, trái cây giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, cung cấp chất xơ giúp phòng chống bệnh táo bón....</P>
<P>Tuy nhiên, khi cho bé ăn cha mẹ cũng cần có hiểu biết đầy đủ: ở độ tuổi nào thì bé được ăn trái cây, hình thức ăn như thế nào, liều lượng bao nhiêu... để tránh những tác dụng không mong muốn.</P>
<P>Theo lời khuyên của các chuyên gia, với bé dưới 6 tháng tuổi, lượng trái cây dùng trong một ngày chỉ nên dừng lại ở 1 thìa trái cây nạo, và chỉ cho bé ăn khi đã tròn 4 tháng tuổi.</P>
<P>Những bé trên 1 tuổi, lượng trái cây tối đa là 50g/ngày (tương đương với 50ml nước ép). Nếu bé ăn quá nhiều trái cây, lượng đường được cung cấp quá nhiều làm bé không tiêu hóa hết, khiến bé bị đầy hơi. Đó cũng là nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ở trẻ, thậm chí bé còn bị kích thích dạ dày gây nôn mửa.</P>
<P>Một số loại thức ăn như phô mai, bột mặm, sữa chua cũng có khả năng khiến bé bị tiêu chảy nếu cho ăn quá sớm.</P>
<P>Bố mẹ nên cho con ăn uống đa dạng, đầy đủ các chất và đảm bảo bốn nhóm dinh dưỡng như nhóm chất bột, chất xơ, chất đạm và dầu mỡ. Mỗi khi muốn thay đổi món ăn cho bé bạn cần có sự tư vấn của bác sỹ để con bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, giúp con phát triển toàn diện và phát triển trí thông minh.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 11__Trò chơi phối hợp tay mắt cho bé 1 tuổi<BR>17.11.2010</P>
<P><BR>Có khá nhiều trò vui dành cho hai mẹ con khi bé được 1 tuổi.</P>
<P><BR>1. Xâu vòng</P>
<P>Các đồ vật nhỏ rất hấp dẫn bé bởi vì giờ đây, bé đã làm chủ kỹ năng nhúm vật bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Hãy tạo trò chơi để trau dồi kỹ năng vận động cho con, trong khi bạn có thêm thời gian để nhâm nhi bữa sáng lâu hơn một chút.</P>
<P>Kỹ năng phát triển: phối hợp tay mắt; vận động.</P>
<P>Cần có: một sợi dây nhựa thủ công hoặc dây giày cũ đã giặt sạch; bánh (ngũ cốc) hình chữ O.</P>
<P>Trải bánh hình chữ O lên khay thức ăn dành cho bé. Buộc thắt nút ở một đầu dây để ngăn chặn bánh trượt ra ngoài. Hướng dẫn bé cách xâu bánh qua sợi dây. Khi làm, bé có thể thoải mái ăn những hạt vòng cổ. </P>
<P>2. Gói quà</P>
<P>Các bé rất thích nhận quà, dù ở hoàn cảnh nào. Được khám phá quà tặng là niềm vui bất tật với các bé.</P>
<P>Kỹ năng phát triển: phối hợp tay mắt; khái niệm về đồ vật vẫn tồn tại bên trong hộp dù không nhìn thấy.</P>
<P>Cần có: một cái hộp nhựa không thấm nước; đồ chơi bằng nhựa.</P>
<P>Khi bé ngồi trong chậu tắm, dùng một cái hộp nhựa có nắp để đựng một món đồ chơi, như con vịt cao su hay con khủng long nhựa. Đưa cho bé cái hộp và nói: "Mẹ tặng con một món quà". Bé háo hức mở ra, hét ầm lên vui sướng và muốn chơi với những món đồ đó.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 12__Bé 10,5 tháng phải ăn mấy bữa bột/ngày?<BR>12.11.2010</P>
<P><BR>Bé trai nhà em đã 10,5 tháng mà cân nặng chỉ đạt 9kg (khi sinh cháu được 4kg), chiều cao 75cm, cháu không chịu bú sữa ngoài.</P>
<P><BR>Em đã đổi nhiều loại sữa cho cháu nhưng cháu vẫn không uống (mỗi ngày chỉ uống hết 1 túi Mama sữa non -30ml). Cháu bú sữa mẹ vào buổi sáng, 12h trưa và từ 4h chiều trở đi, ngày ăn 2 bữa bột mặn vào 9h30 và 3h chiều. </P>
<P>Em cũng cho cháu ăn 1 hộp sữa chua hoặc váng sữa/ngày. Như vậy liệu có đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cháu không.</P>
<P>Ngoài ra, vào ban đêm cháu rất hay ra mồ hôi ở vùng sau gáy, cháu ngủ không ngon giấc, thỉnh thoảng lại thức và quấy, bác sỹ cho em hỏi liệu cháu có bị thiếu canxi không, và nếu thiếu thì nên bổ sung như thế nào? Em xin cảm ơn. </P>
<P>(Nguyễn Thị Thủy - Chương Mỹ - Hà Nội)</P>
<P>Trả lời:</P>
<P>Với cân nặng và chiều cao hiện tại bé nhà em hoàn toàn bình thường, tuy là so với cân nặng lúc sinh thì cháu có tăng cân chậm một chút. </P>
<P>Nếu em vẫn có đủ sữa cho con bú thì cần gì phải ăn sữa ngoài, với thời gian bú mẹ như vậy là đủ, nhưng chỉ ăn 2 bữa bột thì chưa đủ, tuổi này ít nhất cháu phải ăn 3 bữa bột hoặc cháo/ngày. </P>
<P>Theo các dấu hiệu em mô tả có khả năng cháu bị còi xương, nhưng để chắc chắn em nên cho bé đi khám bác sỹ, sau đó tùy theo mức độ còi xương ở trẻ mà bác sỹ kê thuốc cho phù hợp. </P>
<P>Nếu chưa đi khám được em có thể cho cháu uống vitamin D theo liều dự phòng: 2 giọt/ngày hoặc uống ½ ống vitamin D3 bon ( uống 1 lần), cho bé ra sân tắm nắng 30 phút/ngày trước 9h sáng.</P>
<P>Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện dinh dưỡng Quốc gia</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 13__Trẻ sơ sinh quấy khóc dễ bị vấn đề về hành vi<BR>06.11.2010</P>
<P><BR>Trẻ hay có những dấu hiệu khó chịu và quấy khóc trong thời kỳ trẻ sơ sinh có thể là những dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ gặp những vấn đề bất thường về hành vi và tính khí khi lớn lên - đây là nghiên cứu mới được công bố của các khoa học người Mỹ.</P>
<P><BR>Các nhà khoa học cho biết rằng những trẻ sơ sinh, hay quấy khóc khi được 3-4 tuần tuổi, có nguy cơ cao bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như lo lắng, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và các vấn đề về hành vi khác.</P>
<P>"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bạn có thể dự đoán khá chính xác giữa việc quấy khóc ở trẻ sơ sinh với những vấn đề về tâm lý khi trẻ lớn lên", tiến sĩ Beth Troutman, giáo sư về tâm thần học tại trường Đại học Iowa (Mỹ), cho biết.</P>
<P>Trước đây, các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những phản ứng của trẻ khi nhỏ có liên quan chặt chẽ tới tính cách của trẻ khi lớn lên. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mối quan hệ này được phát hiện ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này sẽ giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm những trẻ có nguy cơ mắc những vấn đề về tâm thần để đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.</P>
<P>Tiến sĩ Beth Troutman và các đồng nghiệp tại trường Đại học Iowa đã tiến hành một thí nghiệm với 111 trẻ sơ sinh sinh từ năm 1999 đến 2002. Các bà mẹ của nhóm trẻ sơ sinh này sẽ đánh giá mức độ khóc quấy của con họ bằng cách trả lời những câu hỏi mà các nhà khoa học đưa ra, như mức độ trẻ khóc quấy như thế nào, thời gian khóc trong bao lâu,...</P>
<P>Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục theo dõi những đứa trẻ này cho đến khi chúng được 11 tuổi - một trong những giai đoạn trẻ thay đổi tính cách rất mạnh mẽ - và các bà mẹ được yêu cầu đánh giá về hành vi và tính khí của con mình trong thời kỳ này.</P>
<P>Kết quả cho thấy rằng những trẻ sơ sinh hay quấy khóc thường có vấn đề trong việc điều tiết cảm xúc của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu vấn đề này kéo dài trong thời gian dài, trẻ có thể dẫn đến một số vấn đề về tâm thần sau này.</P>
<P>Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết quả của họ là dựa trên các đánh giá của các bà mẹ về sự quấy khóc và hành vi của con họ. Điều này đồng nghĩa cần có thêm nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Nghiên cứu này được trình bày ở Hội nghị thường niên tại Học viện Tâm thần trẻ em và vị thành niên của Mỹ vào ngày 27/10 vừa qua.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 14__Sai lầm của mẹ khi chăm sóc da cho bé mới sinh<BR>03.11.2010</P>
<P> </P>
<P>Vô tình, mẹ có thể khiến bé có thể mắc các bệnh về da.</P>
<P> </P>
<P>Thói quen, kinh nghiệm của bà và mẹ</P>
<P>Trước khi sinh con, mẹ đã đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu, lại được nghe bà truyền lại kinh nghiệm. Sau khi sinh con, mẹ học tập kinh nghiệm dân gian, mua lá về tắm cho con. Mướp đắng, kinh giới, lá chanh hoặc cây sài đất... là những lá được lựa chọn nhiều nhất. </P>
<P>Mẹ không lường trước thực tế các loại cây có bị phun thuốc sâu không, bé có bị dị ứng với các loại lá này không. Vô tình, mẹ đã khiến bé có thể mắc cách bệnh về da.</P>
<P>Sai lầm cơ bản nữa là, khi thấy bé bị rôm sảy hay hăm kẽ... các mẹ thường cố gắng tắm cho bé nhiều lần trong ngày với mong muốn cho con nhanh chóng không bị hăm. Đây không phải là biện pháp và phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu cho con, đôi khi lại có thể gây phản tác dụng.</P>
<P>Nếu mẹ nào hiện đại hơn, có thể mua các loại kem, sữa tắm cho con. Nhưng nhiều mẹ lại cứ chọn đại một loại sữa nào đó mà không biết có hợp với bé con không. Thế nên, có thể con cũng sẽ bị dị ứng với các loại sữa tắm và bị các bệnh về da.</P>
<P>Khi các bé gặp các bệnh về da, mẹ không nên lo lắng quá hoặc coi đó là chuyện bình thường, đứa trẻ nào cũng bị. Những bệnh về da lúc nhỏ có thể để lại những hệ quả về da cho bé khi lớn lên đấy!</P>
<P>Các bệnh về da phổ biến của bé dưới 1 tuổi</P>
<P>Nổi rôm sảy: Nguyên nhân là do da bị bít kín các ống bài tiết mồ hôi bên trong. Trên da trẻ xuất hiện nhiều hạt nhỏ, có màu hơi hồng, chứa nước, cứng, sờ vào sẽ có cảm giám nham nhám ở tay. Những hạt này thường nổi thành từng đám, tập trung ở vùng ra nhiều mồ hôi như cổ, cánh tay, cẳng chân... Rôm sảy gây ngứa từng cơn làm trẻ con bứt rứt, khó chịu.</P>
<P>Hăm kẽ: Là những mảng đỏ, hơi ướt ở vùng nếp gấp như cổ, nách, cánh tay, 2 bên mông. Nguyên nhân là do pH da tăng cao, và độ pH da càng tăng cao càng làm gia tăng bệnh hăm kẽ ở trẻ.</P>
<P>Ban sữa: Những nốt nhỏ, có màu trắng như sữa, thường nổi nhiều ở vùng mặt nhất là mũi, chân mày. Những bàn này do sự thay đổi hormone thường thấy ở trẻ mới sinh.</P>
<P>Những bệnh trên thường tự biến mất sau một thời gian ngắn nếu trẻ được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Riêng bệnh rôm sảy thường xuất hiện trên diện rộng và kéo dài. Ban đầu bệnh không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, trẻ sẽ gãi nhiều do ngứa ngáy khó chịu. Hậu quả là da trẻ sẽ bị viêm nhiễm, tổn thương.</P>
<P>Để đề phòng các bệnh về da cho con, sau khi sinh, mẹ nên nhờ y tá tắm cho con đến khi con rụng rốn. Những bác sỹ, y tá có kinh nghiệm sẽ chăm sóc làn da nhạy cảm cho bé thật vệ sinh và an toàn. Còn mẹ có thể tranh thủ học hỏi cách chăm sóc đó và hỏi thêm những kinh nghiệm của bác sỹ và y tá.</P>
<P>Mẹ nên chọn loại sữa tắm phù hợp với da của trẻ, không những làm sạch mà còn phải bảo vệ và nuôi dưỡng làn da vốn đã rất mỏng manh của trẻ. Một số gợi ý cho các bà mẹ là sữa tắm chứa hai thành phần tự nhiên Lactoserum và Acid Lactic - Sữa tắm lactacyd BB - hiện đang được nhiều bà mẹ trên thế giới tin dùng.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 15__Cho bé uống thuốc bổ thường xuyên có tốt?<BR>22.09.2010</P>
<P><BR>Con trai tôi tám tháng tuổi, cân nặng 9kg, cháu đi tiêu ngày từ 3 - 4 lần, phân bình thường. Tôi muốn cho cháu uống Biobaby thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bổ sung thêm canxi và tốt cho hệ tiêu hóa. Như vậy có hại gì không? Ngọc Lan, TP.HCM</P>
<P><BR>Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM: với thông tin như vậy cho thấy con bạn phát triển hoàn toàn bình thường, nếu mỗi ngày đi cầu 3 - 4 lần nhưng tính chất phân ổn định thì cũng không có gì đáng lo. Một số bé khi ăn quá nhiều chất xơ hoặc uống nhiều nước trái cây cũng có thể đi tiêu nhiều lần trong ngày. Quan trọng là theo dõi sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của bé, nếu bé ít bệnh vặt, lanh lẹ, cân nặng và chiều cao tăng đều đặn, đủ theo chuẩn... nghĩa là sức khỏe tốt. Việc bổ sung thuốc bổ chỉ cần thiết nếu bé không nhận được đầy đủ chất qua bữa ăn hoặc có vấn đề về tiêu hóa và hấp thu. Dùng thuốc bổ dư thừa cũng không có lợi, chưa kể cho uống thuốc từ ngày này sang ngày khác làm bé sợ thuốc, đến khi thực sự cần uống thì bé lại từ chối.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 16__Trẻ sơ sinh thiếu ngủ dễ béo phì<BR>10.09.2010</P>
<P><BR>Theo các nhà khoa học Mỹ, trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo không ngủ đủ giấc buổi đêm có nguy cơ béo phì sau này.</P>
<P><BR>Các nhà nghiên cứu ĐH Washington và ĐH California cũng phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa không thể bù đắp cho sự mất ngủ buổi đêm trong việc ngăn ngừa béo phì.</P>
<P>1.930 trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng tuổi tới 13 tuổi được chia thành 2 nhóm theo độ tuổi: nhóm trẻ nhỏ từ 1 - 59 tháng tuổi và nhóm trẻ lớn từ 5-13 tuổi. Nghiên cứu kéo dài trong 5 năm (1997 - 2002).</P>
<P>Trong quá trình lớn lên, 33% trẻ nhỏ và 36% trẻ lớn bị thừa cân, béo phì. Ở nhóm trẻ nhỏ, thiếu ngủ đêm liên quan rất rõ rệt với sự gia tăng nguy cơ béo phì sau này.</P>
<P>Ở những trẻ lớn hơn, thời lượng giấc ngủ không liên quan nhiều đến cân nặng trong quá trình lớn lên nữa. Tuy nhiên, thiếu ngủ trong quá trình phát triển cũng liên quan với nguy cơ thay đổi từ cân nặng thông thường sang thừa cân và từ thừa cân đến béo phì, một nghiên cứu chỉ rõ.</P>
<P>Những phát hiện này cho thấy, giấc ngủ đêm đối với trẻ dưới 5 tuổi rất quan trọng trong việc phòng chống béo phì. </P>
<P>Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 17__Bé có bị thừa cân và thiếu canxi?<BR>08.09.2010</P>
<P><BR>Bé 5 tháng không lật được người, nhiều mồ hôi ở cả đầu, chân tay và lưng. Liệu bé có bị còi xương không?</P>
<P><BR> Bé nhà em 5 tháng nặng 8.8kg, cao 68cm. Cháu nhiều mồ hôi ở đầu, chân tay và lưng. Hiện nay cháu vẫn không lật được người để lẫy mặc dù em đã giúp bé tập hàng ngày, nhưng cổ thì cứng cứ đặt nằm là bé ngóc đầu đòi ngồi, chân đã đòi đứng và nếu đỡ thì cháu có thể đứng được. Hiện nay cháu ăn một bữa bột ngọt (90ml) và hai bữa sữa ngoài (mỗi lần được 60ml vì cháu ko thích uống sữa ngoài) và hầu như là bú sữa mẹ.</P>
<P>Xin hỏi bác sỹ em bé nhà em có bị còi xương không? Làm thế nào để bé biết lẫy biết bò đúng theo sự phát triển bình thường? [email protected]<BR> <BR>Trả lời:</P>
<P>Vì cháu nhà em phát triển quá nhanh nên nhu cầu về canxi và vitamin D cao hơn những cháu phát triển bình thường. Vì vậy cháu có khả năng bị còi xương thể bụ bẫm.</P>
<P>Em nên cho cháu đi khám bác sỹ để được chuẩn đoán chính xác và kê đơn theo đúng mức độ còi xương của cháu. Khi được bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi thì cháu sẽ biết lẫy biết bò đúng theo sự phát triển bình thường. Ngoài ra mỗi ngày em cần phải cho cháu ra ngoài tắm nắng 30 phút trước 9h sáng.</P>
<P>Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 18__Lý do không nên nêm muối vào đồ ăn dặm<BR>26.08.2010</P>
<P><BR>Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, không nên thêm muối vào thức ăn dặm nhưng có bao giờ bạn thắc mắc lý do vì sao?</P>
<P><BR>Dưới đây là giải đáp về mối nguy hiểm khi ăn nhiều muối:</P>
<P>Cơ thể con người cần một số muối để hoạt động tốt. Do cơ thể không tự sản xuất ra muối nên một chút muối là cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, yêu cầu về muối ở bé là rất nhỏ (ít hơn 1g mỗi ngày dưới 12 tháng tuổi) và nhu cầu này được đáp ứng bởi sữa mẹ hoặc sữa công thức.</P>
<P>Thận của bé không thể xử lý tốt với số muối nhiều hơn 1g mỗi ngày, có nghĩa là thêm muối vào thức ăn của bé có thể dẫn tới tổn thương thận nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong do tiêu thụ quá nhiều muối.</P>
<P>Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy tiêu thụ quá nhiều muối từ khi còn nhỏ có thể dẫn tới huyết áp cao sau này, đặc biệt là trong các gia đình có tiền sử cao huyết áp.</P>
<P>Đừng lo thức ăn của bé nhạt nhẽo</P>
<P>Bạn có thể thấy đồ ăn dặm của bé nhạt nhẽo nếu không được nêm muối, đơn giản vì khẩu vị của bạn đã quen với vị mặn. Trong khi đó, khẩu vị của bé chưa phát triển nên bé chưa hứng thú với vị mặn. Khi ấy, thức ăn mà bạn cho là nhạt nhẽo lại được bé chấp nhận hoàn toàn.</P>
<P>Có thể thêm gia vị nhưng không phải muối</P>
<P>Thay vì nêm muối vào thức ăn dặm, bạn có thể thêm những loại rau gia vị như hành tây, hành lá, tỏi tây... Những hương liệu tự nhiên này thực sự có lợi cho sức khỏe của bé vì chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một số cha mẹ sử dụng một chút xíu hạt tiêu đen hoặc tỏi để làm tăng hương vị cho món ăn của bé và đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.</P>
<P>Có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc nêm gia vị cho bé.</P>
<P>Kiểm tra những nguồn thực phẩm nhiều muối</P>
<P>Không sử dụng nước thịt dành cho gia đình để nấu đồ ăn dặm cho bé vì chúng chứa lượng muối cao. Thay vào đó, cần nấu riêng đồ ăn cho con hoặc nấu chung nhưng cần tách riêng trước khi nêm gia vị.</P>
<P>Nếu dùng thịt, rau quả đóng hộp dành cho bé, cần kiểm tra nhãn để chắc chắn không có muối được thêm vào. Tốt nhất, hãy mua đồ hộp theo đúng độ tuổi của bé vì đồ ăn dành cho bé biết đi chứa lượng muối nhiều hơn một chút so với bé chưa đến tuổi chập chững.</P>
<P>Nên tìm mua loại phômai có hàm lượng natri thấp và kiểm tra bao bì cẩn thận vì bạn có thể ngạc nhiên vì lượng muối trong một loại phômai nào đó.</P>
<P>Tránh những loại nước sốt đã làm sẵn vì độ muối có trong những thực phẩm này là quá cao với bé.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 19__Có nên cho bé sơ sinh uống nước?<BR>20.08.2010</P>
<P><BR>Mới sinh con được 2 tuần nhưng chị Ngọc Hà rất băn khoăn, không biết có nên cho con uống thêm nước không, bởi mẹ chồng chị bảo, bú sữa mẹ là bé cũng uống đủ nước rồi.</P>
<P><BR>Các bác sỹ nhi khoa cho biết, trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng không nên bổ sung quá nhiều nước, bởi những hệ lụy đi kèm là rất lớn nếu cho trẻ uống dư thừa lượng nước. Trẻ lại còn quá nhỏ, chưa biết phản ứng trước những điều thích, không thích, đủ và không đủ nên cha mẹ phải chọn đủ liều lượng cho con.</P>
<P>Mẹ chồng của chị Ngọc Hà đưa ra giải thích rất đúng, sữa mẹ bản thân nó đã có chứa một lượng nước nhất định, ngoài cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể bé thì đây cũng là lượng nước đủ cho bé trong một ngày. Trẻ sơ sinh, chủ yếu bú sữa mẹ và chia ra làm rất nhiều bữa nhỏ, thậm chí cứ 1 tiếng lại phải bú 1 lần nên các bà mẹ không nên lo con bị thiếu nước.</P>
<P>Với người lớn, nước là thành phần cần thiết và phải bổ sung đủ lượng cần thiết, nhưng với trẻ sơ sinh lại khác, bổ sung nước khi cơ thể bé đã có đủ nước cần thiết sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng.</P>
<P>Trường hợp nào cần bổ sung nước?</P>
<P>Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không được cho trẻ uống nước khi dưới 12 tháng tuổi, có một số trường hợp bạn vẫn cần bổ sung nước cho con.</P>
<P>- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 5 trở đi) thì bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.</P>
<P>- Khi bé bị sốt, lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhanh chóng nên cần bổ sung nước và cho con bú nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp nhiệt độ cơ thể bé giảm đi đôi chút.</P>
<P>- Thời tiết quá nóng bức, bé vui chơi, vận động nhiều nên lượng mồ hôi mất đi nhiều, đồng nghĩa với lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết, bạn cũng nên để con ngồi chơi ở nơi thoáng mát để tránh mất nước quá nhiều.</P>
<P>- Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều nên ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.</P>
<P>- Bé bị nôn cũng là nguyên nhân mất nước, nếu bé còn bú sữa mẹ thì cho bé bú sữa sau mỗi lần nôn để tránh bị đói và thiếu nước, còn với các bé đang ăn dặm thì có thể uống thêm nước lọc.</P>
<P>Tuy nhiên, đối với các bé không bú sữa mẹ mà dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hóa tốt được vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ nên nếu không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé sau này.</P>
<P>Thông thường, đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì bạn có thể bổ sung khoảng 30ml nước mỗi ngày, còn trên 3 tháng tuổi thì khoảng từ 30 - 50ml. Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chỉ cần cho bé uống một ngụm nước nhỏ tráng miệng sau khi bú xong để tránh bị tưa miệng.</P>
<P>Bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của con để biết bé có đủ nước hay không, dấu hiệu thiếu nước dễ nhận thấy nhất là bé bị táo bón, miệng khô và đòi uống nước. Sau khi sinh, bạn có thể tham khảo bác sỹ về chế độ uống nước cho con mình để tránh trường hợp cho con uống quá nhiều hoặc quá ít.<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 20__6 triệu chứng ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua<BR>20.08.2010</P>
<P><BR>Đối với trẻ nhỏ, khi có sự cố sức khỏe dấu hiệu thường xuất hiện ra bên ngoài. Bởi vậy các bậc cha mẹ cần phải quan tâm một số hiện tượng dưới đây.</P>
<P><BR>Môi tím tái</P>
<P>Môi trẻ tím tái (cyanosis), xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu ôxy hay còn gọi là chứng da xanh. Nếu gặp trường hợp này, nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra và kê đơn cần thiết.</P>
<P>Khó thở </P>
<P>Khi khỏe mạnh trẻ thường thở đều, nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Nên bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng nên đưa trẻ đi khám.</P>
<P>Trẻ sơ sinh sốt trên 38oC</P>
<P>Nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu sốt trên 38oC thì nhất thiết phải đưa đi khám ngay, vì đây là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh. Nhẹ nhất là do cảm lạnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, vì vậy, cần được xử lý càng sớm càng tốt. </P>
<P>Bác sĩ sẽ khám và làm một số phép thử test cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây sốt và tùy thuộc vào mức độ bác sĩ có thể kê đơn dùng kháng sinh. Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thường được xem là nan giải hơn so với nhóm lớn tuổi vì vậy không nên bỏ qua hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.</P>
<P>Vàng da</P>
<P>Khác với hiện tượng môi tím tái, vàng da (jaundice), nhất là vàng da sau khi sinh thì sau đó nó sẽ phát triển tồi tệ hơn. Thông thường, bilirubin được gan sản xuất ra nhưng ở trẻ sơ sinh, gan còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, tốc độ sản xuất và xử lý bilirubin tích lại và gây nên hiện tượng vàng da. Trường hợp cơ thể tồn đọng quá nhiều bilirubin có thể gây ảnh hưởng đến não, gây cơn động kinh và tổn thương vĩnh viễn. </P>
<P>Khi trẻ bị vàng da, giới chuyên môn thường khuyến cáo cho trẻ ăn uống bình thường để giúp trẻ đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nên cho trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời. Có thể bác sĩ sẽ đặt trẻ dưới ánh đèn tia cực tím (UV) mà người ta quen gọi là liệu pháp quang tuyến (phototherapy) để giúp cơ thể trẻ bẻ gãy bilirubin, ngoài ra có thể áp dụng phương pháp truyền máu cho trẻ. </P>
<P>Theo kinh nghiệm, chỉ cần cho trẻ ăn uống tốt và sử dụng liệu pháp trị liệu bằng quang tuyến là có thể đưa bilirubin về mức bình thường và giúp trẻ khỏi bệnh.</P>
<P>Mất nước</P>
<P>Trường hợp trẻ không ướt tã, nhiều người ngộ nhận cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi mỗi ngày phải thay tã ít nhất 6 lần. Ngoài dấu hiệu nói trên, việc mất nước ở trẻ sơ sinh còn thể hiện khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải (Orezol). Nếu mất nước nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.</P>
<P>Ho kèm mật xanh</P>
<P>Trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 21__Trẻ sơ sinh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ<BR>18.08.2010</P>
<P><BR>Con em lúc mới sinh nặng 3,6kg. Đến 5 tháng tuổi nặng 7,1kg, dài 70cm. Chỉ tăng so với tháng trước 200g, 3cm. Bé bú được khoảng 600-700ml sữa công thức/1ngày</P>
<P><BR>01 giờ sáng 120ml, 04 giờ sáng 120ml, 06 giờ sáng 60ml, 09 giờ sáng 80ml, 11 giờ sáng 40ml, 13 giờ chiều 100ml, 16 giờ chiều 80ml, 21 giờ tối 90ml . Bé không còn bú mẹ. Khoảng 4,5 tháng em có cho ăn dặm bột pha chung với sữa. Nhưng bé lười bú quá nên em lại thôi. </P>
<P>Bác sĩ cho em hỏi làm thế nào để bé chịu bú hơn, nếu ép bé bé cứ ngậm trong miệng rồi phun ra chứ không chịu nuốt. Bé không chịu bú 1 lần nên cứ phải bú bữa nhỏ như vậy, làm sao tập cho bé bú ít bữa hơn? </P>
<P>Cám ơn bác sĩ! </P>
<P>(Lưu Thị Hà Phương , haphuongluu@..., Nguyễn Kiệm, F3, Q.Gò Vấp, Tp.HCM)</P>
<P>Trả lời: </P>
<P>Bé bú bình 8 lần một ngày là đã đủ. Ở tuổi này trẻ ăn sữa hoặc bú mẹ theo nhu cầu, trung bình ăn từ 8-10 lần/ngày. Chỉ đến khi trẻ ăn bột thì mới có thể ăn thành các bữa chính. Vì vậy, chị không thể cho con ăn một lèo như người lớn được. Mặt khác với trẻ sơ sinh càng ít tuổi thì càng nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày khỏi giãn nở dẫn đến to bụng. Theo như lịch ăn của cháu thì cháu cũng đã ăn đủ lượng sữa, không ăn đêm. Ở tuổi của cháu ngoài sữa ra chị có thể cho cháu ăn thêm 1-2 bữa bột ngọt. Đến khi cháu 6 tháng thì bắt đầu cho ăn bột mặn ngày 3 bữa. Khi lớn dần tự khắc cháu sẽ ăn thành bữa.</P>
<P>Chị không nói cháu là bé trai hay bé gái để đánh giá cân nặng và chiều cao của cháu. Nhưng dù cháu là bé trai hay bé gái thì cháu đều có chiều cao rất tốt, vượt chuẩn, còn về cân nặng thì nếu là bé gái cháu có cân nặng đạt chuẩn, nếu là bé trai thì cần tầm bổ để cháu tăng khoảng 0,2kg nữa. Ở tuổi này trẻ sẽ tăng cân ít, trung bình tăng khoảng 0,3kg/tháng.</P>
<P>Chúc chị Phương nuôi con khỏe!</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 22__8 dấu hiệu bệnh thường xảy ra với trẻ sơ sinh<BR>21.07.2010</P>
<P><BR>Dưới đây là 8 dấu hiệu của bệnh tật cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi dưới sáu tháng để bạn kịp thời nhận định và đưa bé đi bác sĩ ngay.</P>
<P><BR>1. Sốt</P>
<P>Sốt tự bản thân nó không phải là một bệnh, mà là một cách phản ứng của cơ thể với một dạng bệnh phổ biến nhất đó là nhiễm trùng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé dưới ba tháng tuổi và có một nhiệt độ trên 38 - 39 độ C, hoặc nếu em bé của bạn là từ ba đến sáu tháng và có nhiệt độ trên 38 độ C. Ngay cả khi nhiệt độ thấp hơn những hướng dẫn chung nhưng đã ở mức độ sốt kèm những dấu hiệu như phát ban, khó chịu, ăn kém, khó thở, cổ cứng, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước hoặc là hôn mê thì ngay lập tức phải đưa bé đi bác sĩ.</P>
<P>2. Mất nước</P>
<P>Mất nước có thể xảy ra nếu các em bé được cho ăn kém, có sốt, đang ở trong một môi trường quá nóng, hoặc đã nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài. Bạn có thể nhận ra sự mất nước nếu bé của bạn có một khô miệng và nướu, thấm ướt tã lót cho trẻ không thường xuyên hơn, khóc ít hơn và thóp bị lõm xuống.</P>
<P>3. Tiêu chảy</P>
<P>Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu có máu trong phân (có thể xuất hiện màu đỏ tươi, hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen), em bé có hơn sáu lần đi phân lỏng một ngày dù bạn không không dùng quá nhiều chất lỏng cho bé.</P>
<P>4. Ói mửa</P>
<P>Trẻ sơ sinh thường bị trớ khi được cho bú nhưng thường xuyên nôn mửa là lý do để bố mẹ lo lắng. Ói mửa có thể không nghiêm trọng nếu điều đó xảy ra chỉ một lần hoặc hai lần. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thường xuyên hơn, có máu hoặc có màu xanh lục, hoặc nếu ói nhiều đến mức mất nước thì nên gọi bác sĩ của bạn.</P>
<P>5. Khó thở</P>
<P>Nếu em bé của bạn là có khó thở, bạn cần phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức</P>
<P>Các dấu hiệu khó thở, bao gồm:</P>
<P>* Thở nhanh và nhiều hơn bình thường.</P>
<P>* Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ hoặc ở vùng bụng phía trên là bị co thắt</P>
<P>* em bé thở ra khò khè, miệng phải há ra như đang lẩm nhẩm gì đó.</P>
<P>* Môi hoặc da có màu hơi xanh hoặc tái.</P>
<P>6. Mẩn đỏ, rỉ máu hoặc chảy máu</P>
<P>Nếu rốn hoặc dương vật của bé sưng đỏ, chảy máu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng.</P>
<P>7. Phát ban</P>
<P>Phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng gọi cho bác sĩ nếu phát ban bao gồm một khu vực rộng lớn, đặc biệt là khuôn mặt, hoặc có kèm theo sốt, chảy máu hay sưng tấy.</P>
<P>8. Nhiễm trùng hô hấp</P>
<P>Nhiễm trùng hô hấp (URI) là do virus gây ra và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh kéo dài một hoặc hai tuần với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2-3 tuần. Thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 23__Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong?<BR>19.07.2010</P>
<P> </P>
<P>Con trai tôi 5 tháng tuổi, hiện tại tôi dùng mật ong để rơ miệng và thay đường cho vào nước cam bé uống. Tuy nhiên, tôi nghe nói mật ong không tốt cho trẻ nhỏ, xin bác sĩ cho biết điều đó có đúng không? NGỌC LỢI (Tiền Giang)</P>
<P> </P>
<P>- Mật ong làm từ mật hoa, chứa đường sucrose và chứa một lượng nhỏ tinh bột, được thu hoạch bởi ong mật. Ong mật tiết ra men sucrase và amylase kết hợp cùng nhau thủy phân sucrose thành đường glucose và fructose làm gia tăng độ ngọt của mật ong. Trong mật ong, 40% lượng đường là fructose. </P>
<P>Mật ong có đậm độ năng lượng cao. Một muỗng canh mật ong chứa 64kcal, trong khi một muỗng canh đường cát chứa 46kcal. Mật ong cũng chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất, cũng như flavonoids và phytochemical.</P>
<P>Ngoài ra mật ong có tính kháng khuẩn. Thời xưa mật ong được dùng làm dung dịch kháng khuẩn tại chỗ. Mật ong cũng sản xuất glucose oxidase, một enzyme chuyển glucose thành gluconic acid và hydrogen peroxide. Cả hai chất này có tính acid và kháng khuẩn nhẹ.</P>
<P>Nói chung mật ong là tốt, tuy nhiên trong mật ong còn chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum (là vi khuẩn ở các hộp thịt đã hư, quá hạn sử dụng gây bệnh ngộ độc thịt có thể làm tử vong, vi khuẩn này có họ hàng với vi khuẩn gây bệnh uốn ván ở người). Xử lý nhiệt không thể tiêu diệt bào tử này. </P>
<P>Hàm lượng đường cao trong mật ong làm bào tử này không chuyển thành vi khuẩn, mà tồn tại ở dạng bào tử hay còn gọi là dạng ngủ của vi khuẩn. </P>
<P>Người trưởng thành tiêu thụ mật ong được cho là an toàn. Mật ong được khuyến khích không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi độ pH ở đường tiêu hóa trẻ còn cao, lượng vi khuẩn tự nhiên ở ruột còn thưa thớt là điều kiện thuận lợi cho bào tử clostradium botulinum chuyển dạng thành vi khuẩn sống có độc lực gây bệnh cho trẻ. Do đó tuyệt đối không dùng mật ong trong nấu nướng các món ăn cho trẻ, cũng như không dùng rơ miệng cho trẻ như dân gian hay làm.</P>
<P>ThS BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 24__Bé từ 6-7 tháng nên ăn bao nhiêu bột 1 bữa?<BR>19.07.2010</P>
<P><BR>Tôi muốn hỏi bé từ 6-7 tháng nên ăn khoảng bao nhiêu bột 1 bữa. Tôi thường cho cháu ăn 1 bát con.</P>
<P><BR>Bé nhà tôi lười ăn, mỗi khi ăn thường khóc. Bé chơi ngoan, không có biểu hiện bệnh tật gì. Như thế đã đủ chưa ạ?- (Trần Quỳnh, Duy Tiên - Hà Nam)</P>
<P>Trả lời: </P>
<P>Cháu 6-7 tháng cần ăn 2-3 bữa bột một ngày và uống 600ml sữa (kể cả sữa mẹ), mỗi bữa bột là 1 bát con bao gồm: Bột gạo: 20g, thịt (cá, tôm): 20g, dầu (mỡ): 5ml, rau xanh: 10g. </P>
<P>Nếu bé lười ăn chị có thể chia nhỏ bữa ăn hơn, thường xuyên thay đổi thực đơn trong ngày, chỉ cho bú mẹ khi đã ăn bột, không ép khi trẻ không muốn ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.</P>
<P>Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 25__Giữ sức khỏe bé mới sinh mùa hè<BR>09.07.2010</P>
<P><BR>Bé sinh ra trong những tháng mùa hè nóng bức dễ mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Để bé luôn khỏe mạnh và thoải mái, bạn cần có chế độ chăm sóc con đặc biệt.</P>
<P><BR>Kiểm tra thân nhiệt cho con</P>
<P>Bé chưa thể nói cho bạn biết nếu quá lạnh hay quá nóng nhưng bạn vẫn có cách xác định thân nhiệt cho con. Có thể luồn bàn tay mẹ vào bên trong quần áo của con hoặc đặt mu bàn tay mẹ lên gáy của bé. Nếu bạn thấy ấm (không nóng, không lạnh) thì tốt. Sờ chân (tay) con không phải cách xác định bé đang bị nóng (lạnh) chính xác vì tay (chân) bé thường hơi lạnh so với phần còn lại của cơ thể.</P>
<P>Quần áo</P>
<P>Theo nguyên tắc, bé cần thêm một lớp áo so với người lớn; ví dụ, nếu bạn đang mặc áo phông thì bé cần một áo lót và một áo phông. Tất nhiên, trong thời tiết nắng nóng, bé sẽ cần ít quần áo hơn. Cotton là chất liệu rất tốt cho bé mới sinh trong hè vì nó mát (do ít hấp thu nhiệt) và khiến bé dễ thở.</P>
<P>Tránh mất nước</P>
<P>Nếu bé đang bú mẹ, hãy cho bé bú cả lớp sữa đầu (giúp bé tránh khát) và lớp sữa sau (cung cấp dinh dưỡng cho bé). Bé bú mẹ hoàn toàn không cần thêm bất kỳ chất lỏng nào nhưng bạn cần cho con bú ngắn, thường xuyên hơn để phòng mất nước. Nếu bé bú bình thì thỉnh thoảng, bạn cần bổ sung cho bé một thìa nước lọc từ nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.</P>
<P>Bảo vệ bé khỏi ánh nắng</P>
<P>Làn da của bé mới sinh thường mềm mại, ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng. Vì thế, nếu đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để bé được mát hơn.</P>
<P>Nếu đưa bé đi biển (công viên), bạn cần che ô cho con và ngồi nghỉ ở khu vực có nhiều bóng mát và cây xanh.</P>
<P>Giấc ngủ</P>
<P>Những ngày nắng nóng, bé đổ mồ hôi nhiều (cả đêm và ngày). Vì thế, bạn sẽ thấy bé khó ngủ ngon giấc. Hãy mở cửa sổ trong phòng của bé để giữ phòng mát mẻ. Cho bé ngủ trên chiếu hoặc nôi làm từ mây đan mà không cần đệm mút. Ngoài ra, có thể giúp bé mát mẻ với một chiếc quạt công suất thấp (quạt cho bé).</P>
<P>Nếu bạn muốn quấn bé sơ sinh khi ngủ, cần loại bỏ một lớp quần áo trước khi quấn để đảm bảo bé của bạn không bị nóng quá. Một tấm tã vải to, chất liệu muslin (một thứ vải mỏng) phù hợp để quấn bé trong mùa hè do ít hấp thu nhiệt và giúp bé thông thoáng.</P>
