Nhịp 12
Tôi là một người mù
Ít nhất họ từng gọi tôi như vậy - những vị khách lai vãng vào sâu trong núi. Tôi không biết, mắt tôi đã loãng đặc từ khi sinh ra, tầm nhìn bị bao trùm bởi sự mờ nhạt như một bức tranh sơn nước.
Mẹ tôi là một người dịu dàng. Tôi chưa từng nhìn rõ mặt bà, chỉ thoang thoảng mùi hoa huệ khi hái rau rừng về nấu nước cho tôi uống, hay hơi ấm mỗi khi tôi ngủ trong tóc rối. Thuở bé mẹ hay có một chiếc ghế đẩu kê ngoài hiên - hồi bầu tôi bà hay ngồi. Dần dần trở thành thói quen, bà hay ôm tôi trong lòng rồi gật gù hát ru
Cùng nhau ngoắc tay~
Cùng nhau hứa hẹn~
Núi xanh và những tháng năm lửa cháy~
Đỏ thắm trên đồi hoa Lolari~
Tôi nhớ mẹ đã hát như vậy. Mỗi lần bà cất giọng là một lần chim chích hót, trong trẻo như mùa xuân. Lời ru của bà mỗi lần đều không giống nhau, tôi nghĩ nó tựa tựa một bài đồng dao.
Gia đình biết tôi bị mù năm 3 tuổi, khi tôi bập bẹ va phải thành bàn. Mẹ tôi đã giật mình đến rơi mẻ quần áo trên tay, cha nhanh chóng bạnh mắt tôi ra. Họ ôm nhau khóc khi thầy lang bảo tôi bị đục thủy tinh thể. Ai ai cũng buồn, trừ tôi, tôi đã rất bất ngờ...
Khi được biết rằng mọi người ai cũng có vẻ mặt của riêng họ
Rằng không con én nào giống con én nào cả
Mọi vẻ đẹp đa dạng đều phô bày ra trước mặt tôi, và tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng
...
Năm lên 6 tuổi, tôi không được đến trường. Trường làng không có lớp dành cho đứa mù, sự thật không thể thay đổi kể cả khi cha lao vào tẩn cho hiệu trưởng một trận vì từ chối tôi nhập học. Mẹ tôi đã ôm tôi mà khóc không thành tiếng. Sau đó họ đưa tôi về lại ngôi nhà nhỏ trên núi. Nằm dựa vào lòng mẹ, tôi chăm chú nghe bà đọc sách, bà hay kể cho tôi nghe về thế giới bao la rộng lớn, về những chú sơn ca màu xanh nõn, Nguyệt Hoa đẹp bạt ngàn mà chết chóc vô biên, sông Viễn Đà trùng thẳm màu da trời, dãy Bạch Long hùng vĩ hình đầu rồng, vương quốc tiên Amberfeld rực rỡ như tòa sen, rồi lịch sử thịnh suy của những vương quốc, về một đứa con rơi của thánh thần, hay là chuyện cổ tích trên những ngọn cây và giấc mơ của bà đỡ. Những lúc như vậy tôi đã mắt chữ A mồm chữ O, nhưng rồi buồn rầu nhận ra khi tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng
(Chuyện cổ tích trên những ngọn cây và giấc mơ của bà đỡ: tập văn tự cổ gồm 500 câu truyện cổ tích dành cho thiếu nhi được viết bởi Ernest Esperanza)
(Các bạn có thể để ý rằng người mẹ không hề nhắc tới những quốc gia quen thuộc như Claymore, Oxternos, Westernos và Serenis. Điều này chứng tỏ câu truyện xảy ra ở thời gian rất lâu trước đây khi chúng chưa tồn tại)
Càng trưởng thành, bệnh của tôi càng nặng hơn, 8 tuổi cũng là lúc mắt tôi bị giới hạn bởi những gam màu đơn điệu, cha mẹ dần trở nên tiều tụy, họ chạy chữa cho tôi đủ mọi loại thuốc men. Gia đình 3 người của tôi sống trong một cabin nhỏ nằm sâu trên núi - biệt lập với các ngôi nhà phố thị. Cha ít khi về, về nhà cũng chỉ cáu gắt. Ông không còn nét hiền từ thuở xưa nữa, không còn vẻ ấm áp bên gia đình mỗi lúc cười vui, giờ chỉ có những trận đòn roi quát tháo, từng có lần ông sỉ vả mẹ tôi - rằng bà đẻ ra một con mù. Tôi nghe thấy mẹ bị đánh, chỉ biết tựa lưng vào tường, ôm đầu mà khóc cho đến tiếng thút thít chuyển thành tiếng hét. Mẹ tôi chưa bao giờ ghét cha, bà chưa từng mở miệng cãi lại ông bao giờ, vì mái tóc ông đã bạc trắng như tròng mắt tôi? Vì tất cả những gì ông trải qua chỉ vì tuyệt vọng muốn chữa bệnh cho tôi? Hay là vì tình yêu làm mờ mắt bà? Tôi đã không nhận ra cha đã cố gắng đến mức nào vì cả nhà, không nhận ra tình yêu của ông cho đến khi nghe cái tin động trời đấy
...
"CHÚNG BIẾT CHA CHÁU KHÔNG CÒN TIỀN ĐỂ MOI NỮA!! NÊN CHÚNG ĐÃ NHẪN TÂM GIẾT ÔNG ẤY ĐỂ BỊT MIỆNG!!"
...
Năm 9 tuổi, cha tôi mất. Một nữ tu sĩ kể ông đã tham gia cái giáo phái ngu ngốc nào đó, dùng tiền để đổi lấy các phương thuốc, nhưng té ra đó là một bọn lừa bịp. Khi mọi việc bại lộ chúng giết cha một cách tàn nhẫn, rồi vứt xác cho linh cẩu đớp rỉa. Lúc trở về ông chỉ còn là một cái thây lạnh ngắt, mặt và chân tay bị gặm nát, mẹ đã ôm chặt tôi vào lòng, khóc đến đỏ hoe mắt. Bà oán trách, trách thế thời sao dời vận đổi hay trách lòng người đổi trắng thay đen? Chỉ có tôi không khóc, một phần là vì chưa bao giờ nhìn rõ mặt cha, hay mủi lòng khi nhận ra rằng đây hoàn toàn là lỗi của tôi
Rằng cha chết chỉ vì muốn tìm cách chữa bệnh cho tôi?
Kể từ đó mẹ trở nên dữ tợn. Bà không cười nữa, chỉ vùi mặt trong tay áo mà rơi lệ. Bà bắt đầu đút cơm cho tôi mạnh tay hơn, không ngủ cùng tôi nữa, chỉ đập tay lên trán cầu cho chết đi. Tôi là... đứa vô dụng, tôi không giúp bà được cái gì cả, đến đi cũng không vững, và tôi không đời nào tha thứ cho bản thân vì điều đó
"SAO MÀY VÔ DỤNG THẾ! MÀY SỐNG LÀM CÁI CHÓ GÌ NỮA!"
Đỉnh điểm là khi cảm xúc của bà bị ép đến vỡ nát. Mẹ đập bàn đầy căm phẫn, hất ngược mâm thức ăn làm rơi vãi cháo lên người tôi, sàn nhà và yếm đỏ. Bà giận dữ túm tóc tôi lôi ra ngoài sân trong đêm rét âm 40 độ, đánh đập
"Mày chết đi! Mày chết đi! Mày.. mày.. mày chết đi! Tại mày hết! Tại mày hết! Con quỷ cái! Tại sao tao lại đẻ ra cái ngữ như mày! Trời ơi là trời!! Tại sao tao lại khổ thế này!!! MÀY NÓI ĐI! MÀY NÓI TAO XEM NÀO!"
