Tú Uyên- đề cương môn quản trị kinh doanh
ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm kinh doanh & doanh nghiệp?
Trả lời:
vKinh doanh:
- Khái niệm: Kinh doanh là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường
- Đặc điểm kinh doanh:
+ Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được coi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp.
+ Kinh doanh phải gắn liền với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh.
+ Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn. Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó không ngừng.
+ Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời
vDoanh ngiệp:
- Khái niệm: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Đặc điểm:
+ Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
+ Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn.
+ Doanh nghiệp là một tổ chức sống.
Câu 2: Tại sao nói DN là 1 tổ chức KD?
Trả lời:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh vì:
- Doanh nghiệp là 1 tổ chức - 1 hệ thống xã hội:
1 tổ chức được cấu tạo bởi 3 nội dung:
+ Bao gồm nhiều người.
+ Những người đó có quan hệ với nhau & có chức năng nhất định trong hoạt động của tập thể.
+ Có mục tiêu chung cụ thể.
ðTổ chức là 1 hệ thống con người hệ thống xã hội.
- Doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh doanh - 1 hệ thống kinh doanh:
+ DN là tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tiêu sinh lời.
+ DN hoạt động tuân theo quy luật của tổ chức nói chung, trong quy luật kinh tế, trong quá trình vận động của mình.
- Đầu vào & đầu ra (là hệ thống yếu tố đầu vào và đầu ra):
+ Đầu vào là phương tiện cần thiết để DN hoạt động bình thường gồm:
üNguồn nhân lực.
üNguồn vốn.
üThị trường năng lượng & nguyên liệu.
üThị trường công nghệ-kĩ thuật.
üThị trường tư liệu sản xuất và dịch vụ.
üThị trường chất xám & thông tin.
+ Đầu ra của DN được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ thông qua việc bán của cải & dịch vụ mới tạo ra & được sử dụng:
üThanh toán cho nhà cung cấp.
üTrả lương & các khoản chi phí khác cho người lao động của DN.
üNộp thuế & nộp ngân sách.
üTrả lợi tức cho người vay cho vay.
üTrả lợi nhuận cho chủ sở hữu (nếu có).
üChi đổi mới (đầu tư) TLSX & tự đầu tư phát triển.
- DN & môi trường:
DN tồn tại & hoạt động trong 1 môi trườngnhất định & chịu sự tác động của các yếu tố trong môi trường đó. DN là 1 hệ thống mở tức là DN thường xuyên có sự trao đổi với môi trường bên ngoài, chịu sự tác động của môi trường & tác động ngược trở lại môi trường.
Theo cách phân loại thông thường môi trường DN chia làm 8 loại:
üMôi trường kinh tế
üMôi trường pháp luật thể chế.
üMôi trường văn hóa.
üMôi trường xã hội.
üMôi trường công nghệ.
üMôi trường chính trị.
üMôi trường sinh thái.
üMôi trường quốc tế.
+ Tác động của Môi trường - DN:
üDN họat động trong Môi trường & chịu sự tác động của các yếu tố môi trường. DN không thể thay đổi nó mà phải nhận biết & thích ứng với nó bằng hệ thống các giải pháp.
üMặt khác môi trường cũng tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nếu DN nắm bắt đc chúng. DN cần có sự nghiên cứu về môi trường hiểu các quy luạt vận động của nó & vận dụng những quy luật đó để nắm bắt được cơ hội cũng như phòng ngừa tránh được những rủi ro, tác động tiêu cực của môi trường.
+ Tác động trở lại DN - môi trường:
Mối quan hệ trong DN - môi trường là quan hệ 2 chiều, DN chịu sự tác động của môi trường đồng thời có sự tác động ngược trở lại cải biến môi trường. Hoạt động của DN sẽ tác động tới:
üCơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống,…
üNâng cao mức sống, tạo việc làm,…
üNộp ngân sách nhà nước.
üCải tạo hoặc phá hủy môi trường.
üGóp phần phát triển nền kinh tế xã hội.
Câu 3: Phân biệt thuật ngữ quản trị và quản lý?
Trả lời:
Tiếng anh Management vừa là qủan trị vừa là quản lý nhưng được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Ngoài ra còn 1 thuật ngữ nữa là Adminitration nghĩa là quản lý hành chính, quản lý chính quyền. Tiếng pháp có 2 từ Gestion (=Management) nghĩa là QTKD, còn từ Adminitration (=Adminitration) nghĩa là quản lý các hoạt động hành chính, chính quyền.
- Giống nhau:
+ Lôgic của vấn để quản lý.
+ Quá trình tác động có chủ ý, có hướng đích của chủ thể tác động.