<P>Bạn có thể mua miếng tã to cho bé từ cửa hàng dành cho bé sơ sinh hoặc bạn mua vải về nhà và tự thiết kế tã.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 26__Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi<BR>07.07.2010</P>
<P><BR>Cả thể chất và tinh thần của bé phát triển từng ngày. Trong tháng này, bé chuyển động nhiều hơn, biết học bò, phát triển kỹ năng mới với đôi bàn tay, cười thích thú khi chơi trò 'ú òa', bám vào mẹ nếu có người lạ...</P>
<P><BR>Lẫy, bò</P>
<P>Bé của bạn bây giờ rất khỏe và có khả năng nằm sấp vui chơi, xoay người để nhìn một cái gì đó và nâng người, với tay để chộp đồ chơi. Một số bé bắt đầu bò lê xung quanh sàn nhà. </P>
<P>Chuyển động chân</P>
<P>Bé tăng sự khỏe mạnh cũng có nghĩa là, khi bạn hỗ trợ bé đứng, bé có thể đứng và bắt đầu di chuyển từ chân này sang chân kia như bước đi. Điều này cho phép bé tăng cường cơ bắp và làm quen với bước đi.</P>
<P>Cân bằng</P>
<P>Từ 7 đến 12 tháng, bé phát triển phản xạ duy trì sự cân bằng. Bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp hoặc biết chống tay để giữ thăng bằng khi ngồi.</P>
<P>Nắm ngay lấy</P>
<P>Kỹ năng vận động của bé tốt đến mức, có được vật gì trong tầm tay là bé nắm ngay lấy. Ngón tay cái và ngón tay trỏ của bé bắt đầu hoạt động một cách riêng biệt. Bé có thể dùng hai ngón tay này để nhúp một thứ gì lên hoặc biết cách cầm thìa với cả bàn tay. Bé cũng có thể tự xoay sở với những loại thức ăn như bánh mỳ cỡ ngón tay, miếng carrot thon dài.</P>
<P>Bám và mẹ và lo lắng với người lạ</P>
<P>Trí não của bé tăng trưởng nhanh chóng, nhất là các tế bào và các kết nối dây thần kinh. Bé ý thức được mối quan hệ của mình với cha mẹ, với thế giới xung quanh và những nguy hiểm tiềm ẩn (nếu có). Kết quả, bé hiển thị và tăng lo lắng với người lạ. Nó chứng tỏ bé bắt đầu phân biệt được người thân - người lạ rõ ràng.</P>
<P>Hiểu biết cảm xúc của người khác </P>
<P>Trong tháng này, bạn có thể thấy bé khóc nhiều khi mẹ rời đi vì bé đã có nhiều cảm xúc hơn và cách bộc lộ nó cũng quyết liệt hơn. Bé của bạn bắt đầu biết hài hước và cười với những cử chỉ hay hành động buồn cười. Bé cũng biết nhận ra những cảm xúc của người khác như một khuôn mặt hạnh phúc, ngạc nhiên hay sợ hãi.</P>
<P>Trò 'ú òa'</P>
<P>Trí nhớ của bé phát triển. Một ví dụ điển hình là bây giờ, bé hiểu ra một đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy. Điều này khiến bé đam mê với trò chơi "ú òa" - khi bạn đang giấu khuôn mặt mình, bé biết bạn vẫn còn ở đó và kéo cái khăn che mặt để bất ngờ nhận ra bạn.</P>
<P>Phát triển kỹ năng nói </P>
<P>Em bé của bạn hiểu một số từ quen thuộc và bắt đầu hiểu được nội dung chung của một câu nói, đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc như bữa ăn và khi tắm. Bé có thể bắt chước những âm thanh bạn thực hiện, đặc biệt nếu chúng dễ dàng (có một âm tiết và bắt đầu với một phụ âm, chẳng hạn như "ba" hoặc "ma").</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 27__Chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm<BR>03.07.2010</P>
<P> </P>
<P>Con tôi được 5 tháng tuổi. Tôi định cho bé ăn dặm nhưng chưa biết nên bắt đầu thế nào, rất mong được bác sĩ hướng dẫn giúp. Hoàng Thị Vân(Vĩnh Phúc)</P>
<P> </P>
<P>Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác. Ban đầu, khi mới tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn bột ngọt vì không có chất dinh dưỡng, lại không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được. </P>
<P>Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm. Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng... Nhóm tinh bột: gạo, mỳ, khoai, ngô... Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng... Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau màu xanh thẫm và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng. Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên. </P>
<P>Với trẻ từ 5-6 tháng tuổi thì bú mẹ là chính, mỗi ngày ăn từ 1 - 2 bữa bột loãng và nước quả. Lượng chất đạm cho trẻ một ngày là 20-30g (thịt, cá, tôm), băm nhỏ, chia 2 bữa, nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 28__3 nguyên nhân tiêu chảy ở bé ăn dặm<BR>02.07.2010</P>
<P><BR>Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở bé. Trong đó, virus rota được coi là thủ phạm thường gặp ở bé nhũ nhi và bé lớn hơn.</P>
<P><BR>Ngoài ra, còn có những loại virus khác gây tiêu chảy cho bé. Bên cạnh virus, vi khuẩn và ký sinh trùng cũng là nguyên nhân tiêu chảy. Sữa kém chất lượng (sữa giả) hoặc nước quả được pha với nước lọc chưa được đun sôi kỹ có thể đưa vi khuẩn vào hệ tiêu hóa của bé, gây tiêu chảy.</P>
<P>Chế biến và dự trữ thức ăn dặm không đúng cách cũng khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy.</P>
<P>2 nguyên nhân gây tiêu chảy còn lại, từ Ehow: </P>
<P>2. Thực phẩm nhạy cảm</P>
<P>Những bé được uống một lượng lớn nước quả (hoặc ăn hoa quả liên tục) có thể phát triển tiêu chảy, do nhạy cảm với fructose (loại đường tự nhiên có trong hầu hết các loại quả). Tương tự, một số bé bất dung nạp lactose (loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa) cũng dễ bị tiêu chảy.</P>
<P>Bé ăn thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo (như sorbitol và manitol) cũng có thể bị tiêu chảy, dù chất ngọt này bị cấm thêm vào đồ ăn đóng hộp dành cho bé.</P>
<P>Dị ứng thức ăn có thể dẫn tới tiêu chảy ở bé ăn dặm. Triệu chứng dễ thấy là đi tiêu lẫn máu, khó thở, nổi ban và cần được đưa đi khám ngay. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé là các loại hạt, sữa đậu nành, sữa bò, động vật có vỏ sò và trứng. Trong đó, dị ứng protein có trong sữa (không phải bất dung nạp lactose) phổ biến nhất. Bé bú mẹ ít phát triển dị ứng protein trong sữa.</P>
<P>Bệnh</P>
<P>Một số bé, nhiễm trùng tai có thể dẫn tới tiêu chảy, nếu bé hay kéo tai, quấy khóc nhiều, kém ăn và gần đây mới bị cảm lạnh.</P>
<P>Bé bị tiêu chảy không liên quan đến nhiễm khuẩn hay dị ứng thực phẩm, có thể do rối loạn tiêu hóa như bệnh Celiac (hiện tượng cơ thể không hấp thụ được chất gluten trong ngũ cốc) hoặc bệnh Crohn (một dạng bệnh viêm ruột).</P>
<P>Thuốc men như thuốc kháng sinh, được dùng điều trị nhiễm khuẩn có thể gây tiêu chảy ở bé. Các nguyên nhân tiêu chảy khác ở bé tuổi ăn dặm là ngộ độc (thức ăn, đồ uống, hóa chất, thuốc...). Có khi, không có nguyên nhân nào rõ ràng gây tiêu chảy cho bé mà đó chỉ là một dạng phân lỏng bình thường. Khi đó, bé không cần điều trị vẫn sẽ tự khỏi.<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 29__Vui chơi với bé 6-12 tháng tuổi<BR>29.06.2010</P>
<P><BR>Lúc này, bé có thể ngồi khi vui chơi. Các kỹ năng thể chất - xã hội phát triển nhanh và bé khám phá bất kỳ thứ gì có trong tầm tay.</P>
<P><BR>Giai đoạn 6-9 tháng tuổi</P>
<P>Các cơ bắp và khả năng phối hợp hoàn thiện khiến các trò chơi của bé năng động hơn. Bé tìm hiểu mọi vật bằng cách sờ tay.</P>
<P>Ngồi vững: Khoảng 7 tháng tuổi khi đã ngồi vững, bé biết chơi "chuyên nghiệp" với đôi tay. Bé có thể chọn đồ vật trong một rổ đồ vật khác nhau.</P>
<P>Bé khám phá mọi thứ bằng miệng trước, sau đó mới đến các ngón tay. Có thể chọn đồ gia dụng (miễn là chúng an toàn) làm đồ chơi cho bé. Cho bé nắm một chiếc thìa nhựa, cốc nhựa hoặc những đồ chơi bằng nhựa đơn giản. Nên cho bé những đồ bé nhai được an toàn như hộp nhựa hay khăn mặt sạch.</P>
<P>Giờ tắm vui vẻ: Đồ chơi khi tắm dành cho bé ngồi vững gồm xô, cốc nhựa, con vịt, cái thuyền, giúp bé hiểu về khối lượng và khái niệm nổi - chìm. Đồ chơi bánh xe giúp bé hiểu nguyên nhân - kết quả, khi bé đẩy thì đồ chơi di chuyển.</P>
<P>Sách lò xo: Bạn có thể cho bé làm quen với sách ngay từ những tháng đầu tiên, dù các chuyên gia tin rằng khoảng 7-9 tháng trở lên, bé mới biết sơ qua về sách. Bé ngồi trên đùi bạn, mắt nhìn vào quyển sách, chăm chú với những bức tranh và biết giữ sách bằng tay. Giai đoạn này, bé có thể tập trung vào một câu chuyện ngắn.</P>
<P>Giai đoạn 9-12 tháng</P>
<P>Khoảng 9 tháng bé biết bò tốt và thích những thứ ở độ cao. Đưa cho bé đồ chơi lăn tròn để bé hào hứng bò theo; đồ chơi treo lủng lẳng để bé rướn người lên với; cho bé một ngăn kéo với đầy những đồ an toàn như lắp bình, hộp nhựa và chai nhựa.</P>
<P>Đôi tay khéo: Kỹ năng phối hợp tay - mắt ở bé khá tốt. Bé hào hứng với những trò chơi như chuyền bóng qua một cái lỗ hoặc xếp vòng lên một cột nhựa. Khoảng 9 tháng, bé phát triển kỹ năng nhúm, dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ để nhặt đồ vật li ti. Bé còn thích trò phân loại đồ chơi, chồng những cái cốc, đưa đồ chơi ra khỏi hộp rồi lại đặt vào.</P>
<P>Ném - thả: Bé chỉ biết đánh rơi đồ vật ngẫu nhiên, chưa đủ kỹ năng thả đồ vật có mục đích. Khoảng 10-11 tháng, bé phát triển tốt kỹ năng thả và ném. Điều này dạy bé về nguyên nhân - kết quả và thích những hoạt động làm rơi đồ vật, bất kể thứ gì có trong tay.</P>
<P>Tư duy tốt hơn với sách: Bé nhà bạn có trí nhớ tốt hơn, hiểu được nhiều từ hơn và tăng niềm thích thú với sách. Đọc thường xuyên giúp bé phát triển ngôn ngữ. Đọc theo vần điều đặc biệt tốt với bé - nhịp điệu và sự lặp lại giúp bé nhớ từ. Hãy tìm sách có hình ảnh nét, từ đơn giản và kết cấu khác nhau, sách vải, sách nilon hay sách giấy.</P>
<P>Chơi với mẹ: Bé thích bắt chước nhiều hơn; vì thế, hãy chơi vỗ tay và hát cho con nghe. Đề nghị bé lấy thứ gì rồi sau đó, yêu cầu mang trả lại. Cách này giúp bé phát triển ngôn ngữ thông qua việc gọi tên và kể cho bé những gì bạn đang làm.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 30__Nên hay không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối?<BR>26.06.2010</P>
<P><BR>Bố mẹ thường nghĩ, kê những chiếc gối cho trẻ sơ sinh sẽ khiến bé dễ chịu và ngủ ngon hơn, nhưng thực chất các bé không hề cần đến gối.</P>
<P><BR>Chị Nhi vừa ở cữ 2 tuần và được đưa về nhà bà ngoại, nhưng cứ mỗi lần bà cho cu Bin nằm gối là bé ngọ nguậy mãi không chịu ngủ, thậm chí quấy khóc khi khó chịu. Khi được mẹ bỏ gối ra, kê bằng một tấm khăn thoáng, mỏng thì Bin ngủ tít mít. </P>
<P>Hiện nay có rất nhiều cửa hàng đồ sơ sinh bày bán những chiếc gối xinh xắn, đáng yêu, thường là lựa chọn của các gia đình có con nhỏ, thậm chí nhiều người còn mua làm quà tặng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trẻ dưới hai tuổi thì không nên cho nằm gối bởi nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ là rất cao. </P>
<P>Hơn nữa, khi lựa chọn mua gối cho trẻ sơ sinh, những chiếc gối quá cao hoặc quá thấp đều gây tác động đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu ở cổ, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé khó ngủ và quấy khóc.</P>
<P>Trẻ dưới hai tuổi thì không nên cho nằm gối bởi nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ là rất cao.</P>
<P>Tác động khi cho trẻ nằm gối quá sớm </P>
<P>Trái với suy nghĩ của người lớn, nằm gối không đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ một chút nào, thậm chí tư thế nằm lệch, gối không đủ chất lượng... có thể khiến trẻ bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo. </P>
<P>Giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, thì xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm. Hơn nữa, khi lớn hơn 1 chút trẻ thường ngủ quấy, xoay khắp giường nên việc nằm gối chỉ là bề ngoài, vì cả đêm bé không hề nằm đúng vào vị trí của gối. </P>
<P>Hiện nay, mẫu mã của các mặt hàng cũng đa dạng, chất lượng sản phẩm khó được kiểm soát nên những chất liệu vỏ gối, ruột gối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc vệ sinh kém cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa, khó chịu. </P>
<P>Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến khó hô hấp và nuốt thức ăn. </P>
<P>Gối cao bao nhiêu thì vừa? </P>
<P>Các bác sĩ cho biết, bố mẹ nên chờ đến khi con tròn 2 tuổi mới nên bắt đầu cho trẻ nằm gối. Trước đó, bạn có thể lựa chọn một chiếc khăn mềm, hoặc gối mỏng cao 1mm cho bé gối. Không nên cho trẻ nằm gối của người lớn, dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ.</P>
<P>Khi bé được gần 1 tuổi, bạn có thể tăng chiều cao của gối lên khoảng 3mm và dần dần thay đổi khi bé được 2 tuổi. </P>
<P>Trái với suy nghĩ của người lớn, nằm gối không đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ một chút nào.</P>
<P>Vệ sinh sạch sẽ </P>
<P>Khi lựa chọn gối cho trẻ sơ sinh, cần lưu ý lựa chọn chất liệu vải mềm, bông mềm mại, không được quá cứng. Khổ của gối không nên quá rộng, chỉ vừa đầu bé để tránh ngạt thở. </P>
<P>Thường xuyên giặt vỏ gối và phơi ruột gối bởi trẻ nhỏ thường hay khóc, nhỏ dãi, ngủ ra nhiều mồ hôi... tất cả sẽ bám lại vào gối, vì vậy, nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 31__Một số thuốc không nên dùng khi cho con bú<BR>25.06.2010</P>
<P><BR>Khi đang trong thời kỳ cho con bú, nếu người mẹ bị bệnh phải dùng thuốc, nói chung các thuốc đều có trong sữa mẹ. Khi trẻ bú sữa mẹ thì thuốc cũng vào cơ thể trẻ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tùy từng loại thuốc mà trẻ bị ảnh hưởng nhiều hay ít.</P>
<P><BR>Khi thuốc vào trong sữa, trẻ bú mẹ có nghĩa là thuốc được đưa vào cơ thể trẻ theo đường uống. Các tác hại có thể xảy ra với trẻ cũng phải trải qua quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ. </P>
<P>Các thuốc ảnh hưởng đến trẻ </P>
<P>Có nhiều loại thuốc nếu điều trị cho mẹ trong thời gian nuôi con bú bằng sữa mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thuốc chống chuyển hóa, thuốc an thần, thuốc phóng xạ, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh nội tiết, thuốc chống lao isoniazid (dùng được cho phụ nữ có thai nhưng lại không khuyên dùng cho phụ nữ cho con bú), kháng sinh metronidazol (klion, flagyl khi dùng làm cho sữa có vị kim loại: miệng đắng, vị tanh rất khó chịu. Đây là lý do khiến con từ chối bú mẹ, mẹ dễ bị mất sữa), thuốc điều trị đau nửa đầu ergotamin (tamic) cũng không dùng trong thời kỳ phụ nữ cho con bú. </P>
<P>Những bà mẹ có con khoảng 1 tuổi việc bú mẹ chủ yếu là về đêm thì việc dùng thuốc đơn giản hơn rất nhiều so với các bà mẹ đang nuôi con còn rất nhỏ, bú mẹ liên tục và hoàn toàn sống bằng nguồn sữa của mẹ. </P>
<P>Khi cho con bú, người mẹ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến trẻ và khả năng tiết sữa.</P>
<P>Thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của mẹ</P>
<P>Một số thuốc dùng cho mẹ có khả năng ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa của mẹ (kìm hãm bài tiết sữa làm mất sữa). Đó là một số thuốc như lợi tiểu thiazid, vitamin B6 (liều cao), ergotamin (tamic) cũng làm giảm bài tiết sữa, các thuốc chữa bệnh parkingson...</P>
<P>Estrogen là hormon hay được sử dụng và có ảnh hưởng tới bài tiết sữa. Khi dùng cho phụ nữ cho con bú, thuốc vào sữa rất ít nhưng có tác dụng ức chế thụ thể prolactin ở giai đoạn sớm làm giảm bài tiết sữa. Vì thế phụ nữ cho con bú nên sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron đơn độc. Các biện pháp tránh thai được khuyên dùng tốt nhất thời kỳ này là dùng các biện pháp cơ học (bao cao su, đặt dụng cụ tử cung) hơn là phải uống thuốc. </P>
<P>Ngoài ra các thuốc như metoclopramid, domperidon... lại có tác dụng kích thích bài tiết sữa đã được sử dụng trong lâm sàng. Tuy nhiên người bệnh không tư ý dùng các thuốc này. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 32__Mấy tháng tuổi trẻ ăn được sữa chua?<BR>25.06.2010</P>
<P><BR> Con tôi được 5 tháng tuổi. Xin hỏi khi nào cháu ăn được sữa chua? Thi Cầm (Lạng Sơn)</P>
<P><BR>Sữa chua là loại sữa được lên men nhờ một loại vi khuẩn có ích. Thành phần của sữa chua cũng giống như sữa bình thường nhưng sữa chua có ưu điểm là chất đạm trong sữa dễ tiêu hóa hơn và chất đường Lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên có thể giúp trẻ ít bị rối loạn tiêu hóa, rất tốt cho trẻ. </P>
<P>Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua. Tuy nhiên, nên lưu ý là không cho ăn quá nhiều. </P>
<P>Mùa đông vẫn có thể cho trẻ ăn được sữa chua, nhưng nên ngâm sữa chua vào nước nóng để sữa bớt lạnh trước khi cho trẻ ăn.</P>
<P>BS, Chuyên gia tư vấn Kim Mai</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 33__Không nên cho thêm muối vào thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi <BR>09.06.2010</P>
<P><BR>Bạn không nên cho muối vào thức ăn của trẻ trước khi trẻ một tuổi vì điều này có thể làm tổn thương thận của trẻ.</P>
<P><BR>Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo: Trẻ nên ăn dặm sau 6 tháng tuổi, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa 1 lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do vậy không cho muối vào thức ăn của trẻ.<BR>Lượng muối phù hợp với trẻ<BR>- Trẻ trước 6 tháng tuổi cần ít hơn 1 gam muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). <BR>- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1 gam. <BR>- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2 gam.<BR>Còn nếu con bạn trên 1 tuổi mà bạn cho ăn những thức ăn có chứa hàm lượng muối cao như phomát, thịt nguội, khoai tây chiên giòn, súp... thì chỉ thỉnh thoảng mới nên cho thêm một chút muối vào thức ăn của trẻ. <BR>Thạc sĩ, Bác sĩ Đậu Việt Hùng<BR>Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 34__Bé hơn 6 tháng tuổi nên cho ăn thế nào hả các mẹ?<BR>30.05.2010</P>
<P><BR>Bé nhà em được 6 tháng tuổi, nặng 6.3kg. Bác sỹ cho em lời khuyên nên cho ăn như thế nào để bé ăn ngon trong mùa hè này? (Lê Thị Vân - Yên lạc, Vĩnh phúc)</P>
<P><BR>Trả lời:</P>
<P>Trong 4-6 tháng đầu tiên, bé hoàn toàn chỉ bú sữa. Bé con nhà bạn đã được hơn 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, và tăng dần lượng bột ăn dặm, giảm dần lượng sữa cho bé. Ở tháng tuổi này bé cần uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. </P>
<P>Bé có thể ăn được những thức ăn gì?</P>
<P>- Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần. Bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.</P>
<P>- Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc. Nếu bạn tự nấu cho bé: phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.</P>
<P>Trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.</P>
<P>Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé.</P>
<P>Chúc bé hay ăn chóng lớn!</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 35__Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ<BR>28.05.2010</P>
<P><BR>Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ.</P>
<P><BR>Telegraph đưa tin các nhà khoa học của Đại học Florida, Mỹ kiểm tra quá trình xử lý thông tin trong não 26 trẻ sơ sinh khi các em đang ngủ. Tất cả trẻ mới chào đời được một hoặc hai ngày khi thử nghiệm diễn ra.</P>
<P>Họ bật một giai điệu nhạc rồi liên tục thổi nhẹ vào mi mắt của các bé. Sau khoảng 20 phút, mi mắt của 24 trẻ khép chặt hơn - dấu hiệu cho thấy chúng đoán trước luồng gió vào mắt. Sóng não của những đứa trẻ cũng thay đổi, nghĩa là não vẫn hoạt động.</P>
<P>"Chúng tôi phát hiện một kiểu học cơ bản trong những trẻ sơ sinh. Kiểu học này không xuất hiện trong não người trưởng thành đang ngủ", nhà tâm lý Dana Byrd, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.</P>
<P>Nhóm nghiên cứu tin rằng não của trẻ sơ sinh liên tục điều chỉnh để thích nghi với thế giới vật chất xung quanh, ngay cả khi chúng không còn thức. Kiểu ngủ của trẻ sơ sinh tương đối khác so với những đứa trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành ở chỗ các em chủ động hơn trong lúc ngủ. Đặc trưng của kiểu ngủ chủ động là nhịp tim và nhịp thở thay đổi rất nhanh.</P>
<P>"Có lẽ trạng thái ngủ chủ động giúp trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới xung quanh dễ dàng hơn, nhờ đó mà tốc độ học hỏi diễn ra nhanh hơn", Byrd nhận xét.</P>
<P>Kết quả nghiên cứu của Đại học Florida có thể giúp các nhà khoa học phát hiện những trẻ sơ sinh mắc các hội chứng bất thường như tự kỷ hoặc rối loạn khả năng đọc</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 36__Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ trong 6 tháng đầu đời<BR>26.05.2010</P>
<P><BR>Trong 6 tháng đầu tiên, bé yêu không cần bất cứ thức ăn nào ngoài sữa mẹ và sữa công thức.</P>
<P><BR>Bú sữa mẹ</P>
<P>Sữa mẹ có tác dụng giúp bé yêu phát triển, ít bị nhiễm khuẩn. Bé yêu cũng hồi phục nhanh hơn nếu bé bị ốm. Những cơn táo bón hoặc những cơn rối loạn dạ dày hầu như không có.</P>
<P>Bé yêu vẫn thích bầu ngực mẹ hơn là bú bình, vì thế hãy tập cho bé bú mẹ. Đặc biệt là sữa non. Sữa non giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển tốt và bảo vệ chúng không bị ốm đau.</P>
<P>Nếu như bạn muốn hỗn hợp cho bé vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa bình hoặc bạn không có sữa cho bé bú thì bạn có thể lựa chọn sữa công thức cho 12 tháng đầu đời của bé.</P>
<P>Uống sữa bình</P>
<P>Nên chọn sữa công thức từ sữa bò để bé yêu nhận được dinh dưỡng tốt nhất. Bạn nên cho bé uống sữa công thức tới khi bé ít nhất được 1 tuổi.</P>
<P>Khi bạn cho bé uống sữa công thức, bạn cần rửa sạch tay và các dụng cụ liên quan. Bạn nên tiệt trùng bình sữa trước khi dùng chúng.</P>
<P>Có thể làm theo cách sau:</P>
<P>- Dùng nước máy sạch (không dùng nước đã đun sôi để nguội trước đó).</P>
<P>- Đổ vào ấm nước 1 lít nước.</P>
<P>-Đun sôi nước lên.</P>
<P>- Để nước nguội khoảng nửa tiếng.</P>
<P>- Cho nước vào bình sữa đầu tiên trước khi cho sữa bột.</P>
<P>- Lắc đều sữa lên.</P>
<P>- Thử độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít sữa ra tay bạn. Nếu nhiệt độ vừa đủ cho bé uống thì bạn mới cho bé uống phòng bị bỏng.</P>
<P>- Nếu như bé không uống hết sữa thì hãy vứt bỏ đi chứ không nên để cho bé uống sau. Bạn cũng nên vứt bỏ sữa đã pha sau khi để khoảng 2 giờ.</P>
<P>Bạn cũng có thể dùng sữa công thức đã pha sẵn có hạn sử dụng và được tiệt trùng. Nhưng nó sẽ đắt hơn là sữa bột.</P>
<P>Khi bạn ra ngoài, bạn có thể cho nước sôi vào trong một cái chai giữ nóng và khi cần bạn có thể lấy ra dùng hoặc bạn cũng có thể pha sữa và cho vào bình lạnh, túi để lạnh. Chất lượng sữa vẫn đảm bảo.</P>
<P>Khi nào thì cho bé ăn dặm?</P>
<P>Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bạn mới nên cho bé ăn dặm. Chúng ta phải chờ đến khi bé được 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì nếu cho bé ăn trước đó, bé sẽ gặp các vấn đề về dạ dày. Chỉ sau 6 tháng, thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm. Vào độ tuổi này, bé có thể ngồi, điều khiển đầu và có thể nhận được thức ăn từ miệng. Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng khỏe hơn, thích thú với thức ăn và việc nhai hơn. Khi cho bé ăn dặm, bạn nên chú ý có rất nhiều thức ăn không nên cho bé ăn như gan, pa-tê, phó mát chưa tiệt trùng, thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu phộng hoặc gây hóc như các loại hạt.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 37__Giấc ngủ ở bé 8-12 tháng<BR>25.05.2010</P>
<P><BR>Trung bình, bé ở độ tuổi này ngủ khoảng 13-14 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời lượng này có sự dao động tùy vào mỗi bé.</P>
<P><BR>Bé có thể duy trì 2 giấc ngủ ngắn: 1 vào buổi sáng - 1 vào buổi trưa (sau bữa ăn). Một số bé chỉ ngủ 20 phút, trong khi một số bé khác ngủ vài giờ đồng hồ. Giấc ngủ ban ngày giúp bé không cáu kỉnh vào giấc ngủ ban đêm. Vì thế, giấc ngủ này rất quan trọng với bé.</P>
<P>Tư thế và chất lượng giấc ngủ</P>
<P>Độ tuổi này các bé đã biết lẫy thành thạo nên thường tự chọn tư thế ngủ thích hợp. Bé có thể lật người trong quá trình ngủ.</P>
<P>Nỗi sợ trong giấc ngủ bắt đầu xảy đến với bé. Vì thế, không có gì là ngạc nhiên nếu bạn thấy bé đột nhiên hét toáng lên và quấy khóc vào giữa đêm, dù bạn đã cố gắng dỗ bé ngủ. Nỗi sợ khi ngủ khác với ác mộng. Nỗi sợ này có nguyên nhân khi bé đang ngủ mà vẫn lo sợ mẹ sẽ đi mất. Bạn có thể thấy bé đang ngủ nhưng vẫn mở mắt ra hoặc thỉnh thoảng lại quấy khóc dù mắt đã nhắm nghiền.</P>
<P>Ác mộng thường bắt đầu xuất hiện với bé 3-4 tuổi và có thể làm bé tỉnh giấc vì sợ hãi.</P>
<P>Khi bé tỉnh giấc, khóc đòi mẹ, bạn cần nhanh chóng trấn an bé. Sau đó, dỗ bé ngủ tiếp. Cách tốt nhất là vỗ nhè nhẹ vào lưng của bé, vén lại chăn màn và nhẹ nhàng rời khỏi phòng. Trong thời gian này, bạn nên tranh thủ kiểm tra xem bé có bị ốm, có tè dầm không... Nếu phải thay đồ cho con, tránh bật đèn sáng và gây ồn ào quá mức.</P>
<P>Để bé có giấc ngủ ngon</P>
<P>Tiêu chí an toàn là quan trọng nhất. Đảm bảo giường cũi đạt tiêu chuẩn an toàn. Không đặt đồ vật gì vào cũi của bé vì chúng có thể làm bé khó thở. Thú nhồi bông, chăn, gối mềm có thể che mặt và làm bé ngạt thở.</P>
<P>Nếu sử dụng đệm cho bé cũng cần chú ý đến an toàn. Đệm trong cũi quá cao có thể tạo điều kiện để bé nhoài người ra khỏi cũi và bị ngã. Nhiều bé thích tóm đồ chơi treo trên cũi. Vì thế, cần loại bỏ đồ chơi khi bé ngủ. Cũng cần kiểm tra xung quanh xem có thứ gì bé có thể với được khi nằm (đứng) trong cũi không. Bức tranh, đồng hồ treo tường, rèm cửa sổ cũng trở nên nguy hiểm với bé.</P>
<P>Khuyến khích bé ngủ ngoan</P>
<P>Bé càng bám mẹ thì càng khó khăn khi phải ngủ với người khác (chẳng hạn, với người giúp việc). Khi đó, bạn hãy ôm hôn và để cho bé thấy, người khác có thể ru bé ngủ, còn bạn cần rời đi nhanh chóng. Dần dần, bé sẽ ngủ tốt hơn dù không có mẹ cạnh bên.</P>
<P>Nếu bé cần một đồ chơi (hoặc một chiếc gối) làm bạn khi ngủ, bạn cứ để cho bé được thoải mái. Những đồ vật thân thiết rất quan trọng với bé. Nó giúp bé thư giãn và từ từ, bé có thể tách ra khỏi bố mẹ mà không hoảng sợ.</P>
<P>Nhớ luôn mở cửa phòng của bé để bé có thể nghe được những hoạt động của mẹ từ phòng bên cạnh. Điều này khiến bé không còn hoảng hốt vì bị bỏ lại. Nếu bé thức giấc và quấy khóc, hãy nói vài từ trấn an bé từ phòng bên cạnh như: "Mẹ đây. Con ngủ đi".</P>
<P>Dấu hiệu nên đưa bé đi khám</P>
<P>Cơn đau do mọc răng là lý do phổ biến khiến bé khó ngủ. Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc (gel) bôi giảm đau nếu bé quá đau.</P>
<P>Đưa bé đi khám nếu bé mất ngủ. Mất ngủ có thể ẩn giấu một loại bệnh nào đó mà cần được bác sĩ kiểm tra.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 38__Học và chơi với bé dưới 6 tháng tuổi<BR>20.05.2010</P>
<P><BR>Bé chào đời với trí tò mò và háo hức khám phá thế giới xung quanh. Bạn có thể giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi. Những hoạt động đơn giản nhưng chứa nhiều tình yêu và những cái ôm hôn có tác dụng thúc đẩy hoàn thiện bộ não cho bé ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào.</P>
<P><BR>Khoảng 0-3 tháng tuổi, bé hầu như chỉ ngủ và ăn nhưng cũng có lúc bé tỉnh giấc, bạn có thể trò chuyện, ôm hôn hay chú ý đến bé. Những trò chơi ngắn giúp kích thích các giác quan cho bé, nhất là những trò chơi nghe, nhìn và chạm vào.</P>
<P>Trò chơi "ú - òa" (che mặt đi rồi mở ra) là trò chơi cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt. Giấu mặt mẹ vào một chiếc chăn mỏng hay một chiếc khăn tắm rồi "òa" bé còn giúp bé nhận thức về tính ẩn - hiện của sự vật.</P>
<P>Trò chơi với những ngón tay và ngón chân của bé giúp bé tự khám phá bản thân. Di chuyển bàn tay của bé trong không khí lên trên - xuống dưới hoặc để bé nắm lấy những ngón tay của mẹ. Có thể chơi trò đi xe đạp bằng cách di chuyển đôi chân của bé như chuyển động đạp xe và kết hợp massage chân cho bé.</P>
<P>Tìm một miếng vải yêu thích như miếng vải lụa hoặc một miếng vải có độ ráp hơn và để bé khám phá cảm giác khác biệt giữa hai chất liệu. Bế bé ở vị trí đứng lên với đôi chân trần để bé cảm nhận chất liệu vải với đôi chân trần, đặt tay của bé vào bể mặt vải hoặc chà nhẹ miếng vải lên mặt của bé.</P>
<P>Hát và đọc cho bé cũng rất có lợi. Lặp lại một bài hát hoặc một trò chơi cũng là cách giúp bé học. Nhiều bé mới sinh rất thích thú với một hoạt động cũ trước khi chuyển sang khám phá hoạt động mới.</P>
<P>Khoảng 3-6 tháng, bé bắt đầu có ý thức độc lập. Bé có thể nâng cổ và biết lẫy, biết học ngồi. Những hoạt động nằm sấp rất quan trọng với bé để giúp bé phát triển. Thử đặt bé nằm trên một chiếc khăn tắm hoặc một chiếc chăn và để bé lẫy. Kéo cả chiếc chăn đang quấn bé về đằng trước - đằng sau khi bạn nói chuyện hoặc hát cho bé.</P>
<P>Để bé khám phá mùi bằng cách cho bé tiếp xúc với nhiều loại mùi. Bắt đầu bằng mùi nhẹ và ngọt ngào như hương vani; sau đó, đến mùi hăng hơn như hương quế hay hạt nhục đậu khấu. Tinh dầu, nến hoặc những vật trong ngôi nhà như mùi bánh kẹo, hoa quả cũng giúp bé nhận biết thế giới. Hãy để mắt tới những vật bé chỉ được phép nhìn và ngửi chứ không được đưa nó vào miệng. Hãy nói với bé về những mùi vừa được ngửi, có thể miêu tả như mùi đó như thế nào, dùng để làm gì và những từ khác để kích thích kỹ năng ngôn ngữ cho bé.</P>
<P>Trò chơi "Ở đâu?" hợp với bé sau 4 tháng tuổi. Thử đặt một chiếc khăn thoáng khí lên đầu bé và hỏi: "Con yêu đâu rồi?". Tiếp đến, nhanh tay kéo chiếc khăn xuống và kêu lên: "Con đây rồi". Trò chơi mang đến niềm vui cho bé và còn giúp bé hiểu có những thứ vẫn tồn tại xung quanh dù bé không nhìn thấy. Hai mẹ con có thể cùng chơi với nhau và dần dần, bé cũng biết kéo chiếc khăn xuống và cười lớn khi phát hiện ra mẹ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 39__7 kinh nghiệm giúp mẹ chăm bé mới sinh<BR>20.05.2010</P>
<P><BR>Mẹ đã biết nên để nhiệt độ phòng bé là bao nhiêu, làm thế nào để chữa nấc cho bé, vệ sinh cho con gái chưa?</P>
<P><BR>Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thế nào được coi là bình thường?</P>
<P>Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh (đo ở nách) được coi là bình thường nếu ở khoảng 36,5 - 36,80C. </P>
<P>Với những bé sinh đủ tháng đã xuất viện về nhà, nên giữ nhiệt độ phòng từ 22-240C. Với những bé đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-260C. </P>
<P>Trẻ mới sinh có được nên mặc quần áo ngay không?</P>
<P>Trẻ dưới 1 tháng tuổi không nên mặc bất kỳ thứ quần áo nào. </P>
<P>Quần áo và tã lót của trẻ sơ sinh cần phải được làm từ vải bông, thoáng mát, mềm, dễ thấm nước và đủ ấm. Tã quấn sẽ giữ nhiệt độ cho trẻ tốt hơn. Khi trẻ ngủ, cần đắp chăn mỏng cho trẻ. Nên quấn chăn cho trẻ khi đi dạo hoặc sau khi tắm xong. </P>
<P>Đối với trẻ thiếu tháng, nên quấn cả tã vào tay để giữ ấm hoặc đeo găng tay, tất chân cho trẻ (nhưng nên để hở đầu và chân để tạo điều kiện cho trẻ hoạt động). </P>
<P>Trẻ sơ sinh hay nấc có nguy hiểm gì không?</P>
<P>Nấc không gây nguy hiểm gì cho trẻ cả. Nấc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ do một phần thức ăn trong dạ dày truyền xuống đường tiêu hóa. </P>
<P>Cách tốt nhất giúp trẻ khi trẻ bị nấc là cho bú một ít sữa mẹ hoặc cho uống nước lọc. Nếu như không hết nấc, hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa. </P>
<P>Bế trẻ sơ sinh thế nào mới đúng cách?</P>
<P>Nên bế trẻ sơ sinh sau khi thay hoặc quấn tã cho trẻ. Trẻ phải nằm ngang, đầu nằm trên khuỷu tay trái gập lại của người lớn, tay phải của người lớn đỡ chân của trẻ. Nếu bế trẻ để tắm, tốt nhất nên đỡ bằng tay trái, dùng đùi trái để giữ người trẻ. </P>
<P>Có phải cho trẻ sơ sinh nằm gối chống bẹp đầu sẽ tốt hơn?</P>
<P>Không nên. Trẻ còn bé không nên cho nằm gối đầu. Tốt nhất nên dùng cái tã lót/khăn bông gập làm tư. Đừng sợ gối kiểu này làm cho trẻ khó chịu. Ngược lại, những gối bông, gối bông mềm chỉ có hại cho trẻ, làm cho trẻ dễ bị chảy mồ hôi hoặc dễ bị vẹo cột sống. </P>
<P>Mẹ chỉ nên cho bé mới sinh gối khăn bông gấp làm tư</P>
<P>Nên vệ sinh vùng kín của các bé gái thế nào?</P>
<P>Nếu rửa ráy cho các bé gái bằng vòi hoa sen thì hướng tia nước hơi thấp xuống dưới, phía hậu môn. Cũng có thể dùng bông thấm nước rửa bộ phận sinh dục của bé gái, sau đó rửa hậu môn và các vùng xung quanh. Nếu dùng bông rửa một lần chưa sạch thì thay bông và rửa lại cho trẻ. </P>
<P>Khi mặc cho trẻ quần áo hoặc tã lót, phải kiểm tra xem có chặt quá không, nên chọn các loại vải bông mềm làm tã lót. Để tránh cho trẻ khỏi bị hăm, có thể dùng dầu hướng dương đã tiệt trùng hoặc kem trẻ em bôi vào bẹn và mông của trẻ. </P>
<P>Bìu của bé trai sơ sinh chứa đầy chất lỏng có phải hiện tượng nguy hiểm?</P>
<P>Đây là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm gì cho trẻ. Hiện tượng này sẽ tự mất đi mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, cũng có khi chất lỏng trong trẻ liên quan tới hiện tượng thoát vị bẩm sinh. Khi đó, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật<BR> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 40__Cho bé sơ sinh ngon giấc<BR>20.05.2010</P>
<P><BR>Bé khó ngủ thường cáu kỉnh, quấy khóc, kém hoạt động và thậm chí kém ăn. Những gợi ý dưới đây từ Babysleepsite được coi là khá hữu ích cho cha mẹ trong việc giúp bé yêu có được cữ ngủ tốt.</P>
<P><BR>Cho bé đi ngủ đúng lúc </P>
<P>Trong vài tuần đầu tiên, bé dường như ngủ liên tục nhưng khoảng thời gian sau đó, bé đã thức được dài hơn. Bé có thể chơi 1-2 giờ đồng hồ rồi mới có một cữ ngủ. Bạn cần nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của bé kịp thời và dỗ bé ngủ ngay. Nếu bạn đợi đến khi bé quấy khóc, cáu kỉnh mới dỗ bé ngủ thì e rằng, thế là muộn. </P>
<P>Khi quá giấc, bé thường khó ngủ và dễ bị tỉnh giấc khi ngủ. Một số bé nhạy cảm và khó ngủ hơn các bé khác vì thế, các bé này sẽ trở nên cáu bẳn và không ngủ ngon nếu bị quá giấc. </P>