Mỗi một câu là bà lại đá thật mạnh vào bụng tôi, tay cầm dây thừng mà quất. Tuyết chảy vào vết thương như chà muối, bà ra tay ngày càng tàn độc, lôi xềnh xệch tôi trên tuyết và ném ra nền cỏ ướt. T-t-tôi... tôi xin lỗi, tôi không thể nói được gì, co rúm lại chịu đòn roi, tôi không thể nhìn rõ trời đất nữa, đến mặt mẹ tôi còn không rõ. Nhưng tôi nghe tiếng bà đang khóc, giọt nước mắt nửa căm hờn nửa hối hận. Tôi là con quái vật...
"CÚT!! CÚTTTTTTT!! TAO BẢO MÀY CÚT! CON QUÁI VẬT, MÀY BIẾN ĐI! CÚT RA KHỎI NHÀ! MỤC XÁC RÓC XƯƠNG TRONG RỪNG ĐI!"
...
"..."
Tại tôi mà cha phải chết, giờ mẹ tôi đã hóa điên, hóa điên vì oán hận, oán hận vì đã có tôi...
Tôi đã cố nén khóc, nhưng dòng nước mắt nóng hổi cứ lăn dài trên má. Tôi lặng lẽ đi vào rừng, với chân trần và bộ váy mỏng tang. Tôi đã rất hối hận
...
Vì sau này
...
Người có kể cho tôi nghe
...
Rằng hôm đó mẹ đã trông theo, mắt thất thần như không nỡ
...
"Con..~" bà đã khuỵu xuống đất, ôm tấm ảnh gia đình mà nức nở. Họ đã cho tôi quá nhiều, nhưng tôi chỉ làm họ đau khổ. Cầu trời cho kiếp sau mẹ đừng có đứa trẻ như tôi nữa, bà đã khổ đủ rồi. Nếu có kiếp sau xin hãy cho bà làm một tinh linh nước, trẻ đẹp, nô đùa, vô lo vô nghĩ, tan biến lúc bình minh khi thế giới tàn nhẫn này tỉnh giấc. Làm ơn, thánh thần ơi, con xin người~
...
...
Tôi bừng tỉnh bởi tiếng chim nhại, tiếng rắc khe khẽ của thác nước đóng băng sủi bọt. Một số chấm đen chuyển động trên nền trời trong trẻo, vằn vện sương mù. Chắc là quạ, cha hay bảo màu đen là quạ! Chúng chao liệng theo những chu kỳ chậm rãi, yên bình, thế rồi đột ngột sà xuống, khuất sau cánh rừng vân sam và lại bay lên, cánh vỗ phần phật. Chui ra khỏi hốc cây, tay chân tôi tê cứng, môi thâm tím và nhợt nhạt, lạnh run cầm cập, toàn thân nổi mẩn đỏ ửng vì bỏng lạnh. Hai chân tôi mỏng như que tăm, bàn chân trần mất cảm giác
Theo kí ức mơ hồ tôi bám theo sợi thừng bện dọc các thân cây lớn, con đường gắn những bó chuông. Cha tôi ngày xưa làm vậy để tôi nhớ đường về nhà. Cái hình dáng vuông vuông của ngôi nhà gỗ sồi sẫm dần hiện ra, có cột ống khói nhô lên, nằm giữa khu tuyết được dọn gọn ghẽ. Chỉ khác là nay không còn khói đen nữa. Tôi gào gọi mẹ
"Mẹ ơi!"
...
...
"Mẹe!"
...
Không có tiếng người, tôi mò mẫm nhặt cành trúc để định hướng, cuối cùng tôi mò được vào nhà
"Mẹ... con về rồi! Con đã nghĩ lại, con không muốn... rục rữa trong rừng nữa... con sẽ tập đi lại mà, con hứa sẽ tập phân biệt đồ đạc, con sẽ tự đi đến bàn... để lúc đó chúng ta cuối cùng cũng có th-"
..
"..."
...
"Ăn sáng cùng nhau?"
...
...
Lặng ngắt?
Trong nhà vẫn là những mảng màu loang đơn điệu, đồ đạc ít ỏi, xanh xám của nồi niêu, và chân giường lẫn bàn ghế được sơn đỏ (cho tôi đỡ vấp). Không khí lạnh làm phổi tôi đóng băng, mẹ không đốt lò sưởi, chí ít tôi đã nghĩ như vậy
Cho đến khi va phải chân của bà~
...
Bàn chân gầy guộc của mẹ~
...
Buông thõng
...
Đụng ngang mặt tôi~
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Mẹ tôi treo cổ tự sát~
...
Tôi thẫn thờ ôm lấy chân bà, lạnh ngắt và vô hồn. Người thân không có, giờ bà cũng bỏ tôi mà đi. Cũng phải thôi, không ai muốn nuôi tôi hết. Không ai muố-
Kh-
Không a-
...
Không ai
...
N-n-nuôi~
...
Nuôi
...
Hức~
...
Kh-
...
Không ai
...
Không ai
...
Không ai dám lại gần tôi nữa-
...
Kh- không ai cả
...
Không
...
Đừng~
...
Làm ơn~
Đừn- đừng bỏ con lại đây~
...
Con xin lỗi~
...
...
Sau khi chôn cất mẹ xong, mấy khớp ngón tay nhỏ xíu đầy vết chai đen bắt đầu rớm máu, tôi vô thức đưa lên miệng - bụng dạ giờ đã đói meo. Từ đó trở đi trong tôi luôn có cảm giác trống rỗng một cách kỳ lạ, lúc nào cũng đói, tôi bắt đầu vào thị trấn lấy trộm đồ, thường là du khách. Những đêm đông lưu lạc như vậy tôi ngủ trong thùng rác hoặc trên thảm cửa nhà ai đó, rời đi trước bình minh, khâu tạm vải bố vào làm tất và áo thun, không có kim chỉ nên đành buộc bằng sợi dây to như dây giày. Lâu dần tay tôi không còn cảm giác lạnh nữa, người lúc nào cũng hôi hám như cá ươn. Điều đó càng làm họ ghét tôi hơn
...
"Lại là mày nữa!"
Tôi nghe tiếng ông chủ nhà hàng, đến sau cú sút vô bụng. Bị đạp dúi vào tường, tôi ho ra nước, màu đỏ, mùi tanh, máu?
"CÁI THÙNG RÁC NÀY LÀ CỦA NHÀ TAO..." Lão gầm lên, đạp vào đầu tôi "DÙ CÓ LÀ THỨC ĂN THỪA HAY RAU VỤN GÌ ĐI NỮA, NẾU MÀY MUỐN MÀY PHẢI TRẢ TIỀN ĐẤY! HIỂU CHƯA CON CHUỘT NHẮT NÀY!"
...
Trong con hẻm, lão đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết, gãy tay, chảy máu mũi, bất lực dùng hai tay ôm đầu, tôi.. tôi xin lỗi, tôi rất đói, lạnh... làm ơn. Làm phúc. Lão còn xách chân tôi dọa quẳng tôi sang nhà thổ, để bọn nó hiếp chết.
...
Dừng lại~
...
...
Tôi đã cầu xin họ dừng lại~
...
Thật vô dụng
...
