HỌC HAY LÀ KHÔNG HỌC
"Bất kì ai dừng học tập đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi."(Henry Ford)Minh nhắn tin cho tôi, sự bối rối hiện lên trong câu chữ. Em chán ngánchương trình học ở trường, chẳng có hứng thú với bất kỳ môn học nào. Bỏbê việc học một thời gian, em thấy vừa tội lỗi vừa mệt mỏi, vì không có bấtkỳ động lực nào để học tiếp. Em muốn nghỉ học ở trường để làm việc khác.Minh không phải là trường hợp hiếm gặp. Từng làm công tác tư vấn hướngnghiệp cho nhiều bạn trẻ, tôi gặp không ít bạn trẻ như Minh. Họ thấy việchọc ở trường không có ý nghĩa gì, nên chán nản bỏ học, hoặc bảo lưu kết quảhọc tập.Điểm chung mà tôi nhận thấy ở những người trẻ này là gì?Đó là sự mất niềm tin vào hệ thống giáo dục. Chương trình đào tạo nhàmchán, không có ứng dụng thực tế, học xong không biết để làm gì. Kết quả làcó không ít người bỏ học giữa chừng. Người học dở nghỉ học cũng có màngười học giỏi nghỉ học cũng không thiếu. Đôi khi tôi cũng không khỏi tựhỏi, ngày xưa tốt nghiệp đúng hạn, được cấp bằng đại học, hóa ra là do mìnhhèn, không dám bỏ học, hay vì mình đã đủ kiên nhẫn để theo đến cùng? Haylà, vì mình luôn giữ được niềm tin ngây thơ vào nền giáo dục nước nhà?Nói về bỏ học giữa chừng, ai cũng nhắc đến Bill Gates và Steve Jobs, haihuyền thoại từng bỏ dở việc học ở các trường đại học danh tiếng. Với một sốngười bạn từng bỏ dở việc học quanh tôi, nếu họ cứ tiếp tục đi học làngnhàng như bao người, chưa chắc gì bây giờ họ đã gây dựng được những cáimà học đang có. Nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại, mỗi năm trên thế giớicó không biết bao nhiêu triệu sinh viên bỏ học, mà số lượng làm nên sựnghiệp lẫy lừng như Bill Gates hay Steve Jobs thì chỉ đếm được trên đầungón tay. Bạn bè tôi cũng thế, để được như bây giờ, họ cũng đã trải quanhững quãng thời gian nhiều chông gai khốn khó.Tôi không hề phản đối việc bỏ học ở trường. Theo cuốn sách Bàn về tự docủa John Stuart Mill, mỗi người đều có quyền sống theo ý thích của mình,miễn sao không ảnh hưởng đến quyền sống của người khác. Việc bỏ học haytiếp tục hoàn tất chương trình học tập là quyết định cá nhân của mỗi người.Nhưng không phải cứ thấy người này nghỉ học làm nên nghiệp lớn thì mìnhcũng sẽ làm được như vậy. Cũng như không phải trường học này tốt chongười này thì cũng tốt cho người kia. Không phải cái gì hợp với người tacũng hợp với mình. Cho nên khi gặp các trường hợp cần tư vấn về học tập,đối với bạn này thì tôi gật gù, có lẽ điều này là tốt nhất cho em. Còn đối vớibạn kia thì tôi nhắn ngược lại: "Điều quan trọng đối với em bây giờ là tốtnghiệp đại học." Quyết định bỏ dở việc học là một việc đầy can đảm và đikèm rất nhiều khó khăn sau đó, nên ta phải cân nhắc rất kỹ trước khi thựchiện.Nhưng làm thế nào để biết lúc nào là nên nghỉ học lúc nào thì không?Bỏ qua tầm quan trọng của tấm bằng trong một xã hội trọng bằng cấp nhưViệt Nam, thì có nhiều điều ta cần cân nhắc trước khi quyết định bỏ học.