Chương hai: Trưng Nữ Vương


Mỹ Hòa nâng bàn chân nhỏ xíu dạo bước trên dãy tường thành, cao hứng ngâm nga khúc hát
"Mỹ tửu, mỹ tửu đổi giang san
Nâng chén men say ta chẳng màng
Bên Trường Giang miêng mang chảy
Một kiếp thăng trầm ai oán than"
Đã từ lâu rồi, Ta cũng không nhớ nữa.
Ta chỉ biết bản thân không già không chết hằng ngày dùng khí tụ từ tinh hoa đất trời mà hiện hữu. Mỹ Hòa cũng thế, Ta không thể nhớ nó theo ta từ bao giờ, ta cũng chưa từng hỏi nó điều đó.
Hôm nay nó lại hát khúc "mỹ tửu", ta có đôi lần cấm nó hát vì khúc hát ấy nghe rất bất cần tựa như lời ca của một kẻ vô lương
"Nâng chén men say ta chẳng màng...
Một kiếp thăng trầm ai oán than..."
"Sư phụ đã lâu con không được vào Thành dạo chơi"
Nhìn nó vui như thế ta cũng có chút vui nhưng ta mang nó đến Phong Châu không phải để vui chơi mà là vì....
☘Chương 2:

Đến đất Phong Châu hỏi Trưng vương
Cớ sao phận nữ lại oan cường
Đứng lên đánh đuổi phường cướp nước
Thống nhất trong ngoài trấn một phương.
****🍀
Tân Mùi năm 110 TCN, (Hán Nguyên Phong năm thứ 1). Nước Việt ta đã thuộc về nhà Hán.
Thời Tây Hán, trị sở của Thái Thú đặt tại Long Uyên, thời Đông Hán đặt tại Mê Linh.
***
Hồi 1:
Trong thời Bắc thuộc, dưới sự cai trị hà khắc của nhà Đông Hán, ngay cả lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng không được tổ chức, chính sách đồng hóa gay gắt dẫn đến bất bình trong lòng dân. Kỷ Hợi, (Hán Quang Vũ Lưu Tú, Kiến Vũ năm thứ 15) . Thái thú Giao Chỉ thuộc về tay Tô Định. Tô Định vốn là kẻ tham lam tàn bạo, vơ vét của dân trục lợi riêng, khiến cho chính sự ở Giao Chỉ lúc bấy giờ rối ren, lòng dân không còn hướng về triều đình mà luôn hướng đến các nhân sĩ yêu nước khắp mọi nơi, đâu đâu cũng thấy có người nhen nhuốm khởi nghĩa. Các Lạc hầu, Lạc tướng cũ lúc bấy giờ được triều đình nhà Hán chấp nhận cho duy trì quyền thế tập ở Giao chỉ tuy nhiên bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị của triều đình , chẳng biết ai theo giặc, ai phụng sự chúng bề ngoài cho nên chỉ hình thành ở thế riêng lẽ chưa thật sự một lòng...
🌿🌾
Cổ nhân nói "lấy đức trị nhân, người không có đức lấy chi nhân phục mà tin theo, ắt sẽ suy bại"

"Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong, tất yển."
***

Tháng chín trời trở rét đậm, Tô Định mặc áo lông, tay cầm hộp than sưởi tản bộ bên bờ sông Hát, đoạn gặp thầy trò rất kỳ lạ, mặc áo vấn tóc thời thượng cổ đưa mắt nhìn xa xăm hướng ra sông. Tô Định bèn đến gần, hỏi ra mới biết họ đến sông này đợi người lập văn khấn để giúp người ấy hoàn thành cơ nghiệp.
Tô định nghe lấy làm lạ lại hỏi
"Người đó là người phương nào?"
nữ đệ tử khoảng mười tuổi, khuôn mặt thanh tú vội đáp
"Sư phụ ta nhìn thấy thiên tượng đế vương nên đến đây chờ vua ở đất này "
Vị sư phụ trẻ tuổi phong thái tiên nhân khẽ chau mày phất tay áo bảo
"Đến lúc phải đi rồi"
Dứt lời cả hai đều biến mất. Hôm sau Tô Định mới biết mình nằm mơ nhưng trong lòng cảm thấy vô cùng bất an nên cho người đi lùng sụt khắp nơi, cấm tất cả dân chúng không được lập văn khấn, cúng bái kỳ thần, cấm không được ra cửa sông Hát tắm giặc, muốn lấy nước sinh hoạt phải trình quan sai mới có thể sử dụng trái lệnh giết không tha.
Lúc bấy giờ ở Mê Linh dân chúng thường xuyên xử dụng nước ở sông Hát sinh hoạt đột nhiên Tô Định đặt lệnh cấm quái lạ ai ai cũng bất mãng lại cảm thấy vô cùng tò mò trước hành động của lão, chẳng bao lâu lại có tin truyền ra ấy là do lão nằm mộng mà thành.
Trở xuống phía Đông nam có quán nước nhỏ, trong quán hai ba nhóm người tụ hợp nói vài ba chuyện phiếm. Có người cao hứng nói :
"Nghe hai bên lạc tướng huyện Chu Diên và Mê Linh kết duyên, hợp thức hóa lực lượng, có uy thế lớn nhất đất này, hai nhà hợp lại quyền thế há chẳng phải ngang ngữa Thái Thú"
Có người lại thỏ thẻ đáp
"Xưa nay các thế lực đều hoạt động riêng lẽ cho nên dễ dàng bị quân triều đình đàn áp, lần này họ hợp lại há chẳng phải là cái mối họa lớn cho triều đình hay sao?"
"Suỵt, ông nói khẽ thôi lỡ liên lụy đến thân thì khổ. Tôi chỉ mong họ nhanh chống hoàn thành đại nghiệp giúp dân bớt khổ"
"Đúng thế, đúng thế"
Việc hàng trà, góc chợ lọt đến tai Tô Định, giấc mơ kỳ thần chờ vương đế ở cửa sông Hát cứ ám ảnh ông ta mãi, nay nghe được cái họa trước mắt liền nghĩ đến Thi Sách huyện Chu Diên, sắc vóc cao lớn ngũ quan sáng ngời há có lẽ nào là vương đế mà kỳ thần nói đến. Ông ta liền cho người lập kế nội trong ngày phải giết được Thi Sách trừ họa.
Đầu đông từng cơn gió như cắt da cắt thịt, thỉnh thoảng lại có người chết vì rét không có nổi một cổ quan đành phải chôn vội ở sau núi. Những ngôi mộ đất đắp lên ngày một dày đặt. Ở Mê Linh có bà Man Thiện làm nghề trồng dâu nuôi tằm, vốn là con cháu lạc tướng nên nhìn cảnh ấy không cầm được lòng, bà hay cùng hai cô con gái đến đó lập bia mộ cúng bái thắp hương an ủi vong linh người đã khuất.
Mặt trời dần buông sau rặng tre cuối đường, xa xa có người chạy vội đến khóc nức nỡ hướng con gái lớn bà Man Thiện mà rằng:
" Tô Định nó đem quân bao vây vu cho Thi Sách tội mưu phản, một đao giết chết tại chổ, kéo xác treo ở cổng thành Phong Châu để thị uy"
Ánh dương tan theo ánh nhìn, kéo theo màng đêm mù mịt...
Bà Man Thiện vốn có hai cô con gái, cô lớn tên húy là Trắc, cô nhỏ là Nhị từ nhỏ hai cô đã thạo võ nghệ. Trắc vài hôm trước vừa được gã cho lạc tướng họ Thi tên Sách ở huyện Chu Diên, nay lại được báo hung tin chồng bị giết hại, việc lớn chưa thành tin ấy như sét đánh ngang tai vội phi ngựa trở về gia trang, thấy cảnh nhà bị đập phá lục lọi, máu trên tường vẫn còn chưa kịp khô, xát gia nhân ngổn ngang, nàng sắp xếp lại từng thi thể một nước mắt cũng theo đó mà tuông xuống, khiến ai nhìn thấy cũng đau lòng. Hận nước thù chồng chồng chất... đứng trước cảnh Tô Định xem mạng người như cỏ rác, có thể vì một giấc chiêm bao mà ra tay giết người. Trắc gạt đau thương tập hợp tất cả lực lượng mà nói
"Tô Định vì một giấc mơ khiến lòng dân than oán, ngày một tàn bạo, khiến dân đói khổ đến nổi mùa đông không áo ấm, chết rét không ít. Chưa kể sưu cao thuế nặng, nếu cứ chần chừ ắt sẽ làm lỡ đại sự. Nay tôi đứng ra lãnh đạo mở đầu cuộc khởi nghĩa, một là trả thù cho nhân dân đã chết trong khắp cả nước, thứ hai báo thù cho chồng. Các ngươi đều là nhân sĩ ái quốc hãy cùng tôi đứng lên chống lại quân tàn bạo"
Bọn người không tin theo nghi kỵ phận nàng là nữ nên cố tình chọn ra một người tài thay Thi Sách làm thủ lĩnh. Trắc trở về tập hợp lực lượng riêng tập kết ở cửa sông Hát. Lúc này Tô Định thấy quân phản nghịch như rắn mất đầu bắt đầu trở giáo với nhau chọn ra thủ lĩnh mới, trong lòng an tâm rút quân đóng ở sông Hát trở về. Trắc mới có thể dễ dàng làm một bài văn tế thề với non sông thả xuống dòng sông. Văn tế viết:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