Nhưng mà
...
Ngay lúc đó người đã đến bên con~
Trong cảnh sương tờ mờ, mờ đến nhòe mắt. Tôi bị đánh quỳ xuống, vô tình ngã trước gót giày ông. Nhấc đầu lên tôi thấy... màu đen tuyền của áo khoác lông thú hòa lẫn nâu bùn, và hình tròn màu vàng nâu - khuôn mặt của một người đàn ông. Mùi gỗ mun, một chiếc gậy...
"Ối chà chà, nhìn ngươi kia..~"
"?"
"Một người trưởng thành. Lành lặn. Khỏe mạnh, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan, người người ao ước. Lại đi đánh một đứa trẻ con... đánh đến gãy cả tay, nhẫn tâm hơn cầm thú, ngươi có biết làm vậy sẽ càng thắt chặt cái dây thòng lọng quấn quanh cổ hơn không?"
"..."
"Th-thưa ông..." lão lắp bắp đứng nép sang một bên, xoa xoa bắp tay
"Ta đang nghe đây, Edwright... rằng tội ác tày đình đến mức nào đã ép một đứa bé.. lại còn là con gái, phải đi ăn cắp!"
Tôi khó khăn ngồi dậy, ôm bụng, mỗi vết thương giờ sưng vù lên to như nắm đấm. Mắt tôi sưng tấy và tay buông thõng, mũi bị gãy và cổ chân trái bị trẹo. Nhưng thính giác vẫn rõ, mặc dù lời nói rất cay nghiệt, nhưng tôi không nghe được bất cứ âm thanh của sự tức giận nào từ ông cả
"Không có gì biện hộ đúng không? Tốt, ta suýt thì treo cổ ngươi đấy, Edwright à. Ồ không, ta sẽ không trừng phạt ngươi, chưa đâu. Chỉ là ta e rằng điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ thân thiết của chúng ta đấy.. ta rất thất vọng"
Ông túm cổ áo lôi tôi dậy, một tay đệm dưới mông để đỡ, ông giơ tôi cho bàn dân trong chợ xem. Nền tuyết xám nhạt, những tiếng tụ tập bắt đầu sôi nổi, tôi đã rất sợ, họ đã sớm coi đó là điều bình thường, điều đó càng làm ông lớn tiếng. Sau này tôi chưa bao giờ thấy ông lớn tiếng như vậy
"Thành của chúng ta không có cô nhi viện. NHƯNG. KHÔNG. CÓ. NGHĨA. CÁC. NGƯƠI. ĐƯỢC. PHÉP. ĐỐI. XỬ. NHƯ. VẬY! Ai đời lại khiến một con bé. Cao đến thắt lưng. Lâm vào con đường trộm cướp. Các ngươi không thấy nhục à, khi thấy sự nghèo đói vẫn trùm lên vùng đất băng tuyết này như một tấm màn? Chúng ta sẽ không bao giờ khá lên khi trẻ con vẫn còn phải khóc! Persemoné de euphoria (Đức Mẹ chứng giám). Tội lỗi của chúng con là làm phụ lòng người!"
"Ngài.. ngài Ernest.." lão chủ tiệm lắp bắp
Hả? Ernest?
"Ngươi tốt nhất nên đứng yên đó và ra vẻ cún con tội nghiệp đi... Edwright à, bởi vì theo tình hình thì ngươi đúng là như vậy đấy! Ngươi tán gia bại sản rồi. Người anh trai nhân từ của ta đã quá nuông chiều các ngươi! Giờ thì hết, chuyện này sẽ chấm dứt! Con bé này sẽ ở với ta"
Ernest? Ernest...
...
Ernest~
....
Esperanza~
...
Cùng nhau ngoắc tay~
Cùng nhau hứa hẹn~
Giọt sương sớm cất vang~
Những buổi hừng đông chạng vạng~
Những sợi nắng, những sợi thanh sẽ nối~
Khúc nhạc mưa trước hiên nhà tấu lên~
Ru êm cánh đồng~
Ru con ngủ ngoan~
...
"Er...Ernest?"
"Hửm, con nói gì?"
"Ernest! Ông là... nhà văn... ông là... Ernest! Ernest Esperanza! Chuyện cổ tích trên những ngọn cây và giấc mơ của bà đỡ.."
Thực sự lúc đó tôi đã rất vui, cười hơi đau. Tôi ôm chân ông ngay giữa chợ, dụi dụi như sợ lạc mất. Thánh thần, ông đã nói cho con biết, hát cho con nghe, ông là người viết lên tuổi thơ của con.
...
Ông đã chững lại, nhưng rồi nở nụ cười. Không hiểu sao lúc đó tôi lại nhìn rất rõ mặt ông, nhìn rõ... rõ lắm, rõ như không bị mù... Ernest mang vẻ ngoài của một người đàn ông trung niên với chòm râu quai nón vàng nâu, mí mắt đóng cứng tuyết, mắt ông... mắt ông có... ờm... tôi không hiểu, duy chỉ mắt ông là tôi không nhìn rõ? Nhưng ông cười hiền, hiền như tiên, trong câu truyện "Nàng elf thuần hóa hạc", điều đó làm tôi nhớ đến thứ gì đó thân quen bừng lên trong ánh lửa...~
...
Cha~
...
(Nàng elf thuần hóa hạc: câu truyện thứ 113 trong "Chuyện cổ tích trên những ngọn cây và giấc mơ của bà đỡ", kể về câu chuyện tình bạn của một nàng tiên có cánh sống ẩn khuất trong những khu rừng, vô tình gặp một con hạc hung dữ và cả hai đã kết thân với nhau, chu du khắp thế giới)
"Ái chà" ông xoa đầu rồi bế tôi lên "Cô bé đọc truyện của ta? Có vẻ ta vừa gặp một fan nhí nữa ở đây nhỉ, thôi, đi về nào. Nhìn con kìa, thật hôi hám, thật bù xù, con đã được chải tóc bao giờ chưa. Ôi đứa trẻ đáng thương. Đi nào, ra khỏi đây..."
...
Lúc ấy trở về sau, mặt ông không còn rõ nữa, lại nhòe đi như mực thối, trông làm một với mọi người. Tôi vẫn không hiểu, cũng không có ai nói cho tôi hiểu, tại sao mắt ông là tôi không nhìn rõ? Mắt ông có màu xanh sao, hay xám, hay lấp lánh như ông tiên? Tôi cũng không biết nữa~
Ernest đã đưa tôi về nhà - tòa tháp đá khổng lồ của thành chủ. Phòng của ông ấm cúng đến kì lạ, với tông chủ đạo là sắc nâu gỗ, tủ sách hùng tráng chen lấn màu bìa xanh trắng tím vàng, lò lửa đỏ son mùi than nóng, ông có đèn chùm, treo lác đác trên trần nhà có xà ngang màu cẩm quỳ, pha le hẳn hoi
"Pha lê?"
"Pha lê đó con, người ta bảo chúng rất đẹp, con có thấy được không?"
"Con không..~"
"Ừm.. ta rất tiếc"
Ông băng bó cho tôi, rồi giúp tôi gọt rửa, ông vụng về lắm, va vấp mãi, như tôi ý! Ông luôn mang bên mình một chiếc gậy, mềm mềm giống trúc
"Ngày xưa cha ông có sơn đỏ chân bàn không ông?"