Đầu tiên, quyết định nghỉ học thường xuất phát từ việc quá chán nản vớichương trình học ở trường. Một số bạn thấy mình không hứng thú gì vớingành học của mình và quyết định nghỉ. Mặc dù họ chưa có dự định rõ ràngsẽ làm gì khi nghỉ học. Hoặc có dự định mơ hồ rằng nghỉ để làm điều mìnhthích, hoặc dành thời gian cho việc khác ưu tiên hơn. Nhưng sau khi nghỉhọc ở trường, với khoảng thời gian trống đột ngột như vậy, có bao nhiêungười tận dụng một cách tốt nhất thời gian của họ, hay lại sa đà vào ngủnướng, chơi game, facebook, và những việc vô bổ tốn thời gian khác. Rồicuối cùng kế hoạch đặt ra thì không tới đâu mà đến cả tấm bằng cũng khôngcó. Những người như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet, MarkZuckerberg...đều bỏ học đại học, nhưng họ bỏ sau khi đã xác định đượchướng đi cho mình. Do vậy, với những trường hợp muốn nghỉ học chỉ đơnthuần vì chán, mà không có một dự định cụ thể rõ ràng, thì tôi cho rằngkhông nên bỏ hẳn việc học chính khóa.Một số bạn khác mà tôi gặp nghỉ học để thi lại, chuyển học lại một ngànhkhác, một lĩnh vực khác mà họ thấy hứng thú hơn. Người đang học báo chíthích nhảy qua học làm phim. Người đang học y dược muốn chuyển sang tìmhiểu về đầu tư ngoại hối. Một em đang học kế toán nhưng thích làm du lịch.Còn em khác đang năm nhất sư phạm lại muốn học kinh doanh. Tất cả họđều có chung một câu hỏi: Có nên chuyển sang học ngành yêu thích không?Điều đó cần xác định là: Ngành mà họ muốn chuyển qua có thực sự phù hợpvới họ không? Hay đó chỉ là ý thích, là cảm xúc bồng bột nhất thời. Giả sửnghỉ học chỗ này nhảy qua chỗ khác, thì có chắc gì mình sẽ thích học hơn vàtheo đuổi đến cùng không. Hay lại chán nản rồi muốn nghỉ tiếp, để rồi rơivào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.Một cách đơn giản để phần nào hiểu được mình có phù hợp với ngành họcmới không, là hỏi. Tìm kiếm những người hiện đang học ngành đó, có thể làbạn mình, bạn của bạn mình, con cái của bạn của cha mẹ mình, hay bất kỳngười nào đang học ngành đó mà bạn biết. Hãy hỏi xem giáo trình của họgồm những môn gì. Họ thích và không thích chương trình học chỗ nào. Cảmnhận của họ ra sao. Họ nghĩ để học tốt ngành đó cần những tiêu chí gì. Vàxác định xem mình có những khả năng, sở trường, tính cách gì phù hợp vớingành học mà mình muốn theo đuổi. Sau khi tìm hiểu xong thì ta sẽ có đượcchút thông tin để xác định rằng mình có sẵn sàng theo học ngành đó haykhông.Điều mâu thuẫn ở đây, là nhiều người trong chúng ta tuy chán nản và mấtniềm tin vào trường học, nhưng trong tiềm thức vẫn quá phụ thuộc vào giáodục truyền thống.Chúng ta vẫn giữ tư duy rằng phải đi học ở trường lớp, phải có bằng cấpchứng chỉ, phải được đào tạo bài bản thì mới có thể làm được trong mộtngành nào đó. Và cũng vì sai lầm đó, nên học sinh sinh viên thì chỉ chămchăm tìm mọi cách làm sao để học thật giỏi ở trường. Còn cha mẹ thì tìm hếtthầy này đến lớp nọ để cho con đi học thêm, cũng chỉ với mục đích đạt điểmthật cao ở lớp chính khóa. Thời gian học ở nhà cũng chỉ để bổ sung, phục vụcho việc học ở trường.Vậy nên hễ nhắc tới việc bỏ học là nhiều người nhầm tưởng rằng tất cả sựhọc kết thúc ở đó. Nên cũng nảy sinh