tuong tro tu phap hinh su v dan su
Phân biệt tương trợ tư pháp hình sự và dân sự.
Khái niệm:
-TTTPHS: là một hình thức hợp tác quốc tế, theo đó các quốc gia thành viên tìm kiếm và cung cấp sự trợ giúp rtung việc thu thâp chứng cứ để xử dụng trong quá trình điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự.
-TTTPDS: là một hình thức hợp tác quốc tế, theo đó các quốc gia phối hợp, giúp đỡ nhai trong việ cung cấp thông tin, trợ giúp nhau trong thu thập các chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề dân sự xảy ra khi có các yếu tố nước ngoài.
Phạm vi
-TTTPHS: quy định tại Điều 17-LTTTP:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện hoặc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự trong phạm vi sau đây:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
-TTTPDS: quy định tại Điều 10-LTTTP:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện hoặc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về tương trợ tư pháp về dân sự trong phạm vi sau đây:
1. Tống đạt giấy tờ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập chứng cứ;
4. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Hồ sơ.
-TTTPHS: Quy định tại Điều 18-LTTTP:
1. Hồ sơ ủy thác trợ tư pháp về hình sự phải có các văn bản chính sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự;
b) Văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự được quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ uỷ thác tư pháp về hình sự được lập thành 03 bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 19. Văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự
1. Văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ trụ sở cơ quan uỷ thác tư pháp;
c) Tên gọi, địa chỉ trụ sở hoặc văn phòng cơ quan được uỷ thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên gọi và địa chỉ trụ sở hoặc văn phòng của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp về hình sự;
đ) Nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ: mục đích uỷ thác; tóm tắt nội dung vụ án hình sự và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn yêu cầu cần được thực hiện.
2. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự còn có thể có các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó;
b) Đối với uỷ thác thu thập chứng cứ cần phải có: mô tả các vấn đề cần thẩm vấn những người có liên quan, kể cả các câu hỏi muốn đặt ra cho người đó; mô tả các tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng sẽ được đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm, hình dạng người được yêu cầu xuất trình các tài liệu, hồ sơ, vật chứng đó;
c) Đối với uỷ thác về việc triệu tập người làm chứng, người giám định, người có quyền và nghĩa vụ liên quan để cung cấp chứng cứ thì phải ghi rõ nội dung công việc, câu hỏi, yêu cầu mà người đó phải thực hiện;
d) Đối với uỷ thác về khám xét, thu giữ hoặc truy tìm, tịch thu tài sản do phạm tội mà có, thì cần mô tả về tài sản đang cần tìm và nếu có thể thì mô tả cả nơi có tài sản đó;
đ) Đối với uỷ thác về truy tìm hoặc tịch thu tài sản do phạm tội mà có thì cần nêu rõ căn cứ mà nước yêu cầu dựa vào đó để xác định tài sản do phạm tội mà có đang có tại nước yêu cầu và có thể thuộc quyền tài phán của nước yêu cầu; bản sao bản án, quyết định hình sự của toà án nếu có và việc thực hiện bản án, quyết định đó;
e) Đối với trường hợp uỷ thác tư pháp về hình sự có thể dẫn đến việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có, thì nêu rõ các biện pháp cần áp dụng;
g) Nêu rõ các yêu cầu hoặc thủ tục của nước yêu cầu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả uỷ thác tư pháp, kể cả cách thức hoặc hình thức cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
h) Nêu rõ yêu cầu về giữ bí mật uỷ thác tư pháp về hình sự;
i) Trường hợp người có thẩm quyền của nước yêu cầu cần phải đến lãnh thổ của nước được yêu cầu vì mục đích liên quan đến uỷ thác tư pháp về hình sự thì nêu rõ mục đích, dự định thời gian và lịch trình chuyến đi;
k) Tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp.
3. Nếu xét thấy thông tin nêu trong văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự không đủ để thực hiện uỷ thác đó thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu có thể làm văn bản nêu rõ những vấn đề cần bổ sung và đề nghị nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung, đồng thời ấn định thời hạn cụ thể trả lời kết quả bổ sung.
Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự được lập thành ba bộ theo quy định của luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. NGôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của luật tương trợ tư pháp.
-TTTPDS: Quy định tại Điều 11-LTTTP
1. Hồ sơ uỷ thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản chính sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị tương trợ tư pháp về dân sự;
b) Văn bản uỷ thác tư pháp được quy định tại Điều 12 của Luật này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được uỷ thác.
2. Hồ sơ uỷ thác tư pháp về dân sự được lập thành 03 bộ theo quy định của Luật này và phù hợp pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 12. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự
1. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
b) Tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên gọi, địa chỉ trụ sở hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp;
đ) Nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ: mục đích uỷ thác; tóm tắt nội dung công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và các biện pháp để thực hiện uỷ thác; thời hạn yêu cầu cần được thực hiện.
Thủ tục yêu cầu nc ngoài TTTP
-TTTPHS: 1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự. (Điều 22)
-TTTPDS: 1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.(Điều 14)
Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp của nc ngoài
-TTTPHS: 1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
(Điều 23)
ð cơ quan đầu mối là VKSNDTC
-TTTPDS: 1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
3. Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
(Điều 15)
ð cơ quan đầu mối là Bộ Tư pháp
Chi phí
-TTTPHS: Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm
(Điều 31)
-TTTPDS: 1. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày làm việc, trước ngày quyết định lập hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, tổ chức về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp. Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định.
Công dân Việt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của Chính phủ.
(Điều 16)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top