Chương IV: Đáp án đúng
Tám tuần đầu thấm thoát trôi qua, mới ngày nào còn khai trường mà giờ đã lao đầu vào chuẩn bị kiến thức cho kì thi kiểm tra đánh giá giữa học kì I.
Kiến thức lớp mười một được cho là khó nhất và nặng nhất trong ba năm THPT, đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung nhất định trong mỗi bài giảng dạy, chỉ cần lơ là trong phút chốc, chúng ta sẽ trở nên thiệt thòi hơn so với nhiều bạn bè xung quanh.
Trong những ngày cuối cùng để ôn thi, Tuyết Nhi dốc hết thời gian để ôn tập, học được cái gì thì hay cái đấy, câu nào không biết sẽ hỏi thầy cô hoặc Quỳnh Diệp và Diệu Vy. Mặc dù thi giữa học kì I không quá quan trọng bằng mấy kì thi cuối học kì, nhưng đã là kì thi thì đều sẽ quan trọng, điểm số chính là minh chứng, chứng minh mọi nỗ lực và dày công miệt mài đều được đền đáp xứng đáng.
Ngày thi giữa học kì I đến, Tuyết Nhi thức dậy từ năm giờ sáng sớm, ngồi vào bàn học với tình trạng lơ mơ ngái ngủ, cô vả liên tiếp vào mặt bốn cái, ép buộc bản thân phải tỉnh táo. Khác với Văn Hoàng, anh vẫn nằm ngủ ngon lành trên giường, mặc chỉ còn vài tiếng nữa vào thi, thời lượng ngủ của anh vẫn phải được đảm bảo đầy đủ.
Đồng hồ điểm đúng bảy giờ hai mươi lăm phút, các thầy cô đều đồng loạt phát đề, thời gian làm bài cũng bắt đầu khi đồng hổ điểm bảy giờ ba mươi phút.
Tuyết Nhi cầm bút lên, mắt rà xoát từng câu hỏi trách nghiệm, cô làm những câu dễ trước câu khó sau, thời gian làm trách nghiệm hết, cô liền chuyển sang làm tự luận, nếu vẫn chưa có câu trách nghiệm chưa làm được, hoàn thành xong tự luận cô sẽ quay lại khoanh, còn nếu không đủ thời gian, cô sẽ khoảnh lụi một chữ cái mình thích trong số chữ cái A, B, C, D.
Chúng ta có thể thêm thời gian làm trách nghiệm sang thời gian làm tự luận. Nhưng không thể bớt thời gian tự luận để làm trách nghiệm, phương trâm làm bài kiểm tra từ trước đến giờ vẫn vậy.
Kết thúc môn thi đầu tiên, vẻ mặt Tuyết Nhi khá tốt, nói phăng lý do ra thì hầu như mấy câu hỏi trong đề, sáng nay Tuyết Nhi ôn trúng hết gần như toàn bộ. Cũng may do số cô nàng đỏ, từ trước đến nay ôn hiếm khi bị lệch tủ.
Nhà trường sắp xếp khối mười ngồi đan xen với khối mười một, khối mười hai thi riêng. Mỗi phòng chỉ được ngồi một bạn một bàn, trừ khi bị thiếu bàn, khi đó mới để một bàn có hai người, nhưng cả hai đều phải ngồi ra mép bàn, tách nhau rất xa. Các thầy cô được phân công coi thi lớp này coi thi lớp kia, vì đây là kì thi, các thầy cô đều coi rất chặt, bất kể học sinh nào bị bắt coi tài liệu hay mở sách giáo khoa, đều sẽ bị đánh dấu bài và hạ một bậc hạnh kiểm.
Quỳnh Diệp ngồi phòng ba, Diệu Vy ngồi phòng chín, Tuyết Nhi ngồi phòng năm. Cứ được nghỉ giải lau sau khi thi xong môn nào đó, cả ba sẽ tụ họp tại tầng hai, mang theo đáp án làm trước đó, lên so sánh kết quả.
Vẻ mặt Quỳnh Diệp tái mét, nhìn câu đọc hiểu của đề văn, rõ ràng mấy câu này là cho không điểm, nhưng cô nàng lại làm sai một cách ngớ ngẩn.
Quỳnh Diệp chỉ vào tờ đề, nói: "Nhưng tao tưởng đây là thao tác lập luận quy nạp?"