<P>Bọc trong chăn mỏng </P>
<P>Để bắt chước cảm giác ở trong tử cung của mẹ, bạn hãy quấn bé với một cái chăn mỏng khi bé ngủ. Bạn có thể thấy bé sơ sinh khi còn nằm trong bệnh viện cũng được bao bọc như vậy. Cách này cho bé cảm giác an toàn đồng thời giúp bé ngủ ngon ngay cả khi bé giật mình. Khoảng 4-5 tháng tuổi, bé không còn giật mình nữa. </P>
<P>Ngày sáng - đêm tối </P>
<P>Dù bạn cố gắng giữ cho phòng ngủ của bé được yên tĩnh và tối thì bé vẫn chưa nhận thức được đâu là giấc ngủ ban ngày, đâu là giấc ngủ ban đêm. Khi bé còn nằm trong bụng mẹ, những chuyển động của mẹ sẽ ru ngủ cho bé, còn khi mẹ nghỉ ngơi, có khi bé lại hoạt động. Khi chào đời, bé có thể còn chưa quen với việc nhận thức thời gian ngủ - thời gian chơi. </P>
<P>Vì thế, cần để bé nhận thức về ánh sáng của ban ngày và không gian tối, yên tĩnh của ban đêm. Cách này giúp bé phân biệt được ngày và đêm nhanh hơn. Nhờ đó, bé sẽ sớm ngủ sâu giấc và liền mạch vào ban đêm. </P>
<P>Chú ý đến giấc ngủ ngắn </P>
<P>Để bé phân biệt được ngày và đêm nhanh hơn và cũng để cho giấc ngủ ban đêm ở bé nhiều hơn thì bạn cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của bé, không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày. </P>
<P>Cho bé chơi sau khi bú </P>
<P>Vào ban ngày, có thể lên lịch vui chơi cho bé sau mỗi cữ bú. Để bé thức 30 phút sau mỗi cữ bú bằng cách hát, chơi với bé, bế bé... Ánh sáng kích thích vào mắt cũng là cách để bé phân biệt được thời gian ban ngày. Nhiều người mẹ thích cho bé ngủ ngay sau mỗi cữ bú và điều này không thực sự mang lại cho bé giấc ngủ ngon. </P>
<P>Ngủ chung </P>
<P>Ngủ chung là cách để mẹ ứng phó nhanh với những cữ bú hoặc phải thay tã ban đêm. Ngủ chung còn khiến bé thoải mái vì có cảm giác gần gũi do được nghe và ngửi thấy mẹ. Để việc ngủ chung được an toàn, bạn cần chú ý đến vị trí, tư thế và đồ đạc trên giường khi bé ngủ chung. </P>
<P>Nghiêng đệm </P>
<P>Với những bé hay bị trớ, có thể chọn cách hơi nghiêng đệm khi bé ngủ trong cũi và ở tư thế nằm ngửa. Khi đó, chân của bé sẽ thấp hơn đầu và những chất có trong bụng sẽ được giữ lại. Để nghiêng đệm, có thể đặt một cái chăn mỏng hoặc cái gối nhỏ ở dưới đệm. Đảm bảo đệm luôn được giữ phẳng trong mọi thời gian, kể cả chỗ góc nghiêng. Không nghiêng đệm đến mức bé bị trượt xuống phía dưới. </P>
<P>Mô phỏng âm thanh </P>
<P>Những âm thanh như tiếng máy hút bụi, máy sấy tóc, tiếng vo vo của quạt điện... cũng khiến bé mới sinh ngon giấc vì chúng giống những tiếng động khi bé còn nằm trong bụng mẹ, như tiếng nhịp tim hoặc các mạch máu lưu thông... Đó là lý do vì sao, căn phòng yên tĩnh quá lại khiến bé mới sinh hoảng hốt. </P>
<P>Cái nôi đua đưa </P>
<P>Để bắt chước những chuyển động của mẹ mà bé cảm nhận được khi còn nằm trong bụng mẹ, bạn có thể dùng một chiếc nôi đu đưa để dỗ bé ngủ. Nhưng đó phải là chiếc nôi đảm bảo an toàn. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 41__Để bé ăn dặm an toàn<BR>17.05.2010</P>
<P><BR>Mỗi em bé có những đặc tính và sự phát triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xem con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm vào thời gian nào và ăn gì.</P>
<P><BR>Thức ăn dặm theo độ tuổi</P>
<P>4 đến 6 tháng tuổi</P>
<P>Ở độ tuổi này em bé có thể nếm quả ngọt hoặc ăn rau như là một trong những loại thực phẩm đầu tiên. Mặc dù vậy các nhà cung cấp thực phẩm hoặc chăm sóc trẻ em thường khuyên bạn nên cho trẻ ăn tăng cường chất bột, chất sắt. Những thực phẩm này có thể là bột gạo, bột khoai lang, chuối... Những thực phẩm này bé dễ tiếp nhận hơn và cũng ít gây táo bón. </P>
<P>Những thực phẩm cho bé ăn đều phải được xay hoặc nghiền nhỏ và đảm bảo chín. Một số thực phẩm bé có thể dùng trong thời gian này là chuối, táo; Khoai lang, bí ngô hoặc cà rốt; Bơ; Gạo tăng cường chất sắt hay ngũ cốc lúa mạch... trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.</P>
<P>6 đến 9 tháng tuổi </P>
<P>Thời gian này tăng cường chất dự trữ sắt cho bé. Những loại thịt hoặc thịt gà đen xay nhuyễn giúp bé thêm chất sắt.</P>
<P>Một số thực phẩm bé có thể dùng trong thời gian này là gạo tăng cường chất sắt hay ngũ cốc lúa mạch, rau, đậu đun nóng với sữa mẹ, sữa bột hoặc sữa chua. Ngoài ra, trẻ có thể dùng nước ép trái cây nguyên chất.</P>
<P>9 đến 12 tháng tuổi </P>
<P>Đến lúc này nhiều em bé đã có những chiếc răng đầu tiên và bắt đầu nhai. Đây là một thời gian trẻ thích ăn những loại thực phẩm xay rối chứ không cần quá nhuyễn. Trẻ vẫn cần tăng cường chất sắt và ngũ cốc. Nhưng lưu ý, ngũ cốc không thêm đường. Bé vẫn ăn những loại thức ăn như trước, nhưng tăng về số lượng.</P>
<P>Những đồ ăn dặm cần tránh</P>
<P>- Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật do nguy cơ ngộ độc cao.</P>
<P>- Đường, chất làm ngọt nhân tạo, muối hay gia vị là không cần thiết và không nên thêm vào thức ăn của bé.</P>
<P>- Củ cải đường, củ cải và rau xanh sẫm, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn, cải xanh... không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng vì chúng chứa quá nhiều nitrat, không tốt cho trẻ sơ sinh.</P>
<P>- Đồ rán.</P>
<P>- Thực phẩm gây dị ứng cao không nên cho bé dưới 1 tuổi, thậm chí lớn hơn nếu tiểu sử gia đình có người bị dị ứng, hen suyễn hoặc excema. </P>
<P>- Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao bao gồm: Sữa bò, mỳ, ngô, trứng, hành, cá có vẩy, các loại gia vị, chocolate...</P>
<P>- Thực phẩm có thể làm bé bị nghẹn (chỉ nên cho bé từ 3 tuổi dùng): Các loại hạt, xúc xích, nho, ngô nổ...</P>
<P>5 mẹo cho bé ăn dặm an toàn</P>
<P>1. Không bao giờ để bé tự ăn mà không có sự giám sát của người lớn.</P>
<P>2. Không cho trẻ ăn chung thìa, muỗng với người lớn và không cho muỗng ăn của bé vào miệng bạn. Dùng chung đồ dùng ăn uống có thể làm bé bị sâu răng.</P>
<P>3. Với những loại lọ thức ăn chia theo phần nên bảo quản cẩn thận. Ví dụ, một lọ thức ăn bạn dự định cho bé ăn làm hai bữa thì sau khi lấy một nửa, nửa còn lại phải được bảo quản trong tủ lạnh. </P>
<P>4. Không cho bé ăn lại những thức ăn dư thừa.</P>
<P>5. Không cho bé dùng những thức ăn để trong tủ lạnh quá ba ngày</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 42__Thức ăn và đồ uống cho bé 7 tháng tuổi<BR>15.05.2010</P>
<P><BR>Những thức ăn phù hợp với bé 7 tháng tuổi gồm: Đậu phụ, phômai, bột tự xay, lòng đỏ trứng nấu chín kỹ (không phải lòng trắng).</P>
<P><BR>- Carrot, đậu Hà Lan, quả bí.</P>
<P>- Quả tươi nghiền nhuyễn (hoặc nước ép quả pha loãng, không thêm phụ gia) như táo, mơ, nho, đu đủ, đào, lê, mận.</P>
<P>Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho là, hãy đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho bé ăn lòng đỏ trứng gà và phômai. Do đó, bạn có thể đợi đến thời điểm trên mới cho bé thử hai món này. Để an toàn hơn thì với bé 7 tháng tuổi, hãy tập trung vào món rau xanh và quả tươi mới cho bé.</P>
<P>Tránh cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé được 1 tuổi, vì bé dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng sớm. Nhưng bạn có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng được nấu thật kỹ (để tiêu diệt vi khuẩn salmonella, gây bệnh tiêu chảy). Lòng đỏ trứng luộc chín kỹ, xắt dạng hạt lựu còn hợp cho bé ăn bốc.</P>
<P>Đậu phụ (đậu hũ) là thức ăn ngon cho bé 7 tháng tuổi. Đậu phụ còn có tên gọi "phômai từ đậu nành". Đậu phụ là thực phẩm khá phổ biến và an toàn. Thậm chí, với đậu phụ đã luộc chín, khi dùng thìa dầm nhuyễn vào rau xanh hoặc quả tươi còn là món ngon cho bé. Hoặc bạn có thể nấu bột cùng đậu phụ để đổi món cho con.</P>
<P>7 tháng tuổi, bé ăn được bột trộn với rau xanh hoặc một số quả tươi như carrot, chuối chín...</P>
<P>Độ tuổi này, bé cầm được đồ ăn và cho nó vào miệng. Hãy tạo cơ hội để bé được ăn bốc để hoàn thiện kỹ năng điều khiển tay. Những mẩu hoa quả, phômai cứng hay đậu phụ mềm xắt hạt lựu hoặc khúc mỏng, nhỏ rất hợp với bé.</P>
<P>Nước quả pha loãng hoặc quả đóng hộp (dành cho bé 7 tháng tuổi)</P>
<P>Giai đoạn này, có thể cho bé uống nước quả pha loãng. Hoặc chọn nước quả đóng hộp nhưng phải dành cho bé 7 tháng tuổi.</P>
<P>Hãy bắt đầu bằng những loại quả dịu như táo, nho, đu đủ, đào hoặc nước quả có vị chua như mận, mơ, tránh táo bón cho bé. Nhiều người mẹ cho con uống nước cam, quýt khi bé được 6 tháng tuổi nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, hãy đợi đến khi bé 1 tuổi mới làm điều này, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử dị ứng cam, quýt. Cam, quýt là thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm cho bé uống nước cam.</P>
<P>Nước ép táo tây khá phổ biến vì nó ít khả năng gây dị ứng.</P>
<P>Nếu dùng nước quả đóng hộp, bạn không cần pha loãng. Nước quả đóng hộp dành cho bé đã được pha loãng bởi nhà sản xuất. Nên chọn nước quả 100% trái cây nguyên chất và có nhãn hiệu rõ ràng. Không chọn nước quả pha đường cho con. Hãy đọc kỹ nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng. Dù nhiều loại quả tự nhiên chứa đường nhưng đó là đường có lợi cho sức khỏe.</P>
<P>Khi bắt đầu cho bé uống nước quả, có thể pha 1 phần nước quả, 3 phần nước lọc. 1-2 tháng sau, pha theo tỷ lệ 50% nước quả, 50% nước lọc. Khi bé lớn hơn, có thể cho uống nước quả không cần pha thêm nước lọc.</P>
<P>Nước quả không thay thế cho sữa</P>
<P>Với bé, sữa mẹ (sữa công thức) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Không cho bé uống hơn 100ml nước quả mỗi ngày. Uống nhiều nước quả sẽ khiến bé không uống đủ sữa mẹ (sữa công thức), thiếu chất béo, kalo và protein cần thiết cho quá trình phát triển.</P>
<P>Bảo vệ men răng cho bé</P>
<P>Cho bé dùng cốc thay vì dùng bình khi uống nước quả sẽ giảm được thời gian nước quả lưu lại trong miệng bé. Không để bé nhấm nháp nước quả quá lâu vì chất đường tự nhiên sẽ tiếp xúc lâu với răng miệng, gây nên bệnh về răng miệng. Bé 7 tháng tuổi có thể uống bằng cốc hoặc bằng thìa.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 43__6 câu hỏi về bé sơ sinh mẹ hay lúng túng<BR>15.05.2010</P>
<P><BR>Lần đầu làm mẹ, mẹ lo lắng không biết chăm sóc con thế nào! Mỗi người mách nước một cách chăm con khiến mẹ phân vân không biết nên làm theo cách nào.</P>
<P><BR>1. Tốt nhất nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng? </P>
<P>Tốt nhất là nên đặt trẻ nằm nghiêng, luân phiên nằm nghiêng bên phải rồi bên trái và ngược lại. Ở tư thế này, trẻ sẽ đỡ bị sặc nếu trẻ trớ sữa ra. Dưới má trẻ, có thể đặt một mảnh giấy hoặc một mảnh vải mềm để lót. </P>
<P>2. Cần phải chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như thế nào? </P>
<P>Sau khi đón trẻ từ nhà hộ sinh về, cần chăm sóc rốn của trẻ theo trình tự sau: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lấy một que diêm bẻ đầu, quấn bông vào rồi tẩm dung dịch thuốc tím 5%, bôi vào thẳng vào giữa vết cắt rốn (chứ không phải xung quanh rốn). Nếu vết cắt rốn rộng và có mùi hôi thì không nên tắm cho trẻ. Hằng ngày, cần chăm sóc rốn của trẻ. Các băng dùng băng rốn cho trẻ cần phải giặt qua nước sôi và được là kỹ. Khi rốn có mùi hôi và chảy mủ, cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám. </P>
<P>3. Có nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh? </P>
<P>Cần phải hết sức thận trọng khi chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chỉ nên dùng bông ướt để lau vành trong và vành ngoài của tai trẻ. Chưa nên ngoáy sâu vào tai trong của trẻ.</P>
<P>4. Có nên dùng que tăm quấn bông để ngoáy mũi cho trẻ lấy gỉ mũi? </P>
<P>Không nên dùng que diêm hoặc các loại que khác để ngoáy mũi cho trẻ vì bông quấn ở đầu que có thể sẽ bị mắc lại trong mũi trẻ và que có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Tốt nhất là dùng các que bông làm sẵn xoay tròn trong lỗ mũi trẻ. Nếu lỗ mũi trẻ khô và có gỉ mũi thì nên nhỏ trước vào mũi trẻ 1 giọt dầu hướng dương đã tiệt trùng, sau đó mới ngoáy mũi cho trẻ. </P>
<P>5. Có nên lau mắt cho trẻ hằng ngày không? </P>
<P>Nên lau mắt cho trẻ hằng ngày bằng bông ướt. Lau quanh hốc mắt, đuôi mắt của trẻ. Nếu mắt bé bị chảy nhiều nước, có thể bé đã bị viêm, nhiễm trùng mắt hoặc bệnh kết mạc. Một nguyên nhân khác làm cho nước mắt chảy là tuyến dẫn lệ bị tắc do viêm nhiễm. Cần phải đưa trẻ tới bác sĩ mắt để khám. </P>
<P>6. Làm thế nào để xác định bé có bị bệnh vàng da hay không?</P>
<P>Bệnh vàng da là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do chất Bilirubin tập trung quá nhiều trong các mô và máu của trẻ sơ sinh. Chất Bilirubin là các sắc thể có màu vàng đỏ, do sự phá hủy của các huyết tố cấu tạo thành. Vì chất này tập trung với số lượng lớn ở da nên da có màu vàng. Lúc này, lượng Bilirubin trong máu cũng tăng nhanh. </P>
<P>Ở mức độ bình thường, Bilirubin không gây tác hại gì đối với sức khỏe cả. Nhưng nếu lượng Bilirubin cao quá mức cho phép, nó có thể chạy lên não và làm tê liệt các tế bào của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da, cả mẹ và con sẽ phải ở lại nhà hộ sinh hoặc khoa chuyên để theo dõi lượng chất Bilirubin có trong máu. </P>
<P>Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da đang được chữa trị bằng phương pháp chiếu đèn</P>
<P>Trẻ bị vàng da sẽ được đèn huỳnh quang có tia cực xanh chiếu vào, làm thay đổi lượng Bilirubin trong máu. Dưới tác động của một số tia khác nhau, lượng chất Bilirubin tập trung ở trong máu của trẻ sẽ bị chuyển hóa thành dạng khác, không gây hại gì cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Người ta gọi phương pháp điều trị đó là liệu pháp ảnh. Thường thì liệu pháp ảnh này được tiến hành trong khoảng 2-3 ngày hoặc lâu hơn. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 44__Để bé sớm biết bò<BR>11.05.2010</P>
<P><BR>Khoảng 6-8 tháng, nhiều bé bắt đầu tập bò trên sàn nhà để lấy được đồ vật yêu thích. Lúc này, bàn tay và đầu gối của bé di chuyển linh hoạt, trợ giúp cho quá trình học bò. </P>
<P><BR>Thời gian học bò còn phụ thuộc vào quá trình tập đi hoặc ít nhất là biết đứng vững trên hai chân của bé.</P>
<P>Tập cho bé nằm sấp</P>
<P>Kỹ năng học bò được củng cố khi bạn dành thời gian để bé nằm sấp trên sàn nhà. Hãy đặt món đồ chơi thú vị trước mặt của bé để buộc bé phải trườn người tới. Kê thêm một chiếc gối hình mẩu xương dành cho những chú cún (hoặc chiếc khăn tắm được cuộn lại) dưới ngực của bé khi bé nằm sấp. Bạn cũng có thể dùng tay đẩy chân của bé, tạo đà cho bé học bò.</P>
<P>Cho bé bắt chước</P>
<P>Luyện tập thể chất là cách giúp bé học bò hiệu quả. Tuy nhiên, dạy bé theo kiểu sao chép cũng mang lại nhiều lợi ích. Khi hai mẹ con ngồi chơi trên sàn nhà, bạn có thể mời một bé lớn hơn (đã bò thành thạo) làm mẫu cho bé. Nhìn thấy bé khác bò là niềm yêu thích bắt chước trong bé sẽ trỗi dậy.</P>
<P>Ngoài ra, có thể gợi ý để chồng bạn cùng hỗ trợ. Một người đối diện với bé trong khi người khác ở phía sau, giúp bé di chuyển tay và chân, giống như đang bò. Cần thao tác chậm và nhẹ nhàng, khi bé không muốn thì đừng cố ép buộc.</P>
<P>Bé thích bò tới - lui</P>
<P>Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy bé nhà mình lúc đầu bò theo một hướng, rồi sau đó, theo hướng khác, có bé còn thích bò ngược (bò lùi). Cha mẹ sợ khi bé bò ngược thì khả năng vận động sẽ kém hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, không có gì cần lo khi bé thích bò theo cách "ngược đời". Nếu bé thích bò giật lùi, bạn cứ để bé được thoải mái. Mỗi bé khác nhau có cách bò khác nhau. Khả năng bò ở bé sẽ tốt hơn khi bé đã quen.</P>
<P>Lợi ích của học bò</P>
<P>Bé biết cách cân bằng trọng lượng, giữa vững cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau. Học bò còn giúp bé phát triển cơ bắp, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ. Nó còn khiến cơ cổ và bả vai chắc khỏe; nhờ thế, bé dễ dàng nâng đầu của mình.</P>
<P>Khi bé không biết bò</P>
<P>Bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ.</P>
<P>Thực tế, có nhiều bé không bao giờ bò. Điều đó cũng không cần quá lo. Đơn giản là bé thích "nhảy cóc" qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 45__Thế nào là một trẻ sơ sinh thông minh?<BR>11.05.2010</P>
<P><BR>Khi mới sinh, một đứa trẻ thông minh sẽ lanh lợi hơn so với những trẻ bình thường khác. Có nhiều trẻ khi mới sinh đã tự động ngẩng đầu cao và nhìn nghiêng bốn phía, cảm thấy hiếu kỳ đối với cuộc sống. </P>
<P><BR>Trẻ sơ sinh có cảm giác mẫn cảm, phản ứng nhanh nhạy sẽ thông minh hơn so với trẻ khác. Khi bạn ôm chúng, chúng sẽ linh cảm thấy điều này. Chúng cảm nhận được đồ vật nào đó khiến mình vui hoặc không, đây chính là khởi đầu của hoạt động tâm lý. Trẻ càng mẫn cảm, càng dễ dàng có được sự thỏa mãn.</P>
<P>Trẻ càng biết cười sớm, trí thông minh càng cao. Mặc dù đây không hoàn toàn là dấu hiệu đáng tin cậy, nhưng một đứa trẻ bắt đầu cười sớm sẽ trở thành nhi đồng thông minh hoạt bát sau này.</P>
<P>Lý do chính là: Một đứa trẻ khỏe mạnh và nặng cân do khi mang thai hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng và được sự quan tâm chăm sóc của bà mẹ. Những người mẹ này đem đến cho trẻ nhiều sự hỗ trợ giáo dục tốt nhất. Trẻ có cân nặng tương đối sẽ có ưu thế về mặt tâm lý, tố chất sức khỏe tốt, do đó hoạt bát hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Ví dụ: Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ hấp thụ được nhiều thực phẩm trong một lúc, cha mẹ không mất nhiều thời gian cho trẻ ăn nhiều bữa, có thể dồn thời gian giúp trẻ tham gia vào các hoạt động trí não. Ngoài ra, cha mẹ có thể đem đến cho trẻ nhiều kích kích, có nhiều thời gian để giao lưu chuyện trò cùng trẻ. Trẻ mỗi bữa sẽ có nhu cầu ăn nhiều, cha mẹ không mất công sức để dỗ trẻ. Những đứa trẻ có cân nặng thích hợp sẽ gặp nhiều thuận lợi về mặt tình cảm và có thêm nhiều niềm vui.</P>
<P>Như vậy một đứa trẻ thông minh sẽ phát triển trước nhiều mặt, cha mẹ cần chăm sóc và giúp đỡ chúng phát huy những điểm này.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 46__Băn khoăn khi bé mới ăn dặm<BR>10.05.2010</P>
<P><BR>Trung tâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, bạn có thể tập cho con ăn dặm. </P>
<P><BR>Tất nhiên, trên thực tế, do phải quay lại với công việc nên nhiều người mẹ kết hợp cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng sữa công thức. Đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức không cung cấp đủ kalo và dinh dưỡng mà cơ thể bé cần. </P>
<P>Hệ tiêu hóa của bé cũng đủ hoàn thiện để hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ăn dặm sớm không có lợi cho sức khỏe của bé, lại gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho mẹ.</P>
<P>Khi nào biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?</P>
<P>- Ngồi vững khi được trợ giúp.</P>
<P>- Trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi.</P>
<P>- Phản ứng thích thú với thức ăn, không dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.</P>
<P>Thời gian đầu, bạn cần theo dõi các dấu hiệu dị ứng ở bé. Với bé dưới 1 tuổi, nguy cơ dị ứng thức ăn là rất lớn. </P>
<P>Bắt đầu tập cho bé ăn</P>
<P>Cách tốt nhất là trộn một ít ngũ cốc gạo ăn dặm với nước, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) và cho bé mút trên ngón tay sạch của mẹ. Sự pha trộn này khiến bột lỏng như súp, ấm và dễ nuốt. Lần đầu tiên, chỉ cần cho bé ăn 1 thìa bột là đủ. Nếu bé liên tục đảo lưỡi và nuốt thức ăn thì chứng tỏ mức độ quan tâm đến thức ăn ở bé càng cao.</P>
<P>Mấy bữa một ngày cho bé là hợp lý?</P>
<P>Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé trong năm đầu tiên. Ăn dặm chỉ là cách bổ sung kalo để bé phát triển tốt. Khoảng 1 tuổi, bé có thể ăn 3 bữa chính, kèm 2 bữa phụ trong ngày.</P>
<P>Khi mới ăn dặm, số bữa ăn của bé có thể là 2. Mỗi bữa chỉ là một lượng nhỏ thức ăn. Nên chuẩn bị ít đồ ăn dặm cho bé và không cần ép nếu bé đã chán.</P>
<P>Thời điểm tốt nhất trong ngày để thử cho bé ăn dặm</P>
<P>Tốt nhất là khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi bé bú bình. Với bé bú mẹ, có thể thử cho bé ăn dặm ngay sau cữ bú mẹ. Tránh lúc bé đang quấy khóc hoặc bị đói. Hãy tìm thời điểm mà cả mẹ và bé đều thoải mái, sẵn lòng để thử trò chơi "làm quen với thức ăn". Nên nhớ, ăn dặm là giai đoạn quan trọng, cung cấp dinh dưỡng mà sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được.</P>
<P>Khi bé không chịu ăn</P>
<P>Cố gắng thử lại vào ngày hôm sau. Thức ăn đầu tiên của bé có thể là chuối chín và ngũ cốc gạo ăn dặm. Bạn hãy kiên nhẫn và để bé hào hứng với việc tập ăn.</P>
<P>Tránh dị ứng cho bé</P>
<P>Để tránh dị ứng, nên cho bé tập làm quen với từng loại thức ăn đúng thời điểm. Với mỗi loại thức ăn mới, cần đợi 2-3 ngày sau, đảm bảo bé không bị dị ứng mới tiếp tục cho bé thử một món mới khác.</P>
<P>Có cần cho bé uống thêm nước lọc vào bữa ăn?</P>
<P>Không cần thiết. Bé đã nhận đủ chất lỏng từ sữa mẹ và sữa công thức. Nhưng nếu cho bé uống thêm một chút nước lọc từ cốc thì cũng không hại gì. Nên tập cho bé uống nước bằng cốc mỏ vịt để bé thực hành việc uống nước.</P>
<P>Khi nào tôi có thể cho bé ăn thức ăn lổn nhổn?</P>
<P>Khi bé xuất hiện một ít răng, bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn ít mềm, mịn hơn. Những cục thức ăn phải mềm và đủ nhỏ để bé nuốt mà không bị hóc. Nhai là một kỹ năng dành cho bé và bạn không nên bỏ qua giai đoạn cho bé thử thức ăn lổn nhổn. Bé sẽ từ chối thức ăn dạng cục nhỏ nếu bạn để quá lâu mới tập cho bé ăn.</P>
<P>Bé kén ăn, tôi phải làm sao?</P>
<P>Có khi, bạn phải mất 10-15 lần để bé hứng thú với một món. Hãy kiên trì và bình tĩnh. Tránh ép khi bé không thích ăn. Hãy cho bé thử món đó vào lúc khác.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 47__4 cách giảm quấy khóc cho bé 0-4 tháng tuổi<BR>09.05.2010</P>
<P><BR>Nhiều lúc, bạn không hiểu vì sao bé khó tính. Không phải bé bị đói hay ấp ủ quá nóng. Cũng không phải bé bị ốm hay bị hăm. Đã kiểm tra kỹ càng, bạn thấy bé vẫn ổn nhưng bé liên tục quấy khóc. </P>
<P><BR>Bạn cần bình tĩnh và thử những cách sau, từ Parenting:</P>
<P>- Để bé được nghỉ: Giảm bớt ánh sáng, tắt âm nhạc hoặc đơn giản là khép bớt cửa cho đỡ ồn ào. Bé cáu kỉnh có thể do đang bị kích thích, nhất là khi trong nhà có khách hay bạn vừa đưa con ra ngoài trời.</P>
<P>- Di chuyển: Phần lớn các bé từ 4 tháng tuổi trở xuống sẽ trở nên dễ chịu nếu được nghe một loại đồ chơi phát ra âm thanh "o o" lặp đi - lặp lại. Ngoài ra, bé cũng bình tĩnh hơn nếu được nằm trên xe và mẹ đẩy đi - đẩy lại. Một số bé chỉ nín khóc khi được mẹ địu trên người và di chuyển một lát. Có thể cho bé hít thở không khí trong lành nếu bé đã ở quá lâu trong nhà.</P>
<P>- Vệ sinh: Đơn giản là lau rửa mặt mũi, chân tay khiến bé thấy thoải mái. Nếu bé thích điều này, bạn có thể thử.</P>
<P>- Tính khí của bé: Nhiều cha mẹ áp dụng cách này, cách khác để bé bớt quấy mà quên mất một điều, tính cách ở mỗi bé là khác nhau. Điều này càng dễ nhận biết vì sau một vài tháng đầu đời, bé bắt đầu bộc lộ cái gì thích, cái gì không thích. Một số bé dễ tính, ít quấy hơn một số bé khác. Đó là điều bình thường.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 48__5 bí quyết giúp mẹ chăm bé sơ sinh<BR>09.05.2010</P>
<P><BR>Điều quan trọng là mẹ chăm bé và không bị stress sau sinh. cả hai mẹ con cùng vui, khỏe. </P>
<P><BR>Bé ngủ, mẹ cũng ngủ</P>
<P>Đây là lời khuyên được đặt lên đầu tiên vì đó là một điều vô cùng quan trọng. Tất cả mọi người đều khuyên rằng, bạn nên ngủ khi bé ngủ. Trách nhiệm khiến bạn nghĩ rằng, bạn không cần ngủ nhưng mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc chứng khó ngủ và thật khó ngủ khi bạn cần ngủ. Nếu bạn ngủ trong khi bé yêu ngủ thì bạn có thể có sức để tiếp tục cho những tháng tiếp theo và tới khi bạn cần dùng chúng. Bé yêu bắt đầu ăn dặm vào 6 tháng tuổi và trong thời gian đó, bạn có thể được ngủ rất ít.</P>
<P>Quá trình lâm bồn và sinh con cũng khiến bạn rất mệt mỏi rồi. Giấc ngủ giúp bạn hồi phục lại sức khỏe và chăm sóc bé được tốt hơn.</P>
<P>Giao tiếp với bé bằng da và mắt</P>
<P>Phát triển mối dây liên hệ giữa bé yêu và bạn, cùng với chồng bạn và các thành viên trong gia đình là một điều nên làm. Mối dây liên kết của bạn với bé khiến bạn có thể cảm nhận được những điều diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của bé yêu như thế nào.</P>
<P>Có hai cách để duy trì mối dây liên hệ mạnh mẽ với bé là:</P>
<P>- Có sự tiếp xúc da - da càng nhiều càng tốt.</P>
<P>- Tạo sự liên kết bằng mắt.</P>
<P>Lần đầu tiên bạn bế bé trên tay sau khi sinh rồi cho bé bú, cố gắng đặt mình bé lên bụng bạn để bé cảm nhận được làn da quen thuộc và ấm áp. Điều này khiến cho xúc giác của bé phát triển. Vào sáng sớm hoặc tới giờ đi ngủ, bạn hãy để trần nửa trên của người và bé cũng vậy. Sau đó, quấn một chiếc chăn xung quanh bạn và bé nếu trời hơi lạnh. Khoảng thời gian tắm cũng là khoảng thời gian mà bạn và bé có có sự đụng chạm da - da nhiều nhất.</P>
<P>Bé yêu rất thích nhìn vào mắt bạn và bé cũng thích bạn nhìn lại mình. Khi bạn cho bé ăn bằng việc cho bú hoặc cho bú bình thì đây chính là khoảng thời gian mà bạn có thể cùng bé tạo nên sự giao tiếp bằng mắt.</P>
<P>Dỗ bé khéo nhất</P>
<P>Nếu đã từng trải qua thời gian chăm sóc bé sơ sinh thì hẳn bạn sẽ ước rằng, nếu trước đó được ai đó chỉ dạy về việc dỗ dành bé khi bé khóc thì hay biết mấy.</P>
<P>Cách mà nhiều trẻ con thích là bạn đi đi lại dại và dỗ dành bé bằng những điệu nhảy và âm thanh. Bé rất thích được nghe âm thanh quen thuộc đặc biệt là âm thanh khi được nghe ở trong bụng mẹ lúc trước. Lúc bé khóc, bạn hãy đặt bé dựa vào vai và có thể đung đưa theo điệu nhạc. Bạn có thể đặt miệng của mình gần tai bé và huýt sáo hay phát ra những âm thanh dịu dàng như "shhhh". Nhưng chú ý đừng thổi vào tai bé vì bạn có thể làm tai bé bị thương.</P>
<P>Bé cùng thích được ủ ấm như lúc còn trong bụng mẹ. Cảm giác được an toàn và được bảo vệ khiến bé đỡ khóc hơn. Vì thế, bạn nên mua một chiếc chăn mỏng, quấn quanh bé.</P>
<P>Không để bé bị kích thích quá mức</P>
<P>Một điều quan trọng thường xuyên phải làm là bạn nên chú ý những hoạt động kích thích bé quá mức. Dĩ nhiên, cho bé chơi đùa rất quan trọng với sự phát triển của bé nhưng phải vừa đủ đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Khi bị quá mệt bé sẽ khóc, gào thét và sẽ gây ra nhiều khó chịu.</P>
<P>Bạn hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ. Thời gian cho bé chơi có thể chỉ khoảng 30 phút là đủ. Nếu bé trở nên quá mệt hoặc quá bị kích thích thì bạn hãy đi đến và ngồi ở nơi nào đó yên tĩnh và hơi tối một chút để bé dịu lại.</P>
<P>Lên kế hoạch sinh hoạt </P>
<P>Kế hoạch cho thời gian ăn, thời gian tắm, thời gian đi ngắm cảnh, thời gian ngủ... sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn mà không bị quá tải. Điều quan trọng, cần chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng trước khi bạn bắt đầu trách nhiệm của mình. Ví dụ, trước khi bạn tắm cho bé, bạn cần chắc chắn đã có mọi thứ bạn cần cho việc tắm cho bé như khăn lau, quần áo sạch, tã lót...</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 49__Những điều quan trọng nhất với bé sơ sinh<BR>07.05.2010</P>
<P><BR>Bé mới sinh ra, vô cùng đáng yêu và non nớt. Mẹ cần lưu ý để nuôi dưỡng để bé phát triển tối ưu và luôn khỏe mạnh nhé! </P>
<P><BR>Phát triển cân nặng và chiều cao "chuẩn"</P>
<P>Cân nặng: mỗi tháng tăng trung bình khoảng 600g. Tháng thứ 2 và tháng thứ 3 tăng khoảng 800g. Trong những tháng tiếp theo, mức tăng sẽ giảm 50g so với tháng trước đó. Ví dụ: tháng thứ 3 bé tăng 800g, tháng thứ 4 bé tăng 750g.</P>
<P>Đến 5 tháng tuổi, cân nặng của bé phải tăng gấp đôi và đến 1 năm tuổi phải tăng gấp 3 lần so với trọng lượng lúc mới sinh, đạt mức khoảng 10-11 kg. </P>
<P>Khoảng 6 tháng tuổi, các bé gái thường nhẹ hơn các bé trai khoảng 200 - 400g. Sau một năm, các bé trai thường nặng hơn các bé gái cùng tuổi khoảng 400 - 600g</P>
<P>Chiều cao: trong 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng khoảng 3cm. Từ 3-6 tháng, mỗi tháng tăng khoảng 2,5 cm/tháng. Từ 6 - 9 tháng, mỗi tháng tăng khoảng 1,5cm. Từ 9 - 12 tháng, mỗi tháng tăng khoảng 1-1,5 cm. </P>
<P>Sau một năm, chiều cao của bé tăng khoảng 25 - 27 cm, đạt mức 75-78 cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn so với các bé trai khoảng 1,5 cm. </P>
<P>Chăm sóc rốn đúng cách</P>
<P>Sau khi đón bé từ bệnh viện về, mẹ nhớ chăm sóc rốn của bé theo trình tự: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lấy một que diêm bẻ đầu, quấn bông vào rồi tẩm dung dịch thuốc tím 5%, bôi vào thẳng vào giữa vết cắt rốn (chứ không phải xung quanh rốn). Nếu vết cắt rốn rộng và có mùi hôi thì không nên tắm cho bé</P>
<P>Hằng ngày, cần vệ sinh sạch sẽ và thay băng rốn cho bé. Các băng dùng băng rốn cho bé cần phải giặt qua nước sôi và được là kỹ. </P>
<P>Hiểu đúng về thóp của bé</P>
<P>Những phần mềm trên đầu bé là các thóp. Đó là những phần còn lại của màng xương kết với các xương sọ. Nhờ màng xương này mà đầu của bào thai có thể chui qua âm đạo ra ngoài nhờ có sự co bóp và đẩy. </P>
<P>Thóp lớn phía trước nằm ở chỗ nối giữa xương trán với xương đỉnh đầu, có hình đồng xu với kích thước khoảng 2,5 x 2,5 cm (kích thước của thóp này khác nhau ở mỗi bé). Thóp bình thường có tính đàn hồi. Khi bé kêu khóc, có thể thóp hơi phồng lên. Dùng ngón tay chạm vào thóp của trẻ, ta có thể nhận biết được nhịp đập.</P>
<P>Thóp có thể bị lõm xuống khi bé ở tư thế thẳng đứng và đặc biệt là khi bé bị thiếu nước. Nhịp đập của thóp là do máu đẩy từ tim lên não của bé sau mỗi một lần co bóp tạo nên. Thóp thường đầy lên và đập mạnh khi bé kêu khóc hoặc gắng sức làm một việc gì đó. </P>
<P>Với những bé phát triển bình thường, thóp nhỏ liền lại trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4; thóp lớn liền lại khi trẻ được 12 đến 18 tháng. Có tới 80% trẻ đẻ đủ tháng đã liền các thóp này ngay trước khi ra đời. Nếu thóp của bé liền lại chậm hơn thời gian nói trên, cần cho bé tới bác sĩ nhi khoa khám. </P>
<P>Những bé sinh ra có thóp lớn, quá nhỏ đều cần được theo dõi đặc biệt về tốc độ phát triển của vòng đầu hoặc được khám định kỳ thường xuyên ở bác sĩ thần kinh. <BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 50__8 cách phát triển trí não bé sơ sinh<BR>03.02.2010</P>
<P><BR>Đừng nghĩ rằng bé sơ sinh chỉ biết bú ti thôi nhé. Những hoạt động giao tiếp đơn giản hằng ngày của bố mẹ sẽ giúp bé phát triển trí não và rèn luyện khả năng ngay khi chào đời.</P>
<P><BR>1.Cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh, duy trì thời gian bú mẹ càng lâu càng tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những bé được bú mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn những bé ăn sữa ngoài.</P>
<P>2. Nhìn bé với ánh mắt trìu mến. Ngay từ khi sinh ra, bố mẹ hãy giao tiếp với con bằng ánh mắt trìu mến, thể hiện sự yêu thương vô hạn đối với bé. Mỗi khi bé thức, bố mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt bé, giúp bé nhận biết khuôn mặt bố mẹ, luyện tập khả năng ghi nhớ của mình.</P>
<P>3. Dành nhiều thời gian chăm sóc bé. Bố mẹ nên thường xuyên âu yếm, vuốt ve, thơm bé để bé cảm nhận tình cảm của bố mẹ dành cho bé.</P>
<P>Không nên suy nghĩ bé sơ sinh chưa nhận biết được gì. Đừng đợi đến khi bé được khoảng 3 tháng tuổi mới bắt đầu kể chuyện hay nói chuyện với bé . Bố mẹ nói chuyện với bé càng sớm, càng nhiều, bé càng nhanh biết hóng chuyện và biết nói.<BR>4. Luôn tạo cho bé cảm giác vui vẻ. Bố mẹ hãy hát cho bé nghe lúc bé thức hoặc hát ru bé ngủ, không cần quan tâm mình hát hay hay dở. Một số nghiên cứu đã chỉ rằng nghe những giai điệu âm nhạc giúp bé phát triển khả năng học toán.<BR>Cười đùa, cù toàn thân bé, làm bé cười và cười to thành tiếng, giúp bé phát triển khả năng hài hước.</P>
<P>5. Chơi cùng bé. Khi bé lẫy, bố mẹ cũng có thể nằm sấp người xuống để mặt đối mặt với bé, nói chuyện với bé.</P>
<P>Khi bé biết trườn bò, bố mẹ có thể nằm trên giường để bé bò qua hay trườn lên người, hoặc để bé bám vịn vào đứng lên. Điều này giúp bé rèn luyện khả năng vận động.</P>
<P>Bố mẹ cũng có thể đặt chiếc đệm sofa, gối, hộp hay đồ chơi, chỉ cho bé cách để trườn qua, luồn xuống hay bò quanh. Điều này sẽ giúp bé học được khả năng phối phợp và kỹ năng giải quyết vấn đề.</P>
<P>6. Luôn "thuyết minh" về mọi hành động của bố mẹ. "Bố thay bỉm cho con này", "Mẹ tắm cho con nhé", "Mẹ rửa mặt cho con sạch sẽ",... Điều này giúp bé rèn luyện khả năng xây dựng vốn từ ngữ phong phú và đa dạng.</P>
<P>7. Chơi "ú- òa": Bố mẹ trốn đi (hoặc che mặt đi) và xuất hiện (mở tay che mặt ra) cùng với tiếng "ú-òa" sẽ làm bé thích thú và rèn cho bé nhận biết về một vật có thể biến mất rồi trở lại sau đó.</P>
<P>8. Bắt chước bé: Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng, bố mẹ hãy làm theo những hành động của bé như: chun mũi, mút môi, cười đùa tạo âm thanh ngộ nghĩnh... Cách này giúp bé rèn luyện khả năng sáng tạo. </P>
<P> </P>
<P><BR> 51__Dinh dưỡng cho bà mẹ và bé sơ sinh<BR>11.01.2010</P>
<P><BR>Để đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với sản phụ và bé con mới chào đời, các bà mẹ cần bổ sung 12 loại thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống của mình...</P>