- Khác nhau: khác nhau về nội dung & quy mô:
+ Đối tượng:
üQuản trị: cấp cơ sở (các tổ chức KD-DN)
üQuản lý: cơ quan Nhà nước trong việc quản lý XH. Quản lý ở tầm vĩ mô
ðKhái niệm:
+ Quản trị: sự tác động có tổ chức of chủ thể q.trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
+ Quản lý: là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
Câu 4: Khái niệm, bản chất QTKD?
Trả lời:
vKhái niệm:
QTKD là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN lên tập thể những người lao động trong DN, sử dụng 1 cách tốt nhất mọi tiềm năng & cơ hội để thực hiện 1 cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định & thông lệ XH.
Lôgic của khái niệm QTKD được thể hiện trong sơ đồ sau:
Chñ thÓ doanh nghiÖp
Nh÷ng ngêi lao ®éng trong doanh nghiÖp
C¸c ®Çu vµo
T¸c ®éng
Môc tiªu doanh nghiÖp
ThÞ trêng
C¸c c¬ héi, c¸c rñi ro
Kh¸ch hµng
C¸c ®èi thñ c¹nh tranh
Nh÷ng ngêi cung øng ®Çu vµo
LuËt ®Þnh vµ th«ng lÖ x· héi
vBản chấtcủa QTKD:
- Xét về mặt KTXH:
+ QTKD vì mục tiêu lợi ích của DN bảo đảm cho DN tồn tại & phát triển lâu dài.
+ Mục tiêu của DN do chủ DN đề ra.
- Theo cách khác: Bản chấtcủa QTKD tùy thuộc vào chủ sở hữu của DN.
- Bản chấtkinh doanh XHCN khác kinh daonh TBCN nên nó phải có thêm câu hỏi “ SX cái đó để làm gì?”
Câu 5: Tại sao nói : QTKD mang tính khoa học, tính nghệ thuật và là 1 nghề?
Trả lời:
- QTKD mang tính khoa học:
+ Tính khoa học của QTKD xuất phát từ tính quy luật các quan hệ quản trị trong quá trình hoạt động của DN bao gồm những quy luật về kinh tế, tâm lý, kinh doanh, kỹ thuật, XH,... Nếu nhà quản trị nhận thức & vận dụng được những quy luật này trong quá trình quản trị DN thì sẽ giúp họ đạt được kết quả mong muốn ngược lại sẽ chịu hậu quả khôn lường.
+ Tính khoa học của QTKD đòi hỏi nhà quản trị phải:
üCó kiến thức về ngành KD, hiểu biết về các lĩnh vực khác.
üNắm vững các quy luật liên quan đến hoạt động của DN như quy luật tâm lý, kinh tế, XH, gía trị,...
- QTKD mang tính nghệ thuật:
+ Tính nghệ thuật của QTKD xuất phát từ tính đa dạng phong phú của các sự vật, hiện tượng trong kinh tế, KD, quản trị,...
+ Tính nghệ thuật của QTKD còn xuất phát từ bản chất QTKD, suy cho cùng QTKD chính là quản trị con người trong DN.
+ Tính nghệ thuật đòi hỏi các nhà quản trị phải vận dụng 1 cách khéo léo, chính xác, linh hoạt các quy luật KT-XH, tâm lý,...vào phát triển hoạt động quản trị.
+ Tính nghệ thuật của QTKD còn phụ thuộc vào kinh nghiệm & những thuộc tính tâm lý cá nhân of từng nhà quản trị vào cơ may & vận rủi,...
ðSử dụng có hiệu quả các phương pháp, kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được vào hoạt động quảntrị nhằm đạt được mụa tiêu đề ra của DN.
- QTKD là 1 nghề (nghề QT):
Điều này có nghĩa là ai cũng có thể học để trở thành 1 nhà QT nhưng có thành công hay ko có giỏi nghề hay ko còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
üHọc ở đâu?
üAi dạy?
üChương trình học thế nào?
üNghiên cứu nghề nghiệp ra sao?
ü....
ðNhư vậy muốn điều hành hoạt động KD có kết quả 1 cách chắc chắn thì trước tiên chủ DN phải được đào tạo về nghề nghiệp 1 cách chu đáo để có thể nhận thức & nắm bắt được 1 cách chính xác các quy luật khách quan trong hoạt động KD & vận dụng khéo léo các quy luật đó vào thực tế.
Câu 6: Nội dung củalý thuyết QTKD?
Trả lời:
vCơ sở lí luận & phương pháp luận của QTKD:
- QTKD mang tính khoa học vì chỉ có nắm vững & tuân thủ đúng đòi hỏi của các quy luật khách quan xảy ra trong quá trình QTKD mới đảm bảo dành được kết quả mong muốn.