"Không" ông ngập ngừng "Nếu ta bị như con chắc ổng sẽ làm thế, haha. Ấy ấy! Ngồi yên, đúng rồi, lấy con vịt đó ngồi yên chơi đi, ngồi ngoan tóc mới sạch được, tóc con có cả phân gián"
"Nhưng đây là cục bông gòn mà..."
"Vậy sao, thôi bỏ đi. Ôi trời, bẩn quá, con đã ở đâu trong mùa đông xứ Shourshain này vậy? Con là trẻ mồ côi? Bố mẹ con đâu?"
"?"
...
...
"Ấy ấy ấy, đừng khóc, thôi, ta xin lỗi. Trời đất, thôi mà, con mà khóc nữa ta đập đầu chết đấy. Thôi, ta xin lỗi, nín đi" Ông ôm tôi vào lòng
...
Một năm ở bên Ernest là quãng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời tôi. Ông tắm cho tôi, cho tôi ăn no, ôm tôi đi ngủ. Là một nhà văn, ông rất hay ngồi ngâm nga tìm cảm hứng, ông cũng hay hát cho tôi nghe, bài đồng dao của mẹ thuở thơ bé. Ông còn dạy tôi học chữ nổi nữa, tôi đã rất phấn khích, lần đầu tiên tôi biết rằng người như tôi cũng có thể đọc, được học về những loài rồng bay, hay loài ngựa Tiên có tới 3 cặp chi. Ernest là em trai của thành chủ Erwin đang đi công tác biệt xứ, tôi chưa từng thấy mặt thành chủ, thậm chí tôi còn không cố thấy nữa là. Nhưng chỉ có ông là khác. Có thời gian rảnh tôi lại nhìn chăm chăm vào ông, chỉ là... tôi muốn nhìn rõ mặt ông một lần nữa
"Con có thể cho biết lý do con bảo ta tha cho bác Edwright được không?"
"Chắc là... bác ấy cũng phải ăn"
"Ừmm, hiểu rồi. Con rất thích ăn.."
"Bác ý cũng phải ăn mà, bánh của bác ý rất ngon nữa!"
"Con có vẻ rất hay đói nhỉ... (mặc dù đó là bánh mốc~)"
Tôi ngó lên với hai miếng đùi nai trong miệng
"?"
"Những đứa bé háu ăn thường rất thông minh, con trai của ta cũng là một trong số đó"
"Con...trai?"
"Yes, con trai, con là con gái, con gái của thần linh. Còn anh ấy là con trai, ta cũng là con trai, chúng ta đều đẹp, tạo vật đều hoàn hảo, đều là con của thần linh"
"Đẹp?" Tôi sờ lên mắt mình "Con, đẹp?"
"Đúng rồi, con rất đẹp, tên con cũng rất đẹp, đôi mắt con, nó rất giống mắt của thần, mặt của con, mái tóc vàng nhạt của con. Giống như vị thần bảo trợ cho chúng ta, cho Viễn Đà, cho ngọn lửa thiêng của Theseus, cho Amberfeld, bảo vệ cho Nguyệt Hoa thanh vân, là đứa con của Chước Thần!"
"Thần?"
"Đúng rồi, vị thần anh minh, vị thần từ mẫu, người đã đem đến sự sống cho chúng ta, biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, người đã khai sinh ra phiến lục địa này, qua muôn vàn khổ đau để rồi tái thiết nên một Hesperacchia rực rỡ"
"Vị thần đó có biết gấp thuyền và làm toán không?"
...
"Aha" ông bật cười "Có, chắc có, ta tin là như vậy.."
...
...
...
...
...
"Này con này..."
"Dạ?"
"Con có muốn..."
...
...
...
"Gặp thần không?"
Lúc đó tôi còn quá đói để hiểu, trên môi còn vương vụn bánh mỳ, tôi ngờ nghệch nhìn ông. Ernest là người hay đùa, ông hay có trò xúi dại trẻ con, tôi háo hức nô theo
"Con có!"
"Ừm, thế bây giờ chúng ta cùng viết thư cho thần nhé!"
"Dạ!"
...
"Nào, tô màu nào, vẽ hai chúng ta, thần sẽ thấy đó! Con hãy vẽ thật đẹp nhé!"
Ernest hướng dẫn tôi cách cầm bút, tay ông ấm lắm! Rồi khi tôi vẽ xong ông lặng lẽ lật sang mặt bên, nắn nót, nét vẽ đẹp như trang truyện cổ tích. Tôi chưa từng nhìn rõ ông vẽ cái gì, nó giống cánh bướm, màu gì như màu tím, còn chèn chèn tí xanh nữa, tôi thấy ông không nhìn vào giấy, nắm tay tôi cùng điểm thêm chút màu đỏ.
"Xong rồi! Công chúa ôm ông một cái nào!"
"Waaaaa! Ông hứa với con nhé! Sẽ gửi bức thư này cho thần!"
"Được thôi, ta hứa! Trên danh dự của một nhà văn!"
"Èo, hứa gì hổng đáng tin tí nào hớt!"
"Hehe thế ta phải làm sao để công chúa tin bây giờ?"
"Ông ngoắc tay hứa đi..."
"Được rồi nhé!"
...
Cùng nhau ngoắc tay~
Cùng nhau hứa hẹn~
Hứa sẽ cùng đến, hứa sẽ cùng đi~
...
(Ernest vẽ biểu tượng hoa Lolari)
...
Năm tôi 11 tuổi, ông rời đi. Tôi đã vùng vằng rất lâu khi nghe tin ông chỉ đến công tác tại thành Shourshain 1 năm, Ernest sống ở một quốc đảo nhỏ xa xôi thuộc lãnh hải biển Aquilora đầy nắng và gió. Ông bày tỏ cũng rất muốn đưa tôi đi, nhưng tôi không có giấy tờ tùy thân, hay đơn giản như giấy khai sinh cũng bị mất, sẽ vĩnh viễn không bao giờ rời thành được. Ông không thể mang tôi theo. Ngày ông đi, có mỗi mình tôi ngóng theo mãi, trông theo đến bóng người lẫn ngựa khuất dạng sau tầm nhìn như tấm kính bám sương ẩm. Tôi đã khóc, một mình
...
Một lần nữa~
...
Đứng trước cổng nhà Ernest, tôi chần chừ một hồi lâu, cuối cùng vẫn lẳng lặng bỏ đi, về lại ngôi nhà trên núi. Ông đi rồi, họ sẽ lại đuổi tôi ra ngoài như rác rưởi. Rác rưởi! Họ không tốt lành gì cả, thành chủ, người hầu, tất cả bọn họ, và thứ sẽ chờ đợi tôi khi bước qua là những âm thanh giễu cợt, rồi đuổi đánh, quẳng ra ngoài. Không sao, không sao, không sao hết... tôi quen rồi, dẫu sao cũng không ai muốn chứa chấp đứa mù cả~
Không sao, không sao đâu~
Rồi mọi chuyện, sẽ ổn thôi~
Ổ-ổn~
Ổn..~
...
...
(Có thể thấy cô bé không còn xin lỗi nữa)
Cầm theo cái bọc - nói chính xác hơn là cái bao bố, thắt nút bằng chiếc thắt lưng bản rộng của một người đàn ông, tôi đi về nhà. Tôi vẫn nhớ đường, chỉ là sườn núi thoải hơn, còn lòng sông thì khô cằn, nứt, không có mận gai lẫn thân cây mục nát - chân tôi bị cào vài miếng thịt. Căn nhà bỏ hoang đã bị lùm bạch dương xấm lấn, và sau nó là một khoảng rừng tối thui, tôi sờ soạng, đầy thạch nam và khóm hoa hồng, chĩa những cành rễ đan rối, sắc lẻm như xúc tu. Tôi thắp nến - chả để làm gì, chắc đuổi được vài con nhện. Và... giường... của cả nhà, đầy bụi bặm và gãy một chân, chân sơn đỏ
"..."