<P><BR>Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần biết rằng chất lượng sữa sẽ không thay đổi bao nhiêu cho dù bạn chọn việc ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu không nạp đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể bạn buộc phải sử dụng những dưỡng chất cần thiết từ nguồn dự trữ của chính nó. Vậy nên, muốn bảo đảm một sức khỏe tối ưu, hãy chắc rằng bạn đang tuân thủ theo một chế độ ăn uống hợp lý để kết hợp vừa cho bé bú vừa tăng cường sức khỏe của chính mình. Dưới đây là 12 loại thực phẩm bạn cần sau khi sinh em bé:</P>
<P>1. Cá hồi<BR>Cá hồi là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt với các bà mẹ sau khi sinh em bé. Đây là loại thực phẩm tốt nhất giúp tăng cường các chất như DHA trong sữa mẹ - một chất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Ngoài cá hồi, DHA cũng có trong rất nhiều các loại cá nước lạnh khác.</P>
<P>Lưu ý: Các chuyên gia sức khỏe cho rằng các bà mẹ đang cho con bú chỉ nên ăn những loại cá có lượng thủy ngân thấp hơn 340 gram/tuần. Nhưng các bà mẹ có thể yên tâm ăn cá hồi vì loại cá này có hàm lượng thủy ngân khá thấp so với các loài cá khác như cá mập, cá kiếm, cá thu hay cá lát. </P>
<P>2. Sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp<BR>Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa có hàm lượng chất béo thấp hay pho mát, rất bổ dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú. Những loại thực phẩm này rất giàu protein, vitamin B, D và canxi. Chất canxi được bổ sung cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển hệ xương tốt hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe, những bà mẹ sau khi sinh nên dùng các sản phẩm từ sữa ít béo ít nhất 3 lần/ngày. </P>
<P>3. Thịt bò nạc<BR>Khi chọn các loại thực phẩm giúp tăng cường năng lượng cho các bà mẹ sau khi sinh, bạn không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò nạc. Thiếu chất sắt là một nguyên nhân khiến sức khỏe của các bà mẹ sau khi sinh bị giảm sút, điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ đang bú sữa mẹ. Ngoài ra, thịt bò nạc cũng rất giàu protein và vitamin B-12 giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. </P>
<P>4. Đậu nành<BR>Đậu nành là thực phẩm lý tưởng giúp các bà mẹ tiết ra sữa nhiều hơn sau khi mới sinh. Loại thực phẩm này không chỉ giàu chất sắt giúp các bà mẹ hồi sức nhanh mà còn là một nguồn cung cấp protein thực vật rất tốt, đặc biệt cho những người ăn chay. </P>
<P>5. Quả việt quất (dâu xanh)<BR>Những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên uống từ 1-2 cốc nước ép trái cây mỗi ngày. Những loại trái cây giàu chất ôxy hóa như quả việt quất sẽ là những sự lựa chọn tốt nhất đối với các bà mẹ sau khi sinh vì chúng có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp hồi phục sức khỏe cho các bà mẹ trong thời kỳ nuôi con. </P>
<P>6. Gạo chưa xát trắng (gạo lứt)<BR>Nếu muốn giảm cân sau khi sinh em bé, các bà mẹ thường cố gắng ăn ít những thực phẩm nhiều calo, nhưng điều này sẽ khiến lượng sữa của các bà mẹ tiết ra bị giảm đi, ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cho con của bạn. Tuy nhiên vẫn có cách để giúp các bà mẹ giảm cân hiệu quả sau khi sinh mà không ảnh hưởng tới dinh dưỡng của bé đang bú sữa mẹ, đó là gạo chưa xát trắng. Loại gạo này có thể cung cấp lượng calo vừa đủ cho cơ thể bạn mà vẫn đảm bảo được nguồn sữa chất lượng cho bé. </P>
<P>7. Cam<BR>Cam là loại hoa quả tốt nhất giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh. Loại hoa quả vùng nhiệt đới này chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Cam có thể được chế biến thành các loại nước ép hoặc đơn giản chỉ cần rửa sạch, thái lát và thưởng thức. </P>
<P>8. Trứng<BR>Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D tự nhiên - một vi chất quan trọng giúp xương của trẻ chắc khỏe và phát triển tốt hơn trong thời kỳ bú sữa mẹ. Ngoài chứa nhiều vitamin D, lòng đỏ trứng cũng giàu chất DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não cho trẻ. Vì vậy, các bà mẹ sau khi sinh nên ăn nhiều lòng đỏ trứng vào tất cả các bữa ăn trong ngày. </P>
<P>9. Bánh mì<BR>Axít Folic là một dưỡng chất quyết định sự phát triển của thai nhi trong những ngày đầu mang thai. Nhưng vai trò quan trọng của nó không dừng lại ở đó. Axít Folic còn cần thiết trong sữa mẹ để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Nó cũng rất cần cho sức khỏe của chính bạn nữa! Ăn nhiều bánh mì hay mì sợi sẽ giúp bạn củng cố dưỡng chất thiết yếu này cho sự sống. Và bạn biết không, đây còn là nguồn cung cấp một lượng chất xơ và sắt dồi dào nữa đấy. </P>
<P>10. Rau xanh<BR>Những loại rau xanh như rau bina, cải xanh, củ cải... rất giàu chất vitamin A, C, chất sắt và canxi - giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua sữa mẹ. Ngoài ra, các loại rau xanh cũng có nhiều chất chống ôxy hóa và có hàm lượng calo thấp giúp các bà mẹ giảm nguy cơ tăng cân và bệnh tim sau khi sinh em bé. </P>
<P>11. Ngũ cốc</P>
<P>Sau một đêm mất ngủ, một trong những thực phẩm bổ dưỡng giàu năng lượng cho bữa ăn sáng chính là ngũ cốc. Rất nhiều ngũ cốc đông lạnh chế biến sẵn được bày bán sẽ giúp bạn bổ sung những vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của mình. Hoặc bạn có thể tự làm một bữa sáng nóng hổi bằng cách khuấy dâu xanh, sữa tách kem chung với bột yến mạch, đảm bảo sẽ ngon tuyệt. </P>
<P>12. Nước tinh khiết</P>
<P>Thiếu nước là một nguyên nhân dẫn tới năng lượng của cơ thể bị giảm sút, đặc biệt đối với các bà mẹ sau khi sinh. Do vậy, để hồi phục sức khỏe nhanh và đảm bảo lượng sữa cho trẻ sau khi "vượt cạn", các bà mẹ cần phải đảm bảo uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung nước qua các loại nước ép trái cây hay sữa, nhưng hãy cẩn thận với các loại đồ uống có chất caffein như cafe và trà vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 55__Dạy bé 1 tuổi chơi với bạn<BR>21.11.2009</P>
<P><BR>Khoảng 1 tuổi, bé chưa hoàn thiện kỹ năng giao tiếp xã hội để có thể tham gia một nhóm chơi. Khái niệm chơi cùng với bé có khi chỉ được hiểu là ngồi cạnh nhau. </P>
<P><BR>Mỗi bé đều có một hoạt động vui chơi riêng của bản thân. Bé chưa biết phân chia đồ chơi, tuân thủ nguyên tắc chơi, chơi giả làm người bán hàng hay bác sĩ... Điều duy nhất bé thích là quan sát đồ chơi của bạn bên cạnh và sẵn sàng tóm lấy nó nếu bé phát hiện món đồ đó thú vị.</P>
<P>Nếu muốn dạy bé chia sẻ, bạn cần hướng dẫn trực tiếp cho con. Đưa cho bé và bạn của bé một quả bóng nếu bạn nhận thấy hai bé muốn chơi cùng nhau. Bạn cũng cần ngồi trên sàn nhà, cùng các bé, chuyền quả bóng từ tay này sang tay kia. Các bé sẽ biết chơi cùng nhau với cùng một đồ vật, dưới sự chỉ đạo là bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hy vọng bé sẽ biết chia sẻ đồ chơi vì ở độ tuổi này, bé chưa hoàn thành thao tác cầm, nắm, chuyền quả bóng.</P>
<P>Hành vi điển hình của bé 1 tuổi</P>
<P>Khi chơi cùng nhóm (hay 1 người bạn chơi), bé rất thích lăn bóng, nhún nhảy, vỗ tay, xếp những khối hình, dùng màu vẽ hoặc chơi ngoài trời. Nhiều bé thích mặc quần áo và thích được soi mình trong gương. Nếu có một tấm gương lớn xung quanh, các bé sẽ soi mình vào trong đó.</P>
<P>Vai trò của cha mẹ</P>
<P>Do chưa ý thức được việc kết bạn nên bé thích được chơi một mình. Vì thế, bạn cần khuyến khích bé tham gia một nhóm với những bé khác, trong đó có cả bạn. Bạn hãy dành những lời động viên, chỉ dẫn, sửa lỗi cho bé nhà mình và cả những người bạn của bé. Các bé sẽ quan sát cách mẹ hướng dẫn chơi, chia sẻ và thích thú làm theo. Đó là mầm mống để bạn xây dựng nên tinh thần sẻ chia ở bé.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 56__Nuôi trẻ từ 6-9 tháng tuổi như thế nào?<BR>10.11.2009</P>
<P><BR>Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn đặc và ăn 2 bữa mỗi ngày do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để cung cấp cho bé đủ nhu cầu dinh dưỡng.</P>
<P><BR>Chế độ ăn của bé:</P>
<P>• Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu.</P>
<P>• Cho bé ăn bột đặc đủ 4 nhóm thức ăn, 2 bữa/ngày.</P>
<P>• Ăn thêm trái cây tươi.</P>
<P>• Năng lượng cần cho bé trong 1 ngày 800-900 calo (tính cả năng lượng cung cấp từ sữa mẹ).</P>
<P>Cách cho bé ăn:</P>
<P>• Bé của bạn đã quen với thức ăn đặc và bắt đầu ăn 2 bữa mỗi ngày.</P>
<P>• Khi bé đã ăn 2 bữa, bạn cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó đã chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh sữa mẹ.</P>
<P>• Bạn cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc trẻ đã quen.</P>
<P>• Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà nên cách bằng các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - bột ngọt - bú mẹ - bú mẹ - bột mặn - bú mẹ.</P>
<P>• Nếu bé chưa ăn được nhiều, hãy cho bé bú thêm ngay sau đó để bé nhận đủ lượng thức ăn.</P>
<P>• Tập cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn từ 3 nhóm thức ăn VẬN ĐỘNG - XÂY DỰNG - BẢO VỆ và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: bạn ăn cá cho bé ăn bột cá, bạn ăn rau bồ ngót hãy làm bột với bồ ngót.</P>
<P>• Mỗi chén thức ăn của bé luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé đủ năng lượng hoạt động và lớn nữa.<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 57__Trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới như thế nào?<BR>10.11.2009</P>
<P><BR>Trong những tuần đầu đời, em bé của bạn có thể chỉ biết ăn, ngủ, khóc và sản xuất tã bẩn để bạn thay hằng ngày. Nhưng thực tế, mọi giác quan của bé đều đã hoạt động, tiếp nhận âm thanh, mùi vị và hình ảnh của thế giới mới.</P>
<P><BR>Rất khó để chúng ta biết chính xác một đứa trẻ sơ sinh cảm thấy gì, nhưng nếu bạn chú ý quan sát tới phản ứng của trẻ trước ánh sáng, âm thanh và sự đụng chạm, bạn sẽ thấy những giác quan của bé đã hoạt động một cách diệu kỳ.</P>
<P>Thị giác</P>
<P>Em bé của bạn có thể nhìn tốt nhất ở khoảng cách 20-35,5 cm, và biết tập trung vào một điểm khi ngước nhìn từ cánh tay của mẹ hoặc bố. Em bé của bạn cũng có thể nhìn xa hơn, nhưng khó tập trung vào những vật ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, ánh nắng từ một cửa sổ ở phía xa có thể thu hút ánh nhìn của bé.</P>
<P>Tiếp sau những khuôn mặt người, ánh sáng và sự cử động là những thứ mà một đứa trẻ sơ sinh thích nhìn nhất. Thậm chí chỉ nét phác hoạ thô sơ hình đôi mắt, cái mũi và cái miệng cũng thu hút sự chú ý của em bé nếu để đủ gần. Mặc dù thị giác của bé đã hoạt động, nhưng nó vẫn cần điều chỉnh, đặc biệt khi tập trung về phía xa. Đôi mắt của bé trông có thể hơi bị hiếng một chút. Điều đó là bình thường, cơ mắt của bé sẽ khoẻ dần và phát triển trong vài tháng tiếp theo.</P>
<P>Trẻ sơ sinh sẽ phù hợp nhìn những màu tương phản hơn là màu nhờ nhờ. Những bức ảnh hay đồ chơi màu trắng đen sẽ khiến bé hứng thú lâu hơn là các vật thể với nhiều màu tương đồng. Sẽ rất tốt nếu cho bé nhiều thứ thú vị để nhìn, nhưng đừng lạm dụng. Một vật vào một thời điểm là đủ. Và đừng quên di chuyển bé một chút trong ngày để thay đổi khung cảnh.</P>
<P>Thính giác</P>
<P>Em bé mới sinh của bạn đã nghe được âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nhịp tim của mẹ, tiếng sôi bụng và âm thanh ở bên ngoài như tiếng mẹ hay tiếng nói của các thành viên khác đã trở thành một phần trong thế giới của bé. Khi em bé được sinh ra, các âm thanh của thế giới bên ngoài trở nên to và rõ hơn. Em bé của bạn có thể bị giật mình bởi tiếng chó sủa hay được dỗ dành bằng âm thanh đều đều của máy vắt hay máy hút bụi.</P>
<P>Cố gắng chú ý tới phản ứng của bé trước giọng nói của bạn. Tiếng người, đặc biệt là tiếng của bố mẹ là âm nhạc yêu thích nhất của bé. Em bé của bạn đã biết rằng đó là nơi mà sự chăm sóc tới: thức ăn, sự ấm áp và ôm ấp. Nếu em bé khóc trong nôi, hãy xem tiếng nói của bạn vang tới từ xa khiến bé nín ngay như thế nào. Hãy xem nhóc chăm chú lắng nghe như thế nào khi bạn nói chuyện với giọng âu yếm. Bé có thể chưa kết hợp được việc nhìn và lắng nghe, nhưng cho dù nếu bé đang nhìn vào khoảng không thì nó không có nghĩa là bé không chú ý tới giọng nói của bạn khi cất lên.</P>
<P>Vị giác và khứu giác</P>
<P>Mọi người đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn, và đó là 2 giác quan gần nhau nhất của con người. Nghiên cứu cho thấy những em bé mới sinh thích vị ngọt hơn và sẽ chọn bú bình nước ngọt lịm trong khi ngoảnh mặt đi hoặc khóc nếu được cho thứ gì đắng hay chua. Trong 6 tháng đầu, em bé của bạn sẽ cần chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới đến đồ ăn cứng. Do trẻ thích vị ngọt, nên sẽ dễ hơn nếu cho trẻ bắt đầu với rau củ ngọt như cà rốt hay khoai tây. Khi em bé lớn hơn, bạn hãy cho tiếp xúc với những hương vị khác nhau để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.</P>
<P>Một ngày bình thường cũng mang lại cho em bé một thế giới mùi vị: quần áo của bạn, bữa tối trong lò nướng, những bông hoa trong vườn. Và ít nhất tại thời điểm này, bạn không phải lo lắng về các vị giác của trẻ. Mùi sữa của bạn sẽ hoàn toàn thỏa mãn em bé.</P>
<P>Xúc giác</P>
<P>Cũng như với hầu hết con người, sự đụng chạm là vô cùng quan trọng với em bé mới sinh. Qua sự tiếp xúc da thịt, em bé sẽ học được rất nhiều về thế giới xung quanh. Đầu tiên bé sẽ chỉ tìm kiếm sự vỗ về âu yếm. Bước ra từ bọc chất lỏng ấm áp bao quanh, em bé sẽ đối mặt với cái lạnh lần đầu tiên, chạm phải sự thô cứng của giường chiếu, cảm nhận được sự cọ xát ở bên trong quần áo. Em bé sẽ mong muốn cha mẹ mang lại sự tiếp xúc mềm mại vốn có, như chăn lụa, cái ôm vỗ về và sự chăm sóc trìu mến. Với mọi sự tiếp xúc, em bé sẽ học về cuộc sống, vì vậy hãy cho bé thật nhiều những cái hôn âu yếm và em bé sẽ thấy rằng thế giới là một nơi dễ chịu để ra đời.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 59__Lịch nuôi dưỡng em bé từ 6 - 12 tháng<BR>10.11.2009</P>
<P><BR>Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc không biết nuôi con cách nào hợp lý trong năm đầu để cho cháu bé mau lớn đúng hướng chuẩn xác nhất. Lúc nào là lúc cần cho cháu bé làm quen với thức ăn khác lạ với sữa (sữa mẹ hay sữa bò) về mùi vị và với thể chất chuyển dần từ lỏng sang đặc qua giai đoạn lền, sệt hay ăn được lổn nhổn. </P>
<P> </P>
<P><BR>Bảng hướng dẫn sau đây giải đáp phần lớn những thắc mắc các bậc cha mẹ thường nêu lên. Các dấu hiệu phát triển về mặt thể chất là những mốc gợi ý chúng ta nên ứng xử thế nào tốt nhất để giúp cho em bé lớn lên theo nhịp riêng của cá nhân mỗi cháu. Tuy nhiên, đây chỉ là những nét định hướng tổng quát, còn tùy theo thực tế từng đứa trẻ mà điều chỉnh cho thích hợp nhất. Về mặt này, bạn nên luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ nào săn sóc sức khoẻ gia đình bạn có thẩm quyền nhất. </P>
<P>Tháng thứ 5, tháng thứ 6</P>
<P>Cổ em bé bắt đầu bớt mềm, giữ được đầu ngay, ngồi được một mình vững hơn. Không cò phản xạ đùn đẩy lưỡi ra ngoài hay lên phía trên. Đút bằng muỗng nhỏ, biết lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong và xuống dưới.. rồi nuốt<BR> <BR>Chế độ ăn căn bản<BR> Nên tập cho ăn<BR> <BR>Vẫn sữa mẹ (hay sữa bò) là chính: 4 - 6 cữ mỗi ngày. (700 - 900 g/ngày). Nếu trẻ bú mẹ không cần cho em bé uống thuốc bổ trực tiếp mà hãy cho uống...thông qua bà mẹ. </P>
<P>Nếu là sữa hộp "theo công thức" thì không cần vì trong sữa bột công nghiệp, sẵn có rất nhiều chất béo, chất vi lượng thiết yếu được bổ sung.</P>
<P>Nên dùng "men tiêu bột" malt trong giai đoạn này.<BR> Có thể tập cho làm quen với mùi vị lạ, dạng lỏng hay hơi sệt: có 3 thứ nước: nước luộc rau trái hay củ, rồi rau lá; nước cam pha loãng thêm chút đường cho đỡ chua; nước cháo loãng. Những lần đầu,nên cho nếm vào lưng chừng một cữ bú buổi sáng hay buổi trưa: Đặt nhẹ một đầu muỗng nước luộc rau (hơi ngọt, dễ châp nhận cái lạ hơn) hay nước trái cây pha hay nước cháo loãng vào giữa miệng hơi hé mở của em bé. Cứ kiên trì rồi bé sẽ tập cách lấy lưỡi đưa vào nuốt: đã làm một lần nhớ nhắc mỗi ngày trong vòng một tuần, cho làm quen và..không quên. Mỗi lần chỉ nên cho làm quen 1 thứ thôi: cho ăn "nguyên chất" như vậy lỡ có dị ứng với một thức ăn nào thì dễ phát hiện để tránh đi, tập cho ăn một thứ nào khác không gây xáo trộn. <BR> </P>
<P> </P>
<P>Tháng thứ 7, tháng thứ 8</P>
<P>Qua 6 tháng, em bé hay quơ tay nắm đồ vật và thức ăn đưa vào miệng. Dù chỉ có 1 - 2 răng, bé cử động được hàm và môi miệng: đó là những dấu hiệu thuận lợi để tập nhai, học nói bi bô.. Mọc được 1 - 2 răng cửa.<BR> <BR>Chế độ ăn căn bản<BR> Nên tập cho ăn<BR> <BR>Sữa lượng như trên nhưng nên tập cho ăn bột: Sữa 700 - 900 ml cho cả ngày. Phần thức ăn đặc gồm bột ngũ cốc, rau, trái cây, trứng và sản phẩm từ sữa.</P>
<P>Có thể thôi dùng malt nếu quen ăn đặc.</P>
<P>Một ngày 3 - 4 cữ bú & 3 - 4 "bữa" ăn mỗi lần từ 1 đến 3 muỗng canh cho từng loại thức ăn : rau, thịt, tầu hũ, đậu, trái cây.. Đây là một chế độ "ăn chay" có sữa, trứng.<BR> Tập cho ăn đặc hơn những trái cây chín muồi hay rau, trái nấu nhừ tán nhuyễn:</P>
<P>Dùng rây, máy xay để xay nhỏ - tuy nhiên tránh dùng máy xay "sinh tố" (vì có khuynh hướng thêm nước làm loãng, trong khi em bé cần tập cho ăn ngày một đặc hơn). Bữa nào cũng cho ăn thức ăn mới chế biến, tránh nấu một lần, xay nhuyễn, cho ăn cả ngày, gây chán ăn. Trái cây = chuối, đu đủ, dứa, hồng, sapotê,v.v. Bánh quy,bánh mì "ruột", khoai tán, mì ông sao, bột báng có thể cho ăn rồi. </P>
<P>Tránh bỏ đường cũng như muối vào thức ăn em bé hoặc chỉ nêm rất ít, vừa đủ lợ thôi (thận và gan em bé còn non yếu).</P>
<P>Rửa tay cho bé trước và sau bữa ăn; Có nhiều muỗng trong bữa ăn để mẹ đút, con học xúc..Bé bốc thức ăn, chưa tự xúc ăn được, nhưng đưa được vào miệng dù chỉ một miếng, cũng nên khen !</P>
<P>Trứng nên cho ăn dưới dạng "la coque" trụng nước sôi 2 phút, lòng trắng mới đục còn sền sệt, lòng đỏ còn chảy, không cần rắc muối. Cách 1 ngày cho ăn 1 trứng. Tập cho ăn yaourt hay pho mai, thì bớt sữa đi. </P>
<P>(2 miếng pho mai "bò cười" hay 2 hũ yaourt 100 cc # 1 ly sữa 200 ml) <BR> </P>
<P><BR>Tháng thứ 9, tháng thứ 10</P>
<P>Đầu ngay, lưng thẳng, bé ngồi vững được một mình. Bắt đầu đứng chựng. Sử dụng ngón cái ngón trỏ như một cái kẹp.(thuận lợi cho việc cầm muỗng xúc). Mọc được 3 - 4 răng cửa. <BR> <BR>Chế độ ăn căn bản<BR> Nên tập cho ăn<BR> </P>
<P>Sữa có chiều hướng bú ít đi. Ăn được đặc, lổn nhổn hơn, bắt đầu cho ăn thịt, cá.</P>
<P>Lượng thức ăn cho 1 ngày : Sữa 700 - 900 ml </P>
<P>Bột DD, Rau, Trái cây, mỗi loại = > 4 m.canh.</P>
<P>Thịt, cá,..: 1 rồi 2 m.canh hoặc đậu hay tầu hũ : 3 - 4 m.canh.</P>
<P>Thức ăn cầm ăn được như bánh quy: tùy thích.<BR> <BR>Tập cho ăn lổn nhổn các thức ăn giàu đạm cùng với rau và trái cây nấu mềm xắt đủ lớn để nhón ăn được.</P>
<P>Thịt, cá, nấu chín, xay, bằm, hay xé nhỏ. Trứng có thể cho ăn kiểu ốp-la hay luộc lòng đào. Cá, thịt loại bỏ hết xương. Vẫn nấu không nêm muối. Thịt cá có thể thay thế bằng gấp đôi lượng đậu xanh, đen, đỏ, trắng ngâm nở nấu chín, mềm hoặc tầu hũ. </P>
<P>Nước ép trái cây, pha với 2 phần nước, 1 m.càfê gạt đường cho 100ml. </P>
<P>Thức ăn để nhón ăn (bằng ngón tay) : Rau, trái cây như cà-rốt, đậu ve, đậu hoà lan, đậu đũa, su su, củ sắn, xúp-lơ chỉ nên nấu vừa chín và xắt đủ lớn để nhón ăn. Chuối, đu đủ, dứa, cam, quít, bưởi (gọt hay lột vỏ, bỏ hột, cắt từng miếng vừa ăn cũng dễ cầm ăn được. Tập cầm muỗng xúc các thức ăn khác. </P>
<P>Sắm tách có vòi để tập uống nước, nước ép trái cây, và cả sữa pha, bằng tách "như người lớn". Tập cho uống bằng tách lúc thức, tránh cho bú bình lúc nằm trong giường để tránh bị "răng sún, răng xiết" do đường trong đồ uống. <BR> </P>
<P><BR>Tháng thứ 11, tháng thứ 12</P>
<P>Đi được vài bước, tập tự xúc đàng hoàng, mọc được 5 - 6 răng cửa,</P>
<P>nhai giỏi hơn. Biết thích hay ghét một số thức ăn. Uống hết bình hay tách sữa biết đưa lại cho mẹ. An hết chén cháo hay cơm cũng vậy.</P>
<P> <BR>Chế độ ăn căn bản<BR> Nên tập cho ăn<BR> </P>
<P>Lượng sữa bú thường giảm đi, ăn đặc (cháo đặc, bún, nui, bánh đúc,bánh mì ruột,bánh quy..), tự xúc.</P>
<P>Sữa 700 ml, khoảng # 3 bình 210 - 240 ml/ngày.</P>
<P>Cháo đặc 2 - 3 chén</P>
<P>= cơm nát 1 - 1.5 chén</P>
<P>= nui 1 - 1.5 chén</P>
<P>Bánh mì 1 - 3 lát</P>
<P>= bánh qui 4 - 6 cái</P>
<P>= khoai 1 - 3 củ 125 g</P>
<P>Rau 2/3 chén - 1.5 chén</P>
<P>Trái cây xắt nhỏ </P>
<P>1 - 2 chén</P>
<P>= Nước trái cây </P>
<P>1 ly 90 - 100 ml</P>
<P>Thịt, cá 2 - 3 m. canh</P>
<P>= trứng 1 - 2 quả </P>
<P>Tầu hũ 4 - 6 m. canh</P>
<P>= đậu ngâm nở nấu chín 4 - 6 m. canh.<BR> <BR>Tập cho ăn thêm đa dạng đủ loại thức ăn, tiến tới cùng ăn được với mọi người trong gia đình. Tập trung vào việc dậy tự xúc, dậy nhai thức ăn, dậy uống bằng tách, ống hút.</P>
<P>Vấn đề thôi bú cứ để theo tự nhiên là tốt nhất. Em bé cũng có nhu cầu gần gũi mẹ để được "bú tí". Nên bỏ dần số cữ bú (cho suôn sẻ, nên thay thế, bằng một tách sữa hoặc một bữa ăn - có yaourt hay pho mai, cũng được). Nên đợi 4 - 5 ngày sau hãy rút bớt thêm 1 cữ bú. Khi xuống còn 1 cữ, rút ngắn thời gian, rồi dứt luôn.</P>
<P>Số bữa ăn có thể lấy số 4 làm số tối thiểu: nếu dựa vào ba bữa ăn của cả gia đình, thì cần cho ăn thêm 1 - 2 bữa phụ. </P>
<P>Cân đối dinh dưỡng dễ đạt khi cho ăn đủ 4 nhóm thức ăn trong ô vuông dinh dưỡng nhóm giàu bột-đường, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu đạm, nhóm rau giàu muối khoáng, sinh tố, mỗi bữa chỉ cần có mặt thức ăn thuộc đủ 4 nhóm là được. Đa dạng và ý thức hơn về lượng thì nên căn cứ vào tháp dinh dưỡng để lựa chọn thức ăn cho cả ngày. Nguyên tắc là nhóm thức ăn nào càng về phía đáy tháp thì càng ăn nhiều, càng về phía đỉnh thì càng ăn ít đi. Từ nhiều đến ít sẽ theo thứ tự: Ngũ cốc khoai - rau xanh & rau khác - trái cây - thức ăn giàu đạm động vật & đạm thực vật - Dầu thực vật & mỡ bơ động vật - Đường - Muối & gia vị<BR> </P>
<P><BR>Những điều cần tránh<BR> Những điều nên làm</P>
<P> <BR>1. Cho bú bình trong giường, buổi tối đến giờ đi ngủ: sữa và đường lưu lại trong miệng suốt đêm dễ làm cho trẻ bị sún răng.</P>
<P>2. Bỏ đường quá 5 %, bỏ muối và gia vị trước 12 tháng tuổi gây thói quen ăn quá ngọt và quá mặn sau này (dễ bị sâu răng béo phì, cao huyết áp v.v.)</P>
<P>3. Bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, nhất là trước bữa ăn sẽ dễ làm ngang dạ, không đói vào bữa ăn.</P>
<P>4. Ép ăn và đặc biệt là ăn hết suất khi bụng em bé đã hết chỗ chứa : một số trường hợp ọc hay trớ là vì ép phải cạn bình, nhẵn chén. <BR> 1. Rửa tay sạch sẽ trước khi sửa soạn thức ăn cho em bé. Xoong, nồi, tách, đĩa, muỗng cũng phải rửa sạch, tráng nước sôi, càng tốt.</P>
<P>2. Chọn thức ăn (rau, trái cây, thịt, cá, trứng v.v.) thật tươi, rửa sạch, xắt vừa nhỏ, loại bỏ xương, hột, mỡ, bạc nhạc..</P>
<P>3. Nấu với vừa đủ nước, hoặc hấp vừa chín để cho ngọt nước - khỏi cần nêm. Trái cây nên cho ăn chín và tươi là tốt nhất, không mất sinh tố.</P>
<P>4. Xay nhỏ thức ăn khi em bé chưa có răng, tránh thêm nhiều nước kẻo thức ăn trở nên "lõng bõng" quá loãng. Có dùng thức ăn đóng lọ, nhớ xem còn hạn sử dụng không.<BR> </P>
<P><BR>GIỜ GIẤC CÁC CỮ BÚ & CHO ĂN GỢI Ý</P>
<P>Tháng thứ 7 - thứ 8</P>
<P>Làm quen dần với thức ăn động vật, khởi đầu bằng trứng trụng nước sôi 2 phút (nếu không có vấn đề dị ứng) rồi cá, sau mới tới thịt. Chuyển sang 3 cữ bú & 3 bữa ăn</P>
<P><BR>5 - 6 giờ <BR> Sữa <BR> <BR>7 - 8 giờ<BR> Điểm tâm (trứng + nước trái cây, hay trái cây)<BR> <BR>10 - 11 giờ <BR> Bột mặn hay cháo cá, hoặc thịt<BR> <BR>14 - 15 giờ <BR> Sữa <BR> <BR>17 - 18 giờ <BR> Bột mặn hay cháo đậu<BR> <BR>20 - 21 giờ <BR> Sữa <BR> </P>
<P>Tháng thứ 9 - thứ 10 </P>
<P>Làm quen dần với thức ăn đặc, thể chất lổn nhổn, rửa tay trước bữa ăn, tập cho ăn "nhón", ăn "bốc", tập cầm muỗng, uống bằng tách. Thời dụng biểu gần như trên.</P>
<P><BR>5 - 6 giờ <BR> Sữa <BR> <BR>7 - 8 giờ<BR> Điểm tâm (trứng + nước trái cây, hay trái cây)<BR> <BR>10 - 11 giờ <BR> Cháo cá, hoặc thịt<BR> <BR>14 - 15 giờ <BR> Sữa <BR> <BR>17 - 18 giờ <BR> Bột mặn hay cháo đậu<BR> <BR>20 - 21 giờ <BR> Sữa <BR> </P>
<P>Tháng thứ 11 - thứ 12</P>
<P>Càng ngày càng bú ít sữa hơn xuống khoảng 2/3 lít - 1/2 lít cho cả ngày và ăn đặc hơn, tiến tới ăn được thức ăn của mâm cơm gia đình</P>
<P>6 - 7 giờ <BR> Điểm tâm có sữa (1 tách)<BR> <BR>10 - 11 giờ <BR> Bữa trưa có trái cây<BR> <BR>15 giờ <BR> Bữa xế có sữa (1 tách)<BR> <BR>17 - 18 giờ <BR> Bữa chiều <BR> <BR>20 - 21 giờ <BR> Sữa Mẹ hay 1 tách sữa<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 60__Trẻ sơ sinh không nên ngủ sấp<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Những đứa trẻ sinh non thường ngủ sâu hơn khi chúng nằm sấp. Khi đó chúng dễ có những giai đoạn ngưng thở tức thì, làm gia tăng nguy cơ bị chứng đột tử khi ngủ của trẻ em.</P>
<P><BR>Kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích trẻ nằm ngửa khi ngủ, đặc biệt ở những đứa trẻ sinh non - vốn đã gia tăng nguy cơ bị đột tử khi ngủ - rời phòng chăm sóc đặc biệt.</P>
<P>Tiến sĩ Anne Greenough và cộng sự tại Đại học King, Anh, đã nghiên cứu 24 đứa trẻ sơ sinh ra đời sau 28 tuần. Trước khi các em bé rời phòng chăm sóc đặc biệt, chúng được theo dõi 3 tiếng trong tư thế ngủ sấp và 3 tiếng ở tư thế nằm ngửa.</P>
<P>Nhóm theo dõi luồng hơi thở của trẻ, cử động ngực, bụng và chân tay, nhịp tim và hàm lượng oxy trong máu. Các nhà nghiên cứu cũng ghi lại thời gian ngủ và số lần ngưng thở, thức giấc và tỉnh dậy.</P>
<P>Kết quả cho thấy những đứa trẻ ngủ lâu hơn hẳn trong thư thế nằm sấp, thời gian ngủ vận động ít hơn và thời gian ngủ yên lặng nhiều hơn. Ở tư thế nằm ngửa, trẻ thức giấc nhiều hơn và tỉnh dậy nhiều hơn, đồng thời giai đoạn ngưng thở cũng ít hơn.</P>
<P>"Sự tỉnh giấc trong giấc ngủ là một phản ứng quan trọng trước các hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng, như chứng ngưng thở kéo dài", nhóm Greenough cho biết. "Bằng cách tỉnh giấc, sự thông hơi được gia tăng và phản ứng hành vi được đánh thức. Bất cứ trục trặc nào trong hành vi thức giấc cũng dễ gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh".</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 61__Giấc ngủ của trẻ 1-3 tháng tuổi<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Giờ thì con bạn đã bắt đầu thức ngày lâu hơn và ngủ nhiều hơn vào ban đêm, so với khi mới sinh. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là có thể, bởi mức độ hoạt động của các bé rất khác nhau.</P>
<P><BR>Các giai đoạn trong giấc ngủ của trẻ cũng gần giống như bạn: ngủ lơ mơ, REM (mắt chuyển động nhanh), ngủ nhẹ, ngủ sâu, và ngủ rất sâu. Con của bạn đã bắt đầu ngủ qua đêm rồi - nhưng nên nhớ rằng định nghĩa ngủ qua đêm của trẻ vào thời điểm này chỉ là kéo dài khoảng 5 tiếng.</P>
<P>Do con bạn đã lanh lợi hơn và nhận biết được môi trường xung quanh vào ban ngày, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm, đặc biệt khi bạn kiềm chế không chơi hoặc nói chuyện với bé vào ban đêm.</P>
<P>Con của bạn sẽ thích nghi với chu kỳ ngủ - thức mà bố mẹ bé tạo ra, và bụng của bé cũng phát triển hơn để chứa nhiều sữa. Điều đó có nghĩa là bé có thể ngủ tới 7-8 giờ mà không bị thức dậy do đói. Vào khoảng 3 tháng tuổi, nếu bạn cho bé ăn và ngủ vào lúc 10 giờ tối, bạn có thể sẽ được hưởng cả giấc ngủ cho đến sáng. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng có thời gian biểu giống nhau.</P>
<P>Không có gì lạ khi trẻ ở tuổi này thường nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Nếu bạn thấy bé ngủ quá nhiều khi bạn muốn bé thức hoặc ngược lại, chỉ cần khuyến khích bé tỉnh dậy nhiều vào ban ngày. Chẳng hạn, nếu bạn thấy bé thích ngủ đẫy cả chiều, hãy đánh thức bé dậy vài giờ một lần và chơi với bé. Giữ cho bé luôn được hưng phấn vào ban ngày để kéo dài thời gian ngủ ban đêm. Nếu có thể, giữ cho bé thức đến 10-11 giờ đêm, khi đó thời gian ngủ của bé sẽ được kéo dài tối đa.</P>
<P>Nếu bé thức vào đêm, hãy cố gắng hạn chế hoạt động đến mức có thể. Thay tã cho bé hoặc cho bé ăn trong bóng tối, đừng chơi với bé. Trẻ sẽ bắt đầu nhận ra bạn chẳng hề hứng thú vào ban đêm, vì vậy bé sẽ chẳng còn việc gì khác là ngủ tiếp.</P>
<P>Đồng thời luôn đảm bảo giấc ngủ của bé được an toàn. Đừng để bất cứ thứ gì trong cũi của bé mà có thể ảnh hưởng tới hơi thở - thậm chí một con thú nhồi bông rơi vào mặt bé cũng có thể gây rắc rối. Tránh những thứ có dây buộc hoặc ruy băng có thể quấn quanh cổ bé, kiểm tra những vật có góc cạnh, sắc nhọn. Hãy đảm bảo rằng chiếc cũi của bé luôn đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.</P>
<P>Các bác sĩ cũng khuyên rằng nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, thay vì nằm sấp hay nằm nghiêng. Nguyên nhân là khi trẻ nằm ngủ sấp sẽ bị tắc nghẽn hơi thở bởi bé sẽ khó tự thức dậy để di chuyển đầu.</P>
<P>Để tạo được thói quen đi ngủ cho bé, bạn cần phải tập luyện từ từ. Cho bé đi tắm, đọc truyện và hát ru sẽ làm bé dễ đi vào giấc ngủ và cũng gửi đến tín hiệu một ngày đã kết thúc. Cứ làm như vậy thường xuyên, bé sẽ liên hệ những hoạt động đó với giấc ngủ. Tốt hơn nữa, đặt bé vào cũi khi bé đang buồn ngủ nhưng vẫn thức. Bằng cách đó bé sẽ tự đưa mình vào giấc ngủ.</P>
<P>Mặc dù ban đầu việc này sẽ khó, nhưng các chuyên gia cho biết đây cũng là độ tuổi mà bạn có thể để bé quấy vài phút khi bé thức dậy vào ban đêm. Một số trẻ quẫy đạp, khóc dai dẳng hay gào to khi đang cố đưa mình trở lại vào giấc ngủ. Trừ khi bạn lo rằng bé đói hay ốm, hãy cứ thử để bé một mình. Về lâu dài nó điều đó sẽ giúp bé tự phát triển kỹ năng đưa mình ngủ trở lại mà không cần sự trợ giúp của bạn. </P>
<P> </P>
<P><BR> 62__Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 - 9 tháng<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Với những cháu đang tuổi ăn bột, bạn đừng quên "tô màu bát bột" để thêm phần hấp dẫn bé. Trẻ con vốn thích màu sắc, cháu sẽ ăn nhanh và nhiều nếu chén bột đẹp, có nhiều màu của thực phẩm tự nhiên.</P>
<P><BR>Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng dù đã tập cho cháu ăn bột, các bà mẹ vẫn nên xem bữa bú là bữa ăn chính của bé, vì sữa mẹ vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ con.</P>
<P>Cho cháu ăn đổi món theo tuần với thực đơn gợi ý sau đây: </P>
<P>Giờ <BR> Thứ 2, 4 <BR> Thứ 3, 5 <BR> Thứ 6, CN <BR> Thứ 7 <BR> <BR>6h <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> <BR>8h <BR> Bột thịt heo <BR> Bột thịt gà <BR> Bột thịt bò <BR> Bột trứng <BR> <BR>10h <BR> Chuối tiêu 1/2quả <BR> Đu đủ: 100g <BR> Hồng xiêm 1 quả <BR> Xoài: 100 g <BR> <BR>11h <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> Bú mẹ <BR> <BR>14h <BR> Bột trứng <BR> Bột cua <BR> Bột tôm <BR> Bột lạc <BR> </P>
<P>16h <BR> Nước cam:<BR>Cam 200g<BR>đường 5g (1thìa) <BR> Nước cam:<BR>Cam 200g<BR>đường 5g (1thìa) <BR> Nước cam:<BR>Cam 200g<BR>đường 5g (1thìa) <BR> Nước cam:<BR>Cam 200g<BR>đường 5g (1thìa) <BR> <BR>18h <BR> Bột cá <BR> Bột đậu xanh bí đỏ <BR> Bột thịt gà <BR> Bột gan (gà, heo) <BR> <BR>19h đến sáng hôm sau <BR> <BR>Bú mẹ <BR> <BR>Bú mẹ <BR> <BR>Bú mẹ <BR> <BR>Bú mẹ <BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 53__Hướng dẫn cách nuôi trẻ từ 4-6 tháng tuổi<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Con của bạn đã được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ vào sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh... Bạn nên cho bé ăn những gì?...</P>
<P><BR>Khi nào có thể tập cho bé ăn dặm?<BR>Nếu bạn thấy: bé có thể uống chút nước súp, nước cháo hay trái cây từ muỗng. Bé dòm miệng khi mọi người ăn uống vậy là bé đã sẵn sàng để nếm thử thức ăn đặc. </P>
<P>Vạn sự khởi đầu nan: <BR>Thức ăn đặc không giống sữa mẹ chút nào. Vậy bạn hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này. </P>
<P>Thức ăn để tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý tới thành phần dinh dưỡng vội vì bé mới chỉ tập. Sữa mẹ vẫn cung cấp toàn bộ nhu cầu cho bé. Lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với độ đặc, vị thức ăn và ăn bằng muỗng thay vì cho mút, bú. Nên cho bé ăn đặc trước cữ bú lúc đói nhất, sau đó cho bú đủ như bình thường. </P>
<P>Một số thức ăn để bé "tập":<BR>• Chuối nạo, hoặc đu đủ, xoài nạo bằng muỗng. </P>
<P>• Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ nặn ra. </P>
<P>• Một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước chín hoặc sữa. </P>
<P>• Vài muỗng nước cơm chắt với sữa. </P>
<P>• Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình. </P>
<P>• Vài muỗng tàu hũ nước đường. </P>
<P>Tập cho bé như thế nào?<BR>• Lựa một trong các thức ăn trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu, tăng dần từ 1 lên 3 muỗng. Nên dùng muỗng nông để đưa thức ăn vào giữa lưỡi để bé dễ nuốt. </P>
<P>• Trẻ cần 7-10 ngày để làm quen với 1 loại thức ăn đặc mới. </P>
<P>• Khi trẻ đã quen với 1 loại thức ăn, bạn hãy tập cho trẻ nếm loại mới với cách như trên. Dần dần bé đã quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Vậy là bạn đã vượt qua khó khăn đầu tiên. </P>
<P>Bé có thể gặp vài trục trặc:<BR>• Nếu bé chống cự lại, không chịu ăn, bạn có thể đổi qua loại khác, thay vì dùng muỗng, hãy lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé muốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần và bắt đầu thử lại. Không bao giờ cưỡng ép bé. </P>
<P>• Nếu bé tiêu có hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi bạn vẫn yên tâm cho bé tiếp tục ăn nếu bé vẫn khỏe, vẫn chơi. </P>
<P>• Tập cho bé ăn đủ chất trong mỗi bữa khi bé đã ăn giỏi. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài 3-5 ngày với chỉ 1 loại thức ăn mới để bé quen dần và để phát hiện ra loại thức ăn nào có thể gây dị ứng ở trẻ để loại trừ. </P>