- Toàn bộ nội dung của việc nhận thức & vận dụng quy luật baogồm:
üLý thuyết hệ thống.
üKD & QTKD.
üVận dụng quy luật trong QTKD.
üNghệ thuật QTKD.
vQuá trình tiến hành QTKD:
- Quá trình tiến hành QTKD b.gồm:
üTổ chức thu nhận & xử lí thông tin.
üĐề ra & tổ chức t.hiện các quyết định QTKD.
üCác phương tiện & công cụ sử dụng trong QTKD.
- Nội dung này nhằm giúp các nhà QTKD hiểu rõ công nghệ QTKD,phương pháp công cụ cần thiết để tiến hành QTKD...
vNội dung của QTKD:
- Thực hiện các chức năng QTKD.
- Nghiên cứu các chức năng QTKD b.gồm:
üChức năng lập k.hoạch.
üChức năng tổ chức
üChức năng điều hành.
üChức năngkiểm tra.
vĐổi mới các hoạt động QTKD:
- Quá trình KD luôn đặt ra những nhiệm vụ mới cho nhà q.trị.
- Hoàn thiện QTKD như 1 yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển DN.
- Để cứu vãn sự đổ vỡ & đưa DN phát triển đi lên cần hoàn thiện những nhân tố QTKD.
- Phân tích kinh tế, chống lại rủi ro trong KD, đổi mới DN, hiệu quả QTKD là nội dung thứ tư của lý thuyết QTKD.
Câu 7: Khái niệm, đặc điểm quy luật và quy luật kinh tế?
Trả lời:
vQuy luật:
- Khái niệm:
Quy luật là những mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, bản chất của sự vật và hiện tượng được lặp đi lặp lại trong những điều kiện nhất định.
- Đặc điểm:
+ Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiệncủa quy luật chưa có, ngược lại khi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xóa bỏ quy luật.
+ Các quy luật tồn tại & hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được hay không, yêu thích nó hay ghét nó.
+ Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành 1 hệ thống thống nhất nhưng khi xử lí tình huống thường chỉ có 1 số quy luật chi phối.
vQuy luật kinh tế:
- Khái niệm:
Các quy luật kinh tế là các mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế trong những điều kiện nhất định.
- Đặc điểm:
+ Các quy luật kinh tế tồn tại & họat động thông qua các hoạt động của con người.
+ Các quy luật kinh tế có độ bền vững kém hơn các quy luậtkhác.
Câu 8. Cơ chế sử dụng quy luật ? Mô tả quy luật giá trị ?
Trả lời :
- Cơ chế sử dụng quy luật:
+ Phải nhận biết được quy luật qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học và lý luận. Đây là 1 quá trình tùy thuộc vào trình độ mẫn cảm, nhạy bén của con người.
+ Tổ chức các điều kiện chủ quan của DN để cho các DN xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng
+ Tổ chức thu thập các thông tin sai phạm ách tắc do việc không tuân thủ các đòi hỏi của các quy luật khách quan gây ra.
- Mô tả quy luật giá trị:
+ Là quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường,yêu cầu của quy luật này là sản phẩm và trao đổi hàng hóa được tiến hành phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết tạo ra hàng hóa.
+ Quy luật giá trị được thể hiện như là quy luật giá cả và giá cả thì luôn biến động xoay quanh giá trị.
+ Do quy luật giá trị biểu hiện thông qua giá cả, làm cho người bán hàng hoa mở rộng hoặc thu hẹp bớt quy mô sản xuất hàng hóa có giá cả thấp hơn giá trị để dồn vào sản xuất loại hàng hóa nào có giá cả cao hơn.
A
B
Gi¸ trÞ x· héi cña hµng ho¸
Nhu cÇu x· héi
D
- D
C
E
F
D
A’
B’
Gi¸ trÞ sö dông cña hµng ho¸
Lîng gi¸ trÞ cña hµng ho¸
- Trong hình trên hai đg thẳng A A’ và B B’ biểu thị giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa chúng phù hợp với nhau (ứng với 2 đường thẳng song song). Nhưng giá cả lại biến động xung quanh giá trị (cho ở đường cong dưới).
Câu 9. Mô tả quy luật cung cầu giá cả, giải thích bằng đồ thị?
Trả lời:
Gi¸
Gi¸
Hình1 hình 2
A’
A
S1
C1
0
E
D
C
B
Khèi lîng s¶n phÈm
§iÓm c©n b»ng kinh tÕ
Cung (S¶n xuÊt)
CÇu (Tiªu dïng)
Gi¸ c¶
g1
g2
g3
Hình 3
- Đây là một quy luật kinh tế của nề kinh tế hàng hoá, nó được xây dựng trên các tiền đề sau:
+ Cầu là 1 đại lượng thường tỷ lệ nghịch với giá (hình 1).