Tôi trải qua đêm đầu tiên như vậy, sau đó tôi có tập tành chẻ củi, mang xuống phố bán, bị mù nên tôi rất chật vật. 15 tuổi, nhưng tôi cảm nhận được mọi người vẫn nhìn tôi với sự xa lánh, không ai thích mái tóc rối và sẹo của tôi hết, bọn họ không ai dám lại gần tôi. Ông vẫn chưa về, dần dà tôi cũng không hi vọng ông sẽ về đón tôi đi nữa. Tôi bắt đầu ít xuống phố, sống cô lập trên núi. Đói thì ăn hoa chuối thái rối, ăn củ ráy tự đào, hay kiếm xác động vật về ngâm nước nấu tạm. Bộ váy trắng ông tặng dần xẻ từng miếng to như bị xén, tôi không quan tâm. Tôi chỉ là không muốn, lại gần một ai nữa~
...
Cho đến cái đêm định mệnh đấy bắt đầu~
Có lẽ số mệnh đã được đan lẫn vào nhau như tấm vải~
...
Bão tuyết, gào thét trên những cành cây cổ thụ, xắt đôi màn đêm bằng những con dao gió, tiếng đèn dầu liểng kiểng treo ngoài sân, vỡ nát, tắt hẳn. Tôi nhớ lúc đó là nửa đêm, khi đang ngồi co ro trong chăn, mắt nhắm nghiền, cố ngủ. Gió lộng phả vào tường gỗ muốn xông vào nhà, tuyết dày lấp kín cửa chớp.
...
...
...
...
...
Và một thứ gì đó ẩn khuất sau những lùm thông xa~
"Hửm?"
Tôi đã choàng dậy khỏi giường, thò tay ra ngoài gạt tuyết khỏi ô cửa sổ. Qua cơn bão ướt đẫm đến ngột ngạt, một thứ ánh sáng trắng lấp ló, lung linh như chơi đùa, nó rộ lên, phát sáng, di chuyển giữa những bụi rậm. Nó.. n-nó... nó phản chiếu vào mắt tôi rõ nét lắm, rõ nét như... mặt ông? Rõ nét như...~
...
...
...
"Thánh thần...?"
...
...
"Thần... thần!"
Tôi vội cầm đèn bão - cái còn lại, phi ù ra ngoài giữa đêm đông giá rét, mưa đá cắt qua mặt đau điên, và tôi cắm cổ chạy
"Thần linh... thần linh ơi~"
Làm ơn
Làm ơn đi
Nhưng tôi đã không bao giờ đuổi kịp, dù chân trần chạy qua bao nhiêu bụi gai đi nữa, đụng phải bao nhiêu cái cây đi nữa, nó biết di chuyển, nó nhanh như bóng ma, đốm sáng trắng lập lòe đó vờn tôi giữa cơn bão tuyết. Tôi nhanh chóng gục xuống vì lạnh, đèn trong tay đập vào đá nhọn, vỡ.
"Không!"
Nhìn ánh sáng trắng vẫn thấp thoáng sau hàng cây, xa vời. Tôi đã rất tuyệt vọng, nằm bất động dưới nền tuyết xám nhạt...
Cho đến khi số phận được phán quyết~
...
...
...
...
...
Tôi giật mình tỉnh dậy, trên... giường? Giường nhà mình, cái giường chân sơn đỏ được sửa thô kệch. Là mơ, chỉ là mơ, chỉ là giấc mơ. Trong một giây tôi tự trấn an mình như vậy
Cho đến khi nhìn xuống chân~
"?"
Vết thương của tôi, những vết sẹo lồi được gây ra bởi roi da, hay những vệt mới hôm qua còn chảy máu, được chữa lành. Tôi đã rất bối rối, hai bàn chân vẫn còn vết nước bọt mát lạnh của sinh vật nào đó liếm, vùng sưng tấy giờ đã nhẵn mịn, nước da trắng hiện rõ. Mắt mờ quá! Nhưng tôi không sờ thấy vết rạn nữa. Là sao? Là ai? Là cái gì đã làm?
...
...
...
...
...
Lúc nhìn thấy nó không hiểu sao tôi vẫn tự hỏi như thế~
...
...
Lẫn trong mùi gỗ thấm sương, lẩn trong góc nhà như rình mò.
...
Là
...
...
...
Một con cáo tuyết~
Con vật mình trắng âm thầm theo dõi tôi, thi thoảng nghiêng nghiêng đầu. Nó, nó, nó cứu tôi. Nó ngoặm chân tôi bằng cái miệng nhỏ xíu đấy rồi lôi về nhà? Trong lúc tôi đang cập nhật tình hình, nó bò đến gần, rúc cái mũi ẩm ướt lên bàn tay tôi, khịt khịt
"Chào mày~ mày từ đâu tới vậy?"
Nhưng càng nhìn càng thấy không đúng? Từ đầu nó ngồi xa như vậy sao tôi biết nó là con cáo? Tôi béo má nó, con vật kêu é é đầy tận hưởng
"Hơ.."
Tôi đã suýt không nhận ra hình ảnh nó rõ đến mức nào, rõ ràng trong mắt tôi bên cạnh những đồ vật lu mờ khác... giống... ông. Con vật trắng muốt có mấy vệt vàng nhỏ xíu trên lông, tôi nhìn thấy mắt nó - đôi mắt lấp lánh như hai viên kim cương đen. Nó to khoảng một con sói nhỡ, tôi đoán vậy, cáo tuyết chưa bị bắt gặp ở vùng núi này bao giờ, mà giờ nó lại xuất hiện ở đây. Tại sao nhỉ? Lúc đó trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ
"Bạn... mày là bạn thần linh gửi tới chỗ tao đúng không!"
Như hưởng ứng, nó cọ lông vào chân tôi. Lông nó mượt như lụa, còn đuôi phồng phồng như bóng gai, nó kêu giống mèo, nhưng khàn hơn
"Bé ngoan, cảm ơn mày... tạ ơn trời đất"
...
Đó là cuộc gặp mặt đầu tiên của bọn tôi, điều đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Sau hôm đó tôi luôn có cảm giác kì lạ trỗi dậy trong lòng. Hình ảnh con cáo rõ... rõ lắm - tôi có thể nhận ra ngay khi nó tới chơi, ngó tôi qua bụi rậm. Nó không bị mờ đi như ông và mọi người nữa, điều đó làm tôi rất vui mừng
"Mày đến chơi nữa hả, mày thích ăn hạt thông? Hả? Không thích à, khoan khoan để tao bóc cho. Đó, a, mày thích hạt thông sao! Ăn đi, trên núi ít ai có hạt thông mà ăn lắm đấy. Ê đừng, đừng có trèo lên áo tao, bẩn lông đấy"
...
Con cáo tuyết luôn ghé qua một buổi trưa hoặc đêm muộn, nó đến xin đồ ăn, hay đơn giản chỉ là đến chơi, nhìn chằm chằm rồi lẽo đẽo theo chân khi tôi xách củi vào nhà. Nó cho tôi chạm vào, tôi thích úp mặt lên người nó
"Mềm quá!"