<P> Trứng phải được nấu chín kỹ, không cho bé ăn "lòng đào". Nếu phát hiện bé bị dị ứng với trứng như nổi mề đay, lác sữa, tạm ngưng một thời gian. <BR>• Trứng có thể được thay bằng sữa bột, tàu hũ ở tháng đầu và sau đó là cá, thịt, tép... ớ các tháng kế tiếp. </P>
<P>• Nếu trẻ nghẹn, khó nuốt, có thể là do bột quá đặc, bạn cần làm cho bột loãng hơn bằng một chút nước chín, nước canh hoặc sữa. </P>
<P>• Có bữa bé không muốn ăn, có lẽ là bé chưa đói, bạn hãy bình tĩnh chờ tới bữa ăn sau bé sẽ ăn ngon lành. Sự căng thẳng, gò ép của mẹ sẽ làm bé sợ dần bữa ăn và thức ăn. Thói quen ăn uống tốt quan trọng hơn nhiều việc phải ăn hết suất trong lúc trẻ không muốn ăn. </P>
<P>• Ngoài thức ăn dặm, bạn cho bé ăn thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa các bữa ăn. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 54__Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Ngay từ tháng thứ tư, nếu bé bú sữa bò thì ta đã có thể cho bé bú sữa pha bằng nước cháo loãng. Mỗi muỗng gạo (loại muỗng cà phê) nửa lít nước nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày. </P>
<P><BR>Từ tháng thứ năm bé có thể bú sữa với một thứ nước cháo đậm đặc hơn (hai muỗng gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ việc thêm nước chín vào, khuấy đều là xong. Bạn cũng có thể "điều chế" loại bột ấy bằng cách pha một hoặc hai muỗng bột với khoảng 6 muỗng sữa (180 g), thêm chút muối, chút nước, nấu chừng 20 phút với lửa liu riu là ta đã có ngay một loại thứ bột sữa ngon lành cho bé.</P>
<P>Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp cho sự tiêu hoá sữa mau lẹ hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ dứt sữa (bỏ bú) sau này. Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hoá chất bột trong bột sữa và cháo. Riêng bột đậu, phải 6 tháng trở lên mới tiêu hoá được. Vì thế không được lạm dụng, thấy bé ăn bột được và khá lên lại cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sinh ra bao nhiêu bệnh rắc rối. Sữa vẫn luôn luôn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này. Bé bốn tháng ăn hai, ba muỗng bột, bé 5 - 6 tháng ăn bốn, năm muỗng bột là nhiều. Nên thêm mỡ, dầu vào bột.</P>
<P>Từ tháng thứ 5, bé được ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu... nấu nhừ, dùng nước pha sữa, rồi dần dần cho ăn luôn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối, hoặc chút sữa, chút đường gì cũng được. Từ tháng thứ sáu cho thêm thịt vào hầm với rau cải như trên, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn ba bốn lần thôi.</P>
<P>Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy tròng đỏ, ăn tuần hai lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 trứng là nhiều. Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối... Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé bú sữa bò cần được bổ sung sinh tố C.</P>
<P>Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu lúc đầu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép. Kiên nhẫn nhập từ từ cho bé. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 55__Hoa quả cho trẻ từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Hoa quả: Táo, lê, chuối, đu đủ, dưa hấu, mận, mơ khô, mơ tươi, nho khô, quả bơ, kiwi (trộn cùng sữa bột nếu cần)</P>
<P><BR>1 <BR> Đào </P>
<P> Cách làm: Trần 01 quả đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa lại bằng nước nguội, rồi gọt vỏ, xắt nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 2 phần ăn <BR> <BR>2 <BR> Dưa hấu <BR> Cách làm: Xắt nhỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đậy lại và hấp 3-5 phút, sau đó xay nhuyễn rồi lọc qua rây </P>
<P>Hữu dụng: Vitamin A & C <BR> <BR>3 <BR> Mận <BR> Cách làm: Gọt vỏ 01 mận, xắt nhỏ, cho nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 phút cho mềm. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 2 phần ăn <BR> <BR>4 <BR> Mơ & Lê <BR> Cách làm: Lấy 5 quả mơ tươi và 2 quả lê gọt vỏ, thái miếng lát nhỏ, hấp cả hai thứ khoảng 6-8 phút. Để nguội, xay nhuyễn, lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 12 phần ăn </P>
<P>Hữu dụng: Vitamin A & C <BR> <BR>5 <BR> Mơ khô, Đào và mận <BR> Cách làm: Cho 50g hoa quả vào nước lạnh, đun sôI, đun tiếp trong 10 phút. Để ráo, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm nước luộc của chính nó nếu cần cho đủ độ đặc, lọc qua rây. Nếu cần có thể trộn thêm sữa hoặc bột. </P>
<P>Suất: 2 phần ăn </P>
<P>Hữu dụng: Vitamin A & sắt <BR> <BR>6 <BR> Táo & nho khô <BR> Cách làm: 01 quả táo gọt vỏ, bỏ lõi, thái lát mỏng, thêm 10g nho khô đã rửa sạch, đun trong 10 phút, thêm nước nếu cần. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 2 phần ăn <BR> <BR>7 <BR> Kiwi & chuối <BR> Cách làm: 1/4 quả Kiwi xay nhuyễn, lọc qua rây để loại bỏ hạt đen. Nghiền nhuyễn chuối rồi trộn lẫn với kiwi. ăn ngay sau khi làm. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn </P>
<P>Hữu dụng: Vitamin A & Kali <BR> <BR>8 <BR> Táo, chuối với nước cam <BR> Cách làm: 1/4 quả táo, gọt vỏ, bỏ hạt, tháI nhỏ. 1/4 quả chuối, bỏ vỏ, thái mỏng. 1 thìa nước cam vắt. Hấp táo trong khoảng 10 phút, sau đó xay nhuyễn cùng với chuối và nước cam. Ăn ngay sau khi làm </P>
<P>Suất: 1 phần ăn </P>
<P>Hữu dụng: Vitamin C & Kali <BR> <BR>9 <BR> Đào, táo & lê <BR> Cách làm: 1 quả táo gọt vỏ, bỏ lõi, tháI nhỏ. 1 quả đào chín, bỏ vỏ, tháI nhỏ. 1 quả lê, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ. Cho táo vào nồi với 2 môi canh nhỏ nước. Đun sôi, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun thêm 3-4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 7 phần ăn <BR> <BR>10 <BR> Hỗn hợp (mơ khô, tươi, mận, đào khô) <BR> Cách làm: 25g mơ khô, đào khô, mận khô. 1/2 quả táo, 1/2 quả lê, gọt vỏ, bỏ hạt, lõi, tháI nhỏ hoặc 2 quả mơ tươi gọt vỏ, bỏ hạt. Cho nước sôi và toàn bộ hoa quả vào nồi, đun sôI trong khoảng 8 phút. Làm ráo hoa quả, giữ lại nước nếu cần. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 6 phần ăn <BR> <BR>11 <BR> Chuối hoặc đu đủ & bơ <BR> Cách làm: Nạo nhuyễn bằng thìa. Thêm sữa (nếu cần) <BR> <BR>12 <BR> Hỗn hợp (đào, lê, chuối) <BR> Cách làm: Lê và táo gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ cho vào nồi đun chừng 7-8 phút. Cho lê, táo vào xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Chuối xay nhuyễn. Rồi trộn lẫn hỗn hợp. <BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 56__Rau, củ dành cho trẻ từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Rau, củ: Củ cải trắng, đỏ, bí xanh, bí ngô, đậu xanh, hoa lơ (trắng/xanh), khoai tây, cà rốt, cà chua, cần tây, tỏi tây, khoai lang, đậu Hà Lan</P>
<P><BR>1 <BR> Đậu xanh <BR> Cách làm: </P>
<P>Rửa, bỏ vỏ. Hấp khoảng 12 phút cho mềm. Sau đó xay nhuyễn. Thêm nước hoặc sữa cho bớt đặc. <BR> <BR>2 <BR> Bí xanh <BR> Cách làm: </P>
<P>350g bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, lõi. Hấp hoặc cho nước sôi vào đun trong 15 phút. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây </P>
<P>Suất: 6 phần ăn <BR> <BR>3 <BR> Khoai tây, cà chua <BR> Cách làm: </P>
<P>Khoai tây (100g) rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước sôI vào đun trong 20-30 phút, rồi gọt vỏ, nghiền nghuyễn bằng rây (không dùng máy xay), thêm sữa cho bớt đặc. </P>
<P>Hoặc có thể nướng khoai tây trong lò, bỏ vỏ rồi nghiền qua rây. Không dùng máy để xay/nghiền vì dễ hỏng máy. </P>
<P>Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, tháI nhỏ rồi cho vào nồi đun, lửa nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn. </P>
<P>Trộn lẫn với khoai tây </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>4 <BR> Cà rốt (khoai tây) & cần tây </P>
<P> Cách làm: </P>
<P>Cà rốt gọt vỏ, thái mỏng. Cho cà rốt và đổ nước sôI vào nồi. Đun trong 10 phút. Cho thêm hành tây vào đun thêm trong 15 phút nữa. Vớt ra để ráo, xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm nước hoặc bột hoặc sữa nếu cần. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>5 <BR> Bí xanh, khoai tây & hoa lơ xanh <BR> Cách làm: </P>
<P>Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi nước đun nhỏ lửa trong 15 phút cho đến khi nhừ. Thêm bí xanh, xúp lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa cho bớt đặc. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>6 <BR> Cà rốt & hoa lơ trắng <BR> Cách làm: </P>
<P>50g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó cho thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>7 <BR> Nước dùng rau <BR> Cách làm: </P>
<P>1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 nhánh cần tây, 1.75 lạng rau củ gồm củ cải trắng, đỏ, gọt vỏ, 1 nhánh mùi tây, 25g bơ. </P>
<P>Xắt nhỏ rau, đun bơ chảy và rán sơ qua hành tây trong 5 phút. Cho toàn bộ rau còn lại vào nồi, thêm 900ml nước. Đun sôi rồi ninh trong 1 giờ. Lọc bỏ hết bã. Lấy nước làm nước dùng rau. Bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đá. <BR> <BR>8 <BR> Cà rốt & đậu Hà lan <BR> Cách làm: </P>
<P>+ 200g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ </P>
<P>+ 40g đậu Hà lan </P>
<P>Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà lan và đun tiếp 5 phút nữa. Xay nhuyễn, thêm nước nếu cần. </P>
<P>Suất: 2 phần ăn <BR> <BR>9 <BR> Bột ngũ cốc & rau (hành tây, bí xanh, cà rốt, hoa lơ, đậu Hà lan) <BR> Cách làm: </P>
<P>+ 4g củ hành tây, bóc vỏ, thái nhỏ. 1 miếng bí xanh, gọt vỏ, bỏ lõi, thái lát. 1/4 củ cà rốt, gọt vỏ, tháI nhỏ. </P>
<P>+ Dầu olive. 10g hoa lơ xanh, 10g đậu Hà lan. Nước dùng rau </P>
<P>+ Bột ngũ cốc </P>
<P>Cho một chút dầu olive vào nồi, đảo sơ qua hành tây trong 2 phút sau đó cho toàn bộ rau (trừ đậu Hà lan). Cho nước sôi hoặc nước dùng rau vào nồi. Đun sôI lên rồi đun trong 20 phút. Sau đó thêm đậu Hà lan & đun trong 5 phút nữa. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Thêm nước nếu cần rồi cho bột ngũ cốc vào. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>10 <BR> Hỗn hợp rau ngọt (cà rốt, củ cải, khoai tây hoặc bí xanh hoặc bí ngô) <BR> Cách làm: </P>
<P>40g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ. 60g củ cải (trắng/đỏ), gọt vỏ, thái nhỏ. 40g khoai tây hoặc bí xanh hoặc bí ngô, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ. 60ml nước. </P>
<P>Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun. Đun sôi, rồi đun tiếp trong 25-30 phút hoặc đun cho đến khi rau nhừ. Vớt ra và xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Thêm sữa nếu cần. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>11 <BR> Tỏi tây, khoai lang & đậu Hà lan <BR> Cách làm: </P>
<P>10g tỏi tây, rửa sạch, thái nhỏ. 80g khoai lang, gọt vỏ, tháI nhỏ. 60ml nước dùng rau. 10g đậu Hà lan. </P>
<P>Cho tỏi tây & khoai lang vào nồi, cho nước dùng rau vào đun sôi. Đun trong 15 phút, rồi thêm đậu & tiếp tục đun trong 5 phút nữa. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> <BR>12 <BR> Bí & Lê <BR> Cách làm: </P>
<P>150g bí gọt vỏ, bỏ lõi. Hấp 12 phút. 1/4 quả lê gọt vỏ, bỏ lõi. Cho vào hấp cùng bí 5 phút nữa. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. </P>
<P>Suất: 1 phần ăn <BR> </P>
<P> </P>
<P> 57__Giờ G ăn dặm<BR>08.11.2009</P>
<P><BR>Sữa mẹ là rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống. Vậy thì thời điểm nào là tốt nhất cho bé tập ăn dặm? </P>
<P><BR>Bé tròn 4 tháng tuổi, ai cũng bảo tới tuổi tập ăn dặm rồi đấy. Nhưng phải bắt đầu ra sao, điều này làm mẹ thật sự bối rối. Nửa tháng nay, bé có vẻ hơi chậm tăng cân, mặc dù vẫn bú mẹ, bú ngoài bình thường. Có trục trặc gì đã xảy ra?</P>
<P>Bạn biết không? Đây chính là thời điểm bạn cần cho bé tập ăn dặm, nhằm đảm bảo cho bé tiếp tục tăng trưởng và phát triển bình thường. Ăn dặm - hay còn gọi là ăn bổ sung, ăn sam được hiểu là sự chuyển từ chế độ sữa hoàn toàn sang chế độ ăn có thức ăn khác sữa.</P>
<P>Tại sao phải cho bé ăn dặm?</P>
<P>Bé sinh ra trong 4-6 tháng đầu tiên chỉ có bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa bò) và hoàn toàn không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ một loại thức ăn, thức uống nào khác. Bốn tháng nay, bé tăng khoảng 1kg mỗi tháng là tốt, chứng tỏ lượng sữa cung cấp là đủ cho sự phát triển của bé. Với đa số trẻ em thì chỉ cần cho bú sữa mẹ (hoặc sữa bò nếu không thể có sữa mẹ) hoàn toàn trong 4 tháng đầu thì đã đủ cho nhu cầu sống và lớn lên của bé. Trước thời gian này, mẹ không nên cho bé ăn hay uống bất cứ một loại thức ăn, thức uống nào khác; vì không những không cần thiết mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Tùy theo từng trẻ, sau 4-6 tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bé sẽ tăng lên vì bé lớn lên không ngừng, sữa không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé nên cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn khác. Các chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi chỉ dựa vào chế độ ăn lỏng (sữa) là năng lượng, chất đạm (protein), sắt và kẽm, gây ra bé chậm tăng trưởng, dễ bị thiếu máu, biếng ăn và các rối loạn khác.</P>
<P>Mặt khác, tập cho trẻ ăn lúc này là một cách giúp bé hòa nhập vào gia đình và cách ăn uống của gia đình. Bé sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6-8 tháng tuổi nên có nhu cầu nhai để có thói quen ăn uống tốt sau này. Các trẻ bú mẹ đã làm quen với hương vị các loại thức ăn qua sữa mẹ nên dễ dàng trong việc tiếp nhận các thức ăn này ở tuổi ăn dặm.</P>
<P>Một điều cần lưu ý là nếu trẻ được ăn dặm trễ sau 10-12 tháng sẽ khó thích nghi với bữa ăn gia đình, thường ăn uống thiên lệch, không ăn được nhiều loại thức ăn,... ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng dinh dưỡng sau này.</P>
<P>Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?</P>
<P>Có nhiều người khá bối rối khi đọc được thông tin "Hãy cho trẻ tập ăn dặm từ 4 đến 6 tháng". Vậy khi nào thì tập ăn lúc 4 tháng và khi nào thì 6 tháng? Có thể cho ăn sớm hơn hay trễ hơn thời gian này hay không?</P>
<P>Thật ra, không có một thời điểm nhất định nào cho mọi trẻ. Thời gian tập ăn dặm phù hợp nhất đối với mỗi trẻ là khi sữa mẹ không còn cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ nữa. Trẻ to con, tăng trưởng nhanh thì có nhu cầu cao hơn những trẻ nhỏ con, cũng như khả năng tiết sữa và sự tự tin nơi sữa mẹ của các bà mẹ là khác nhau.</P>
<P>Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn.</P>
<P>Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,... từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.</P>
<P>Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,...</P>
<P>Mặt khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh của nước ta, việc cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ trẻ bị cho ăn các loại thức ăn nghèo năng lượng, không đủ chất, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên hết sức tránh cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.</P>
<P>Ăn dặm trong những ngày đầu</P>
<P>Thức ăn để tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội, vì bé mới chỉ tập cách ăn thôi. Sữa mẹ lúc này vẫn cung cấp đủ cho nhu cầu của bé. Quan trọng là cho bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng muỗng thay vì bú, mút.</P>
<P>Một số thức ăn đầu tiên của bé:</P>
<P>• Một muỗng bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm chín hoặc sữa.</P>
<P>• Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng muỗng.</P>
<P>• Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.</P>
<P>• Vài muỗng nước cơm hòa với sữa.</P>
<P>• Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.</P>
<P>• Vài muỗng tàu hũ nước đường...</P>
<P>Tập như thế nào?</P>
<P>• Chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn có thể tăng dần lên từ 1-3 muỗng nhỏ. Nên tập lúc bụng đói, ngay sau ăn vẫn cho bú bình thường để bé đủ no.</P>
<P>• Bé cần 7-10 ngày để làm quen với một loại thức ăn đặc mới.</P>
<P>• Khi bé đã quen với một loại thức ăn này, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn.</P>
<P>• Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi.</P>
<P>• Giai đoạn này cần có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ một chút thì mới đạt được thành công vì sẽ gặp nhiều khó khăn.</P>
<P>Ăn dặm bao nhiêu là đủ?</P>
<P>- Bé từ 4-6 tháng: Là giai đoạn tập ăn nên lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa ăn chỉ vài muỗng (từ ít đến nhiều) và cho bú thêm cho đủ no ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng có thể tăng lên 2 bữa mỗi ngày khi lượng ăn mỗi bữa được khoảng nửa chén (chén 200ml). Bên cạnh những bữa ăn dặm, các cữ sữa khác vẫn duy trì đủ theo nhu cầu của bé.</P>
<P>- Từ 6-9 tháng: Ăn bột 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng ½-⅔chén với đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa. Bên cạnh đó, bé vẫn bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.</P>
<P>- Từ 9-12 tháng: Bé ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng ⅔ chén mỗi bữa. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như: phô-mai, bánh flan, rau câu, đậu hũ đường,... và sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của bé.</P>
<P>Nói chung, lượng ăn của mỗi bé là khác nhau ở từng cá thể, tùy theo khả năng tiêu hóa hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú sữa, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn, cho nên bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.</P>
<P>Làm sao để đủ chất?</P>
<P>Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính:</P>
<P>• Chất bột đường: bao gồm bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở...</P>
<P>• Chất béo: là dầu ăn, mỡ động vật, bơ...</P>
<P>• Chất đạm: là thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ...</P>
<P>• Rau và trái cây.</P>
<P>Khi cho ăn, mỗi chén bột, cháo của bé phải có đủ cả 4 nhóm thực phẩm mới đảm bảo đủ chất. Không tính giai đoạn đầu ăn dặm chỉ với 1 loại thực phẩm, dần dần bé được tập quen với các thực phẩm khác gồm 2 nhóm, rồi 3-4 nhóm thực phẩm. Lúc đầu ăn ít, sau đó tăng dần lên cho đủ lượng: Với nửa chén bột hay cháo đầy (nửa chén 200ml thì được 100ml) cần có thêm (đong bằng muỗng canh - loại muỗng to bằng 2 muỗng cà phê):</P>
<P>• 1 muỗng chất đạm băm nhuyễn.</P>
<P>• 1 muỗng chất rau, củ,... băm nhuyễn, tán nhuyễn.</P>
<P>• 1 muỗng dầu ăn hay mỡ nước.</P>
<P>Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ các chất dinh dưỡng, còn phần nước hầm xương, nước luộc thịt, nước rau,... thì hầu như không có chất bổ gì. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó thì thức ăn mới được tươi mới, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và vệ sinh.</P>
<P>Mẹ hãy thay đổi món thường xuyên cho bé trong từng bữa ăn, bé được ăn đa dạng thực phẩm sẽ không bị ngán và không sợ thiếu các vi chất dinh dưỡng.</P>
<P>Các trục trặc có thể xảy ra và cách xử trí</P>
<P>- Bé chống cự lại, không chịu ăn, bạn hãy đổi qua một loại thức ăn khác. Biết đâu bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích bột mặn (bột thịt, tôm,...) thì sao? Thay vì dùng muỗng đút ăn, bạn hãy lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần sau và bắt đầu thử lại. Không nên cưỡng ép bé.</P>
<P>- Nếu bé đi tiêu có hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi, nhưng bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe thì bạn vẫn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn.</P>
<P>- Nếu bé đi tiêu chảy nhiều nước và đi tiêu hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo ói ọc, sình chướng bụng, bỏ bú,... thì nên ngưng cho ăn ngay, dời lại nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại và cũng từng chút một như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.</P>
<P>- Tập cho bé ăn đủ chất trong mỗi bữa khi bé đã ăn giỏi. Tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài 3-5 ngày với mỗi loại thức ăn mới để bé quen dần và phát hiện ra loại thức ăn có thể gây dị ứng nơi trẻ để loại trừ.</P>
<P>- Bé ăn trứng bị nổi mề đay, lác sữa,... thì có thể bé đã bị dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian. Bạn nên nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn "lòng đào". Trứng có thể được thay bằng sữa bột, tàu hũ,... ở tháng đầu rồi sau đó là cá, thịt, tép,... ở những tháng kế.</P>
<P>- Nếu bé bị nghẹn, khó nuốt thì xem lại bột có quá đặc, quá lợn cợn không, hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh, sữa hoặc tán nhỏ hơn nữa bằng muỗng hay tán qua rây.</P>
<P>- Nếu bé không muốn ăn, có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn trước, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng sẽ làm bé sợ ăn vì quan trọng là thói quen ăn uống hơn là phải ăn cho hết suất.</P>
<P>- Ngoài thức ăn dặm, bạn nên cho bé uống thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa các bữa ăn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 58__5 thay đổi báo hiệu trẻ sắp bị ốm<BR>06.11.2009</P>
<P><BR>Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Bố mẹ cần quan tâm theo dõi và phát hiện sớm một số thay đổi của trẻ để biết trẻ đang gặp vấn đề gì về sức khỏe và đưa đi khám bệnh kịp thời.</P>
<P><BR>1. Thay đổi về tâm lý: Trẻ khỏe mạnh thường hiếu động, hoạt bát. Nếu trẻ đột nhiên trở nên bồn chồn, hay cựa quậy, mặt đỏ... thì nhiều khả năng là dấu hiệu trẻ đang bị nóng trong; nếu mắt trẻ đờ đẫn, hai tay nắm chặt... thì thường là dấu hiệu của chứng chóng mặt; còn nếu hai chân trẻ co quắp, trẻ hay oằn người qua lại thì có thể là trẻ đang bị đau bụng.<BR> <BR>2. Thay đổi về thói quen ăn uống: Nếu bình thường trẻ ăn sữa, ăn bột đều đặn và ngon miệng mà đột nhiên không chịu ăn uống hoặc ăn ít đi thì có thể trẻ đã bị viêm nhiễm; nếu bụng trẻ chướng to, miệng có mùi chua thì nhiều khả năng trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa.<BR> <BR>3. Thay đổi về giấc ngủ: Nếu trước khi ngủ trẻ ngọ nguậy không yên, trong lúc ngủ hay đạp hoặc ngủ dậy mặt đỏ là do trẻ quá nóng; trước và sau khi ngủ không ngừng nhai chóp chép hoặc nghiến răng thì có thể là do trước khi ngủ trẻ đùa nghịch quá hưng phấn hoặc bị viêm nhiễm đường ruột do giun đũa.</P>
<P>4. Thay đổi về đường hô hấp: Trẻ khó thở, nhịp thở tăng, mặt đỏ có thể do trẻ bị nóng quá; Nếu trẻ thở gấp, cánh mũi nở rộng, quanh miệng tím xanh, lúc thở các cơ quanh sườn hoặc ở ngực lõm vào, thì rất có thể trẻ đã viêm phổi. Nếu môi trẻ có dấu hiệu ngả sang màu tím, mặt tái xanh thì phải đề phòng viêm cơ tim hoặc bệnh tim bẩm sinh.</P>
<P>5. Thay đổi về cân nặng: Sau khi trẻ ra đời, cân nặng thường tăng rất nhanh và đều đặn. Nếu tốc độ tăng cân đột nhiên chậm lại hoặc giảm cân thì cần kiểm tra xem có mắc các bệnh như tả, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu v.v...<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 59__Thực đơn cho bé 5 tháng còi xương<BR>06.11.2009</P>
<P><BR>Bé nhà em 5 tháng tuổi, nặng 5,3 kg, chỉ ăn sữa mẹ. Bé khóc nhiều, ngủ ít. Có phải bé bị còi xương không?</P>
<P><BR>Bé gái nhà em 5 tháng tuổi, lúc sinh nặng 2.5kg, nay được 5.3kg, chỉ ăn sữa mẹ, không ăn sữa ngoài. Bé khóc nhiều, ngủ rất ít (mẹ bế thì ngủ ngon nhưng đặt xuống thì thức ngay hoặc chỉ ngủ thêm được 30 - 60 phút). Bé hay giật mình, ra nhiều mồ hôi đầu, lúc trong tháng thì tay chân thường có hiện tượng giật giật, nay vẫn còn nhưng ít hơn. Bác sĩ cho em hỏi liệu bé nhà em có phải bị còi xương, suy dinh dưỡng không? Em có thể cho ăn bột, ăn váng sữa được chưa. Nếu có thể thì nên dùng loại nào là tốt nhất và lượng dùng là bao nhiêu. Bác sĩ có thể cho em một thực đơn dinh dưỡng dành cho bé không? Em cám ơn bác sĩ nhiều. (Ngô Thị Hường - Hà Nội)</P>
<P>Trả lời:</P>
<P>Theo các dấu hiệu em mô tả thì đúng là bé đang bị còi xương và đe dọa suy dinh dưỡng, cháu tăng cân ít quá. Ở ngay Hà nội em nên đưa cháu đến khám tư vấn tại Viện dinh Dưỡng, vì còn tùy theo mức độ còi xương khi thăm khám BS mới quyết định cho liều vitamin D và canxi thích hợp được, em cũng sẽ được tư vấn chế độ ăn cụ thể cho cháu.<BR> <BR>Nếu mẹ có nhiều sữa thì cũng không cần phải cho bé ăn sữa ngoài nữa, cháu cũng đã có thể ăn bột hoặc cháo xay được, ăn sữa chua tự làm từ sữa bột công thức. Ở Viện dinh dưỡng còn mở cả lớp học về cách chế biến thức ăn cho trẻ vào chiều thứ 5 hàng tuần.<BR> <BR>Còn thực đơn của cháu hiện nay là: 2 bữa bột, bú mẹ và ăn 2 bữa nước quả. Mỗi bữa bột: bột gạo 10g, thịt 10g, dầu mỡ 5g, rau xanh 5g, có thể thay thịt = ½ lòng đỏ trứng gà, vì cháu đang bị suy dinh dưỡng nên em có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa bột của cháu, mỗi bữa 2 thìa sữa bột trong hộp sữa. Em nên dùng sữa similacneosue dành cho trẻ suy dinh dưỡng < 1 tuổi. Có thể dùng sữa này làm sữa chua cho trẻ ăn. </P>
<P> </P>
<P><BR> 60__Chế độ ăn tăng cân cho trẻ 12 tháng tuổi<BR>06.11.2009</P>
<P><BR>Con gái tôi được 12 tháng, cháu mới nặng 7kg. Làm thế nào để cháu tăng cân kịp với các bạn cùng tuổi?</P>
<P><BR>Con gái tôi được 12 tháng, cháu mới nặng 7kg. Từ lúc sinh cháu lên cân rất ít so với tiêu chuẩn mặc dù tôi cũng cho cháu đi khám bác sỹ nhưng đều không thực hiện được theo các đơn thuốc vì cháu cứ uống thuốc là bị nôn. Khi cháu được 10 tháng, tôi mang mẫu phân đi xét nghiệm mới phát hiện ra cháu bị loạn khuẩn đường ruột và đã cho cháu uống men vi sinh colisubtil của bệnh viện Bạch Mai sản suất. Cháu rất thích uống loại men này. Đến nay, phân của cháu đã bình thường: thành khuôn, mịn, tình trạng bị nôn cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng tình trạng thiếu cân vẫn chưa được cải thiện (10 tháng cháu nặng 6.8kg).</P>
<P>Chế độ ăn của cháu trong ngày: 3 bữa bột mặn (180ml bột đặc với thịt, cá, tôm, trứng, lươn, rau, dầu ăn theo tỉ lệ 4bột-2thịt-2rau-1dầu ăn, vào lúc 7h sáng, 12h, 7h tối), 3 bữa sữa (mỗi bữa 90ml, cháu không thích uống sữa bột, phải "nịnh" mãi mới chịu uống, uống nhiều >100ml một lần là nôn) vào lúc (10h sáng - 2h chiều -5h chiều), một bữa sữa chua trước khi đi ngủ (8h tối), nước ép hoa quả 2 lần sau bữa ăn bột sáng và trưa, khoảng30ml mỗi lần. Cháu bú chủ yếu vào đêm hoặc trưa, đêm cháu vừa ngủ vừa bú khoảng 3-4 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút; tôi cũng cho cháu bú trưa và mỗi lúc cháu đòi mà tôi có mặt. Cháu ngủ từ 9htối đến 6h30 sáng, trong ngày ngủ 2-3 giấc, mỗi khoảng 1h-2h tuỳ hôm, nhưng tổng thời gian ngủ trong ngày là 3h-3h30. Với chế độ ăn của cháu như vậy đã hợp lý chưa? Tôi đọc báo thấy giai đoạn 2 năm đầu đời rất quan trọng với trẻ. Tôi cần phải làm gì để cho cháu tăng cân kịp các bạn cùng tuổi? Tôi rất mong nhận được lời khuyên của bác sỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Vân Hà - Hà Nội) </P>
<P>Trả lời: </P>
<P>Quả thật với tình trạng cân nặng hiện nay thì cũng đáng lo ngại thật, vì cháu đã bị suy dinh dưỡng. Theo chế độ ăn chị mô tả thì cháu còn thiếu một bữa bột nữa, và có lẽ từ một tuổi chị nên chuyển cho cháu ăn cháo, lượng dầu mỡ tăng lên 2 thìa cà phê (10ml) một bữa, luợng thịt cá tôm là 30 g/ bữa, cháu ăn sữa ít chị có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa cháo mặn của cháu, trộn khi cháo đã nguội chuẩn bị ăn. Có lẽ tốt nhất chị nên đưa cháu đên khám tại Viện Dinh Dưỡng số 2 - Yecsin Hà nội để làm thêm các xét nghiệm xem cháu có thiếu các vi chất dinh dưỡng hay không? Chị sẽ được tư vấn chế độ ăn cụ thể hơn. Ngoài uống men vi sinh cháu cũng cần uống thêm men tiêu hóa enzyme nữa thì mới hấp thu được thức ăn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 61__Phỏng đoán béo phì cho bé trước 1 tuổi<BR>28.10.2009</P>
<P><BR>Khi trọng lượng cơ thể trẻ đạt quá 130% so với cân nặng tiêu chuẩn thì có nghĩa là con bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao.</P>
<P><BR>Béo phì đang là căn bệnh mà không ít trẻ mắc phải, để lý giải cho việc tại sao trẻ bị béo phì thì có rất nhiều cách khác nhau ví dụ như do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, do trẻ không chịu vận động hoặc do trẻ bị mắc bệnh...</P>
<P>Muốn biết con mình có nguy cơ bị béo phì hay không các bậc phụ huynh có thể quan sát bé từ khi còn nhỏ, cụ thể là khoảng trước 1 tuổi. Với những trẻ có trọng lượng 110% so với cân nặng tiêu chuẩn điều này đồng nghĩa với việc bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé. Khi trọng lượng đạt 120% so với cân nặng tiêu chuẩn, lúc này bạn cần cắt bớt lượng đạm và các chất béo trong thực đơn dành cho bé. Khi trọng lượng đạt 130% so với cân nặng tiêu chuẩn, có nghĩa là con bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Bạn cần khắt khe hơn với thực đơn của bé và thay những món ăn giàu chất béo bằng các chất xơ.</P>
<P><BR>Việc tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao. Điều này cũng giải thích cho việc tại sao nhiều trẻ khi lớn lên dù ăn không quá nhiều nhưng vẫn béo phì.</P>
<P>Nhiều gia đình sau khi cho con cai sữa bắt đầu lập một thực đơn toàn các món cao lương mĩ vị cho bé như: Tôm, cua, cá, vây cá... Tuy nhiên mọi người chưa ý thức được rằng những thực phẩm giàu chất đạm như vậy chỉ đóng vai trò bổ xung cho thực đơn của bé, còn các món chính mà bé cần ăn vẫn là gạo, rau ngót, rau cải, trứng...</P>
<P>Cuộc sống phát triển nên chế độ dinh dưỡng của bé cũng ngày càng được mở rộng, tuy nhiên hãy để bé phát triển một cách tốt nhất với một chế độ ăn hợp lý và đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của bé.</P>
<P> </P>
<P><BR> 62__Phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh<BR>26.10.2009</P>
<P> </P>
<P>Nhiễm trùng sơ sinh là gì?</P>
<P>Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.</P>
<P> </P>
<P>Tại sao trẻ bị nhiễm trùng?</P>
<P>Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:</P>
<P>- Lây qua đường máu từ mẹ sang con: là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV, rubella, cytomegalo virus, toxoplasma.</P>
<P>- Lây qua đường ối: do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.</P>
<P>- Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: lúc thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.</P>
<P>- Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.</P>
<P>Làm thế nào biết trẻ bị NTSS?</P>
<P>Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết NTSS rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác. Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da, bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn, mắt.</P>
<P>Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?</P>
<P>Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi: khó thở, co giật, sốt hoặc cảm thấy lạnh, chảy máu, tiêu chảy, quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được.</P>
<P>Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ: bú khó, mủ mắt, mụn mủ da, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, bú dưới 5 lần trong 24 giờ.</P>
<P>Phòng ngừa NTSS</P>
<P>Trước khi sinh:</P>
<P>- Bà mẹ được khám thai, chủng ngừa đầy đủ. Điều trị tốt các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho bà mẹ.</P>
<P>- Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.</P>
<P>- Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.</P>
<P>- Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.</P>
<P>Khi sinh</P>
<P>- Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều trị tốt trước khi sinh.</P>
<P>- Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.</P>
<P>Sau khi sinh:</P>
<P>- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa NTSS.</P>
<P>- Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt.</P>
<P>- Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ.</P>
<P>- Cho trẻ bú sữa mẹ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 63__Giải mã cử chỉ của bé dưới 1 tuổi<BR>25.10.2009</P>
<P><BR>Bên cạnh tiếng khóc, bé còn biết giao tiếp với mẹ qua nhiều âm thanh, cử chỉ khác nhau. Trong năm đầu đời, các bé tạo ra rất nhiều tiếng ồn để bày tỏ niềm vui thích hoặc sự buồn bực.</P>
<P><BR>Cùng tìm hiểu 6 hành động của bé dưới đây:</P>
<P>1. Kêu ré lên</P>
<P>Mục đích gây ôn ào ở cường độ âm thanh cao là muốn hướng sự chú ý của mẹ. Kêu ré lên cũng là dấu hiệu khi bé phấn khích (như chơi trò "ú òa") nhưng nó cũng biểu hiện sự lo lắng như lúc bạn cắt móng tay cho bé. Nếu bé kêu thét không ngừng, có thể bé đang gặp rắc rối.</P>
<P>Để ứng phó, bạn không cần kêu lên như bé. Hãy phản ứng bằng ngôn từ cụ thể như: "Con thích quả bóng này à?" hoặc "Hai mẹ con cùng chơi ú òa nhé". Bé chưa hiểu những gì bạn nói nhưng bé có khả năng đoán biết tâm trạng mẹ thông qua giọng nói và nét mặt của mẹ. Nếu được mẹ giao tiếp bằng lời, bé sẽ có cơ hội tăng khả năng ngôn ngữ. Bạn hãy dùng từ vựng để diễn tả thứ mà bé muốn thể hiện, bạn sẽ hiểu được cảm xúc của bé, còn bé sẽ thu thập được nhiều từ vựng từ mẹ.</P>
<P>2. Bé ọ ẹ khó chịu</P>
<P>Bạn có thể nghe thấy những âm thanh "ẹ ẹ" phát ra từ sâu trong yết hầu khi bé đi tiêu nhưng nó cũng là cách bé giải tỏa căng thẳng hoặc biểu hiện sự buồn bã. Gần một tuổi, nếu bé liên tục "ọ, ẹ" thì có thể bé đang muốn một thứ gì đó nhưng chưa thể diễn đạt bằng lời. Nếu chú ý đến trạng thái cảm xúc của bé thường xuyên, bạn có thể hiểu được điều bé muốn.</P>
<P>3. "Ư ư'", giống tiếng gầm gừ</P>
<P>Âm thanh "ư ư" phát ra từ cổ họng không phổ biến, cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này, âm thanh "ư ư" thường đi kèm với "grừ, grừ", giống như một cách luyện tập cho cơ vùng cổ họng. Khi lớn hơn, cử chỉ "ư ư" là biểu lộ sự không hài lòng như khi bé không thích phải thơm vào má ai đó, theo yêu cầu từ cha mẹ.</P>
