tuan keke00
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức:
1- Công ty nhà nước:
a- Công ty nhà nước độc lập:
Công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng công ty nhà nước.
b- Tổng công ty nhà nước.
2- Công ty trách nhiệm hữu hạn (công tyTNHH):
a- Công ty TNHH nhà nước một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
b- Công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được
Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3- Công ty cổ phần nhà nước:
Công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Vai trò của DNNN
Một là, DNNN phải giữ vị trí then chốt ở những ngành, lĩnh vự kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước,. Các DNNN đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH và CN, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế và chấp hành pháp luật.
Hai là, DNNN là lực lượng quan trong và là công cụ để NN thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN, nó mở đường, hướng dẫn hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN.
Ba là, Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, DNNN chiếm 3,6%, nhưng đã chiếm32,7% tổng số lao động, 54,9% tổng số vốn, 51,1% giá trị tài sản cố định,…. Nhưng trong 10 năm trở lại đây tỷ lệ đóng góp của khu vực DNNN cho ngân sách nhà nước trung bình chưa tới 20% và ngày một giảm so với chính mình cũng như so với khu vực tư nhân (bao gồm khu vực DNDD và FDI).
Đóng góp của khu vực DNNN vào tăng trưởng GDP đã giảm từ mức 33% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 19% trong giai đoạn 2006-2009, nguyên nhân là do tốc độ tăng GDP của khu vực DNNN giảm từ 7,6% xuống 4,0% - tức là chỉ bằng một nửa so với khu vực tư nhân.
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước và tư nhân là 50%-50%, thì đến năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn là 20-80%.
DNNN đóng góp một cách khiêm tốn cho kim ngạch xuất khẩu nhưng lại là nơi tạo ra một tỷ lệ lớn kim ngạch nhập khẩu
Nói tóm lại, khu vực nhà nước ở Việt Nam hiện chiếm hữu rất nhiều nguồn lực nhưng sử dụng chúng một cách kém hiệu quả, đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách, tăng trưởng GDP, tạo việc làm mới, phát triển công nghiệp, và xuất khẩu.
* Một số hạn chế, bất cập của DNNN
- Hoạt động kém hiệu quả, kém năng động. Mặc dù được nhiều ưu đãi việc sử dụng các nguồn lực về tài nguyên, đất đai, tiền vốn và lao động so với các khu vực sở hữu khác, song hiệu quả hoạt động kinh doanh thì kém hơn hẳn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của các DNNN các năm 2007 – 2009 là giao động trong khoảng 3,5 – 4,3%, trong khi đó các doanh nghiệp FDI là trong khoảng 9,1 – 11,7%. Còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DNNN giai đoạn 2007 – 2009 là từ 6,3 – 8,2%, thấp hơn các doanh nghiệp FDI với mức là 10,6 – 13,1%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNNN chỉ bằng khoảng 50% so với các doanh nghiệp FDI.
- Biểu hiện của dấu hiệu độc quyền trong kinh doanh. Tiêu biểu trong lĩnh vực xăng dầu Petrolimex chiếm tới 60% thị phần xăng dầu cả nước; Tập đoàn điện lực chiếm lĩnh gần hết thị trường từ khâu sản xuất tới truyền tải và bán lẻ; Tập đoàn than, khoáng sản cũng chiếm giữ phần lớn việc khai thác và cung cấp sản phẩm than trên toàn quốc…). làm méo mó thị trường, gây thiệt hại lớn tới quyền lợi của người tiêu dùng cũng như lợi ích của nhà nước, hạn chế sự phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh chậm được đổi mới, nhiều doanh nghiệp chưa bắt kịp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, còn có tư tưởng ỉ lại vào nhà nước, sử dụng nguồn tài nguyên, vốn còn lãng phí. …
- Phát triển về quy mô không theo tự nhiên mà bằng cơ chế hành chính, kết hợp lỏng lẻo
- Tôc độ đa dạng hóa ngành cao : năm 2010 trung bình 1 tập đoàn nhà nước Việt Nam hoạt động trên 6,4 ngành kinh doanh. Trên thế giới chỉ xấp xỉ 2-2,3 ngành
Có quá nhiều ưu đãi, đặc biệt trong việc tiếp cận vốn tín dụng, năm 2005 tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế nhà nước là 2,6 lần nhưng đến 2010 đã tăng lên 3,2 lần, tỷ lệ nợ tính theo % GDP của tập đoàn nhà nước đã tăng từ 21% năm 2005 lên gần 37% vào năm 2011
* Giái pháp
- nên qui định tất cả doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện chế độ công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động công ty để tăng cường hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước.
- tiếp tục tiến trình CPH các DNNN theo hướng bán bớt hoặc bán toàn bộ cổ phần nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược hoặc cho công chúng để tăng cường quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính nội tại của doanh nghiệp,
- không nên hình thành thêm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bằng cơ chế hành chính.
- cần nhanh chóng chuyển đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang mô hình hoạt động công ty cổ phần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top