Diệu Vy cạn lời, câu này đi hỏi cái đầu gối còn hơn, "Nó là phân tích mẹ ạ, làm gì có quy nạp quy mẽo gì ở đây? Bảo sao cứ giờ văn là bị gọi lên bảng."
Tuyết Nhi đứng bên cạnh, tay cuộn cuộn tờ đề văn lại, ngẫm nghĩ, cắn môi nhìn về nơi nào đó xa xăm. Không phải cô sầu vì tình, mà sầu vì môn tiếp theo kiểm tra là môn toán, cuộc đời cô chỉ học được toán số, còn riêng về toán hình và toán thực tế, cô sẵn sàng đá chúng ra ngoài chuồng gà chơi.
Đang chìm vào trong những suy tư không lời giải đáp, tiếng trống báo hiệu môn thi tiếp theo sắp bắt đầu vang lên, mọi học sinh ồ ạt trở về phòng thi nhanh nhất có thể, vì thầy cô giáo chẳng mấy chốc đã cầm theo xấp đề rời khỏi phòng hội đồng.
Quỳnh Diệp và Diệu Vy vẫy tay chào Tuyết Nhi rồi đường ai nấy đi, bọn họ đều thi khác phòng khác tầng, người tầng trên người tầng giữa người tầng dưới.
Thầy Minh - Thầy giáo chủ nhiệm lớp Tuyết Nhi bước vào, thầy nổi tiếng khó tính, xác suất học sinh mở sách vở hay trao đổi bài, coi tài liệu, gần như không bao giờ xảy ra. Thầy rất nghiêm trong việc giảng dạy và coi thi, bởi lẽ đối với thầy, điểm số có thể thấp hoặc cao, nhưng nếu đó là công sức mình tự mày mò làm bài, nó mới xứng đáng.
Tuyết Nhi cầm tờ đề toán trong tay, cô cầm bút lên, bắt đầu làm bài. Thời gian là vàng là bạc, vài giây ngắn ngủi nhưng cũng đáng giá vô cùng, biết tận dụng thời gian, người đó mới là người thông minh.
Trắc nghiệm có những câu chưa suy ra được đáp án, Tuyết Nhi cách xuống làm câu tiếp theo, đến khi thời gian làm trách nghiệm hết, cô liền làm phần tự luận.
Từ ngoài cửa, bóng dáng thiếu niên cao lớn xuất hiện, lễ phép cúi đầu chào thầy Minh, sự xuất hiện đột ngột của anh đã thu hút toàn bộ ánh nhìn của căn phòng.
Nam Phong gãi đầu, ngại ngùng đứng ngoài cửa: "Em chào thầy, thầy cho phép em vào lớp lấy thước kẻ được không ạ?"
Thầy Minh đi đến, tưởng trừng như thiếu niên sẽ bị mắng té tát vì tội quên đồ dùng, nhưng thầy Minh hoàn toàn không nổi giận, thậm chí còn dễ dàng gật đầu cho vào.
Nam Phong cảm ơn thầy, chậm rãi bước vào trong lớp, Tuyết Nhi rời mắt, cúi đầu tiếp tục làm. Nam Phong dừng trước bàn Tuyết Nhi, anh cười ngượng, giọng nhỏ đến mức chỉ đủ để Tuyết Nhi nghe thấy, tránh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh đang làm bài.
"Em có thể ngồi sang ghế bên kia được không? Anh mượn chút thời gian lấy đồ."
Tuyết Nhi đứng hình vài giây, rất nhanh chóng ngồi sang ghế bên kia, kéo cả bài lẫn hộp bút sang, nhường chỗ cho Nam Phong.
Hoá ra, chỗ cô ngồi thi lại là chỗ của người cô thích...
Nam Phong ngồi xuống, lúc lọi ngăn bàn tìm thước kẻ. Anh vốn dĩ gọn gàng, nhưng bạn cùng bàn của anh lại trái ngược, bừa bộn hết phần thiên hạ, hết giày rồi sách vở, áo khoác, tùm lum tà la mấy thứ vớ vẩn.
Tuyết Nhi cắn môi, nheo mắt nhìn câu ba, bài này cô từng làm rồi thì phải, nói toẹt ra thì là không nhớ phải giải ra làm sao.