<P>4. Cười một mình</P>
<P>Khoảng 4 tháng tuổi, bạn sẽ phát hiện thấy có lúc bé cười một mình hoặc cười vui khi trò chuyện với mẹ. Cười thầm hoặc cười thích thú là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhất là khi bạn thổi vào bụng bé hoặc chuyển động đôi chân bé theo kiểu đi xe đạp.</P>
<P>Khi lớn hơn, kiểu cười một mình biểu hiện sự lém lỉnh; chẳng hạn, bé mỉm cười, quay đi khi bé lén bốc đồ ăn trong bát của mẹ - phát triển khiếu hài hước khi bé biết hành động đó sẽ khiến mẹ ngạc nhiên. Khuyến khích óc khôi hài cho bé thật dễ: hãy vờ như bạn đang làm điều buồn cười.</P>
<P>5. Thở dài</P>
<P>Khoảng vài tuần tuổi, bé đã có dấu hiệu thở dài tự nhiên - phản ứng hài lòng với những gì bạn mang lại cho bé. Ngoài ra, thở dài còn giúp bé thư giãn và bày tỏ tâm trạng bằng lòng.</P>
<P>6. Bập bẹ</P>
<P>Khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh nghe như phụ âm hoặc nguyên âm, phổ biến là "p", "b" và "m". Bạn cũng có thể nghe được những âm thanh như " pu pu" hoặc "bu bu" trước tiên. Nếu bé càng thực hành nhiều, bạn càng nghe được các âm thanh đa dạng và "sản phẩm" của nó có thể là một cụm âm thanh như: "tata bebe baba" . Nó cũng là tín hiệu báo trước cho ngôn ngữ của bé sau này là "bà" hoặc "ma ma" (mẹ).</P>
<P>Để bé sớm biết nói, ngay khi bé bị lỗi, bạn hãy bập bẹ lại với bé. Cố gắng thử nghiệm những âm thanh khác nhau để bé dễ bắt chước hoặc tạo nên một "bài hát bập bẹ</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 64__Bảo vệ thóp trẻ sơ sinh: Phải hạn chế gội đầu?<BR>09.10.2009</P>
<P><BR>Thóp là điểm mềm trên đầu của bé. Có hai loại thóp, một ở phía trước đầu (thóp trước) và một ở sau đầu (thóp sau).</P>
<P><BR>Chức năng của thóp </P>
<P>Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.<BR>Kích thước của thóp <BR>Thóp trước có dạng hình thoi, thể tích khoảng 2cm. Thóp sau có độ rộng đủ để bạn nhét vừa một cái móng tay. Kích cỡ thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ hơn nhưng cũng có thóp lớn hơn. Sự đa dạng kích thước của thóp cũng là điều bình thường.<BR>Thóp khó bị tổn thương<BR>Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu. Vì thế, cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì, thóp đã được bảo vệ vững chắc. Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp...</P>
<P>Khi thóp không đóng </P>
<P>Thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu.</P>
<P>Độ tuổi thóp sẽ đóng</P>
<P>Thóp trước thường liền sau, khi bé được khoảng trên 1 tuổi, gần 2 tuổi. Thóp sau liền sớm hơn. Một số bé liền thóp sau rất sớm, khoảng trên 2 tháng tuổi. Điều này cũng là bình thường.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 65__Những điều khác thường ở trẻ sơ sinh, lớn lên có bình thường?<BR>06.10.2009</P>
<P><BR>Trong những tuần đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra da, tóc... cho bé. Những hiện tượng thường gặp ở bé như vàng da, mụn trứng cá, ẩn tinh hoàn... có thể tự nhiên biến mất nhưng cũng có khi cần điều trị.</P>
<P><BR>Tham khảo 7 hiện tượng sức khỏe bên ngoài ở bé sơ sinh, từ Parents:</P>
<P>1. Ngực 'phát triển'</P>
<P>Nếu vòng một của bé (bé trai hoặc bé gái) nở nang như đến tuổi dậy thì, cha mẹ không cần quá lo. Tương tự dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hormone. Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.<BR>2. Mảng đỏ trên mặt</P>
<P>Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên. </P>
<P>Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.</P>
<P>3. Đầu hình nón</P>
<P>Do xương sọ còn khá mềm nên hình dáng đầu bé trong khoảng thời gian mới chào đời có thể bị bẹp, nhọn (hình nón). Ngoài ra, cũng vì hai thóp trên đầu chưa liền nên cấu tạo đầu của bé càng dễ có hình dạng đặc biệt. Khoảng 4-6 tháng tuổi, thóp ở phía sau đầu của bé sẽ liền trước; 12-18 tháng tuổi, thóp ở phía trước đầu sẽ liền sau.</P>
<P>4. Vàng da</P>
<P>Khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời, làn da của bé có màu vàng nhẹ. Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tình trạng vàng da có thể xảy đến với hơn một nửa số bé sơ sinh.</P>
<P>"Chất màu vàng" này bắt nguồn từ bilirubin, một sản phẩm "thừa" có lẫn trong hồng cầu. Thông thường, biliburin được bài tiết bởi gan nhưng do chức năng gan ở bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên biliburin có thể bị tích tụ lại, dẫn tới thừa.</P>
<P>Phần lớn trường hợp, khi gan hoạt động tốt hơn (trong vòng 2 tuần lễ), hiện tượng vàng da ở bé cũng giảm dần và mất hẳn. Để cơ thể bé đào thải nhanh biliburin, bác sĩ khuyên, nên cho con "ti mẹ" thường xuyên. Nếu tình trạng vàng da nặng, vàng da kéo dài hơn ba tuần, cần cho bé đi khám. Nếu chứng vàng da mất đi rồi lại tái phát, có thể bé đang gặp trục trặc về gan.</P>
<P>5. Mụn trứng cá</P>
<P>Mụn trứng cá ở bé sơ sinh được hình thành bởi hai yếu tố:</P>
<P>- Hàm lượng androgen từ cơ thể mẹ chuyển qua cơ thể bé trong suốt thai kỳ.</P>
<P>- Tuyến dầu dưới da bị tắc.</P>
<P>Một vài tuần sau khi chào đời, mực androgen sẽ rút xuống, tuyến dầu hoạt động nhịp nhàng sẽ trả lại cho làn da bé vẻ mịn màng. Cần đưa bé đi khám nếu mụn trứng cá đi kèm với những vấn đề thuộc đường tiêu hóa vì có thể đó là triệu chứng của dị ứng.</P>
<P>6. Nhiều lông tơ</P>
<P>Những lớp lông mịn, mềm (lông tơ) bao phủ khắp mặt, ngực và thậm chí cả lưng của bé làhiện tượng bình thường. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã mọc lông tơ trên cơ thể. Khoảng tuần 36-40 của thai kỳ, những lớp lông này thường biến mất; điều này giải thích vì sao nhóm bé sinh non thường có nhiều lông trên người hơn nhóm bé sinh đủ tháng.</P>
<P>Khoảng 4 tháng tuổi, lớp lông tơ bao phủ thân mình bé cũng rụng dần. Nếu lông tơ mọc nhiều sau thời gian này, cần đưa bé đi khám. Cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống. Đó không phải lông tơ, có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh, cần được bác sĩ kiểm tra ngay tức khắc.</P>
<P>7. Ẩn tinh hoàn</P>
<P>Khá nhiều bé trai chào đời với hiện tượng ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không tụt vào trong bìu như bình thường). Nguyên nhân là do tinh hoàn (cơ quan được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ) có trục trặc (không định cư trong bìu, khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ).</P>
<P>Phần lớn trường hợp, tinh hoàn sẽ tự tìm đường về đúng vị trí trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 năm, tinh hoàn vẫn đi lạc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp bằng hormone. Tinh hoàn ẩn làm tăng nguy cơ ung thư, trì hoãn khả năng sinh sản sau này (khi bé lớn lên).</P>
<P> </P>
<P><BR> 66__Những hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh<BR>18.09.2009</P>
<P><BR>Nôn trớ là một trong những dấu hiệu bình thường ở bé. Phần lớn các bé bị nôn trớ sau hoặc giữa các cữ bú mẹ. Nôn trớ chỉ nguy hiểm khi bé không tăng cân, quấy khóc liên tục; bé bị ho và bị nghẹn.</P>
<P><BR>1. Nấc</P>
<P>Với các bé lớn và người lớn, có rất nhiều mẹo để chữa nấc. Tuy nhiên, cha mẹ không nên áp dụng các cách chữa nấc của người lớn đối với bé sơ sinh. Các cơn nấc ở bé sẽ tự nhiên biến mất mà cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều. </P>
<P>Nếu bé bị nấc kéo dài, khoảng 5-10 phút, có thể vắt sữa mẹ ra thìa và cho bé mút vài thìa sữa mẹ (với bé ở tuổi ăn dặm, có thể thay thế bằng nước lọc).</P>
<P>Để tránh nấc (nhất là nấc sau khi "ti mẹ"), bạn nên tránh để bé mút sữa quá nhanh hoặc nuốt phải nhiều không khí trong quá trình bú mẹ.</P>
<P><BR>2. Xì hơi</P>
<P>Hầu hết các bé đều bị xì hơi, kể cả ban ngày hay ban đêm (lúc bé đang ngủ). Xì hơi ở bé có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của mẹ (với bé bú mẹ hoàn toàn) hoặc phản ứng với sữa ngoài (nếu bé bú bình).</P>
<P>3. Giảm cân tạm thời</P>
<P>Hiện tượng sụt cân ở bé là khá bình thường. Các bé có thể mất đi 5-7% trọng lượng sau khi chào đời trong vòng vài tuần lễ đầu tiên. Sau đó, bé sẽ đạt được mức tăng cân đều đặn, bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi.</P>
<P>4. Hắt hơi và ngạt mũi</P>
<P>Hắt hơi và ngạt mũi đều là dấu hiệu bình thường, có thể gây ra bởi sự kích ứng, như khi bé hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn (nên tránh quạt trần trong phòng của bé vì quạt trần dễ phán tán bụi từ chỗ này đến chỗ kia), không khí khô (đặc biệt trong mùa thu, đông). </P>
<P>Để tránh cho bé bị hắt hơi và ngạt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách.</P>
<P>5. Quấy khóc</P>
<P>Khóc là tín hiệu ngôn ngữ bình thường ở các bé. Bé sử dụng tiếng khóc để gây sự chú ý hoặc bộc lộ những khó chịu trong người. Trong những tuần đầu tiên, khoảng gần 2h mỗi lần, bé có một trận khóc. Điều này thật sự là bài toán khó khi cha mẹ muốn giải mã tiếng khóc của con. </P>
<P>2 dấu hiệu phổ biến khi bé khóc là:</P>
<P>- Bé khóc vì đói. Nguyên nhân chính khi khóc vẫn là do bé bị đói; vì thế, bạn thử cho bé "ti mẹ" trước.</P>
<P>- Khóc vì đau. Tiếng khóc khác biệt với bình thường. Nó thường to, dai dẳng với "nhịp điệu" không đều. </P>
<P>Thử quan sát các dấu hiệu khác ở bé: Nếu bé khóc và hơi gập đầu gối lại thì có thể bé đang bị đau bụng; bé khóc và mặt đỏ lên, gồng mình khó chịu thì có thể bé đang bị đau người do mẹ quấn tã quá chặt.</P>
<P>6. Quấy khóc khi đi tiêu</P>
<P>Nếu phân mềm, có chứa nước thì việc quấy khóc khi đi tiêu ở bé là bình thường, không phải dấu hiệu bị táo bón. Nếu bé mắc "táo", phân trở nên cứng, vo thành viên, giống như hạt lạc.</P>
<P>7. Nổi ban</P>
<P>Hầu hết các bé chào đời với làn da không được mịn, đẹp; thay vào đó là làn da khô hoặc có vết đỏ, lốm đốm. Nên đưa bé đi khám nếu làn da có triệu chứng nhiễm trùng, ngứa ngáy, tấy đỏ.</P>
<P>8. Phân có lẫn máu</P>
<P>Hiện tượng này là khá bình thường, không quá nghiêm trọng như cha mẹ đánh giá. Vài sợi máu đỏ, lẫn trong phân có thể là dấu hiệu dị ứng protein trong sữa. Thử hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc đổi nhãn sữa công thức. Nếu tình trạng phân có lẫn máu kéo dài, nên đưa bé đi khám.</P>
<P>9. Những vệt máu đỏ trong mắt</P>
<P>Không phải mắt bị chảy máu mà sau khi chào đời, bạn có thể nhận thấy những vệt máu đỏ nổi trên phần lòng trắng trong mắt bé. Đây là hiện tượng xuất huyết trong tạm thời và nó sẽ biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng.</P>
<P>10. Ngực sưng lên</P>
<P>Nhiều bé, do ảnh hưởng bởi estrogen từ mẹ, xuất hiện một vài cục nhỏ ngay phía dưới núm vú. Hiện tượng này sẽ tự nhiên biến mất sau đó vài tháng (khi lượng estrogen đã ổn định).</P>
<P>11. Dịch tiết âm đạo</P>
<P>Do ảnh hưởng của estrogen từ mẹ, các bé gái xuất hiện sự tiết dịch ở vùng kín, trong 3-10 ngày đầu tiên. Dịch tiết thường trong hoặc có lẫn máu.</P>
<P>12. Vấn đề ở móng tay</P>
<P>Các bé có móng tay mềm, lớp da bao quanh đầu móng bị sưng lên, một số móng có xu hướng mọc ngược vào trong. Hiện tượng này là bình thường, không cần phải điều trị.</P>
<P>13. Mắt nhìn chéo</P>
<P>Khác với các bé lớn, bé sơ sinh không thể tập trung hai mắt, cùng nhìn một đồ vật, ở cùng một thời điểm. Nên đưa bé đi khám nếu bé còn tiếp tục nhìn chéo sau khoảng 3 tháng tiếp theo.</P>
<P>Những triệu chứng nên đi khám sớm</P>
<P>1. Sốt. Với bé dưới 3 tháng tuổi, nên đưa bé đi khám ngay nếu bé có dấu hiệu của sốt.</P>
<P>2. Kém ăn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé bú không đủ no, nhất là khi bé không lên cân hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.</P>
<P>3. Nôn trớ hình vòi rồng. Đây có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi.</P>
<P>4. Quấy khóc không ngừng. Khi bé quấy khóc không thể nguôi, trong thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám.<BR> </P>
<P> </P>
<P><BR> 68__Chuyện đi tiêu ở bé sơ sinh<BR>30.08.2009</P>
<P><BR>Chất thải đầu tiên của bé thường có màu đen, xanh lục đen, giống như nhựa đường và rất dính.</P>
<P><BR>Chất thải đầu tiên</P>
<P>Lần đầu đi tiêu, chất thải phần lớn là meconium. Meconium - chất cấu thành từ nước ối, tế bào chết bị tích tụ trong đường ruột, do thời gian còn nằm trong bụng mẹ, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoạt động bằng cách nuốt nước ối. </P>
<P>Các bé bắt đầu đào thải meconium trong vòng 12h sau sinh. Nếu trong 24h mà meconium chưa được đẩy ra ngoài, nó có thể bị tắc trong ruột. </P>
<P>Đi tiêu trong tháng đầu tiên</P>
<P>Mỗi lần meconium được đào thải, màu phân sẽ có sự thay đổi. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, phân sẽ có màu như nước tương và lỏng. Nếu bú bình, phân có màu nâu vàng nhạt và mềm. Một số người mẹ chia sẻ, phân của nhóm bé bú mẹ hoàn toàn không có mùi hôi, nó có mùi riêng.</P>
<P>Tần suất đi tiêu ở nhóm bé bú mẹ và bú bình</P>
<P>Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn thường đi tiêu khá nhiều. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi tiêu ngay sau mỗi cữ bú. Cha mẹ không nên lo lắng về vấn đề này.</P>
<P>Phân lỏng và có màu vàng nhạt là dấu hiệu bình thường ở nhóm bé bú mẹ. Khá nhiều người mẹ nhầm tình trạng này với tiêu chảy ở bé.</P>
<P>Nhóm bé bú bình không đi tiêu nhiều bằng nhóm bé bú mẹ. Trong vài tuần lễ đầu, nhóm bé bú bình có thể đi tiêu 4-5 lần mỗi ngày.</P>
<P>Khi bé giảm đi tiêu</P>
<P>Khoảng 1 tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm dần. Ngay cả nhóm bé bú mẹ có thể vài ngày (thậm chí một tuần) không đi tiêu - điều này cũng không có gì đáng lo. Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn hầu như không bị táo bón. Nếu trên một tuần bé không thể đi tiêu, bé bị đau khi "đi" hoặc những trục trặc khác, bạn nên đưa bé đi khám.</P>
<P>Nhóm bé bú bình cũng giảm tần suất đi tiêu sau tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sữa công thức có khả năng khiến bé bị "táo" hơn sữa mẹ. Các bé bú bình có thể "đi" một lần mỗi ngày; phân thường mềm. Nếu bé khó khăn khi "đi", không thể "đi" trong nhiều ngày thì có thể bé đang bị "táo". Với nhóm bé bú bình, 2-3 ngày mà bé không đi tiêu một lần thì có khả năng bé bị táo bón.</P>
<P>Bé quấy khóc khi đi tiêu</P>
<P>Bé quấy khóc khi đi tiêu là dấu hiệu không đáng lo. Phần lớn các bé đều cáu kỉnh, quấy khóc, mặt đỏ lên khi đi tiêu. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc, gồng người lên để "đi" mà không có chút phân nào thì có thể bé đang bị "táo".</P>
<P>Phân màu xanh lục</P>
<P>Những nguyên nhân khiến phân có màu xanh lục là:</P>
<P>- Sữa công thức giàu sắt: Nhiều bé đi tiêu ra phân màu xanh lục do được uống sữa công thức giàu sắt. Nếu bé thoải mái và không có triệu chứng táo bón thì bạn không cần phải đổi sữa.</P>
<P>- Vàng da: Bé bị vàng da có thể đi tiêu ra phân màu xanh lục hoặc màu nâu xám. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu chứng vàng da giảm dần.</P>
<P>- Nhạy cảm với chế độ ăn từ mẹ: Một số bé bú mẹ có phản ứng rõ ràng với những thứ mà mẹ ăn thông qua sữa mẹ. Nếu phân của bé có màu xanh lục, nhiều nước nhầy; phân lẫn máu hoặc bé bị nổi ban, mẹ nên kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Sữa và các sản phẩm từ sữa được mẹ ăn hàng ngày có thể khiến bé dị ứng. Trường hợp này, khi mẹ giảm các thức ăn chứa sữa, tình trạng phân của bé sẽ được cải thiện trong vòng 1-2 tuần.</P>
<P>- Mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa sau: Sữa đầu ít chất béo, thường chảy ra ngay khi mẹ cho bé bú; sữa sau nhiều chất béo hơn và được tiết ra sau một lúc mẹ cho bé bú. Nếu bé nhận được nhiều sữa đầu, ít sữa sau, bé có thể bị đau bụng, đi tiêu ra phân màu xanh lục. Để tránh tình trạng này, bạn nên vắt bỏ sữa đầu, cho bé bú sữa sau và nên cho bé bú đều hai bên.</P>
<P>- Lý do khác: Đôi khi phân của bé có màu xanh lục mà không rõ nguyên nhân. Đơn giản vì màu phân của các bé là khác nhau, có loại vàng nhạt thì cũng có loại xanh xám - điều này là bình thường. Nếu bé tăng cân tốt, vui vẻ thì không có gì phải lo lắng.</P>
<P>Khi phân có màu đen</P>
<P>Nguyên nhân có thể do thừa sắt. Nếu bé dùng viên bổ sung sắt hoặc sữa công thức giàu sắt, phân có thể mang màu đen sậm. Nhưng phân đen cũng có thể do chảy máu đường ruột. Nếu phân của bé có màu đen kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám.</P>
<P>Phân có lẫn máu</P>
<P>Những sọc máu nhỏ có lẫn trong phân thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chất thải lẫn nhớt đỏ đen hoặc nhiều dịch nhầy màu đỏ, bạn nên đưa bé đi khám.<BR>Nguyên nhân khiến phân có lẫn máu là:</P>
<P>- Những vết rách nhỏ ở hậu môn: Tình trạng căng hậu môn khi đi tiêu làm hậu môn có vết rách. Do đó, bạn sẽ thấy những sọc máu nhỏ lẫn trong phân của bé.</P>
<P>- Hăm tã: Nếu bị hăm tã nặng, làn da bị tổn thương, những vết máu nhỏ có thể lẫn trong chất thải mỗi lần bạn thay tã cho bé.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 69__Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh <BR>17.08.2009</P>
<P><BR>Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thiếu canxi có thể là do trong thời kỳ mang thai mẹ không được cung cấp đủ canxi. Sau khi sinh, người mẹ lại kiêng cữ quá mức như không dám ra nắng, không tắm nắng cho trẻ. Chính điều này làm thiếu vitamin D nên gây giảm hấp thu canxi, trẻ có nguy cơ thiếu canxi và hạ canxi máu.</P>
<P><BR>Canxi là yếu tố quan trọng của xương và răng, đồng thời giữ vai trò chủ yếu trong các phản ứng sinh học giúp co cơ và đông máu. Hạ canxi máu khi nồng độ canxi trong máu dưới 2mmol/lít. Tùy theo lứa tuổi (trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ lớn) mà triệu chứng biểu hiện có khác nhau.</P>
<P>Ở trẻ sơ sinh, biểu hiện triệu chứng hạ canxi thường là: khóc đêm, khóc kèm tím tái, ngủ hay giật mình, hoặc cũng có khi: rung giật mặt, cằm, tay, chân, gáy cứng và đầu ưỡn ra phía sau, thở nhanh, trẻ có thể bị ói mửa và bỏ bú.</P>
<P>Nguyên nhân thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể là do trong thời kỳ mang thai mẹ không được cung cấp đủ canxi. Sau khi sinh, người mẹ lại kiêng cữ quá mức như không dám ra nắng, không tắm nắng cho trẻ. Chính điều này làm thiếu vitamin D nên gây giảm hấp thu canxi, do đó làm cho trẻ bị thiếu canxi và nguy cơ hạ canxi máu có thể xảy ra.</P>
<P>Một số nguyên nhân khác cũng gây ra hạ canxi ở trẻ như:</P>
<P>- Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, đa thai (sinh đôi, sinh ba)</P>
<P>- Mẹ mang thai bị bệnh như: nhiễm độc thai nghén, nhau tiền đạo, bị tiểu đường, sinh khó (chuyển dạ kéo dài, chấn thương sản khoa, mổ lấy thai)...</P>
<P>Trong trường hợp hạ canxi máu cấp tính: bác sĩ cho chích tĩnh mạch chậm (4 phút) canxi gluconate 10% 10 ml (chứa 94 mg canxi), trong trường hợp muốn đạt nồng độ canxi cao hơn bác sĩ có thể dùng canxi chlorure 10% 10ml (có chứa 272 mg canxi). Và sau đó cho pha truyền tĩnh mạch duy trì trong 4-6 giờ sao cho đạt nồng độ canxi về mức bình thường thì ngừng. Lưu ý rằng, khi trẻ bị hạ canxi cấp tính các bậc cha mẹ nên đưa trẻ vào bệnh viện để chữa trị ngay, không nên tự ý điều trị tại nhà.</P>
<P>Trường hợp trẻ hạ canxi mãn tính: cần phải bổ sung thêm canxi uống và vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi. Thuốc dễ uống có mùi thơm dạng nhũ dịch cung cấp canxi và vitamin D3 là calcigenol.</P>
<P>Ngoài ra để phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ, người mẹ nên ăn uống đủ chất trong khi mang thai và sau sinh, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu canxi như: ya-out, sữa đậu nành, các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua... và theo dõi thai kỳ thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa.</P>
<P>Trẻ sinh ra nên được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, giúp quá trình hấp thụ canxi được tốt hơn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 70__5 bệnh về da ở trẻ sơ sinh <BR>27.06.2009</P>
<P><BR>Những nốt ban trên da có thể xuất hiện cả vào mùa hè hay mùa đông, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé chào đời, cũng có khi bé còn phải đối mặt với chứng viêm mủ hoặc chốc lở trên da.</P>
<P><BR>1. Phát ban đỏ</P>
<P>Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là "phát ban đỏ". Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban. </P>
<P>Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.</P>
<P>Nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.<BR>2. Rôm sảy</P>
<P>Là những nốt nhỏ, có màu đỏ và thường tập hợp thành từng đám trên da. Chúng có xu hướng "sinh sống" trên đầu, cổ và thân mình, đặc biệt là những vùng da gấp (nơi mà không khí khó lưu thông) trên cơ thể bé. </P>
<P>Quần áo quá chật hoặc dày sẽ khiến chứng rôm sảy ở bé tồi tệ hơn, vì thế bạn nên mặc trang phục mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi cho bé. Phần lớn các bé đều mắc chứng rôm sảy, cho dù đó là mùa nào trong năm, ngay khi bé vừa tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài tử cung mẹ.</P>
<P>3. Nổi ban do hormone</P>
<P>Sự thay đổi hormone có thể gây nên những nốt ban nhỏ trắng trên mặt, tai và lông mày của bé. Đây là loại hormone được sản xuất ra trong quá trình mẹ chuyển dạ, nó có chức năng kích thích tuyến dầu dưới da của bé, dẫn tới những nốt ban. Ban do hormone còn được biết đến với cái tên "ban sữa".</P>
<P>Nhìn chung, chứng phát ban, trong vòng một tháng đầu tiên ở bé, không gây hại và nó sẽ nhanh chóng biến mất để trả lại cho bé một làn da khỏe đẹp. Bạn cũng không cần phải thay đổi chế độ ăn (khi bạn đang trong giai đoạn cho bé ti mẹ) hoặc đổi sữa ngoài (khi bạn thiếu sữa). </P>
<P>Sau 3 tháng, chứng phát ban ở bé có thể xảy đến khi một vùng da trên cơ thể của bé tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc mồ hôi. Nếu vùng da bị ban ngày một lan rộng (gần như bao phủ cả người bé) thì nguyên nhân gây ban trong trường hợp này có thể liên quan đến việc dùng thuốc ở bé. Nếu phát ban kèm theo những triệu chứng bệnh, bạn nên đưa bé đi khám.</P>
<P>4. Viêm mủ da</P>
<P>Là những vết tẩy nhỏ trông giống như mụn mủ xuất hiện trên da của bé. Chúng được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus và thường xuất hiện ở vùng da gấp là cổ và dưới cánh tay.</P>
<P>Viêm mủ da có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban đỏ, trừ khi nó không tự nhiên biến mất mà kéo dài; khi ấy, bạn nên đưa bé đi khám.</P>
<P>Nếu khỏe mạnh và được chăm sóc tốt, bé sẽ nhanh chóng khỏi viêm da mà không cần điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số kem bôi ngoài da cho bé. </P>
<P>Nếu bé sinh mổ, sức khỏe yếu hoặc những nốt viêm da lan rộng, bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh.</P>
<P>5. Bệnh chốc lở</P>
<P>Trông giống như những vết phồng rộp trên da, kèm theo mủ màu vàng. Bệnh này dễ lây lan từ bé này sang bé khác (khi bé còn nằm trong bệnh viện); lây từ người chăm sóc bé sang bé... </P>
<P>Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn và thường khiến bé khởi phát bệnh khoảng 2-5 ngày sau khi bé bị vi khuẩn xâm nhập vào da. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 71__5 sai lầm thường gặp với trẻ sơ sinh<BR>03.06.2009</P>
<P> </P>
<P>Chăm sóc trẻ sơ sinh, việc tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều lúc do vô tình cha mẹ đã mắc sai lầm trong việc chăm sóc trẻ. Sau đây là 5 nhắc nhở của các chuyên gia:</P>
<P> </P>
<P>1. Để trẻ ngủ một mạch suốt đêm</P>
<P>Nhiều bác sĩ khoa nhi thừa nhận rằng không hiếm các trường hợp cha mẹ để cho trẻ ngủ li bì một mạch trong những đêm đầu tiên từ bệnh viện trở về nhà. Thực ra đây là một sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ.</P>
<P>Các bác sĩ nhi khoa cũng đồng tình cho rằng cha mẹ nên đánh thức trẻ dậy và cho chúng ăn 4 giờ/lần. Trẻ sơ sinh cần có thời gian để làm quen với môi trường sống mới, chính vì thế thời gian đầu chúng thường ngủ nhiều (phần lớn thời gian trong ngày). Cha mẹ cần phải đánh thức bé dậy thường xuyên, để cho bé ăn, tắm rửa vệ sinh...trong ít nhất 2 tuần đầu để bé làm quen với nhịp sinh học mới.<BR>Trẻ sơ sinh nếu ngủ quá nhiều mà không được ăn sẽ bị mất nước và có thể dẫn tới bệnh vàng da. <BR>2. Không cho ăn đúng nhu cầu<BR>Các bác sĩ nhi khoa cũng cho hay cha mẹ thường mắc phải sai lầm khi cho bé ăn theo một công thức và lịch trình khắt khe. Nhiều bà mẹ nếu đã quy định trẻ phải ăn nửa chén sữa mỗi lần thì sẽ bằng mọi cách cho chúng ăn bằng hết mới thôi, nếu đã quy định trẻ phải bú mẹ trong vòng 10 phút thì bằng mọi cách ấn ti vào miệng trẻ...Thực ra đó là một điều hoàn toàn sai lầm vì còn phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ... <BR>Chính sự thúc ép của cha mẹ khiến cho trẻ no quá mà chớ hay có các triệu chứng chán ăn ở các bữa sau.<BR>3. Cho trẻ sơ sinh ra chỗ đông người</P>
<P>Một trong những hành động sai lầm thường gặp ở các bậc cha mẹ khi mới co con là thường mang con ra chỗ đông người để "trình diện" như trong lễ đầy tháng hay trong tiệc sinh nhật của một đứa trẻ khác. Có hai lí do để cha mẹ không nên làm điều này đó là:</P>
<P>Thứ nhất, sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa cao, chính vì thế cho trẻ ra chỗ đông người quá sớm có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Điều này rất nguy hiểm vì bất kỳ loại vi khuẩn "xoàng nhất" cũng có thể tấn công trẻ sơ sinh. <BR>Thứ hai, trẻ có thể bị sốt do nhiễm lạnh hoặc virus. Trong trường hợp này các bác sĩ vẫn thường quyết định cho trẻ nhập viện ít nhất là hai ngày với các triệu chứng sốt ở trẻ dưới 6 tuần tuối cho đến khi khẳng định được không có gì đe doạ đến trẻ.<BR>4. Giam trẻ trong nhà</P>
<P>Không ít ông bố bà mẹ giam con trong nhà 24/24 trong vòng sáu tuần đầu để tránh nắng, gió...Thực ra đây là cũng là một ý tưởng sai lầm. Cha mẹ nên cho trẻ làm quen dần với môi trường xung quanh bằng cách cho trẻ ra ngoài trong tuần thứ hai. Tuy nhiên cần lưu ý không cho trẻ ra ngoài quá lâu, thời điểm thích hợp như khoảng 9 - 10h sáng hoặc khoảng 3h - 4h chiều khi đó thời tiết không quá lạnh và cũng không quá nóng. Không nên cho trẻ tới chỗ có quá đông người và nên mặc quần áo cho bé phù hợp với điều kiện thời tiết.</P>
<P>5. Cho trẻ nằm ngủ trên những bề mặt quá mềm</P>
<P>Nhiều bậc cha mẹ cứ tưởng rằng cho trẻ ngủ võng hay trên đệm mềm là bảo vệ con hay thậm chí vì "cưng" con quá mà cho chúng ngủ ngay trên người của mình. Đây thực sự là một sai lầm vì xương trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, rất mềm và rất dễ bị tổn thương. Cho trẻ nằm trên những bề mặt gồ ghề hay quá mềm có thể làm cong vẹo cột sống của trẻ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 72__Trẻ 6 tháng tuổi có nên uống vitamin C?<BR>02.06.2009</P>
<P>"Do công việc nên không cho con 6 tháng tuổi bú thường xuyên được. Tôi nghe nói điều đó sẽ khiến bé thiếu vitamin C, dễ ốm hơn. Tôi có thể dùng viên C cho bé không?".</P>
<P><BR>Trả lời:</P>
<P>Cơ thể chúng ta, nhất là trẻ em, chỉ cần một lượng vitamin nói chung và vitamin C nói riêng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vitamin C có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng đảm bảo cho sự phát triển và hoạt động của trẻ nhỏ như quá trình tạo máu, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn.</P>
<P>Tuy nhiên, vitamin C rất không bền, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên những thức ăn được chế biến sẵn hoặc để lâu ngày đều bị mất chất này. Bên cạnh đó, vitamin C tan trong nước nên không tích lũy trong cơ thể, vì vậy nó cần được cung cấp hằng ngày.</P>
<P>Cách cung cấp vitamin C tốt nhất là thông qua ăn uống, dùng nhiều rau xanh, củ quả tươi như cam, cà rốt, cà chua... Bà mẹ đang cho con bú cần ăn nhiều rau quả hơn để tăng lượng vitamin C qua sữa. Nếu người mẹ không đủ sữa hoặc nuôi con bằng sữa ngoài, cần bổ sung nguồn vitamin C cho trẻ bằng hoa quả tươi. Nếu trẻ không chịu ăn nhiều, có thể sử dụng viên vitamin C, nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 73__Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày?<BR>06.05.2009</P>
<P><BR>Theo các chuyên gia, chỉ nên tắm khi thân nhiệt của trẻ sơ sinh đã ổn định hẳn. Cần đợi ít nhất 6 tiếng kể từ khi bé chào đời và nếu có thể thì nên đợi lâu hơn.</P>
<P>Một cách đơn giản là lau người cho bé bằng một cái khăn mặt sạch, ấm và đã được làm ẩm trong tuần đầu tiên. Riêng vùng sinh dục thì cần tới nước. </P>
<P>Ngoài ra, trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm hằng ngày. Việc lau sạch những vùng bẩn "trông thấy rõ" là đủ và không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích từ việc tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày. Trẻ không bị bẩn cho đến khi chúng bắt đầu bò trườn và sạch sẽ quá đôi khi lại gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. </P>
<P>Các chuyên gia khuyên không nên tắm quá nhiều nước, nước trong chậu chỉ cần cao 15cm là được. </P>
<P>Ngoài ra, cần chú ý phản ứng của bé. Có một số trẻ thích tắm và thích nước. Số khác lại ghét tắm. Nếu bé không thích tắm thì có thể giảm số lần tắm xuống tối thiểu trong mỗi tuần.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 74__Trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải là chậm?<BR>02.05.2009</P>
<P><BR>Con em được gần 9 tháng nhưng vẫn chưa mọc cái răng nào. Thời gian vừa qua em không có điều kiện để cho cháu ra ngoài tiếp xúc ánh nắng mặt trời, vậy phải chăng cháu bị còi xương vì thiếu vitamin D? Cho em biết em phải làm gì bây giờ ? (Nguyễn Thị Khuyên) </P>
<P><BR>Trả lời: </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Bình thường sau khi ra đời, 20 thân răng sữa đã được hình thành và nằm trong xương hàm. Các răng sữa sẽ mọc ra khỏi xương hàm và nướu trong khoảng thời gian hai năm rưỡi đầu đời. Bốn răng cửa giữa (hai ở hàm trên và hai ở hàm dưới) sẽ mọc trước tiên sau khi sinh khoảng 6-10 tháng. 20 răng sữa của trẻ thường mọc đầy đủ trước 3 tuổi. </P>
<P>Cháu bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng nào cũng chưa phải là quá trễ theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Sau thời gian này nếu con bạn vẫn chưa mọc bất kỳ răng nào, bạn đưa trẻ đến BV răng hàm mặt để được khám và theo dõi. </P>
<P>Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.</P>
<P>Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.</P>
<P>Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần. </P>
<P>Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.</P>
<P>Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa. </P>
<P>Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.</P>
<P>Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.</P>
<P>Chậm mọc răng cũng là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:</P>
<P>- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.</P>
<P>- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.</P>
<P>- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.</P>
<P>- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.</P>
<P>Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.</P>
<P>Bạn nên đưa bé đến khám và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng Trung ương nhé!</P>
<P>(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) </P>
<P>Chúc bé hay ăn chóng lớn!</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 75__Trẻ 9 tháng chưa biết bò, làm thế nào?<BR>20.03.2009</P>
<P> </P>
<P>Con trai tôi hiện nay được 9 tháng tuổi, cân nặng 7,2kg, lúc sinh được 3,2kg. Do tôi ít sữa nên cháu không được bú mẹ hoàn toàn sáu tháng đầu, chủ yếu uống sữa ngoài. Bây giờ bé vẫn chưa biết bò và biết ngồi, lúc ngủ ra rất nhiều mồ hôi trộm... Tôi không biết nên cải thiện cho cháu bằng cách nào?</P>
<P>(Tống Thị Bích Lâm) </P>
<P> </P>
<P>Con chị 9 tháng tuổi, cân nặng lúc sinh 3,2kg, nay bé cân được 7,2kg vậy đã bị suy dinh dưỡng (cân nặng cần đạt được khoảng 8,5kg). Nguyên nhân do bé không được bú sữa mẹ, lượng sữa uống bổ sung hằng ngày của bé không đủ, bé ăn bột quá sớm với số bữa nhiều hơn cữ sữa cho thấy chế độ dinh dưỡng không hợp lý và mất cân đối, thiếu các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất như canxi, kẽm, sắt... và các vitamin như: vitamin A, D... </P>
<P>Do đó bé có hiện tượng còi xương như các dấu hiệu lâm sàng mà chị đã nhận thấy: chậm phát triển vận động, chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm... và suy giảm sức đề kháng nên bé đã bị viêm phổi .</P>
<P>Tình trạng sức khỏe của bé hiện nay cần được điều trị để bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết đang thiếu hụt, cũng như chị cần được tư vấn cụ thể theo nhu cầu của con chị về chế độ dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng, số điện thoại tư vấn (miễn phí): 08 38 463 724 hoặc 08 38 457 108.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 76__Những hành vi của trẻ trong năm đầu tiên<BR>13.03.2009</P>
<P> </P>
<P> 1 tháng tuổi bé có thể biết chú ý vào một vật cụ thể, và có phản ứng với các âm thanh. Ở giai đoạn này, phần lớn thời gian của bé dùng để ngủ.</P>
<P> </P>
<P>2 tháng</P>
<P><BR>Có thể gây ra những âm thanh ồn ào, biết biểu thị khi mình đói, khi không thoải mái hay thích thú qua tiếng khóc, và bắt đầu biết với nắm đồ vật.</P>
<P>3 tháng</P>
<P>Bé bắt đầu biết cười và lẩm bẩm một mình, bé ít khóc hơn, ngủ vào buổi tối cũng ngon hơn, khi nằm sấp thường hay ngóc đầu dạy.</P>
<P>4 tháng</P>
<P>Giai đoạn này, bé hoạt bát và thích chơi đùa hơn, ánh mắt nhạy bén hơn, và bé thích những vật có màu sắc tươi sáng.</P>
<P>5 tháng</P>