+ Cung là 1 đại lượng thường tỷ lệ thuận với giá (hình 2).
+ Khi cầu > cung thì giá cả > giá trị và ngươc lại.
+ Hoạt động của các quy luật được cho bởi sơ đồ mạng nhện (hình 3)
- Lúc đầu sản phẩm làm ra bán với giá g1 khi đó mức sản xuất là S1 còn nhu cầu tiềm năng là C1. Và C1 > S1 tức cầu > cung nên giá cả > giá trị, thị trường đẩy giá lên g2, phản ứng của phía bán là tìm cách nâng mức sản xuất lên, vì sản xuất sau khi điều chỉnh bằng S2 > S1 = cầu thực tế của mức giá g1 cho nên khó có thể bán hết và buộc phía sản xuất phải hạ giá về mức g3… quá trình cứ tiếp tục cho tới điểm cân bằng thị trường (tại đó cung = cầu với giá hợp lý được 2 phía chấp nhận)
Câu 10. Khái niệm và các quy tắc QTKD?
Trả lời :
- Khái niệm: Các nguyên tắc quản trị kinh doanh là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản trị kinh doanh
- Các nguyên tắc quản trị kinh doanh cơ bản.
+ Phải đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại vững mạnh: là nguyên tắc đòi hỏi DN phải được tồn tại vững mạnh, ổn định và phát triển ổn định, nhanh chóng. Là đảm bảo cho các đặc trưng mục tiêu của DN luôn được thực hiện 1 cách tốt đẹp.
+ Phân cấp: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chu trong quản lý. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
· Biểu hiện tập trung:
üPhải có đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển của doanh ngiệp.
üThống nhất các quy chế quản trị kinh doanh.
üThực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các cấp.
· Biểu hiện của dân chủ:
üXác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp.
üChấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa doanh nghiệp để phát triển.
+ Tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh doanh luật pháp là những ràng buộc của nhà nước đối với mọi DN theo định hướng của sự phát triển xã hội. Đây còn là các thông lệ kinh doanh của xã hội mang tính chất bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh.
+ Xuất phát từ khách hàng: Kháchhàng là căn cứ để hình thành chiến lược Mar của DN và các nội dung quản trị DN. DN cũng cần nắm vững vòng đời của mỗi sản phẩm để luôn luôn đổi mới chiến lược sản phẩm, thích nghi được với thị trường luôn biến động
+ Hiệu quả và tiết kiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi tính toán và hoạt động của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra một cách thiết thực và an toàn, thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao.
Trong ®ã:
e: Hiệu quả so sánh (tương đối)
E: Hiệu quả tuyệt đối (chung)
K: Là tổng kết quả thu được
C: Là tổng chi phí bỏ ra
Ci: Là chi phí bổ sung năm i
Co: Chi phí ban đầu
Ki: Là kết quả thu được năm i
n: Là số năm khai thác, sử dụng doanh nghiệp (trong một chu kỳ tồn tại và hoạt động)
+ Chuyên môn hoá: là nguyên tắc đòi hỏi việc quản trị các DN phải là những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề cao đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản trị cảu DN thực hiện.
+ Kết hợp hài hoà các loại lợi ích: bao gồm lợi ích của người lao động trong DN, của KH, của nhà nước và xã hội, của bạn hàng.
+ Bí mật trong kinh doanh: là nguyên tắc đòi hỏi DN phải luôn luôn biết giữu kín ý đồ và tiềm năng kinh doanh của mình.
+ Tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh: phải biết khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn, đặc biệt là thông tin về công nghệ mới và sự biến động trong chính sách quản lý có ảnh hưởng tới DN do các nhà chức trách dự đinh đưa ra
+ Biết dừng lại đúng lúc: đòi hỏi chủ DNthực thi 1 giải pháp nào đó cũng chỉ nên có mức độ.
+ Dám mạo hiểm
Câu 11: Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh?
Trả lời :
Các phương pháp cạnh tranh: là các phương pháp tính toán tất cả các khả năng, các yếu tố, các thủ đoạn để tạo lợi thế cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Bao gồm cỏc biện pháp công nghệ, kinh tế, hành chính, tâm lý xã hội (thậm chí có nước còn dùng cả các giải pháp chính trị và quân sự để gây sức ép với các đối thủ ).
- Các phương pháp thương lượng: đó là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà (hơn là cạnh tranh cùng gây bất lợi), đó là việc sử dụng các kỹ thuật tính của lý thuyết trò chơi).
- Các phương pháp né tránh: đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm 1 thị trường khác để đem hàng tới bán, thậm chí phải từ bỏ mặt hàng mà DN không thể trụ được sang 1 mặt hàng khác.
