Từ Vựng Tiếng Việt

I Khái niệm ngữ cố định

Là những cụm từ được hình thành do sự kết hợp của nhiều từ. có tính chất cố định sẵn có, được dùng để đặt câu giống như từ. Có 2 loại ngữ cố định: thành ngữ và quán ngữ.

Quán ngữ là những cụm từ được hình thành do thói quan diễn đạt cụ thể khi dẫn ý, chuyển ý, nhập đề, kết luận, chứ không có tác dụng định danh cho những sự vật chưa có tên gọi hay đã có tên gọi, hoặc nêu bật một sắc thái nào đó của sự vật hiện tượng.

Vd: một mặt thì, có nghĩa là, nói tóm lại...được xem là đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và ngữ tự do.

Thành ngữ là những cụm từ cố định hóa về mặt kết cấu, bóng bẩy về mặt nội dung và được dùng để biểu thị một cách hình ảnh sự vật hiện tượng, tính chất hoạt động trong thực tế khác quan.

Đặc điểm của thành ngữ:

1 Tính biểu trưng: lấy những vật thực, việc thực làm biểu tượng để nêu lên những hiện tượng cò tính chất trừu tượng khái quát.

2. Tính dân tộc

Tư liệu dùng làm biểu trưng: thực vật, động vật, đồ vật, sinh hoạt tập tục

*Nghĩa biểu vật là phạm vi mà sự vật hiện tượng biểu hiện, nó mang tính khái quát trừu tượng.

*nghĩa biểu niệm là tập hợp tất cả các nét nghĩa của từ, chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một trật tự nhất định. Tương ứng với một phạm vi biểu vật của từ.

VD: từ cắt - cắt hộ khẩu, cắt quan hệ

Nghĩa biểu vật phản ánh phạm vi, nghĩa biểu niệm phản ánh thuộc tính.

*Nghĩa biểu thái: tằn tiện - dè sẻn (trung tính), tiết kiệm (+) - keo kiệt (-)

Hiện tượng nhiều nghĩa: cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể thích ứng với nhiều phạm vi và sự vật hiện tượng khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau và được gọi là hiện tượng nhiều nghỉa của từ vựng.

Giá trị sử dụng của thành ngữ: xuất phát chính từ những đặc điểm của thành ngữ. Tính biểu trưng giúp sự diễn đạt bằng thành ngữ vừa mang tính hình ảnh vừa hàm súc, cô đọng. Tính dân tộc, tính cụ thể giúp thành ngữ diễn đạt được một cách vừa cụ thể vừa chính xác hiện thực khách quan kèm theo thái độ, sự đánh giá tinh tế của người nói. Tính điệp và đối giúp sự diễn đạt bằng thành ngữ giàu nhạc tính, dễ đi vào lòng người và dễ nhớ.

Phân loại thành ngữ:

*Dựa vào tiêu chí cấu tạo có thể phân thành ngữ thành hai loại: thành ngữ có kết cấu cụm từ và thành ngữ có kết cấu câu.

*Dựa vào tiêu chí nguồn gốc có thể phân thành ngữ làm hai loại: thành ngữ thuần Việt, thành ngữ vay mượn.

*Dựa vào tiêu chí biểu trưng có thể phân thành ngữ làm hai loại: thành ngữ mang tính biểu trưng thấp và thành ngữ mang tính biểu trưng cao.

* Từ tiếng Việt: theo Nguyễn Văn Tu thì từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hính thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.

*Sự chuyển nghĩa của từ

Các phương thức chuyển nghĩa của từ:

+ Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể, dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng.

+Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d khi giữa chúng có quan hệ gần nhau, tiếp cận

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top