<P>Khi 5 tháng tuổi, bé có cân nặng gấp đôi lúc mới chào đời, và hoạt bát hơn một cách rất rõ rệt. Bé bắt đầu giữ được thăng bằng và biết ngồi nếu dựa vào một vật gì đó, hơn nữa bé còn biết kết hợp các hoạt động của mắt và tay.</P>
<P>6 tháng</P>
<P>Bé có thể ngồi dậy một cách dễ dàng và bắt đầu thực hiện động tác bò. Ngoài ra, bé còn có thể nhận thức được các âm thanh xâu chuỗi.<BR>7 tháng<BR>Khi 7 tháng tuổi, bé có thể bò, dùng tay cầm đồ vật và có thể đổi đồ vật từ tay này sang tay khác. Đây còn là thời điểm mọc răng của bé.</P>
<P>8 tháng</P>
<P>Bé có thể bò khắp nơi bằng tay và đầu gối, vì thế đây là giai đoạn cha mẹ cần cẩn thận, tránh để những đồ vật nguy hiểm trong tầm tay bé.</P>
<P>9 tháng</P>
<P>Lúc này, bé bắt đầu biểu hiện những âm thanh một cách có cảm xúc, và bắt đầu hiểu những mệnh lệnh đơn giản.</P>
<P>10 tháng</P>
<P>Bé bắt đầu học đứng và đi khi bám vào đồ vật. Đồng thời, cũng bắt đầu bắt chước những âm thanh đơn giản.</P>
<P>11 tháng</P>
<P>Bé có thể tự mình đứng dậy, biết ngồi xuống nhặt đồ, và bắt đầu biết nói một số từ người lớn nghe hiểu.</P>
<P>12 tháng</P>
<P>Đây là giai đoạn bé học đi một cách thường xuyên, thậm chí một số bé có thể vừa đi vừa kết hợp vài động tác, ví dụ như vung tay, khua tay, vẫy tay hoặc cầm đồ vật.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 77__Trẻ sơ sinh học nhạc khi đang ngủ <BR>08.03.2009</P>
<P> </P>
<P>Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến thính giác của trẻ em và khả năng ghi điểm trong môn nhạc là hai kết quả tiềm năng khác nhau của một số nghiên cứu. </P>
<P> </P>
<P>Cho đến bây giờ chúng ta biết rất ít về nhận thức của con người khi mới sinh ra. </P>
<P>Mặc dù nhận thức của người trưởng thành đã được nghiên cứu sâu sắc thế nhưng con đường nhận thức của bộ não trẻ sơ sinh lại vẫn là một ẩn số. </P>
<P>Ẩn số đó cuối cùng cũng được lý giải phần nào nhờ dự án nghiên cứu EmCAP do EU tài trợ có sự tham gia của cả các nhà thần kinh học và các chuyên gia công nghệ âm nhạc. </P>
<P>Chụp não trẻ sơ sinh đang ngủ </P>
<P>Trong các thí nghiệm, trẻ đang ngủ được tiến hành chụp não - kỹ thuật dùng để xác định hoạt động não bộ sử dụng điện cực đặt trên da đầu. </P>
<P>Sau đó các em bé được cho nghe nhạc, nói chính xác hơn chỉ là trình tự các nốt nhạc đơn giản hóa, để xác định kiểu mô hình nhạy cảm đối với trẻ đồng thời để xác định xem liệu trẻ có thể dự đoán nốt nhạc nào sẽ xuất hiện tiếp theo dựa trên các nốt trước đó hay không. </P>
<P>Denham giải thích: "Các em bé sẽ được nghe các trình tự âm thanh mang màu sắc khác nhau, hay nói các khác là các nhạc cụ khác nhau nhưng đều ở cùng độ cao thấp. Đôi khi chúng tôi bật một âm thanh có độ cao khác biệt rồi xem hình chụp não để kiểm tra liệu em bé có thể có phản ứng phân biệt với âm thanh lạc lõng này hay không". Các bài kiểm tra khác cũng được tiến hành để xác định tính nhanh nhạy của trẻ đối với các kiểu giai điệu du dương nhịp nhàng. </P>
<P>Denham cho rằng trong khi kỹ thuật này được sử dụng nhiều năm nay đối với người trưởng thành nhằm kiểm tra khả năng phát hiện tiền ý thức những sự kiện bất ngờ của con người, thì nó lại hiếm khi được áp dụng với trẻ sơ sinh. Lợi ích lớn của nó chính là nó có thể hiệu quả ngay cả khi cơ thể không có ý thức. Do đó dù em bé có đang ngủ cũng không phải là trở ngại. </P>
<P>Rock từ trong nôi </P>
<P>Kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên, nó cho thấy rằng trẻ sơ sinh có cảm nhận về độ cao thấp ngay từ khi sinh ra. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Các thí nghiệm cho thấy trẻ sơ sinh thậm chí còn cảm nhận được cả nhịp trong âm nhạc. </P>
<P>Denham nói: "Điều quan trọng là chúng ta sinh ra với bộ não luôn luôn vận động tìm kiếm các mô hình, nó nói cho chúng ta biết khi nào có sự kiện bất ngờ mà chúng ta cần học hỏi về nó". István Winkler, người tiến hành nghiên cứu về trẻ em, kết luận rằng khả năng nói trên cho phép trẻ sơ sinh học hỏi về môi trường cũng như các nhân tố quan trọng trong đó. </P>
<P>Khám phá mà nghiên cứu mang lại có thể được ứng dụng trong phát triển các kỹ thuật chiếu chụp phát hiện sớm cùng với các hình thức điều trị các vấn đề thính giác liên quan đến nhận thức. Biện pháp chiếu chụp hiện được sử dụng chỉ đơn giản để xác định mức độ khó nghe của con người tương phản với các sắc thái nhận thức thực. </P>
<P>Denham phát biểu: "Nghiên cứu cần thiết phải xác định nguyên tắc - và mức độ các biến đổi từ nguyên tắc - để phòng ngừa chẩn đoán sai khi em bé phát triển chậm". Nhưng cũng cần phải phát hiện ra các khiếm khuyết ngay ở giai đoạn đầu và điều trị chúng khi bộ não vẫn còn có thể uốn nắn được. </P>
<P>Hiểu biết mới về khả năng nhận thức âm nhạc </P>
<P>Nghiên cứ đồng thời mang đến hiểu biết mới về khả năng âm nhạc và mang đến lợi ích thực tế cho các chuyên gia công nghệ âm nhạc tham gia và dự án. </P>
<P>Henkjan Honing cho biết: "Điều vẫn còn chưa được giải thích rõ đó là liệu khả năng âm nhạc có phải là bẩm sinh, thay vì do môi trường mang lại hay không. Rõ ràng là khả năng âm nhạc là một khả năng đặc biệt của con người, được lưu truyền qua các thế hệ cũng như các nền văn hóa". </P>
<P>Mặc dù khả năng nhận diện các giai điệu âm nhạc xuất hiện từ khi mới sinh, nhận thức âm nhạc lại phát triển suốt cả đời. Tuy nhiên nhận thức âm nhạc chịu ảnh hưởng nhiều không chỉ từ kiến thức chuyên môn về âm nhạc mà còn cả kinh nghiệm nữa. </P>
<P>Theo Honing, "thường xuyên nghe một dòng nhạc nhất định cho phép người nghe không cần qua đào tạo chuyên môn cũng có thể trở thành chuyên gia về dòng nhạc đó". </P>
<P>Máy tính mô phỏng bộ não </P>
<P>Các chi tiết mà thí nghiệm mang lại về con đường mà bộ não kiểm tra và điều trình dự đoán của nó khiến việc phát triển chương trình máy tính mô phỏng các quá trình này là hoàn toàn có thể. Các nhà nghiên cứu EmCAP đã phát triển một thuật toán giống loài, về cơ bản hơi giống phần mềm thông minh có thể phát hiện sự rối loạn của các độ cao và kiểu giai điệu, khóa nhạc cũng sẽ sớm được thêm vào danh sách này. </P>
<P>Denham nói: "Chúng tôi đã tiến hành mô phỏng ở hai mức độ, mức độ một cạnh tranh với chức năng của bộ não và nhận thức được mô phỏng theo con đường đơn giản hóa nhưng vẫn khá chi tiết; mức độ hai biến đổi hơn để được áp dụng thực tế hơn trong hệ thống xử lý âm nhạc". </P>
<P>Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này chính là sự phát triển tương lai của hệ thống âm nhạc nhận thức nhân tạo có thể "nghe" được âm nhạc và viết ra bản nhạc thể hiện nhạc cụ nào chơi nốt nhạc nào. Xavier Serra cho rằng thế hệ máy xử lý âm nhạc thế hệ tới sẽ dựa trên thuật toán mô phỏng các con người xử lý âm nhạc. </P>
<P>Các dự án trong tương lai dựa trên nền tảng của EmCAP, bao gồm một nghiên cứu tiến hành vào tháng 3/2009 sử dụng âm thanh để phát hiện các kiểu hành vi của sinh vật sống</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 78__Đừng hút mũi bé bằng... miệng<BR>06.02.2009</P>
<P> </P>
<P>Bé Nguyễn Anh T., 2 tháng tuổi, bị nghẹt mũi mới hôm qua. Bé vừa ngậm núm vú vào miệng đã vội rút miệng khỏi vú và hét vang, mẹ vỗ về cách nào cũng không nín. Sáng 5-2, mẹ bế bé vào để bác sĩ khám. Bác sĩ thấy bé T. chỉ bị nghẹt mũi do nước mũi quá nhiều và đặc quánh, làm bé không bú được, khó thở.</P>
<P> </P>
<P>Bác sĩ hướng dẫn mẹ bé T. cách làm thông mũi bằng giấy thấm và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Mẹ T. nói : "Tôi hút mũi bé bằng miệng cho... tiện, khỏi phải xe mũi chi cho lâu, hay bác sĩ dùng máy hút cho bé giùm tôi nha!". Bác sĩ giải thích: "Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của bé, chưa tính tới vụ làm trầy lỗ mũi của bé khi hút bằng máy. Dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất!".</P>
<P>Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn (0,9%) mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi lần lượt nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối, dùng giấy thấm mềm (khăn giấy mềm) quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng mũi một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng con sâu kèn sạch khác, đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con. </P>
<P>Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi có dược chất co mạch như naphazoline (Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05%) vì sẽ làm bé ngộ độc, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến dưới 7 tuổi. Triệu chứng ngộ độc thuốc gây co mạch là sau khi nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mũi bé sẽ vã mồ hôi, tay chân lạnh, lừ đừ, thở yếu, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.</P>
<P>Đối với trẻ lớn thì hướng dẫn trẻ hỉ mũi. Dùng một ngón tay bịt một mũi, hỉ mũi thật sạch, rồi đổi tay bịt mũi bên kia. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh khi chưa đi khám bác sĩ.</P>
<P>Đề phòng nghẹt mũi ở trẻ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh hoặc ra ngoài trời, không tiếp xúc với người bị cảm, cúm, bệnh đường hô hấp. Cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, bú sữa mẹ, chích ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 79__Răng sơ sinh<BR>22.12.2008</P>
<P> </P>
<P>Bình thường trẻ mới sinh ra chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường mọc vào lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thời gian mọc răng bị rối loạn, một số trẻ sau khi sinh ra đã có răng, điều này làm cho bố mẹ rất lo sợ không rõ tại sao và cách điều trị như thế nào?</P>
<P> </P>
<P>Răng sơ sinh là những răng đã có ngay từ lúc sinh ra hoặc răng mọc qua lợi trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Tùy theo nghiên cứu và dạng nghiên cứu mà tỷ lệ rất thay đổi, từ 1:700-1:30.000. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ vẫn còn đang tranh cãi. Một vài nghiên cứu nhận thấy nữ mắc bệnh nhiều hơn, có thể là do cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ nữ. Răng thường gặp nhiều nhất là các răng cửa dưới. Răng sơ sinh có thể là răng thừa hoặc răng sữa </P>
<P>Nguyên nhân </P>
<P>Do di truyền: Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến di truyền. 9% người da đỏ Tlinget ở Alaska có răng sơ sinh. </P>
<P>Yếu tố môi trường, đặc biệt polychlorinated biphenyl (PCB) làm tăng tỉ lệ răng sơ sinh. </P>
<P>Một số tác giả thấy có sự liên quan giữa bệnh này với các hội chứng khác như: loạn dưỡng móng tay, tăng nhiễm sắc tố, hội chứng Jadassohn-Lewandowsky, hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản ngoại bì), hội chứng Hallermann-Streiff.... Do vậy cần thăm khám cẩn thận trẻ nhi có răng sơ sinh. </P>
<P>Hầu hết các trường hợp không xác định được yếu tố gen. </P>
<P>Nguyên nhân của răng sơ sinh có thể do vị trí mầm răng nằm ở cao phía trên hoặc có thể là do sự lạc chỗ của mầm răng từ giai đoạn bào thai. </P>
<P>Men răng của răng sơ sinh là bình thường, nhưng khi răng mọc sớm, do men răng chưa được vôi hóa hoàn toàn nên dễ bị mài mòn hơn, răng trở nên màu vàng - nâu và men tiếp tục bị phá hủy. Răng cũng thường xuyên lung lay do thay đổi mô học ở ngà cổ và lớp cement. Lớp vỏ Hertwig bị thoái hóa và quá trình tạo chân răng bị ngừng lại. </P>
<P>Đặc điểm của răng sơ sinh: răng thường có hình thể bình thường, có thể lung lay hoặc không, gây loét niêm mạc, gây khó chịu cho mẹ khi cho trẻ bú </P>
<P>Răng sơ sinh dễ nhầm với bệnh gì? </P>
<P>Răng sơ sinh có thể nhầm với một số bệnh như: nang lá răng: nằm ở gờ đỉnh xương ổ, là phần còn sót lại của lá răng; Bohn nodules: là mô tuyến nhầy nằm ở mặt ngoài và trong của gờ xương ổ răng và ở khẩu cái (ngoài đường giữa); Eptein's pearl: là tế bào thượng bì còn sót bị kẹt lại, nằm ở đường giữa khẩu cái, chiếm 80% các trường hợp trẻ sơ sinh. Do vậy những bệnh nhân này cần được bác sĩ nha khoa chuyên ngành răng trẻ em khám và chẩn đoán. </P>
<P><BR>Răng sơ sinh có cần điều trị? </P>
<P>Trước khi điều trị cần chụp phim để xác định đó là răng thừa hay răng sữa. Chúng ta không nên can thiệp gì trừ khi răng sơ sinh này gây khó khăn cho trẻ và mẹ. Các răng này thường được chỉ định nhổ trong các trường hợp: răng quá lỏng lẻo có nguy cơ rơi vào phế quản hoặc phổi, răng gây loét vùng dưới lưỡi hoặc môi, răng gây khó khăn cho người mẹ khi cho trẻ bú.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 80__Nên bật quạt trong phòng bé sơ sinh<BR>08.10.2008</P>
<P> </P>
<P>Bật quạt khi bé ngủ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố. </P>
<P> </P>
<P>Nghiên cứu, thực hiện bởi các chuyên gia của Viện Y khoa Kaiser Permanente, là công trình đầu tiên tìm hiểu mối quan hệ giữa việc thông gió trong phòng và hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS).</P>
<P>Nhóm kết luận rằng khi các em bé ngủ trong phòng được thông gió bởi một chiếc quạt, nguy cơ bị SIDS giảm đi 27% so với những bé ngủ trong phòng không có chiếc quạt nào. Trẻ ngủ trong phòng có cửa sổ mở cũng làm giảm nguy cơ đột tử này. </P>
<P>"Đột tử khi ngủ là một hội chứng nghiêm trọng và bí ẩn", trưởng nhóm nghiên cứu tiến sĩ De-Kun Li, cho biết. Ông cũng lưu ý các bà mẹ coi chừng trẻ đưa tay vào quạt. </P>
<P>Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh được đánh dấu bởi những cái chết bất ngờ, không giải thích được. Nó có thể xảy ra với trẻ trước 1 tuổi, và thường trong vòng 6 tháng đầu tiên. Riêng tại Mỹ mỗi năm có 2.500 ca tử vong vì hội chứng này. </P>
<P>Bằng việc thông gió trong phòng, quạt có thể giúp phân tán khí CO2 trong không gian hẹp trước miệng và mũi trẻ, giúp chúng dễ thở hơn.</P>
<P>Nghiên cứu được thực hiện trên 497 trẻ em ở 11 hạt trên khắp bang California, Mỹ. 185 em trong đó đã chết vì hội chứng này. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 81__Cho con bú đúng cách<BR>07.10.2008</P>
<P> </P>
<P>Cho con bú tưởng chừng là lẽ tự nhiên của mỗi người mẹ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách</P>
<P> </P>
<P>Bạn hẳn đã biết ích lợi của việc cho con bú. Sữa mẹ cung cấp sự cân bằng về dinh dưỡng cho con bạn. Nó rất dễ dàng để tiêu hóa và làm tăng khả năng của hệ miễn dịch. Cho con bú thậm trí còn làm cho bạn giảm cân sau khi sinh.</P>
<P>Đọc về cách cho con bú là một chuyện, tự mình làm lại là một chuyện khác. Ngay từ những lần đầu tiên cho con bú trong bệnh viện, hãy đề nghị các bác sỹ hoặc y tá giúp đỡ. Học cách cho con bú càng sớm thì càng tránh rắc rối về sau này.</P>
<P>Thường xuyên cho con bú</P>
<P>Ngay những tuần đầu tiên, thường thì việc cho con bú diễn ra cứ hai đến ba giờ đồng hồ. Việc cho bú thường xuyên sẽ kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Càng cho con bú sớm thì bạn càng đỡ phải làm dịu những phản ứng mạnh của bé. Hãy theo dõi những dấu hiệu bé đói như quấy và giãy đạp, cử động môi và cơ thể. Gào khóc là dấu hiệu sau cùng.</P>
<P>Tạo tư thế thoải mái</P>
<P>Đừng cong người và áp vú vào bé. Thay vào đó đặt bé gần với vú. Ngồi vào ghế có tay vịn và chỗ dựa, nếu cần đặt gối sau lưng. Hoặc có thể nằm nghiêng một bên và đối mặt với bé. Khi đã yên vị, khẽ đặt hờ môi dưới của bé vào đầu vú bạn để kích thích. Sao cho miệng bé mở rộng tới cả phần quầng vú, núm vú vào sâu trong miệng bé và lưỡi nằm bên dưới núm vú. Lắng nghe nhịp bú và nuốt từng ngụm của bé.</P>
<P>Khi muốn bé rời miệng ra khỏi vú, đầu tiên hãy giải phóng sự mút bằng cách gí một ngón tay vào phần vú ở bên mép của bé.</P>
<P>Để bé tự điều chỉnh nhịp độ</P>
<P>Hãy để cho bé bú lần đầu liền một mạch đến khi vú mềm thì thôi - thường là khoảng 15 phút. Sau đó cho bé bú tiếp vú bên kia. Nếu bé vẫn đói thì sẽ bám lấy, còn nếu không để lần bú tiếp theo sẽ cho bé bú vú bên kia. Nếu vài tuần đầu bé chỉ bú một bên vú thì bạn nên hút sữa ở vú bên kia ra để giảm áp lực và duy trì nguồn cung cấp sữa.</P>
<P>Nếu bé đang bú bỗng dừng lại nhìn chằm chằm vào bạn hoặc nhìn ngó xung quanh, hãy tận hưởng cảm giác thú vị này. Hãy xem như đây là cơ hội để giảm tốc độ bú xuống và giúp bé gắn bó với mẹ hơn.</P>
<P>Đừng cho bé ngậm vú giả quá sớm</P>
<P><BR>Một số bé cảm thấy rất thích ngậm cái gì đó. Có thể cho bé ngậm vú giả nhưng nên cẩn thận vì cho bé ngậm quá sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Viện nhi khoa của Mỹ khuyến cáo chỉ cho trẻ ngậm vú giả sau ít nhất 1 tháng để trẻ quen với vú mẹ trước đã.</P>
<P>Hãy chăm sóc núm vú</P>
<P>Sau khi cho bú, hãy để đầu vú khô một cách tự nhiên. Nếu bạn đang vội, hãy lau khô núm vú thật nhẹ nhàng. Để núm vú khô ráo mỗi lần cho con bú, hãy thay áo lót thường xuyên. </P>
<P>Khi bạn tắm, không nên thoa xà phòng thơm, sữa tắm vào đầu vú. Nếu đầu vú quá khô hoặc bị nẻ, có thể dùng dầu thoa có chứa lanolin, hoặc một số loại dầu ôliu lên núm vú.</P>
<P>Lựa chọn phong cách sống khỏe mạnh</P>
<P>Việc lựa chọn cách thức bồi bổ khi bạn cho con bú cũng quan trọng như khi bạn đang mang bầu vậy.</P>
<P>- Ăn nhiều trái cây, rau quả và các loại ngũ cốc</P>
<P>- Uống nhiều nước và các chất lỏng dinh dưỡng</P>
<P>- Thư giãn tối đa</P>
<P>- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ</P>
<P>- Không hút thuốc</P>
<P>Cũng cần nhận thức đủ về các chất cafein và cồn. Quá nhiều cafein sẽ làm cho con của bạn dễ cáu kỉnh và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu đôi lúc bạn dùng thức uống có cồn, hãy tránh cho con bú ít nhất 2 giờ sau đó.</P>
<P>Nếu bạn chỉ cho con ăn duy nhất sữa mẹ, hãy nhờ bác sỹ tư vấn việc bổ sung Vitamin D nhằm giúp con bạn hấp thụ canxi và phôtpho - cần thiết cho xương. </P>
<P>Lưu ý khác</P>
<P>Nếu quá trình cho con bú khó khăn hơn bạn mong đợi, đừng nản chí. Bắt đầu chậm cũng không sao. Khi bạn và bé quen với nhau hơn, việc cho con bú sẽ diễn ra tự nhiên hơn.</P>
<P>Nếu bạn gặp rắc rối, hãy nhờ bác sỹ dinh dưỡng tư vấn giúp - đặc biệt là bị đau khi cho bú hoặc bé không tăng cân. Mặc dù đầu vú có thể bị đau trong những tuần đầu, nhưng sẽ không kéo dài. Nếu chưa có sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, hãy nhờ đến bác sỹ nhi khoa hoặc thậm trí là phòng khám sản khoa ở gần nhà bạn. Sự hỗ trợ kịp thời sẽ là chìa khóa để cho con bú một cách thành công.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 82__Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng<BR>04.10.2008</P>
<P> </P>
<P>Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.</P>
<P> </P>
<P>Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.</P>
<P>Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần. </P>
<P>Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.</P>
<P>Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa. </P>
<P>Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.</P>
<P>Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.</P>
<P>Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:</P>
<P>- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.</P>
<P>- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.</P>
<P>- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.</P>
<P>- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.</P>
<P>Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.<BR> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 83__Chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh<BR>09.09.2008</P>
<P> </P>
<P>Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Vì thế bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thao tác chăm sóc, lau rửa cho con.</P>
<P> </P>
<P>Không như trẻ lớn, trẻ sơ sinh tiêu, tiểu rất nhiều trong ngày và bất kỳ lúc nào nên người chăm sóc cần phải nhận biết và xử lý kịp thời, nếu không sẽ kích ứng da và gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái. </P>
<P>Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC (thử bằng cách đổ nước lên mu bàn tay chịu được là vừa) để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa, tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn xô sạch, mềm thấm khô nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Tiếp đó, bố mẹ chỉ bôi kem dưỡng da lên vùng xương mu, hai bên bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã lại cho bé. </P>
<P>Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:</P>
<P>Đối với bé gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng giấy vệ sinh ướt (nếu không thì dùng gạc làm ẩm) lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy miếng giấy ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Sau đó, lấy miếng giấy ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.</P>
<P>Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Dùng kem dưỡng da bôi lên vùng mu, bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé.</P>
<P>Đối với bé trai: Nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước: vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn, thậm chí ướt cả rốn, do vậy cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng giấy ướt lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu. Lấy giấy ướt khác lau toàn bộ bìu và lau phía dưới dương vật vì phân và nước tiểu hay đọng ở đó. </P>
<P>Tiếp đến, lau sạch dương vật, lau theo hướng từ trên xuống. Tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi. Lấy khăn khô, sạch, mềm lau khô toàn bộ vùng quấn tã. Thoa kem dưỡng da lên vùng mu, bẹn, bùi, xung quanh hậu môn, mông cho bé để đề phòng hăm loét da. Cuối cùng quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé. Phải chú ý để dương vật nằm xuôi chiều của nó trong lúc quấn tã. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 84__Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh<BR>07.09.2008</P>
<P> </P>
<P>Các em bé có vẻ như ngờ nghệch trong 6 tháng đầu đời, nhưng các nhà khoa học đã ngày càng ngạc nhiên khi phát hiện ra nhiều khả năng phi thường của trẻ em mà người lớn không có.</P>
<P> </P>
<P>Từ "infant" - trẻ sơ sinh, trong tiếng Latin có nghĩa là "không biết nói", nhưng trẻ em đã xây dựng nên nền tảng ngôn ngữ từ khi trước khi chúng sinh, bằng cách phản ứng với những âm thanh ục ịch trong nước ối. </P>
<P>Ngay khi vừa sinh ra, trẻ sơ sinh đã là những nhà phân tích tinh xảo và say mê, có thể nhìn thấy những chi tiết trong thế giới mà người lớn, trẻ lớn tuổi hơn không thể nhìn ra.</P>
<P>Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy:</P>
<P>- Sau vài ngày tuổi, trẻ sơ sinh có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.</P>
<P>- Khi 4-5 tháng, trẻ có thể đọc môi, khớp khuôn mặt trên video câm với các âm thanh "ee" và "ah".</P>
<P>- Trẻ sơ sinh có thể nhận ra nguyên âm và phụ âm của mọi ngôn ngữ trên thế giới, và chúng có thể nhận ra sự khác biệt của các âm thanh trong tiếng nước ngoài mà người lớn hầu như mù tịt.</P>
<P>- Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu có thể nhìn ra sự khác biệt giữa 2 khuôn mặt khỉ mà người lớn cho rằng chúng giống hệt nhau, đồng thời ghép được tiếng kêu của khỉ với hình khuôn mặt chúng.</P>
<P>- Trẻ sơ sinh là chuyên gia về nhịp điệu, có khả năng phân biệt nhịp điệu của nền văn hoá mình với nền văn hoá khác.</P>
<P>Kết quả mới nhất được công bố là trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể chỉ ra một ai đó có đang nói tiếng mẹ đẻ hay không mà không cần tới âm thanh, chỉ cần nhìn đoạn phim câm trên màn hình. Tuy nhiên, khả năng này sẽ mất đi khi được 8 tháng tuổi, nếu như đứa trẻ không được lớn lên trong môi trường song ngữ. </P>
<P>Thực tế, tất cả những kỹ năng trên sẽ suy giảm khi đứa trẻ vượt qua mốc 6 tháng tuổi và học cách loại bỏ những thông tin ít giá trị. </P>
<P>Nghiên cứu mới cho 36 đứa trẻ sơ sinh xem 3 đoạn video trong đó một người nói 2 thứ tiếng Anh - Pháp. "Sau tất cả những gì chúng tôi thử nghiệm, các em bé đã bộc lộ những kỹ năng phi thường này", Whitney M. Weikum tại Đại học British Columbia nói. "</P>
<P>Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ là một trải nghiệm đa âm chiều. "Chúng ta không chỉ nhìn thấy một bông hồng. Chúng ta cảm nhận được sự mềm mại của cánh hồng và ngửi được mùi hương của nó", George Hollich tại Đại học Purdue nói. "Cũng như thế ngôn ngữ không chỉ là nghe và nhìn thấy từ 'hoa hồng'. Chúng ta sẽ ngay lập tức liên hệ từ với hình dáng, cảm giác và mùi của nó, thậm chí là hình ảnh của người nói lên từ đấy. Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra một số ngôn ngữ chỉ cần nhìn vào khuôn mặt".</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 85__Trẻ sơ sinh uống mật ong có thể dẫn tới tử vong <BR>05.08.2008</P>
<P> </P>
<P>Các chuyên gia Viện nghiên cứu Dinh dưỡng của Đức khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong chưa được chế biến vì trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn tới tử vong.</P>
<P> </P>
<P>Chuyên gia Antje Gahl khẳng định khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong, vi khuẩn có trong đó sẽ khu trú trong ruột và tạo ra chất độc nguy hiểm có tên Botulinumtoxin. </P>
<P>Không hiếm các trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẽn đường hô hấp sau khi ăn mật ong vì độc tố Botulinumtoxin có thể cản trở quá trình truyền các xung tín hiệu tới những tế bào thần kinh, dẫn đến làm tê liệt các cơ. </P>
<P>Tuy nhiên, trẻ trên một tuổi ít gặp nguy hiểm hơn do ruột đã phát triển và có thể chống lại các vi khuẩn.</P>
<P>Ông Antje Gahl khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ăn mật ong và cũng không nên dùng mật ong như một phần trong thức ăn chế biến. Nếu muốn cho trẻ sơ sinh uống nước có mật ong thì cần đun nóng để diệt vi khuẩn./.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 86__Mát xa - Món ăn tinh thần tuyệt vời của trẻ sơ sinh<BR>20.05.2008</P>
<P> </P>
<P>Được ôm ấp, vuốt ve, được tiếp xúc và xoa bóp một cách khoa học chính là món ăn tinh thần tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Món ăn này cũng cần thiết như các loại vitamin và các loại khoáng chất khác.</P>
<P>TS BS Frederick Leboder, chuyên gia trong lãnh vực mát xa cho trẻ sơ sinh đã nhận định như vậy.</P>
<P>Tuần qua, hơn 200 bác sĩ, cán bộ y tế về chăm sóc sức khỏe trẻ em tại TPHCM và các tỉnh lân cận đã tham dự khoá tập huấn về liệu pháp tiếp xúc và mát xa cho trẻ em, do Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp cùng Viện nghiên cứu Touch và công ty Johnson & Johnson tổ chức.</P>
<P>Trong dịp này, GS TS Martha Pelaez, Viện nghiên cứu Touch (Hoa Kỳ), đã hướng dẫn các y bác sĩ việc thực hiện các động tác mát xa trên trẻ sinh non qua mô hình búp bê. Đồng thời các y bác sĩ cũng được trực tiếp quan sát BS Lương Kim Chi (BV Từ Dũ), biểu diễn thao tác mát xa trên 2 trẻ sinh non.</P>
<P>Thế nào là liệu pháp tiếp xúc, mát xa</P>
<P>Touch là các động tác tiếp xúc, vuốt ve, mát xa với một lực vừa đủ để tạo được cảm giác trên làn da. Phương pháp này có thể diễn ra trên mọi lứa tuổi, từ trước khi sanh (bao gồm lúc mang thai đến khi chuyển dạ), hay trong tuổi nhũ nhi, hoặc ở tuổi trưởng thành và tuổi già đều áp dụng được. </P>
<P>Với trẻ nhỏ, liệu pháp này nhằm tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và được yêu thương. Đặc biệt, liệu pháp này còn giúp tạo được mối gắn kết thiêng liêng giữa cha mẹ với con cái. Giúp nối kết tình mẫu (phụ) tử, theo một cách đặc biệt mà không có một hình thức giao tiếp nào khác đạt được. </P>
<P>Liệu pháp tiếp xúc có nhiều phương cách thể hiện như cách Chăm sóc Kangaroo, với cách này trẻ sinh non được ủ trước ngực mẹ hay cha giống như con Kangaroo giữ con trong cái túi của nó. Hay liệu pháp tiếp xúc trong quá trình chuyển dạ giữa người mẹ với chồng hay bạn bè người thân trong gia đình.</P>
<P>Lợi ích của mát xa cho trẻ em</P>
<P>Qua các nghiên cứu đã chứng minh cho thấy, trẻ non tháng có được xoa bóp trị liệu thì có thời gian nằm viện ngắn ngày và tăng cân tốt hơn những trẻ không dùng liệu pháp xoa bóp từ 21% đến 47%. </P>
<P>Liệu pháp mát xa cho trẻ thật sự quan trọng, những động tác này sẽ đem lại sự vận hành cách điều hoà các hệ thống trong cơ thể như hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống hô hấp, hệ thống tim mạch và hệ tiêu hóa của trẻ. </P>
<P>Đối với trẻ sinh thiếu tháng, liệu pháp này giúp cải thiện đáng kể khả năng định hướng, điều hoà trạng thái cảm xúc cũng như hoàn thiện các phản ứng thần kinh của bé. </P>
<P>Ngoài ra, theo BS Lương Kim Chi: "Tất cả các trẻ sinh non, sinh ngạt hay đủ tháng đều áp dụng được liệu pháp mát xa này. Xoa bóp trị liệu cho trẻ non tháng có thể bắt đầu ngay khi trẻ ổn định. Cha, mẹ hay người điều dưỡng điều có thể thực hiện".</P>
<P>Những tác động tích cực của mát xa cho trẻ em thể hiện rõ qua giấc ngủ. Các bé được mát xa mau đi vào giấc ngủ hơn các trẻ được ru ngủ hay không được mát xa. Ngoài ra, những trẻ được mát xa có sự tăng cân, tăng chiều dài cơ thể tốt hơn cả trẻ sanh đủ tháng, số lần mắc bệnh và đi khám bác sĩ cũng ít hơn các trẻ khác. </P>
<P>Và qua các nghiên cứu cũng cho thấy các trẻ được mát xa, có hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó bé hấp thụ được lượng thức ăn nhiều hơn vì thế trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn các trẻ có cùng trường hợp mà thiếu liệu pháp tiếp xúc mát xa.</P>
<P>Nên và không nên... khi mát xa cho trẻ sinh non</P>
<P>Không nên mát xa khi bé vừa ăn no, hay khi thực hiện mátxa mà bé khóc phải ngưng ngay, chỉ thực hiện lại khi bé đã ổn định. </P>
<P>Bé đang ngũ không nên đánh thức bé dậy để thực hiện việc mátxa, đối với những trẻ đang có vết thương, bị dị ứng viêm da, nhiễm trùng, chảy máu, gảy xương... cũng không được mát xa.</P>
<P>Chú ý tháo nữ trang, xem lại móng tay trước khi mátxa, tại vùng núm rốn của trẻ mới sinh cũng không nên mátxa.</P>
<P>Nên thực hiện mát xa cho bé vào những thời điểm thích hợp như vữa tắm trẻ xong. Trong 2 tháng đầu tiên, chỉ áp dụng các động tác xoa bóp cơ bản nhẹ nhàng. Cần đặt trẻ nằm trên mặt phẳng an toàn thoải mái và với nhiệt độ thích hợp.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 87__Chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày<BR>19.05.2008</P>
<P> </P>
<P>Chăm sóc những "thiên thần" bé nhỏ thực sự như một nghi lễ đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Đó không chỉ là vệ sinh thông thường mà còn là những khoảnh khắc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.</P>
<P> </P>
<P>Vệ sinh cơ thể và tóc</P>
<P>Tắm là một trong những cách chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. </P>
<P>Nước cho bé tắm dù mùa hè hay mùa đông nên duy trì ở nhiệt độ 370 C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh kí sinh. </P>
<P>Đối với tóc, cần dùng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé. </P>
<P>Cuối cùng, khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.</P>
<P>Vệ sinh phần kín</P>
<P>Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axit và các vi khuẩn gây hại. Cần chú ý làm khô bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn.</P>
<P>Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cô-tông ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn. </P>
<P>Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc giấy hay vải côt-tông ướt không xà phòng làm sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu, khi tiến hành phải thật nhẹ nhàng, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi. Trong trường hợp có những nốt đỏ, chầy xước, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông.</P>
<P>Thay quần áo</P>
<P>Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục. Tã lót cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. </P>
<P>Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch. Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai cần để "chim" của bé phía dưới nút buộc để không bị di chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và một tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã...</P>
<P>Vệ sinh cuống rốn</P>
<P>Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng 5 - 15 ngày. Rất nhiều bác sỹ khuyên các bà mẹ chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm này (bôi iodine ở phần cuối của cuống rốn), luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã không động đến vùng này. Khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống tấy đỏ, có mủ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.</P>
<P>Vệ sinh mắt</P>
<P>Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm nước muối muối sinh lý 90/00 để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh dây ghèn mắt ra các khu vực khác. </P>
<P>Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu trứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên chúng sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.</P>
<P>Vệ sinh mũi</P>
<P>Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm nước muối sinh lý 90/00 (mỗi bên lỗ tai dùng một miếng bông vệ sinh riêng). Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.</P>
<P>Vệ sinh tai</P>
<P>Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ cứng và có đầu nhọn để làm sạch vành và lỗ tai. Chọn một que tăm bông nhỏ, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.</P>
<P>Vệ sinh móng tay</P>
<P>Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.</P>
<P>Túi đựng dụng cụ vệ sinh lý tưởng </P>
<P>Mọi thứ của bé cần được xếp sắp ngăn nắp, giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp phải thay tã hay làm vệ sinh cho bé. Đừng tự biến mình thành "con rối" chạy lăng xăng, bới tung khắp bốn góc nhà để tìm đồ, mà hãy học cách sắp xếp mọi dụng cụ dành cho bé trong chiếc túi xinh xinh hay chiếc làn nho nhỏ sẽ rất có ích khi bé ở nhà hay trong những chuyến đi chơi cùng cha mẹ.</P>