Mỹ Hòa nhận được văn tế vui mừng chạy đến bên cạnh sư phụ reo lên
"Sư phụ người xem xem"
Vị vi sư cầm bài văn tế xem qua một lượt đáp
"Được rồi"
***
Lễ tế kỳ thần kết thúc, trên trời liền lộ ra ánh quang sáng cả một vùng, dẫu là ai, hể đứng trên đất Giao Chỉ đều nhìn thấy hào quang ấy phát ra tại cửa sông Hát. Bên dưới mặt nước từng đàn cá hội về tạo nên cảnh lay động lòng người. Tin quân khởi nghĩa của nàng Trắc được kỳ thần hiển linh báo điềm tốt lành lang rộng khắp mọi nơi. Lòng quân khắp các tỉnh thành ở đất Giao chỉ đều hướng về nàng mà một lòng đứng lên khởi nghĩa.
Tô Định đương đắc chí tưởng quân khởi nghĩa như rắn mất đầu đã từ lâu chia năm sẻ bảy thì đột nhiên họ lại quy tụ lại dưới trướng của Nàng Trắc, đồng lòng phản kháng khiến Tô Định một phen mất vía vội tập hợp lực lượng chống trả.
***
Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân, Nữ tướng soái binh thần linh phát động''.
(Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người, Nữ tướng soái binh như có thần thiêng thúc giục.)
Nàng Trắc quản giữ địa bàn khá rộng lớn, giữa dãy Ba Vì và Tam Đảo tức là trung tâm quốc gia Văn Lang của vua Hùng trước đây, lọt vào giữa 3 khúc sông: khuỷu sông Đà, sông Hồng và sông Đáy. Nàng phát binh, được nhân sĩ khắp cả nước ủng hộ, đánh đến đâu quân giặc tháo chạy đến đó, Tô Định phải cạo râu tóc, cởi trần lẫn vào dân thường mà chạy về nước.