tâm lý sau khi tốt nghiệp ra đời là thởdài hân hoan, quăng hết sách vở vào góc nhà, nhảy ra đi làm. Sáng mở mắtra đi, tối về lăn ra ngủ, dừng việc bổ sung kiến thức, nên càng ngày càng thụtlùi. Và rồi chúng ta hụt hẫng trước thực tế phũ phàng rằng kết quả học tậpxuất sắc chẳng mấy liên quan tới thành công trong sự nghiệp. Chúng ta ngỡngàng nhận ra bằng cấp không phải là tấm vé thông hành trên chuyến tàu điđến cuộc đời mơ ước.Chúng ta hay nhầm lẫn rằng giáo dục truyền thống thông qua nhà trường làcon đường duy nhất. Trên thực tế, nó là cách phổ biến nhất, nhưng khôngphải là duy nhất, càng không phải là cách hoàn hảo nhất. Việc học chínhkhóa ở trường không phải là tất cả sự nghiệp học hành. Giáo dục truyềnthống có điểm lợi nhưng cũng có điểm bất lợi. Điểm lợi của giáo dục truyềnthống từ nhà trường là ta sẽ được đào tạo một cách bài bản có hệ thống, vớinhiều lý thuyết, xây dựng nền tảng vững chắc và từ từ đi lên như mô hìnhkim tự tháp. Bất lợi lớn nhất của nó là hạn chế sự phát triển tối đa tiềm năngcủa mỗi cá nhân.Trường học không phải là mô hình giáo dục hoàn hảo. Ngày càng có nhiềucá nhân, gia đình và tổ chức khác nhau trên thế giới tìm hiểu những phươngpháp giáo dục thay thế cho phương pháp truyền thống thông qua nhà trường.Có thể kể đến các phương pháp như tự học, học ở nhà, thoát trường học, giáodục cấp tiến. Phương pháp giáo dục mở thông qua các trang web MOOCcũng khá phổ biến ở thế giới phương Tây, nhưng vẫn chưa được người Việtta quan tâm chú ý. Là một người tự học, tôi nhận thấy điểm mạnh củaphương pháp này là tiết kiêm được thời gian, học những gì mình thích vàthực hành theo ý mình. Người tự học đôi khi không học rộng mà học sâu.Nếu thích, họ có thể bỏ qua các bước đào tạo cơ bản, và đào sâu vào mộtmảng mình quan tâm rồi tự thực hành để nâng cao kỹ năng. Nhưng bất lợicủa nó là đòi hỏi kỷ luật bản thân, mình tự dạy mình, cần sự chủ động từchính mình rất lớn chứ không phải tiếp thu kiến thức thụ động như giáo dụctruyền thống.Thực tế ngày nay không ít người tự học, tự dạy mình một lĩnh vực mới vàkiếm sống tốt bằng nghề đó, mặc dù nó hoàn toàn không liên quan gì đếnchuyên ngành đào tạo của mình. Kiến Long, một người bạn tôi tốt nghiệpthạc sĩ viễn thông ở Pháp nhưng muốn làm giáo dục nên về Việt Nam mởtrường chuyên dạy kỹ năng mềm cho trẻ em. Một người bạn khác, học quảntrị kinh doanh xong chuyển sang làm quay phim chụp ảnh, vừa học vừa làm.Trang, một cô bé dễ thương học kinh tế giờ tự thiết kế cắt may quần áo vàbán đồ mình may được. Tôi học ngoại thương xong giờ làm nghề viết.Những trường hợp như thế tôi kể hoài cũng không hết.