<P>Sử dụng sản phẩm thích hợp</P>
<P>Da của bé rất mịn, mềm mại và thơm. Đây là làn da mỏng, yếu ớt và nhạy cảm nên rất cần được chú ý. Làn da đáng yêu đó của bé chưa thể chống lại các tấn công từ bên ngoài. </P>
<P>Với trẻ sơ sinh, biểu bì ngoài cùng có chứa rất ít các mélanocit (tế bào sắc tố), nên da của bé rất nhạy cảm với những tia cực tím, vì thế không nên đưa bé ra nắng vào những lúc nắng to, tốt nhất nên tắm nắng cho trẻ trước 9 giờ sáng. </P>
<P>Khi mới sinh, lớp da trong chân biểu bì còn rất mỏng, các sợi đàn hồi và các thớ colagen mỏng hơn so với người trưởng thành nên da hấp thụ các chất rất nhanh. Tỷ lệ giữa bề mặt da/trọng lượng của trẻ sơ sinh là 647 trong khi ở người trưởng thành là 243. </P>
<P>Chính vì thế, sự tích tụ trong cơ thể bé lớn hơn nhiều so với người lớn. Nguy cơ nhiễm độc cũng lớn hơn nếu các sản phẩm cho bé không thích hợp hay chứa nhiều chất hóa học, cồn. </P>
<P>Các chức năng của tuyến mồ hôi và bã nhờn ở bé chưa hoàn toàn vận hành tốt. Bé cũng chưa có hàng rào bảo vệ giúp duy trì độ trung tính của da, nên khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào mầm gây bệnh còn rất yếu. Các tuyến mồ hôi của trẻ đang bú chưa trưởng thành nên tập trung chủ yếu ở gan bàn tay, chân và đầu, nên bé điều hòa thân nhiệt kém, cực kì nhạy cảm với nóng và lạnh. </P>
<P>Phải đến khi bé được 2 tuổi, da của bé mới trưởng thành. Trước thời gian đó, các bà mẹ cần chú ý sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng để giảm thiểu các nguy cơ dị ứng. Các sản phẩm vệ sinh cho bé như sữa tắm, dầu gội đầu, kem... không có màu, không có hương thơm, chúng thường đơn giản và dịu nhất có thể, được các thầy thuốc y khoa da kiểm nghiệm trước khi cho lưu thông trên thị trường. </P>
<P>Hãy cảnh giác với những "kẻ" tấn công da của bé: sự cọ xát vào tã, ẩm ướt kéo dài, vị trí nằm ngửa, nước tắm nhiều canxi, nóng, lạnh, mặt trời, ô nhiễm, các sản phẩm không thích hợp...</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 88__Cách cắt móng tay, móng chân cho bé<BR>05.05.2008</P>
<P><BR>Móng tay, móng chân trẻ sơ sinh thường mọc rất nhanh, vì thế các bạn nên để ý đến móng tay, móng chân của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho bé, để có thể cắt thật nhanh chóng và bé không bị đau.</P>
<P>Chuẩn bị trước khi cắt</P>
<P>Theo kinh nghiệm của nhiều người, thời gian tốt nhất để cắt móng tay cho trẻ là sau khi tắm, vì khi đó móng tay, móng chân của trẻ sẽ mềm hơn, và trẻ thường cảm thấy trong người dễ chịu hơn.</P>
<P>Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị sẵn bấm móng tay, tốt nhất là dùng loại chuyên dùng cho trẻ nhỏ.</P>
<P>Cách bế trẻ khi cắt</P>
<P>Hãy bế trẻ sao cho đầu trẻ dựa vào nách bạn và một cánh tay bạn vòng ra ôm lấy trẻ theo hình miệng chén. Nếu bạn thuận tay phải, hãy bế trẻ bên tay trái.</P>
<P>Hãy cắt móng tay, móng chân cho trẻ trong phòng có nhiều ánh sáng hoặc bên cạnh cửa sổ, để bạn có thể nhìn rõ bạn đang cắt như thế nào.</P>
<P>Cắt móng tay </P>
<P>Dùng một tay giữ lấy bàn tay và các ngón tay của trẻ, đồng thời hơi ấn ngón tay để kéo căng lớp da bên dưới móng. Sau đó, dùng tay kia cầm bấm bấm móng tay.</P>
<P>Khi cắt móng tay, nên cắt theo hình vòng cung hoặc cắt theo hình đầu móng tay. Không nên cắt sát chân móng, nơi rất dính với thịt, để không làm bé bị đau.</P>
<P>Cắt móng chân</P>
<P>Cắt móng chân có thể khó hơn cắt móng tay vì khi cắt móng chân thường dễ gây nhột cho trẻ hơn. Hãy mát-xa bàn chân và ngón chân cho trẻ trước khi bạn bấm. Việc này có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn một chút và giúp trẻ bớt ngọ nguậy hơn.</P>
<P>Hãy đặt bàn chân trẻ lên lòng bàn tay bạn rồi lấy các ngón tay và ngón cái của bạn giữ cho ngón chân trẻ được cố định. Không giống như móng tay, móng chân nên được cắt ngang để giảm khả năng móng bị mọc quặp vào trong.</P>
<P>Lưu ý: Khi cắt móng tay, móng chân cho trẻ, không cứ gì bạn phải cắt liền một mạch. Nếu con bạn ngọ nguậy và cảm thấy khó chịu khi cứ phải ngồi một chỗ quá lâu, bạn có thể chỉ cắt một hay hai móng trước rồi cắt nốt vào ngày hôm sau. Nếu vẫn không xong, bạn có thể đợi trẻ ngủ rồi cắt cũng được.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 89__7 dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh<BR>16.01.2008</P>
<P> </P>
<P>Mỗi năm, có khoảng 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong trước khi được một tháng tuổi và 3/4 số đó tử vong trong tuần đầu tiên. Dưới đây là những dấu hiệu không thể bỏ qua và cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện. </P>
<P> </P>
<P>Martin Weber, một người đến từ tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Jakarta, Indonesia nói: "Bất kỳ ai chăm sóc trẻ em và các bà mẹ, nên biết rằng nếu trẻ không "ham ăn" như bình thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể có vấn đề nghiêm trọng. Có vẻ như rất đơn giản, nhưng đây là những thông điệp chúng ta cần thông báo rộng rãi. Nếu đứa bé không cử động một cách tự nhiên và chỉ cử động khi bạn chạm vào thì rất có thể nó đang có vấn đề". </P>
<P>7 dấu hiệu cần chú ý ở trẻ là: </P>
<P>- Có tiền sử khó cho ăn <BR>- Có tiền sử bị co giật <BR>- Chỉ cử động khi được kích thích <BR>- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên <BR>- Ngực co thắt mạnh <BR>- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C <BR>- Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35,5 độ C</P>
<P>Weber và các đồng sự đã bắt đầu với danh sách gồm 31 dấu hiệu mà những nhân viên chăm sóc y tế sử dụng để xác bệnh những bệnh nặng ở 8.889 trẻ sơ sinh được mang tới phòng khám tại Bangladesh, Bolivia, Ghana, Ấn Độ, Pakistan và Nam Phi. </P>
<P>Những đánh giá này được so sánh với những quyết định của các bác sĩ nhi khoa. Sau này, nhóm của Weber đã thấy những đánh giá trên đáng tin cậy dù thu gọn lại chỉ còn 7 dấu hiệu. </P>
<P>Weber nhấn mạnh rằng những con số tử vong chỉ có thể giảm đi nếu những trẻ em mắc bệnh được chăm sóc y tế hợp lý.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 90__Cách giúp bé sơ sinh ngủ lâu hơn<BR>16.01.2008</P>
<P> </P>
<P>Việc huấn luyện cho bé ngủ lâu hơn sẽ giúp các bà mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Dưới đây là các gợi ý cho việc đó, do tổ chức Nemours Foundation (Mỹ) đưa ra.</P>
<P> </P>
<P>- Khi cho bé ăn hoặc thay bỉm vào ban đêm, hãy giữ phòng yên lặng và tối. Tránh bật tất cả các đèn. Đừng hát, nói chuyện hay chơi vào lúc này. </P>
<P>- Đảm bảo rằng em bé đã có những giấc ngủ ngắn trong ngày, vì bé có thể sẽ gặp trục trặc với giấc ngủ đêm nếu ban ngày quá mệt. </P>
<P>- Đừng khuyến khích bé chơi vào buổi tối trước khi lên giường ngủ. Bé sẽ học được rằng thời gian ban đêm là để ngủ, ban ngày là để chơi. </P>
<P>- Thiết lập một thời khoá biểu cho bé khi chuẩn bị đi ngủ. Nó có thể bao gồm kể một câu chuyện và tắm trước khi lên giường.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 91__Một số cách cai sữa đơn giản<BR>08.12.2007</P>
<P> </P>
<P>Cai sữa là một bước chuyển rất quan trọng đối với bé. Vì vậy các bà mẹ nếu thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sẽ dẫn đến những hậu quả không đáng có.</P>
<P> </P>
<P>Xin cung cấp một vài kiến thức cơ bản để "gỡ rối" cho bạn lần đầu làm mẹ.</P>
<P>Hiểu về quá trình cai sữa </P>
<P>Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ trẻ sẽ lớn nhanh và phòng chống được bệnh suy dinh dưỡng. </P>
<P>Cai sữa hiểu đơn giản là dừng việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Mặc dù sau đó trẻ vẫn được bù lại nhu cầu bằng cách bú sữa ngoài. </P>
<P>Việc cai sữa phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và sự khéo léo của người me. </P>
<P>Thời điểm nào nên bắt đầu cai? </P>
<P>Theo các bác sĩ nhi khoa, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa cho bé phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của người mẹ. </P>
<P>Tuy nhiên, Viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo không nên cai sữa cho trẻ sớm trước 1 tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. </P>
<P>Ngoài một số kinh nghiệm dân gian như bôi ớt hay cuốn tóc vào đầu ti, xin giới thiệu thêm một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả: </P>
<P>- Tiến hành cai sữa từ từ để tránh những sang chấn đối với tâm lý của trẻ sau này, không nhất thiết phải phụ thuộc vào một độ tuổi "cố định" nào của trẻ. </P>
<P>- Bắt đầu từ từ ngưng không cho trẻ bú sữa, đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi). </P>
<P>Thời gian đầu trẻ sẽ khó có thể quen, sinh ra quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của người mẹ để không cho trẻ bú lại. Sau dần tự trẻ sẽ tìm lại được sự "cân bằng" cho mình. </P>
<P>Ngưng không cho con bú có thể khiến cho bạn bị tức, ứ sữa, thậm chí sưng và viêm đầu vú. Trong thời gian này lượng sữa của người mẹ cũng giảm đi rõ rệt. </P>
<P>- Rút ngắn thời gian cho bú. Phương pháp này có nghĩa là người mẹ sẽ chủ động cắt giảm thời gian cho bé tiếp cận với ti. Ví dụ trước đây bé bú mẹ mỗi lần 5 phút thì bây giờ cần phải rút xuống còn 3 phút, dần dần cai hẳn sữa cho bé. </P>
<P>- Trì hoãn việc cho trẻ bú cũng là một trong những cách cai sữa hữu hiệu. Bạn nên rút ngắn số lần cho trẻ bú xuống, chỉ nên còn khoảng 2 lần/ngày. </P>
<P>Nếu bé đòi bú, bạn hãy nói là sẽ cho bú sau, và bằng cách này hay cách khác làm cho trẻ quên đi việc thèm sữa. Hay thay bằng việc cho trẻ bú vào buổi tối hãy nói với trẻ là đợi đến lúc đi ngủ. </P>
<P>Làm gì khi cai sữa là "một cuộc chiến"? </P>
<P>Nếu bạn đã kiên trì áp dụng mọi biện pháp cai sữa cho trẻ mà vẫn không ích gì, thì đó có thể là do việc lựa chọn thời điểm không thích hợp. Trong trường hợp này bạn nên kiên nhẫn đợi một thời gian nữa rồi hãy cai sữa cho con. </P>
<P>Lưu ý: Không nên cai sữa khi trẻ đang bị ốm, sẽ khiến trẻ khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.</P>
<P>Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ. </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 92__Trẻ sơ sinh không cần nằm gối<BR>07.12.2007</P>
<P> </P>
<P>Bạn chỉ cần gập đôi, gập ba cái khăn vải để kê dưới đầu bé. Nếu kê đầu cao, bé sẽ gặp khó khăn khi thở và nuốt.</P>
<P> </P>
<P>Bình thường, trẻ sơ sinh ngủ không cần gối, chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi làm ba là được. Xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong) nên khi nằm ngửa thì lưng và gáy cùng nằm trên một mặt phẳng; do vậy không cần gối đầu. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối. </P>
<P>Nếu kê đầu cao lên tức là bắt trẻ phải ngoẹo cổ, gây khó khăn khi thở và nuốt. Hiện thị trường có loại gối sơ sinh mà phần kê đầu bé rất mỏng. Các bà mẹ có thể chọn nó cho con mình.</P>
<P>Sau đây là những lưu ý khác khi cho bé nằm:</P>
<P>Khi mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai, nghĩa là tay chân co lại. Trẻ mới sinh trong vòng 24 giờ đầu nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ.</P>
<P>Sau 1-2 giờ, cần đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia. Nếu không, đầu trẻ có thể bị biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía vì lúc mới sinh, khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau.</P>
<P>Tuy nhiên, nếu bé vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải nhằm tránh nôn trớ.</P>
<P>Vì dạ dày của trẻ nằm ngang nên khi trẻ bú no, nếu đặt nằm ngay thì trẻ sẽ dễ bị trớ. Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa, bạn có thể kê nửa người phía trên hơi cao lên; hoặc sau mỗi bữa bú nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng 10-15 phút hãy đặt nằm.</P>
<P>Khi cho trẻ nằm nghiêng, chú ý đừng để vành tai của trẻ bị chèn gập về phía trước.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 93__10 thay đổi của bé khi lên 1 tuổi<BR>25.11.2007</P>
<P> </P>
<P>Mới 1 tuổi, bé chưa thể chơi các đồ chơi, nhưng lại thực sự muốn tham gia với bạn bè cùng trang lứa. Đây chính là khởi đầu cho sự phát triển kỹ năng xã hội của bé. </P>
<P> </P>
<P>Suy nghĩ, cảm xúc và những kỹ năng chân tay của bé phát triển từng ngày. Vì vậy bạn nên tìm hiểu tỉ mỉ tâm lý của bé ở tuổi này để giúp bé phát triển, chăm sóc bé tốt hơn.</P>
<P>Bé phát triển nhờ những thành công</P>
<P>Mỗi một bước tiến đều có tác dụng giúp bé phát triển từng ngày. Những tiến bộ có thể chỉ đơn giản là việc bé bắt đầu tự cởi được đôi tất mà không cần đến sự giúp đỡ của mẹ. Lời khen và sự động viên của bạn sẽ làm tăng sự hài lòng và tự tin về bản thân của bé.</P>
<P>Các trò chơi vận động chân tay</P>
<P>Kỹ năng chân tay của bé đặc biệt tiến bộ trong thời kỳ này, phần lớn là nhờ vào khả năng đi mà bé vừa chập chững tập được. Bé có thể e ngại hoặc tỏ ra sợ hãi khi trèo lên những đồ chơi kích cỡ lớn, vì vậy bạn hãy ủng hộ và khuyến khích mỗi bước bé tập đi.</P>
<P>Đoán biết tâm lý của bé</P>
<P>Có những lúc bé đang rất vui vẻ bập bẹ, "nói chuyện" với những người xung quanh nhưng ngay sau đó lại bật khóc khi có người lạ lại gần bắt chuyện. Ở giai đoạn này, khả năng tự tin của bé chưa ổn định. Bé sẽ thấy thoải mái hơn khi có người thân bên cạnh giúp bé làm quen và "trò chuyện" cùng mọi người.</P>
<P>Bé tìm kiếm những kinh nghiệm mới</P>
<P>Bé là một nhà thám hiểu nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm những điều mới mẻ về thế giới xung quanh. Tính tò mò của bé là vô hạn. Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi bé khám phá tủ đựng chén bát hay thậm chí bò vào gầm ghế để tìm hiểu.</P>
<P>Bé thích được khuyến khích</P>
<P>Khi bé một tuổi, tình yêu thương và sự tán dương của bạn giúp bé rất nhiều. Kỹ năng của bé phát triển từng ngày, vì thế bạn không cần phải bận bịu trông coi suốt ngày, nhưng bạn sẽ thấy là bé rất dễ chán vào những lúc tĩnh lặng. Bạn hãy lên kế hoạch hàng ngày cho con để bé luôn bận rộn cùng những trò chơi thú vị.</P>
<P>Bé hay khóc và nổi cáu</P>
<P>Trẻ em thường thiếu tính chịu đựng, vì thế bé dễ dàng nổi cáu khi mọi việc không như ý muốn. Điều này lý giải tại sao khi bé bật khóc khi miếng ghép cuối cùng của bộ đồ chơi xếp hình lại không được gắn vào dễ dàng.</P>
<P>Bé thích sử dụng lời nói</P>
<P>Một tuổi là thời gian kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nói của bé phát triển rất nhanh. Bé tự tăng vốn từ của mình bằng cách bắt đầu kết hợp các từ thành các cụm từ. Giai đoạn này bé sẽ nhận thức được giá trị của giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để kết hợp với người thân và các trẻ bằng tuổi.</P>
<P>Bé cố gắng độc lập</P>
<P>Khoảng thời gian bắt đầu tập đi, bé muốn tự quyết định những gì liên quan đến mình, như chơi đồ chơi gì và khi nào thì đi ngủ? Vì thế, điều bạn cần làm là dạy cho bé biết cách tự chủ và độc lập để giúp bé rèn luyện các thói quen.</P>
<P>Bé cần tình yêu thương và sự quan tâm của bạn</P>
<P>Khi một tuổi, tâm sinh lý của bé phụ thuộc rất nhiều vào tình yêu và sự ủng hộ của cha mẹ, kể cả những lúc bé nổi cáu. Vì vậy, bạn hãy luôn dành cho bé nhiều lời khen và sự âu yếm, thậm chí nếu bé có hơi bướng bỉnh.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 94__Bú nhiều sữa mẹ tránh nguy cơ sưng phổi và viêm tai giữa<BR>25.11.2007</P>
<P> </P>
<P> Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y Học Davis, bang California, Hoa kỳ khuyến cáo các bà mẹ trẻ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời của bé. </P>
<P>Khuyến cáo được đưa ra sau cuộc khảo sát 2.277 trẻ sơ sinh từ 6 đến 24 tháng tuổi được Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ thực hiện.</P>
<P>Kết quả cho thấy, trong vòng 2 năm đầu đời, những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ trong 4 tháng đầu có nguy cơ bị sưng phổi và viêm tai giữa nhiều hơn những trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng gấp 2 lần.</P>
<P>Chỉ có gần 2% trẻ bú sữa mẹ trên 6 tháng bị viêm phổi so với 6% trẻ bú sữa mẹ 4 tháng. Đối với bệnh viêm tai giữa, tỉ lệ này là 20% ở trẻ bú 6 tháng so với 27% ở trẻ bú 4 tháng.</P>
<P>Bác sĩ Caroline ChanTi cho hay: "Sữa mẹ ngoài khả năng bảo vệ cơ quan hô hấp còn có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn rất hữu hiệu".</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 95__Những sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh<BR>25.11.2007</P>
<P> </P>
<P>Sự lo lắng thái quá đôi khi khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi cho bé ăn, ngủ, tắm hay uống thuốc. Dưới đây là một số điều nên tránh khi chăm sóc trẻ trong năm đầu tiên. </P>
<P> </P>
<P><BR>Sai lầm về cách cho trẻ ăn</P>
<P>- Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói.</P>
<P>- Cho trẻ bú kéo dài quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con "chật vật" trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi.</P>
<P>- Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Cho trẻ ăn bột sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn.</P>
<P>- Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần.</P>
<P>- Không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực.</P>
<P>Sai lầm trong cách tắm</P>
<P>Nhiều người ngại tắm cho trẻ vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh.</P>
<P>Sai lầm về dùng thuốc</P>
<P>Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm.</P>
<P>- Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc.</P>
<P>- Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng.</P>
<P>- Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn.</P>
<P>- Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine... trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc.</P>
<P>- Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản hơn, chỉ cần uống mà vẫn rất hiệu quả.</P>
<P>Sai lầm về cách cho trẻ ngủ: Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt trẻ ngủ cho thành lệ. Không nên bế ẵm trẻ lâu trên tay, gây ra thói quen không tốt ở trẻ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR> 96__Vai trò của vitamin D đối với trẻ sơ sinh<BR>21.11.2007</P>
<P> </P>
<P> Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu calci, phosphore ở ruột, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố phó giáp trạng (PTH), làm tăng hấp thu calcium, phosphore ở thận. </P>
<P>Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu vitamine D có thể phòng tránh được. </P>
<P>Phụ nữ mang thai có cần uống bổ sung vitamin D? </P>
<P>Người mẹ khi mang thai bị thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến con khi sinh ra, tức là bé sinh ra sẽ bị thiếu vitamin D như mẹ. Trẻ sinh non, sinh đa thai dễ thiếu vitamin D do chưa được mẹ cung cấp đủ nguồn dự trữ vitamin D và gan chưa trưởng thành. </P>
<P>Sữa và các sản phẩm của margarine có nhiều vitamin D. Nếu người mẹ không dùng các sản phẩm này, ít tiếp xúc trực tiếp với tia sáng mặt trời và không uống thêm vitamin D bổ sung, sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D. </P>
<P>Làm sao biết trẻ bị thiếu vitamin D? </P>
<P>Bé sinh ra từ mẹ thiếu vitamin D cũng sẽ bị thiếu vitamin D. Sữa mẹ cũng như tất cả các loại sữa khác đều không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho bé. Nếu bé không được bổ sung vitamin D và không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời buổi sớm thì sẽ dễ bị thiếu vitamine D, từ đó giảm hấp thu calci và thiếu calci, gây rất nhiều tác hại, trong đó nặng nhất là còi xương.</P>
<P>Triệu chứng cho biết trẻ thiếu vitamin D: Thần kinh bị kích thích (quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, nhất là trẻ dưới 3 tháng), hay đổ mồ hôi trộm cả lúc trời lạnh, co giật khi sốt cao, có thể có cơn khó thở với tiếng thở rít. Nặng hơn nữa, trẻ sẽ yếu cơ và có sự biến đổi ở xương đầu, lồng ngực, tay chân, cơ - dây chằng và cột sống. </P>
<P>Nên bổ sung vitamin D cho trẻ thế nào? </P>
<P>Cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10mcg (hay 400UI)/ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù...), cần bổ sung vitamin D với lượng 800UI/ngày.</P>
<P>Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D, thì không cần cho uống thêm vitamin D.</P>
<P>Nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong bao lâu? </P>
<P>Nguồn cung cấp vitamin D ở người chủ yếu là qua da, da giúp cung cấp 80-85% nhu cầu vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, chất 7-déhydrocholestérol ở tuyến bã và lớp Malpighi của biểu bì sẽ được chuyển thành vitamin D. Nếu được phơi nắng đầy đủ, sau 3 giờ, 1cm2 da có thể sản xuất ra 18UI vitamin D3. </P>
<P>Nên cho bé ở trần để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng); Nên để bé ở nơi kín gió, tránh để bé bị lạnh. Không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10-14h.</P>
<P>Vào mùa đông, ánh nắng mặt trời không đủ tia cực tím, vì vậy dù có cho bé tiếp xúc với ánh nắng cũng không tổng hợp đủ vitamin D.</P>
<P>Chế độ ăn giúp cung cấp vitamin D cho trẻ</P>
<P>Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D. </P>
<P>BS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN (BV. Nhi Đồng </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 97__10 điều không nên lo lắng về trẻ sơ sinh<BR>31.10.2007</P>
<P> </P>
<P> Nhiều ông bố bà mẹ trẻ do chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an. 10 lưu ý sau sẽ giúp hiểu thêm về thế giới các bé sơ sinh và cất đi những nỗi lo của các bậc phụ huynh trẻ </P>
<P> </P>
<P> 1 Chạm vào phần thóp mềm trên đầu bé</P>
<P>Bạn lo lắng khi lỡ sờ vào phần thóp mềm mại của bé vì cho rằng có thể làm tổn thương não của bé. Thóp thực ra là lớp màng bảo vệ rất dày của não. Lớp màng này giúp thai nhi di chuyển qua các đường sinh sản chật hẹp dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.</P>
<P>2 Thóp bé nổi các mạch máu</P>
<P>Đừng quá lo lắng bởi vì những gì bạn nhìn thấy ở bé chỉ là sự hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là vùng da thóp bảo vệ sọ chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, khiến ta có thể nhìn thấy các động mạch và tĩnh mạch.</P>
<P>3 Hiện tượng "chảy máu" ở trẻ sơ sinh gái</P>
<P>Trong suốt thời gian thai kỳ, lượng estrogen của người mẹ tăng cao gây kích thích tử cung thai nhi cho nên trong tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời, các bé sơ sinh gái có hiện tượng kinh nguyệt ngắn, tử cung tiết ra một ít huyết. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Bạn không nên lo lắng.</P>
<P>4 Ngực của bé có vết lõm nhỏ</P>
<P>Đây không phải là biểu hiện của bệnh tim ở bé như bạn lo lắng. Theo các chuyên gia, xương ngực được cấu tạo từ 3 phần. Vết lõm bạn nhìn thấy có thể là do phần xương cuối bị kéo rời ra. Khi bé phát triển thêm, các cơ bụng và cơ ngực sẽ đưa phần xương đó về đúng vị trí. Vết lõm nhỏ này không nhìn thấy ở các bé mũm mĩm như vẫn thường thấy ở các bé gầy hơn.</P>
<P>5 Bé "tướt" sau khi bú</P>
<P>Một số bé bú sữa mẹ có thể ị ngay sau khi bú do sữa mẹ được tiêu hoá rất nhanh. (Trẻ bú sữa bình ít gặp hiện tượng này hơn).</P>
<P>6 Nấc liên tục</P>
<P>Các bác sĩ chuyên khoa chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành - cơ bụng giúp việc hô hấp. Và nên nhớ việc nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên.</P>
<P>7 Khóc</P>
<P>Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát... Cho dù trẻ khóc nhiều và trông rất vật vã nhưng cũng không tổn hại gì cho bé cả.</P>
<P>8 Da mặt mụn và rôm sảy</P>
<P>Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, chỉ cần nhẹ nhàng vệ sinh mặt sạch cho bé.</P>
<P>9 Vú sưng to</P>
<P>Hiện tượng này có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh nam và nữ.</P>
<P>Chính các hormone nữ từ người mẹ khiến ngực trẻ hơi sưng phồng lên so với bình thường ở trẻ sơ sinh cả hai giới. (Các hormone này cũng gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ngắn ở trẻ sơ sinh nữ ở trẻ sơ sinh). Cho nên các ông bố bà mẹ trẻ không có gì phải lo lắng cả.</P>
<P>10 Nhảy mũi thường xuyên</P>
<P>Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi cũng khiến bé hắt hơi. Và do bé vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) của mẹ ra ngoài nên bé nhảy mũi do một số xung huyết. Nếu không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi đặc màu vàng xanh... thì việc bé nhảy mũi là hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng cả.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 98__Bú nằm - Tốt cho cả mẹ và bé<BR>11.10.2007</P>
<P> </P>
<P>Một nghiên cứu mới đây tại Anh khẳng định: "Bú nằm giúp 2 mẹ con dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh mới nhanh hơn".</P>
<P> </P>
<P>Rất nhiều phụ nữ đã không đủ kiên nhẫn và ngừng cho con bú sau khi sinh bé được vài tuần do cảm giác kích thích khó chịu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Anh khẳng định: "Bú nằm giúp 2 mẹ con dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh mới nhanh hơn". </P>
<P>Nghiên cứu trên 40 bà mẹ cho con bú theo các cách khác nhau cho thấy phản xạ tự nhiên của trẻ sẽ được tăng cường nhiều hơn cả khi mẹ cho bé bú nằm. "Vị trí cho bú dường như có tác dụng kích thích các phản xạ nguyên thủy mà chúng ta có thể thấy phổ biến ở các loài động vật có vú", báo cáo của Trung cấp Y Hoàng Gia chỉ rõ.</P>
<P> "Hơn thế, cho con bú nằm và đặt bé nằm ở vị trí phía trên dạ dày của mẹ trong tháng đầu tiên sau khi sinh còn giúp mẹ được nghỉ ngơi và bớt các kích thích do bé bú nhiều hơn", Bác sĩ Suzanne Colson, giảng viên lâu năm của ĐH Canterbury Christ Church khuyên. </P>
<P>Bú mẹ ở tư thế ngồi chỉ giúp cải thiện được 3 phản xạ là ấn, ngoạm và mút của bé nhưng khi bú nằm, cảm giác khó chịu khi cho bé bú sẽ giảm đi rất nhiều và giúp các bà mẹ kém chịu đựng không bỏ cuộc giữa chừng.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 99__10 tháng tuổi - tiến trình ngôn ngữ<BR>14.09.2007</P>
<P> </P>
<P>Ở vào tháng tuổi này, trẻ biết ngồi một mình dưới đất bất cứ trong tư thế nào. Và ở giai đoạn này, trẻ có thể xoay mình dễ dàng từ trái sang phải, hay ngược lại và cũng có thể ngồi yên trên một chiếc ghế. </P>
<P> </P>
<P>Cũng có những trẻ có thể đứng lên và đi dọc theo tường hoặc bàn ghế trong nhà. Nếu nhà có cầu thang, người lớn nên tập cho trẻ có cơ hội luyện tập để việc đi đứng của trẻ sẽ tiến bộ nhanh hơn. </P>
<P>Nên khuyến khích trẻ trên con đường đi đến sự tự chủ bằng cách để cho trẻ tự ăn một mình. Bởi trẻ rất thích thú được nhìn và sử dụng đôi tay. Có thể nhờ sự thích thú và tính chất trò chơi, mà trẻ sẽ ăn nhiều hơn. Nếu người mẹ để vuột mất thời gian mà trẻ thích ăn một mình, sự ham thích sử dụng đôi tay để nếm thử và tự ăn sẽ mất đi. Có thể người mẹ sẽ phải đút cho con ăn đến một vài năm sau. </P>
<P> Khả năng ngôn ngữ đều có trong trẻ một cách bẩm sinh, nhờ đó trẻ học nói không khó khăn. Trẻ khi còn nhỏ có nhu cầu được nghe và trò chuyện bằng cách cùng tham gia với người lớn trong những âm thanh và những tiếng ê a. Chính giọng nói của người mẹ sẽ truyền đạt tiến trình ngôn ngữ với trẻ. Những cuộc trò chuyện bằng những từ, những câu nói ngắn gọn sẽ giúp trẻ lĩnh hội những vấn đề đơn giản của cuộc sống mới. Chính điều này sẽ làm trẻ an lòng, tạo thêm can đảm cho trẻ đối phó với thực tế lạ lùng của thế giới xung quanh, mới mẻ. </P>
<P>Dinh dưỡng cho trẻ </P>
<P>Cho trẻ ăn cũng giống như thực đơn lúc trẻ được tám tháng tuổi, chí có khác là bổ sung khối lượng tăng dần theo tháng tuổi hoặc tăng dần vì trẻ thấy ngon miệng. Tuy vậy, cho đến một năm, thực đơn của trẻ chỉ tăng chừng mực. </P>
<P>Người mẹ phải chú ý đến từng ý thích của trẻ và phải thích nghi những thức ăn mới lạ để trẻ khỏi chán. Trẻ thích ăn những thức ăn tươi và những rau củ nghiền, mỗi lần chỉ một loại, và những loại bột, gạo. </P>
<P>Trẻ trong tháng tuổi này, vẫn tiếp tục cho bú mẹ và ăn bốn chén bột đặc có thịt, rau, dầu. Lúc đầu cho cháo đặc, nhừ, sau đó dần dần nên cho trẻ ăn cháo đặc hơn. Khi làm bột cho trẻ ăn, nên bổ sung 3 phần bột gạo, một phần cá, trứng, tôm, hay đậu và hai muỗng cà phê dầu trong một chén bột đủ chất dinh dưỡng cho trẻ chóng lớn. </P>
<P>Trong giai đoạn này, trẻ có thể ăn một lần nguyên một trứng gà, trong vòng mười ngày. Nói một cách tổng quát, chế độ ăn uống của trẻ trong tháng này gần với những món ăn người lớn. </P>
<P>Dần theo từng tháng, trẻ sẽ bú bình, bú mẹ ít hơn và ăn nhiều hơn. Sữa của trẻ phải là loại sữa có chất béo. Bình sữa buổi sáng chứa khoảng 240g sữa với bột. Trẻ ở tháng tuổi này có bầm hoặc xay thịt cho thật nhỏ nấu chín khuấy lẫn với bột. Cũng có thể cho trẻ ăn cá.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 100__7 tháng - Những khả năng nói<BR>12.09.2007</P>
<P> </P>
<P>Ở tháng tuổi thứ bảy,dù trai hay gái, trẻ cũng đã trở thành nhân vật phức tạp, không còn như lúc mới sinh. Trẻ có thể nhìn thấy rõ ràng rất xa và phân biệt màu sắc nhờ thị giác hoàn chỉnh. Về thính giác cũng đã phân biệt được các âm thanh, nơi xuất phát các âm thanh đó, cũng như có thể quan sát tất cả những gì trẻ cầm trên tay. </P>
<P> </P>
<P>Ở vào tháng tuổi này, trẻ có thể tự xoay mình ở các chiều và tự lăn mình qua lại. Các bà mẹ trong thời gian này nên giữ trẻ cẩn thận bởi trẻ có khuynh hướng trườn mình về phía trước nên có thể té xuống đất. Cũng có thể trẻ di chuyển thụt lùi. </P>
<P>Trẻ bắt đầu biết tên của mình và quay đầu lại nhìn khi có người gọi đúng tên trẻ. </P>
<P>Lúc này đây, người mẹ có thể đặt trẻ đứng lên và đỡ ở nách. Trẻ có thể đứng thẳng chân và chắc chắn. Có những trẻ chỉ được đứng lên là có thể nhảy trên hai chân. </P>
<P>Cũng có một số trẻ trầm lặng hơn không tỏ ra năng động. Phải chờ đợi một vài tháng nữa mới thích thú đứng lên. Không nên lo âu, bởi điều này chẳng ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. </P>
<P>Đồ chơi cho trẻ </P>
<P>Trong tháng tuổi này, một món đồ chơi tốt là một vật có nhiều chức năng. Và đứa trẻ chơi món đồ chơi này thường xuyên thích thú. Theo các chuyên gia, thì một món đồ chơi tốt phải là: </P>
<P>- Món đồ chơi đáp ứng được mục đích: Không nên cho trẻ một món đồ chơi nguy hiểm hay vô ích. Một món đồ chơi tốt cho đứa trẻ này có thể không phù hợp với đứa trẻ khác. </P>
<P>Như vậy một món đồ chơi tốt cho trẻ là một món đồ chơi tốt cho trẻ là một món đồ chơi được lựa chọn đúng theo nhu cầu, phù hợp với những ý thích và trình độ phát triển của những đứa trẻ. </P>
<P>- Một món đồ chơi tốt là một món đồ chơi đã được cha mẹ nghiên cứu kỹ. Hoặc đây là một món đồ chơi được các chuyên gia đề xuất theo những ý thích của trẻ, có dụng ý tốt. Ngoài ra, những món đố chơi này đã được trắc nghiệm nhiều lần qua nhiều trẻ em và có thể tin cậy về mặt an toàn. </P>
<P>- Một món đồ chơi tốt gợi cho trẻ tất cả tưởng tượng, hành động về món đồ chơi này. Trẻ sẽ là người sáng tạo trong trò chơi, trò chơi chỉ giúp đỡ trí tưởng tượng của trẻ. </P>
<P>- Một món đồ chơi tốt phải đa dạng. Tùy theo sự phát triển của trẻ, món đồ chơi phải có thể phát triển và cung cấp nhiều cách chơi để trẻ có thể phát huy khả năng sáng tạo.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> 101__9 tháng - Sự năng động về thể chất <BR>14.09.2007</P>
<P> </P>
<P>Ở lứa tuổi này, trẻ thường ngọ nguậy không ngừng. Trẻ sử dụng đôi bàn tay để thử làm những cử chỉ mạnh dạn để gây tiếng động, ồn ào. Đặc điểm của giai đoạn này là trẻ bắt đầu khám phá và hiểu được thế nào là phần trên hoặc phần dưới, bên trong và bên ngoài, hay khối lượng và số lượng.</P>
<P> </P>
<P> Tư thế đứng là tư thế mà trẻ thích nhất. Bởi vì ở thời điểm này, những trẻ năng động về thể chất có thế tự đứng trên hai chân. Người mẹ nên dạy cho trẻ ngồi nhẹ nhàng xuống một cái ghế bằng cách gập đầu gối lại, nếu không trẻ sẽ dễ té. </P>
<P>Trẻ trong lúc này có khả năng biết trước một sự việc có thể xảy ra và khóc vì sợ hãi. Như trong trường hợp nhìn thấy bác sĩ đã từng tiêm chủng cho trẻ trong kỳ trước. Đây là một minh chứng của trí nhớ tốt và sự thông minh. </P>
<P>Bước đi chập chững đầu tiên </P>
<P>Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu di chuyển thẳng đứng. Bằng cách dựa vào tường hoặc những đồ đạc và di chuyển từ điểm tựa này sang điểm tựa khác, "trẻ bắt đầu đi chập chững". Hầu hết các trẻ tìm thấy tư thế đứng đều cảm thấy thực sự thích thú. Có trẻ thể có thể đứng lên giữa phòng mà không cần cố gắng lắm. Có trẻ thì đứng lên được nhưng phải cho tựa lưng. Dù sao thì ở giai đoạn tới, hầu hết các trẻ sẽ ở giai đoạn tập đi với người lớn hướng dẫn. </P>
<P>Chế độ dinh dưỡng của trẻ </P>
<P>Ở độ tuổi này, trẻ không ăn thức ăn nghiền nát và trộn với súp rau cải củ. Có thể cho trẻ ăn khoai tây luộc chín và nghiền hoặc những món nghiền với chỉ một loại rau củ. Số lượng thịt và cá tăng lên đến 30g mỗi ngày và phải thay đổi thức ăn luôn để trẻ khỏi ngán. </P>
<P>Trong tháng tuổi này, trẻ bú mẹ 4 - 5 lần/ngày, ăn 3 chén bột đặc 10% ngày, gồm có rau, thịt, dầu. Thêm trong chén bột 30g thịt, cá và hai muỗng cà phê dầu trong một chén bột để đủ chất cho trẻ lớn. Người mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn những thức ăn viên bán sẵn, không hợp vệ sinh và không biết xuất xứ. </P>
<P>Không nên cho ăn thịt, cá chiên, đồ biển, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nên hạn chế hẳn những món ăn có nhiều gia vị, mỡ, đường hoặc những thức ăn đóng hộp</P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top