...
Tôi thích chơi với nó lắm, hai đứa mê đuổi bắt, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ được chơi đuổi bắt, tôi bám theo hình ảnh nó mà chạy
"Bắt được mày rồi!"
Tôi ôm nó lăn vài vòng trên đất, cười. Con cáo chịu thua, kêu ư ử, vẫy đuôi. Sau đó hai đứa ngồi bệt dưới bóng cây vân sam, cái cây buộc những bó chuông cũ kĩ, nó nhảy tót lên lòng tôi nằm, quẫy cái đuôi mịn màng như chổi bông
"Ây! Mày là cáo cái này!"
"..."
"Cáo cái, thế có nghĩa mày là con gái đúng không, giống tao, chúng ta đều là con gái của thần!"
Nó nghiêng đầu nhìn tôi
"Hửm? Thần linh gửi mày tới? Mày đến từ đâu vậy? Sao mày luôn có một mình... mày đến đây một mình sao, thần không đi theo mày à? Như tao, tao cũng ở đây một mình, chúng mình hợp nhau đấy!"
...
"Này, hay để tao nghĩ cho mày một cái tên nhé? Để xem nào" tôi gãi cằm "Lily! Lily thì sao, hả, không thích à, ờmmmmm, Little Lotus (Tiểu Liên Hoa) nhé! Hả, không à..."
Hay là~
"Aedirn! Aedirn, nghĩa là tu nữ trong tiếng Qyenda ấy! Chữ 'ae' trong tên tao nữa!"
Con vật vểnh tai lên, ngưng kêu phiền não, nó thè lưỡi liếm liếm tay tôi
"Mày thích nè!" Tôi giơ nó lên cao "Vậy nhé, giờ tao sẽ gọi mày là Aedirn!"
...
Tôi đã từng ở đáy sâu của tuyệt vọng, cho đến khi nó xuất hiện ở trong nhà tôi. Nó luôn tỏa ra một ánh sáng trắng mơ hồ như đêm hôm ấy, khoảnh khắc đem đến cho tôi một tia sáng hi vọng, hi vọng để chia sẻ nỗi đau mất mát, rằng tôi vẫn còn có thể bầu bạn với ai đó, giữa hiện thực tàn khốc như địa ngục? Tôi từng nghĩ tôi sẽ không thể sống thiếu ông, thiếu cha mẹ, nhưng giờ tôi nghĩ tôi không cần nữa, bởi tôi đã có Aedirn~
...
...
...
...
...
...
...
...
Trong những năm tháng cuối đời mình~
"Hu-ặc... ặc"
"?"
"Ọeeeee!"
Tôi ói ra một bãi máu lẫn đờm xanh, cơn đau ngực bắt đầu lan rộng lên cổ họng. Mất thăng bằng, tôi đánh đổ bát súp, ngã đập đầu xuống đất. Aedirn tru lên một tiếng đầy kinh hãi, nó chạy tót ra xa, nhưng rồi lại gần dụi dụi vào đầu tôi
"Chào cô bạn nhỏ...~" tôi khó nhọc ngồi dậy, kiệt sức. Màu đỏ loãng của máu ngấm vào gỗ, và Aedirn, may quá tôi vẫn nhìn rõ
"Hê, may quá, mày không chạy~" Tôi cười nhạt qua hàm răng nhuốm máu "Chứ bọn họ toàn chạy khỏi tao suốt thôi~"
Cái lạnh dã man và cuộc sống chui rúc đã khiến cơ quan suy nhược dần. Tôi bị lao phổi. Các triệu chứng đã bắt đầu khoảng 4 năm trước, lúc tôi lon ton theo ông về nhà. Nhưng tôi quyết định giấu đi, tôi từ đầu đã không đáng với người như Ernest, ông không có nghĩa vụ gì phải chạy chữa cho tôi cả. Ban đầu là khó thở, rồi ho khan, đổ mồ hôi trộm, giờ đã có cả máu. Tôi vực dậy trên cái gậy trúc, lết đến bồn rửa gột máu khỏi bàn tay, Aedirn rúc rúc vào giữa chân, ngước đầu lên nhìn
"Hửm, xin lỗi, giờ tao không chơi với mày được...~" tôi xoa đầu nó "Ồ, không, không sao đâu mà, nếu mày định làm cái trò liếm láp để chữa bệnh thì thôi nhé, tao không cần đâu, bởi tao chưa từng có ý định muốn sống tiếp, tao chưa bao giờ có kế hoạch làm một đứa con gái chết tiệt, sống cô đơn trên khoanh núi chết tiệt đến khi trở thành một mụ già chết tiệt đâu... làm ơn, hãy coi tình bạn với tao như một món quà lưu niệm trên con đường của mày"
"Chỉ vậy thôi, nhé~"
...
Kể từ hôm đó Aedirn không đến thăm tôi nữa~
Cũng được, thế cũng được. Thuận theo lẽ tự nhiên, cáo tuyết không sống đơn lẻ, chúng có bầy, có lẽ chúng đã di cư. Tôi muốn Aedirn có một cuộc sống tốt hơn bên cạnh giống loài của nó, thấu hiểu nó hơn tôi - một sinh mệnh nhỏ như ngọn nến trước gió. Bệnh tình của tôi trở nặng, mắt cũng tối dần đi, 17 tuổi cũng là lúc tôi nhận ra thời gian của mình không còn nhiều.
"Hờ.. đi đi, cáo nhỏ, chúa phù hộ mày, đi và sống, thay phần tao nữa~"
...
Hờ
Hờ hờ
...
Mẹ nó~
...
Rốt cuộc vẫn chỉ có vậy~
...
...
Mùa đông năm ấy tôi có nghe lãng khách đồn nhau rằng có một con gấu ăn thịt người thức dậy giữa lúc ngủ đông, săn mồi tàn bạo hơn hổ dữ. Dân làng đã thắp lửa vào những chiếc giỏ sắt và tròng dây qua những chiếc chuông, trừ tôi. Cơ thể tôi giờ đã yếu, má tóp hết lại, mắt hằn quầng thâm. Tôi không còn sức làm việc nữa, chỉ biết lang thang trong nhà cho đỡ rét.
...
...
...
Và một đêm nọ, tôi giật mình nghe tiếng động ngoài sân, tiếng đổ gãy của cành cây. Khi tôi mở hé cửa, tôi đã đứng hình 3 giây vì sợ.
"!"
Con gấu đó ló đầu qua khe cửa, miệng máu còn nhai mắt một con nai. Tim đập nhanh bơm máu qua thành mạch ốm yếu, tôi đóng rầm cửa lại, bụm chặt miệng. Nó quá lớn, nó cao phải cỡ hai mét, tôi không thấy rõ, nhưng nó quá gần, nó quá gần, nó qu-
*RẦMM!!*
Nó giáng một cú vả làm bật tung cửa gỗ, tôi tuyệt vọng trốn qua cửa sau dẫn ra ngoài nhà, con gấu gầm lên một tiếng xé trời rạch đất rồi bắt đầu đập cửa
"CÚT ĐI!! CÚT ĐI CÚT ĐI CÚT ĐI CÚT ĐI!!! ĐỪNG CÓ LẠI ĐÂY!!"