Đang vắt óc suy nghĩ phương án giải, bên dưới vang lên giọng nói: "Áp dụng công thức lượng giác."
Tuyết Nhi ngơ ngác, quay sang nhìn Nam Phong, rõ ràng tiếng nói phát ra từ bên cạnh, nhưng anh lại đang tìm thước kẻ, không có chút thái độ mảy may quan tâm đến. Tuyết Nhi cho rằng bản thân đã nghe nhầm, cô tiếp tục làm bài, nhưng khúc mắc ở câu ba đã được giải đáp, cô chẳng biết vô tình hay cố ý, là do ông bà phù hộ hay thật sự là ai đó nhắc?
Thầy Minh lên tiếng: "Nam Phong, em tìm thấy thước kẻ chưa? Mau mau về phòng thi làm bài, nhỡ không kịp thì lại dưới chín."
Nam Phong lấy từ gầm bàn ra cái thước kẻ, đứng dậy, dơ lên cho thầy Minh xem, "Em thấy rồi, thôi em về lớp đây, làm phiền thầy với các em rồi ạ."
Thầy Minh lắc đầu, ý nói không phiền.
Trước khi rời đi, Nam Phong còn nhỏ giọng nhắc thêm hai câu nữa cho Tuyết Nhi: "Chín C, hai mươi B."
Tuyết Nhi im lặng, cặm cụi, chăm chú làm nốt mấy câu tự luận còn lại, không mảy may quan tâm đến tiếng Nam Phong nhắc bài.
Thời gian trôi qua như một cơn gió, thầy Minh thông báo chỉ còn năm phút nữa là hết giờ, nhắc nhở học sinh xem kĩ bài, họ tên lớp học, rà xoát toàn bộ trước khi nộp.
Tuyết Nhi hạ bút xuống, cô định vươn vai cho đỡ mỏi thì nhận ra còn hai câu trắc nghiệm nữa chưa làm. Cô nhớ đến lời Nam Phong nói trước khi rời đi, bản thân chẳng suy nghĩ nhiều, cứ thế mà viết đáp án vào giấy. Vừa viết xong chữ B thì tiếng trống hết giờ vang lên, thầy Minh yêu cầu học sinh hạ toàn bộ bút viết, đọc tên học sinh của từng lớp đứng dậy đi thu bài.
Buổi thi đầu tiên kết thúc nhanh chóng, học sinh ồ ạt chạy xuống dưới sân trường, nơi đâu cũng đều xuất hiện bóng dáng học sinh, trên tay cầm đề cầm bút, luôn miệng thảo luận đáp án câu hỏi với người bạn của mình.
Diệu Vy khoác tay Tuyết Nhi, nhào đến xem đề của cô nàng, mắt chữ A mồm chữ O, kinh ngạc nói: "Ê giỏi thế, lần này thi làm được gần hết đề luôn à?"
Quỳnh Diệp nghe xong cũng vội lao tới, sấn vào xem chung, cảm thán: "Uầy, có vẻ bạn Nhi của tao đã khiến toán yêu bạn rồi."
Tuyết Nhi hơi cười, lần đầu tiên cô làm được gần hết đề toán dài ngoằng như vậy, nếu không phải nhờ lời nhắc của "ai đó", có lẽ cô đã dừng từ câu ba.
Trở về nhà, Tuyết Nhi vứt phăng cái cặp lên bàn, nằm phịch xuống giường.
Văn Hoàng bưng đĩa thanh long đỏ lên phòng Tuyết Nhi, thấy đứa em gái nằm úp mặt trên giường liền hiểu ra vấn đề. Không buồn vì tình cũng buồn vì toán, nhà có hai anh em thì lại đối ngược nhau, môn Văn Hoàng học kém thì Tuyết Nhi học được, môn Văn Hoàng học được thì Tuyết Nhi học kém. Hai anh em bù trừ cho nhau, nhưng được cái mệnh ai người đấy học.
Đặt đĩa thanh long đỏ lên bàn, Văn Hoàng kéo tay Tuyết Nhi ngồi dậy, vén phần tóc mái của cô nàng ra sau tai, lắc đầu ngán ngẩm.
"Làm sao nữa? Nay toán với mày lại đấm nhau trong phòng à?" Văn Hoàng hỏi.