Câu 12. Các mưu kế kinh doanh truyền thống?
Trả lời :
Các mưu kế truyền thống: là các mưu kế kinh doanh đó được con người tổng kết qua nhiều năm tháng và thường giúp cho người dùng nó đạt thành quả lớn trong kinh doanh.
üKinh tế kế.
üThân kế.
üHợp tung kế.
üKhông thành kế.
üNhân kế.
üToạ sơn quan hổ đấu kế.
üGiương đông kích tây kế.
üTửu kế.
üKhổ nhục kế.
üPhô trương thanh thế.
üMượn sức người.
üTừ không mà có.
üBỏ chạy.
üBỏ con săn sắt bắt con cá rô.
üKim thuyền thoát xác.
üMượn oai hùm.
üKhủng bố kế.
üĐắm đò giặt mẹt.
üNhân đức.
üLiên hoàn.
Câu 13: Nghệ thuật dùng người trong DN?
Trả lời:
- Nắm vững hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý cá nhân: Người lãnh đạo muốn dùng người có kết quả phải hiểu rõ tâm tính, năng lực, sở trường, sở đoản, hoàn cảnh, cá tính từng người.
- Phải công bằng và phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng.
- Phải kết hợp cả uy và ân trong quản trị: Nếu dùng ân lâu thì bền nhưng dễ trở thành phù phiếm, dùng uy thì nhanh chóng nhưng tàn nhẫn nên phải kết hợp chúng.
- Phải làm cho cấp dưới tin yếu, kính phục: Về lòng chân thành, thái độ đối xử và tài năng đức độ
- Biết dùng mưu kế: làm cho người được dùng mà không biết, đem lại các thành tựu bất ngờ cho cấp dưới.
- Biết dùng đội ngũ cán bộ giúp việc: Người lãnh đạo mà không có tai mắt, không có nanh vuốt thì khó thành lãnh đạo.
- Biết chia tách kẻ xấu để trị: Tránh cho những kẻ xấu liên kết với nhau trong DN để cản phá gây rối.
Câu 14. Các yêu cầu đối với thông tin ?
Trả lời :
- Tính chính xác và trung thực: Thông tin cần được đo lường chính xác và phải được chi tiết hóa đến mức độ cần thiết làm căn cứ cho việc ra quyết định được đúng đắn. Thông tin cần phải phản ánh trung thực tình hình khách quan của đối tượng quản lý và môi trường xung quanh.
- Tính kịp thời và linh hoạt: Tínhkịp thời của thông tin được quyết định bởi những đk cụ thể, độ chín muồi của vấn đề. Thu thập và xử lý thông tin không được quá sớm hoặc quá muộn.
- Tính đầy đủ: Để đảm bảo cho việc ra quyết định của chủ thể quản lý
- Tính hệ thống và tổng hợp: Kết hợp các loại thông tin khác nhau theo trình tự nghêm ngặt nhằm cho quản lý có hiệu quả.
- Tính cô đọng và logic: Thông tin phải có tính nhất quán, tính có luận cứ, rõ ràng.
Câu 15. Các căn cứ ra quyết định?
Trả lời:
- Quyết định phải bám sát mục tiêu chung của doanh nghiệp. Muốn làm gì thì cái đích đặt ra hàng năm cua DN phải trở thành thực hiện.
- Quyết định của doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và thông lệ của thị trường. Chẳng hạn không thể vi phạm pháp luật lao động ,không thể trà đạp lên nhân phẩm của người lao động…….
- Quyết định phải được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng và thực lực của doanh nghiệp. Ban quản lý không thể đưa ra các quyết định vượt quá mức tiềm năng của DN.
- Quyết định quản trị kinh doanh khi đưa ra còn phải xuất phát từ thực tế của cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp là một trong các bên tham dự. Rõ ràng DN làm ra những sản phẩm chất lượng thấp giá thành cao thì khó có thể tồn tại so với các doanh nghiệp cạnh tranh có sản phẩm chất lượng cao hơn giá thành thấp hơn.
- Quyết địnhn quản trị kinh doanh còn phải được đưa ra dựa trên yếu tố thời cơ và thời gian. Một quyết định đưa ra để lỡ thời cơ hay quá kéo dài thời gian sẽ khó có thể thu được hiệu quả mong muốn.
Câu 16. Các quá trình ra quyết định.
Trả lời:
- Sơ bộ đề ra nhiệm vụ: Muốn đề ra nhiệm vụ, trước hết cần phải xác định:
+ Vì sao phải đề ra nhiệm vụ, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách của nó
+ Tình huống nào trong sản xuất - kinh doanh có liên quan đến nhiệm vụ đề ra.
+ Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập những thông tin còn thiếu.
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án: thực hiện mục đích đề ra cần phải có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả.
+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: số lượng và chất lượng, phản ánh đầy đủ những kết quả dự tính sẽ đạt
+ Chi phí nhỏ nhất, năng suất cao nhất, sử dụng thiết bị nhiều nhất, sử dụng vốn sản xuất tốt nhất v.v...
- Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra
+ Chỉ có thể giải quyết đúng đắn một vấn đề nào đó nếu có thông tin đầy đủ & chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của nhiệm vụ được xét & phụ thuộc vào tŕnh độ thành thạo kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề
+ Khi giải quyết vấn đề cấp bách & quan trọng người lănh đạo có thể trực tiếp tìm hiểu ttình hình tại chỗ.
+ Không phải thông tin nào thu lượm được cũng là luôn luôn chính xác & dầy đủ
- Chính thức đề ra nhiệm vụ
+ Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra quyết định đúng đắn. Chỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã xử lý các thông tin thu được do kết quả nghiên cứu
- Dự kiến các phương án có thể
+ Nêu ra những phương án quyết định sơ bộ tŕnh bày dưới dang kiến nghị. Những phương án này thường xuất hiện ngay ở bước đề ra nhiệm vụ
+ Có thể dùng phương pháp luận lô-gic & trực giác của người lănh đạo để lựa chọn phương án.
- Xây dựng mô hình ra quyết định
+ Nhờ mô hình và máy vi tính người ta xác định hiệu quả các phương án theo tiêu chuẩn đánh giá đã chọn. Trên cơ sở đó, có thể chọn được phương án quyết định tối ưu.
- Đề ra quyết định.
Trực tiếp đề ra quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
Câu 17. Khái niệm & vai trò của việc lập kế hoạch?
Trả lời:
- Khái niệm: Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó.
- Vai trò của việc lập kế hoạch
+ Kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết hướng đi của DN. Khi tất cả những người có liên quan biết được DN sẽ đi đâu & họ sẽ phải làm ǵ để đạt được mục tiêu đó th́ đương nhiên họ sẽ phối hợp,hợp tác với nhau làm việc một cách có tổ chức.
+ Lập kế hoạch có tác dụng là giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. Lập kế hoạch buộc những người quản lư phải nh́n về phía trước, dự đoán những thay đổi trong nội bộ DN cũng như ngoài môi trường cân nhắc những ảnh hưởng của chúng & đưa ra những phản ứng đối phó thích hợp.
+ Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
+ Lập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra. Hiển nhiên là khi mục tiêu & những phương tiện đă rơ ràng th́ th́ những yếu tố phi hiệu suất cũng được bộc lộ
ðTóm lại chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên là xuất phát điểm của mọi quá trình QT. Bất kể cấp QT là cấp cao hay cấp thấp việc lập ra được những kế hoạch có hiệu quả là chiếc chìa khóa cho việc thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của DN.
Câu 18. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch?
Trả lời:
- Cấp quản lý
Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Hay kế hoạch chiến lược chiếm ưu thế trong công tác lập kế hoạch của các nhà quản lý cấp trung & cấp thấp trong khi những nỗ lực lập kế hoạch của những ng quản lý cấp cao ở các DN lớn chủ yếu mang tính chiến lược.
- Chu kỳ KD của DN.
Có 4 giai đoạn trong chu kỳ sống & chu kỳ kinh doanh mà DN trải qua là: hình thành, tăng trưởng, chín muồi & suy thoái.
+ Giai đoạn hình thành những nhà QT thường phải dựa vào kế hoạch định hướng. Thời kỳ này rất cần tới sự mềm dẻo & linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn chưa xác định rõ ràng, và thị trường chưa có gì chắc chắn.
+ Giai đoạn tăng trưởng: có xu hướng ngắn hạn & thiên về cụ thể
+ Giai đoạn chín muồi: tính ổn định & tính dự đoán của DN là lớn nhất nên kế hoạch dài hạn & cụ thể.
+ Giai đoạn suy thoái: Kế hoạch lại chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể sang định hướng.
- Độ bất ổn của môi trường.
+ Môi trường càng bất ổn định bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hướng & ngắn hạn bấy nhiêu.
+ Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường tương đối ổn định thường có những kế hoạch dài hạnh, tổng hợp & phức tạp trong khi những DN hoạt động trong môi trường động lại có những kế hoạch hướng ngoại & ngắn hạn.
- Độ dài của những cam kết trong tương lai.
Kế hoạch phải đủ dài để có thể thực hiện được những cam kết có liên quan tới việc đưa ra quyết định ngày hôm nay hay kế hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào kế hoạch đó nhằm vào thực hiện mục tiêu gì.