Con gấu húc bay một mảng tường to, kéo theo bát đĩa sứ vỡ tan kèm bàn ghế. Con gấu đó đã ăn thịt 6 người, và nó không hề có ý định tha cho tôi. Tôi đã cố chạy, nhưng đã bị nó cào vào bụng. Lăn vài vòng trên đất, tôi đập lưng vào thân cây, quằn quại khi cơn đau lên đến đỉnh đầu. Mắt bắt đầu tối dần, chỉ còn màu đen loang rộng trong tròng trắng. Tôi đã nghĩ, rằng tôi sẽ cứ vậy mà chết ở đây, sống một cuộc đời vô nghĩa, chết vì lạnh, chết vì cắn xé, chết vì... vô dụng. Làm thế quái nào tôi lại vô dụng thế! Tôi khóc, khóc to lắm, nằm trên tuyết đỏ mà gào khóc, khóc vì tuyệt vọng, khóc vì mình không thể làm được gì cho vơi đi nỗi tuyệt vọng
...
Và
...
Giữa lúc đó tôi gọi tên người~
...
...
Cùng nhau ngoắc tay~
Cùng nhau hứa hẹn~
Chim Bách Thanh hót trên giàn đậu biếc~
Hoa quế hà nở rộ buổi thiên thanh~
Thiên thanh lần ba, thiên thanh rực rỡ~
Kéo sang trang niềm khát vọng bỡ ngỡ~
Gà gáy đưa xuân về, mẹ ru con ngủ ngon~
Ngủ ngon như thuở còn đỏ hỏn~
...
...
Trong làn tuyết đêm u uất của xứ Shourshain, thấp thoáng một bóng người đứng chắn giữa tôi và con gấu. Trong một khoảnh khắc trước khi ngất đi, tôi đã cố nhìn...
Và nhìn rõ lắm~
"A-Ae-Aedirn~"
Bóng lưng người đó trùm kín áo choàng đen, một lãng khách? Một thuật sĩ? Người đó cầm một thanh kiếm kì lạ, với lưỡi nhọn vàng rực, chuôi có vệt uốn lượn như ngọn lửa, sáng chói và mãnh liệt như vầng thái dương. Người đứng trước mặt tôi không ngoảnh đầu lại, cách con gấu 3 thước. Đó là ai? Đó là cái gì? Sao lại là tôi? Sao lại lúc này? Lúc đó tôi đã tự hỏi như vậy, mãi sau này tôi mới hiểu...
Rằng lúc đó người đã đến bên tôi~
...
...
...
...
...
Tôi chậm rãi mở mắt, tầm nhìn mờ nhạt bị tắc nghẽn bởi cơn đau bụng. Khó nhọc ngồi dậy, tôi đã rất sửng sốt. Thanh kiếm đã đi mất, người đã đi mất, chỉ để lại đầu con gấu rơi vãi cạnh cơ thể to lớn, gục ngã sau rặng tre đổ rạp
Và con cáo tuyết, nằm bên cạnh tôi~
"Hơ.. Ae-Aedirn... M.. mày đã đến... mày đã... cứu tao đúng không... Cảm ơn nhé, cảm ơn, cảm ơn mày, cảm ơn mày nhiều lắm. Ôi trời, ước gì tao hét lên được, xin lỗi, xin lỗi vì đã nghĩ xấu về mày" cuối cùng tôi siết chặt nó vào lòng, ức nghẹn không cầm được nước mắt "Tao xin lỗi vì đã vô dụng! tao đã chạy, tao đã chạy suốt đời, tao đã quỳ suốt đời, tao sợ lắm, tao không muốn cô đơn nữa, tao sợ lạnh, sợ lắm, tao sợ mất nữa, tao mất đủ rồi. Làm ơn, xin mày... chỉ còn có mày thôi, hãy ở bên tao nhé, làm ơn... làm ơn...~"
...
...
...
...
...
...
Hết kiếp tử nạn này đến kiếp tử nạn khác, cuối cùng thần linh vẫn chỉ cho tôi đi được đến đây thôi
...
Hôm đó là ngày hạnh phúc nhất đời tôi, ngày tôi tròn 18 tuổi - tiết trở lạnh vào cuối tháng 2. Hai đứa đã cùng nhau tổ chức sinh nhật, chút bánh mỳ khô và một con gà gầy tóp. Tôi đã cười, hiếm khi tôi thấy mình cười. Có khi nào cuộc đời cho tôi cười? Tuyết tan, trời xanh sắp tới, cũng là lúc tôi sắp rời đi. Ôm Aedirn ngồi trên chiếc ghế đẩu gãy một mảng ngoài hiên, tôi gật gù vuốt ve
"Này... mày biết không" tôi cười mỉm
"..." nó ngẩng đầu lên
"Cuộc đời đã quần tao lên xuống như một con chó, bạc đãi đến vô lý. Tao là... mày nhìn xem, tao còn phải áng chừng sinh nhật mình nữa là. Tao đã từng đổ tội cho bọn họ, về những người vô cớ đánh đập tao, những người mà tao thậm chí còn không nhìn rõ mặt! Tao từn-"
"Khạt, ă-ặc" tôi dùng mu bàn tay che máu mồm hộc ra "Tao từng oán hận mọi thứ, tao từng thấy họ có lỗi, rằng lỗi tại sao chúa trời lại sinh ra họ để trù dập tao, rồi lại chuyển sang hận thù cái kiếp đọa đày này..."
Giọng tôi lạc đi, mắt nổ đom đóm, tối sầm, tôi sắp... chết rồi, nhưng không sao, không sao, không sao hết. Thế giới này sẽ tốt đẹp hơn khi những đứa trẻ như tôi không tồn tại, những biển lửa của giáo và máu sẽ không bao giờ chấm dứt
"Aedirn này, giờ tao mới nhận ra, tao không..." miệng tôi mếu đi "Ghét họ một chút nào hết. Bọn họ nói nó là số phận? Nhưng đối với tao nó là ban phước, rằng đôi mắt mù này sẽ tan thành tro bụi theo thân xác tao, mọc lên những khóm hoa thiên thảo xanh biếc như mắt Mẹ. Tshh... Thế giới này, nó đẹp da diết mà sao vô cảm, tao tưởng tao đã lạc, lạc lối đến ngu muội. Nhưng đến cuối cùng, đến cuối cùng tao cũng chỉ muốn được tìm thấy... nên là...~"
...
...
...
"Tha thứ, Aedirn, tao tha thứ cho họ~"
Tôi nhe răng, nhỡ nhỏ máu lên lông nó, con cáo vùng dậy khỏi lòng tôi, chạy đi.
"..."
...
...
...
...
...
...
"?"
Như hồi quang phản chiếu, tôi ngẩng đầu dậy. Trong tầm nhìn hé mở và tà dương dịu dàng của buổi sớm hôm, là con cáo tuyết ngậm một vật kì lạ phát sáng. Cái gì nhìn như... đóa hoa, màu xanh tím đỏ hồ cầm, cái gì nhìn như... bức tranh ông vẽ...~
Ông hứa với con nhé... rằng sẽ gửi bức thư này cho Thần!
"Ừ...~" tôi thì thào, Aedirn đặt cành hoa vào tay tôi. Cười, cười như khóc, tôi ôm bông hoa trước ngực
...
...
...
Mẹ, mẹ ơi... cha ơi... ông ơi... liệu con kết thúc tại đây có xứng đáng? Con mệt rồi, con không muốn đi tiếp nữa, con dừng ở đây có được không? Có ai quan tâm con nữa không? Họ có mảy may để ý sự chết đi của một sinh linh không? Con không biết, con không quan tâm, và con không bao giờ muốn quan tâm. Sự tàn nhẫn hãy để con chịu, độc tanh máu tưởi hãy để con nếm, nhưng mà Đức Mẹ từ mẫu hãy ban ơn, hãy tha thứ cho họ, cũng như tha thứ cho con... thần linh ơi, thánh thần ơi, con xin người~"
...