Tuyết Nhi lắc đầu, quay sang thấy đĩa thanh long trên bàn, hỏi: "Mẹ lại mua thanh long nữa hả anh?"
Văn Hoàng nhéo nhéo má Tuyết Nhi, đáp: "Đúng rồi, hôm trước mẹ thấy mày thích ăn, nãy vừa vác nguyên thùng về."
Văn Hoàng rời tay khỏi má Tuyết Nhi, anh lấy một miếng thanh long, lột phần vỏ ngoài ra, đưa đến tận miệng Tuyết Nhi.
Khi cô nàng định cầm lấy, Văn Hoàng liền ngăn lại, "Đừng cầm, tý mất công tay bẩn lại phải rửa. Ăn đi, anh cầm cho mày ăn."
Tuyết Nhi bĩu môi, làm như cô vẫn còn là đứa nhóc cần sự chăm sóc của anh trai lắm không bằng.
Nhưng anh có lòng thì em có dạ, Tuyết Nhi ngoan ngoãn ăn từng miếng, hết miếng này đến miếng khác, Văn Hoàng đều kiên nhẫn lột phần vỏ ra, cầm từng miếng cho Tuyết Nhi ăn, đến khi hết anh mới ngừng.
Văn Hoàng rút tờ giấy, lau sạch tay mình, thanh long đỏ cứ cầm vào là tay sẽ dính màu hồng hồng nhạt, phải rửa tay qua xà phòng thì mới hết. Anh đưa cho Tuyết Nhi tờ giấy để lau miệng, cầm đó đĩa mang xuống dưới, nấu cơm tối cho cả nhà.
Tuyết Nhi được chăm sóc tận tình như em bé thành quen. Cô nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, nhận được sự nuông chiều vô điều kiện từ Văn Hoàng, dù thế giới này có ruồng bỏ cô, bố mẹ và Văn Hoàng vẫn sẽ sẵn sàng ôm cô vào lòng mà an ủi.
Bố mẹ chưa bao giờ để cô ganh tỵ với gia đình khác, Văn Hoàng cũng không bao giờ để ai bắt nạt cô, chỉ cần cô khóc, mọi lỗi lầm từ nhỏ cũng thành to lớn vô cùng.
Nhà không chỉ là nơi có bố mẹ và Văn Hoàng, nhà còn là nơi duy nhất có thể đùm bọc Tuyết Nhi sau những sai lầm phạm phải ngoài xã hội, một nơi mà cô có thể dựa dẫm vào mỗi khi xa cơ lỡ bước, mất phương hướng trên con đường gập ghềnh.
Để vẽ lên tình cảm Tuyết Nhi dành cho gia đình, e rằng cả một dải ngân hà cũng không chứa đủ.
.
Tối đến, cả gia đình bốn người quay quần bên mâm cơm đầy ắp thức ăn do Văn Hoàng chuẩn bị.
Ông Lâm gắp miếng thịt bỏ vào bát Tuyết Nhi, hỏi han tình hình làm bài hôm nay, "Nay thi có ổn không con? Mười điểm tròn chứ?"
Tuyết Nhi lắc đầu cười, "Bảy điểm còn khó đấy ạ, tại cũng có nhiều câu con chưa chắc chắn đúng hoàn toàn."
Bà Hoa lại gắp thêm miếng thịt vào bát Tuyết Nhi, dịu giọng an ủi: "Thôi thì được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, dù sao con cũng đã cố gắng hết sức rồi mà."
Văn Hoàng bỏ miếng rau vào mồm, gắp miếng thịt to nhất ở đĩa vào bát Tuyết Nhi, "Ăn đi, ăn xong còn ôn, toán thấp cũng được, mấy môn kia bắt buộc phải cao."
Tuyết Nhi gật đầu, trong lòng gợn lên cơn sóng lo lắng. Điểm toán luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của cuộc đời cô, ngoài mặt bố mẹ có thể tỏ ra bình thường, nhưng sâu thẳm tận đáy lòng, cô vẫn thấy được sự thất vọng và lo lắng ấy.
Ngày nhận được điểm thi môn toán, số điểm chói loá đến mức Tuyết Nhi tưởng thầy chấm nhầm, hoặc chỉ đang trong giấc mơ chưa chịu tỉnh...
Chín điểm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top