Câu 19. Khái niệm mục tiêu, mục tiêu thực, mục tiêu phát biểu?
Trả lời:
vMục tiêu:
- Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, nhóm, hay toàn bộ tổ chức.
- Mục tiêu của doanh nghiệp phản ánh những động cơ hoạt động dài hạn và cũng thể hiện thực chất của doanh nghiệp đó. Định hướng chính của doanh nghiệp:
- Phát triển.
- Đầu tư.
- Mở rộng sản xuất.
- Thị trường.
- Đa dạng hoá sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cơ cấu sử dụng nguồn nhiên liệu trong tương lai v.v...
vMục tiêu phát biểu (Stated objective): là những mục tiêu được doanh nghiệp chính thức tuyên bố, đó là những điều màdoanh nghiệp muốn công bố chúng tin là mục tiêu của doanh nghiệp.
vMục tiêu thực (Real objective): là những mục tiêu mà doanh nghiệp thực sự theo đuổi và được xác định bởi những việc làm thực của các thành viên trong doanh nghiệp.
Câu 20. Khái niệm,yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức QT?
Trả lời:
- Khái niệm cơ cấu tổ chức quản trị kinh doanh: là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất đinh, được bố trí theo những cấp đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định của doanh nghiệp.
- Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị.
+ Tính tối ưu: giữa các khâu & các cấp QT đều thiết lập nên những mối quan hệ hợp lư với số lượng cấp QT ít nhất trong DN cho nên cơ cấu tổ chức QT mang tính năng động cao, luôn luôn đi sát & phục vụ sản xuất kinh daonh.
+ Tính linh hoạt: cơ cấu tổ chức Qt phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ t́nh huống nào xảy ra trong DN cũng như ngoài môi trường.
+ Tính tin cậy lớn: cơ cấu tổ chức QT phải bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông tin đc sử dụng trong DN nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt các hoạt động & nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của DN.
+ Tính kinh tế: cơ cấu bộ máy QT phải sử dụng chi phí Qt phải đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữa chi phí định bỏ ra & kết quả sẽ thu về.
Câu 21. Các loại cơ cấu tổ chức quản trị cơ bản ?
Trả lời :
Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị cơ bản.
- Cơ cấu đơn giản kiểu doanh nghiệp cá nhân: đây là cấu trúc đon giản nhất. Mọi việc nói chung phụ thuộc vào người chủ doanh nghiệp. Người chủ ra các quyết định và làm mọi công việc quản trị.
- Cơ cấu chức năng: Phân nhóm thành các phòng ban: nhân sự, marketing, tài chính, điều hành sản xuất v.v...
+ Ưu điểm: Nhiệm vụ rất rõ ràng thích hợp.
+ Nhược điểm: Có hướng đi và mệnh lệnh hơn là tập trung vào sản phẩm, dịch vụ, hoặc khách hàng. Sự chuyên môn hoá chức năng có thể sẽ xuất hiện những xu hướng sau:
üNhấn mạnh tới chất lượng.
üKhó thay đổi.
üKhó phối hợp các hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau.
- Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, khách hàng, thị trường
Cơ cấu này phân nhóm các cá nhân và nguồn lực theo sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, hoặc thị trường.
+Ưu điểm:
üThích nghi và linh động trong việc thoả mãn các nhu cầu .
üCho phép nhận ra những thay đổi bên ngoài.
üSự liên kết độ sâu nhân sự chuyên môn hoá trong hệ thống thứ bậc.
üCơ cấu tập trung vào sự thành công hoặc thất bại của những sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc lãnh thổ đặc biệt.
+ Nhược điểm:
üCơ cấu không cung cấpmột nền chung cho các cá nhân có đào tạo cao với những kinh nghiệm tương tự để giải quyết vấn đề và đào tạo nhân viên mới
üCó thể dẫn tói sự trùng lặp.
üCác mục tiêu của bộ phận có thể được ưu tiên qua sức mạnh và tiềm năng của toàn bộ tổ chức.
üCác vấn đề xung đột có thể xuất hiện.
Trong sự chuyên môn hoá kiểu này có thể diễn ra các xu hướng sau:
· Nhấn mạnh đến sự mềm dẻo.
· Chậm về chất lượng kỹ thuật sản phẩm.
· Khó phối hợp giữa các bộ phận.
- Cơ cấu ma trận: là một cơ cấu mà cả hai loại tập trung trên đều được coi là quan trọng trong cơ cấu tổ chức.
+ Ưu điểm:
üKết hợp sức mạnh của cả các cơ cấu chức năng và cơ cấu.
üGiúp cung cấp sự pha trộn, nhấn mạnh cả về kỹ thuật và thị trường.