Để chuyển đổi thành công, chúng tôi tự dạy mình ngành nghề mới, tự họclấy nghề, phát triển tay nghề bằng cách thử làm. Sau một thời gian tay nghềvững, đó là lúc thực hiện cú nhảy rẽ ngang làm theo đam mê của mình. Hoàntoàn không đợi phải học theo bài bản, hay học từ nhà trường.Nhị Đặng, cô bạn tôi quen trong một chương trình cho người trẻ, chia sẻ vềquá trình thực hiện "cú nhảy đam mê" của mình. Là một designer có tiếng,Nhị hiện đang làm việc tự do chủ yếu dựa trên kỹ năng chụp ảnh và làmphim. Nhưng cô bạn này vốn tốt nghiệp ngành Marketing, đại học Kinh tế.Từ nhỏ bạn đã mê các chuyển động hoạt hình, phim ảnh. Đến năm thứ ba đạihọc thì bạn quyết định tự học về thiết kế để thỏa niềm yêu thích. Sau đó bạntự mày mò, lên các trang mạng về phim ảnh, tìm hiểu về cách dựng video,hiệu ứng. Bạn vẫn tốt nghiệp Kinh tế để hoàn thành bằng đại học, nhưng sauđó quyết định theo con đường mình đã chọn. Bạn vừa làm vừa học bằngcách nhảy vào lĩnh vực thiết kế với nhiều công việc cho các tạp chí khácnhau như Elle, F fashion, Soul Academy, Womanhealth trong suốt mấy nămliền. Công việc không hạn chế thời gian và địa điểm cố định nên Nhị vừalàm vừa có thể đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. Trong thời gian vừa làmvừa đi du lịch, bạn quen thêm nhiều người nổi tiếng trong giới dựng phimcùng chung sở thích về phim ảnh và du lịch. Từ đó, tay nghề của bạn ngàycàng được nâng cao, và bạn xây dựng được một nền tảng vững vàng với đammê của mình. Phim ngắn Lost in Indonesia do bạn làm được lọt vàoStaffpick của trang web chia sẻ video nổi tiếng Vimeo và nhận được sự quantâm của rất nhiều du khách quốc tế.Mark Twain từng viết rằng: "Một số người có được nền giáo dục mà khôngcần đi học. Những người khác thì có được nó sau khi đã ra khỏi trường."Còn Haruki Murakami thì viết: "Trường học là thế đấy. Điều quan trọng nhấtta học được ở trường là cái sự thật rằng những điều quan trọng nhất ta lạikhông học hỏi được ở trường." Bạn đọc thân mến, xin bạn đừng nghĩ rằngtôi có thù hằn truyền kiếp với trường học hay là một kẻ học hành không ra gìnên mới chán ghét trường lớp đến thế. Thực tế hoàn toàn ngược lại, nếu theonhư câu chuyện về trường học loài vật, thì từ nhỏ tới lớn tôi luôn là một conlươn được rất nhiều huy chương. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng:Trường học trên thực tế không đóng góp nhiều vào việc giáo dục cho conngười như chúng ta vẫn tưởng.Một điều khác tôi muốn nhấn mạnh là: Những người xuất sắc đều là nhữngngười tự học. Họ có thể được đào tạo bài bản trong một chừng mực nào đó,nhưng họ toàn đào sâu nỗ lực mày mò tìm kiếm, tự bổ sung kiến thức chonhững gì mình còn thiếu, chứ không ỷ lại, phụ thuộc vào giáo dục nhàtrường. Điển hình của những người tự học là Abraham Lincoln, MichaelFaraday, Charles Darwin, Thomas Edison và Leonardo da Vinci. Họ khôngquan trọng mình có bằng cấp hay không. Họ tự học, tự phát triển bản thânsuốt cả đời mình. Với kỹ năng tự học xuất sắc và khả năng nắm bắt vấn đềmột cách nhanh chóng, họ không mất quá nhiều thời gian để có được kiếnthức sâu rộng.Do vậy, tiếp tục hay bỏ dở việc học ở trường không phải là điều quan trọng.Mấu chốt mà ta cần ghi nhớ là luôn chủ động và tích cực trong việc tiếp thu,trau dồi tri thức, kể cả có học ở trường hay không. Bỏ học không quyết địnhthành công hay thất bại của bạn. Nhưng nếu bạn không biết tự học cả trongvà sau khi rời khỏi ghế nhà trường thì bạn sẽ cầm chắc thất bại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top