Mỹ hòa trên tay cầm hoa cỏ lau tung tăng nghịch nước bên cạnh con suối nhỏ. Nô đùa thỏa thích, cô bé chán chường trở lại ngồi bên cạnh vị sư phụ của mình nủng nịu
"Sư phụ người nói sẽ giúp nàng ấy nhưng người chỉ ngồi đây, người cho Mỹ Hòa hiện thân đánh giặc với nàng ấy có được không?"
Vị sư phụ khẽ mở hờ đôi mắt đáp
"Đôi mắt nào của con nhìn thấy vi sư không làm gì?"
"Mỹ Hòa nhìn thấy"
Sư phụ gỏ vào đầu Mỹ Hòa bảo
"Người tài ắt sẽ làm nên việc lớn, vi sư chỉ là tạo cho nàng ấy cơ hội còn việc có làm nên đại sự nhất định phải trông vào bản thân nàng ấy"
Mỹ Hòa ôm cái đầu gật gật lại nói
"Chẳng phải nhà Hán Phương Bắc khí tức rất vượng. Nàng ấy dũng mãnh như vậy áp bức vượng khí của nhà Hán. Sư phụ con ngưỡng mộ nàng con muốn nàng mãi mãi làm vương của chúng ta".

"Quả thực phương bắc tức khí rất vượng. Hôm kia thiên tượng lại hiện ra ba vệt sáng vừa lóe lên đã mờ nhạt, mây cuộn hình rồng uống lượn chớp mắt đã tan, nàng ấy anh dũng thiện chiến nam nhi suốt vài trăm năm qua cũng không bằng. Nàng xưng vương ở đất này như một đòn mạnh mẽ đánh vào tất cả các mặt, từ phong tục tập quán trọng nam khinh nữ, cho đến khái niệm chiến đấu của phụ nữ, thật quả là một nhân vật hiếm thấy trong cõi người. Xong Mỹ Hòa à, vi sư chỉ muốn nói với ngươi chúng ta tuy là có chút bản lĩnh nhưng không phải cứ muốn là có thể bẻ được vũ trụ, còn phải tùy vào vận khí nước nhà mà đẩy thuyền. Nói đến đây ngươi hiểu không?"
Mỹ Hòa nghĩ một chút lại bảo
"tức là nàng ấy không trị vì được lâu ạ, nàng ấy vừa được truy tôn liền miễn thuế ba năm. Sư phụ công đức nàng lớn như thế lẽ nào lại suy?"
Sư phụ Mỹ Hòa nhắm nghiền đôi mắt không đáp. Mỹ Hòa đưa mắt nhìn vị sư phụ không màng thế sự, bình bình an an ngồi bất động trên tản đá lớn. Mặc dù trong lòng rất phiền não nhưng cũng không thể làm gì khác, cô bé đành ra suối tìm thú vui, thi thoảng lại đưa mắt nhìn về doanh trại đang đóng quân ở gần đó. Tiếc thay suốt mấy trăm năm rong chơi nhìn cảnh đời biến hóa mới có thể nhìn thấy khí khái An Dương Vương, Triệu Đà lần nữa nhưng mà...thoáng chốc chỉ ba năm...

Tân Sửu năm thứ 2, (Hán Kiến Vũ năm thứ 17). Nhà Hán thấy họ Trưng xưng vương, dấy quân đánh lấy các thành ấp, hạ lệnh cho Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.
Nhâm Dần, năm thứ 3, (Hán Kiến Vũ năm thứ 18). Mùa xuân, tháng giêng, Mã Viện theo ven biển mà tiến, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành, gọi là Lãng Bạc) đánh nhau với Trưng Vương. Trưng Vương thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (Cấm Khê, sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho Vương là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Quốc thống lại mất.
Hai thầy trò lại đợi người ở bến sông Hát năm nào... đến khi gặp được hồn thiêng hai nàng vương đất nam thát về cõi trời họ bèn đến bái tạ.

Lê Văn Hưu nói: Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.
***
Trở lên là Trưng Nữ Vương, bắt đầu từ năm Canh Tý đến năm Nhâm Dần thì hết, tất cả 3 năm [40-42].

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dasu