Suy cho cùng~
...
Con cũng chỉ muốn~
...
Gặp lại Người một lẫn nữa~
...
"C-con cảm ơn Người..."
...
...
...
"V-vì..."
...
...
...
"Tất cả~"
...
...
----------------------------------------------------------------
Sinh vật đó có cặp chi nhỏ nhắn và lớp lông trắng muốt rậm rạp như bồ câu, chạy thoăn thoắt qua những kẽ cây, băng băng qua từng ngọn núi tuyết. Không biết sau bao lâu, nó dừng lại trên một sông băng, vểnh tai nghe tiếng người. Giọng đàn ông làm rung động màng nhĩ, Aedirn cặm cụi leo lên trên ngọn núi, đến vách đá nơi người đàn ông với tấm lưng khoác áo choàng đen đang ngồi quay lưng, độc thoại
"SHOURSHAIN LUÔN BỊ NHẤN CHÌM TRONG BĂNG GIÁ VĨNH HẰNG, TRÁI TIM CŨNG VẬY. NGUYỀN RỦA! NGUYỀN RỦA! Chúng ta đã bị nguyền rủa, chúa và chúng ta, mắc kẹt trong một vòng lặp của tang thương. Tất cả những gì đứa trẻ đáng thương đó có thể làm nhiều hơn công đức vô lượng của bất kỳ vĩ nhân nào, nhưng rốt cuộc con bé chỉ luôn cầu xin sự tha thứ, sự tha thứ cho tâm can, sự bình thản trong lương tâm... bằng cách cho đi những phần hồn quý giá nhất"
Ông không quay đầu lại, con cáo tuyết thận trọng tiến lại gần, cẩn thận đến nín thở
"Đó là lí do sinh mệnh nhỏ đó đáng quý vô cùng... thần linh ạ, đó là lí do tôi chọn giúp con bé..."
...
Như loạt hình ảnh tua nhanh của mầm sồi bật gốc, các chi của con cáo bắt đầu dài ra, đồng tử thẳng đứng chuyển xanh, móng vuốt tách ra thành tay người, bộ lông rậm rạp dài xõa, chạm đất, trắng muốt như thiên nga, hòa lẫn với tuyết, lông trên bụng kết tinh thành một chiếc váy xuề xòa khảm ngọc bích, hoa văn Hàn Long xanh da trời. Người bước tới, đứng ngang vai với gã đàn ông
...
"Chẳng lẽ từ đầu không phải bởi vì con bé bị mù giống ông sao, Esperanza?"
...
Ernest vỗ vỗ cái bật lửa châm thuốc lá, cười khục khặc, quay sang bà - con ngươi trắng rã không lòng đen, ông nặng nề đứng dậy trên thanh trúc
"Tôi đã quyết định không dối lòng nữa, tôi đã không hứa suông với con bé, tôi đã gửi bức thư đó, và... và, như một phép màu. Tại sao cô lại tới giúp con bé vậy?"
"Tôi chỉ là... bắt gặp hình ảnh của mình qua mặt hồ nội tâm của con bé" bà vén tóc ra sau tai "Còn ông thì sao, ông thấy thế nào?"
"Biết thế nào được, nhưng phải công nhận là tiếc, nó là một đứa bé tốt, một tâm hồn trong sáng như ánh sương mai, cái thiện thường bị chèn ép cho đến khi rơi vãi hết, nhưng con bé đã không hề để giọt tốt lành nào vương ra, thật đáng khâm phục... À mà này, tôi có thể hỏi lý do cô lại không chữa bệnh cho cô bé được không?"
"..."
"..."
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
"Euphoria?"
"Tôi đây"
"Cô đang khóc đấy à?"
"Ừ.. có lẽ tôi hơi nhạy cảm. Tôi là người canh gác, sứ mệnh của tôi là đảm bảo tự nhiên vận hành trơn tru như cách nó vẫn làm, nhưng tôi vẫn là con người, con người thì sinh ra đồng cảm với con người khác. Chả là tôi đã định làm vậy, nhưng chính cô bé đã đề nghị tôi, một quyết định tỏ rõ vẻ chán chường với cuộc sống. Tôi chỉ ngước lên nhìn con bé... và Thần Nhãn cho tôi thấy một... ánh mắt kham khổ mà thuần khiết. Con bé như thiên thần vậy, con bé không nên ở đây, và nó cũng không đáng phải chịu đựng..."
...
Ernest không đáp, sau một hồi lâu bà bất ngờ lên tiếng. Euphoria vẽ một dấu bán nguyệt trên nền tuyết, theo chỉ thị của bà, những cánh hoa đào, phát sáng hồng nhạt. Bà cắt lòng bàn tay bằng thanh kiếm chuôi ngọn lửa, nhẹ nhàng để nước mắt lẫn máu đỏ hòa vào trong pháp trận
...
"Hiraeth...~"
"?"
"Hiraeth, đó là tên của con...~"
"..."
"Một cái tên thật đẹp. Con là cô bé tội nghiệp bị đày đọa trong thế giới giả dối. Đôi mắt mù của con, chúng đã chứng kiến mọi thứ, nhìn thấu hồng trần trên thế gian. Đứa trẻ như con đã khổ đau đủ rồi, con hãy bay đi, bay lên cao mãi rồi trở thành những vì sao trên trời. Mùa xuân sẽ đến, tiếng gà gáy lần ba báo hiệu trời xanh bừng tỉnh. Đến lúc đó sẽ không có ai làm phiền con nữa. Ngủ đi, ngủ đi Hiraeth yêu dấu của mẹ, ngủ ngon như con sẽ không bao giờ tỉnh giấc... bởi vì mẹ vẫn luôn ở bên con, sẽ không ai làm tổn thương đến con nữa~"
"Và hơn tất thảy~" Ernest đồng thanh
...
"Chúng ta yêu con"
...
...
...
Cùng nhau ngoắc tay~
Cùng nhau hứa hẹn~
Ngủ ngon Hiraeth ơi, ngủ ngon Hiraeth hỡi~
Nắm tay cha phiêu du miền mộng tưởng~
Bước chân mẹ, vươn theo những mầm xanh~
Vươn lên cao, cao đến trời~
Đừng thức dậy khi bình minh nắng mới~
Đừng thức dậy làm vương má tơ hồng~
Đừng thức dậy khi chồi biếc đơm bông~
...
...
...
...
Màn hình chuyển cảnh, đến căn nhà nhỏ bằng gỗ sồi sẫm. Khu tuyết mọc um tùm lau sậy và mận gai, ngoài hiên đóng đầy mạng nhện, tơ vữa. Và hiên nhà, trên chiếc ghế đẩu kẽo kẹt gãy một khớp, là cô bé Hiraeth trong bộ váy trắng tinh tươm, tựa đầu vào khung gỗ, đóa hoa Lolari màu trắng nhạt ôm trước ngực, một dòng nước mắt lăn dài trên má, đôi môi khẽ nở nụ cười mãn nguyện.
Và~
Ở Shourshain, bên kia bờ hồ, một con gà trống giũ lông trong cái lạnh ẩm ướt, khàn giọng cất tiếng gáy báo hiệu thiên thanh trở dạng lần thứ ba.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top