üTạo ra một chuỗi các nhà quản trị có thể thích ứng với cả nhân sự, kỹ thuật và marketing.
+ Nhược điểm:
üRất đắt
üSự thống nhất mệnh lệnh không còn.
üQuyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể trùng lặp nhau.
üKhó giải thích cho nhân viên.
- Cơ cấu hỗn hợp
Thực tế, các tổ chức thường sử dụng một hỗn hợp các hình thức cơ cấu. Người ta thường mong muốn phân chia con người và nguồn lực bằng hai phương pháp cùng một lúc để cân bằng những lợi thế và bất lợi của mỗi phương pháp.
Câu 22: Nêu những kỹ năng, đặc điểm quan trọng đối với nhà QT?
Trả lời:
Kỹ năng là khả năng chuyển đổi kiến thức về 1 lĩnh vực nào đó vào thực hiện công việc với kết quả nhất định. 10 kỹ năng quan trọng đối với nhà QT:
- Tư duy phân tích: khả năng xác định những chủ điểm, quan điểm then chốt để hiểu rõ và giải thích được các loại thông tin, dữ kiện.
- Mền dẻo trong hành vi: khả năng điều chỉnh hành vi cá nhân cốt để đạt được mục tiêu, hành vi cá nhân phải thích ứng được với những thay đổi ngoài môi trường
- Ra quyết định: khả năng sư dụng thông tin để ra quyết định, chọn phương án hành động 1 cách lôgich, biết cách lập luận và đưa ra các cam kết trong những tình huống phức tạp.
- Lãnh đạo: khả năng lôi cuốn và hướng dẫn các cá nhân và nhóm đạt được mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ.
- Gây ảnh hưởng cá nhân: khả năng tạo được ấn tượng tôt ngay từ đầu, gây chú ý và kính trọng, tỏ ra tự tin cả trong hành động và lời nói.
- Lập kế hoạch và tổ chức: khả năng lên kế hoạch và hành động để đạt được các mục tiêu cụ thể, phân công công việc và phân bổ các nguồn lực hỗ trợ 1 cách hợp lý.
- Chịu được căng thẳng: khả năng duy trì công việc ngay cả khi phải chịu đựng những căng thẳng cá nhân nặng nề.
- Hiểu con người: khả năng hiểu sức mạnh và điểm yếu của con người 1 cách đúng đắn , hiểu sâu được các động cơ, kỹ năng, khả năng của con người trong công việc.
- Chấp nhận rủi ro: khả năng duy trì công việc với các điều kiện không chăc chắn hoặc không rõ ràng.
- Khả năng viết: khả năng trình bày 1 cách sáng sủa các ý tưởng trong bài viết, văn chương lưu loát.
Câu 23: Uy tín và cách tạo lập uy tín?
Trả lời:
- Khái niệm: Uy tín của cán bộ QT là mức độ hiệu quả của sự tác động của họ đối với người khác trong công việc của mình.
- Phân loại:
+ Uy tín quyền lực do địa vị pháp lý ở hệ thống và trong XH đem lại
+ Uy tín cá nhân: là kết quả của phẩm chất, của sự tín nhiệm cá nhân đem lại. v
+ Uy tín chức năng do hệ thống văn bằng, trình độ tay nghề, nghiệp vụ mà XH đã thừa nhận đối với cán bộ QT.
- Cách tạo lập uy tín:
+ Nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho hệ thống và tạo ra thắng lợi liên tục.
+ Tạo được sự nhất trí cao độ trong DN.
+ Đi theo con đường sáng sủa, tránh mọi thủ đoạn đen tối, xấu xa.
+ Không được dối trá, đã hứa là phải thực hiện.
+ Biết sử dụng tốt cán bộ giúp việc.
+ Mẫu mực về đạo đức, được quần chúng tin tưởng và bảo vệ.
Câu 24: Khái niệm, vai trò công tác điều hành?
Trả lời:
- Khái niệm: Điều hành là quá trình khởi động và duy trì hoạt động của DN theo kế hoạch đề ra bằng cách tác động lên động cơ và hành vi của con người trong DN và phối hợp hoạt động của họ sao cho họ cố gắng 1 cách tự giác để hoàn thành các nhiệm vụ của mình và mục tiêu chung của DN.
- Vai trò:
+ Chức năng điều hành giúp cho mọi hoạt động của từng đơn vị và của toàn thể tổ chức diễn ra 1 cách đồng bộ và ăn khớp với nhau để đạt mục đích chung. Thiếu sự phối họp sẽ gây lãng phí thời gian, sựu cố gắng và tiền bạc.
+ Chức năng điều hành có liên quan đến việc ra quyết định, tổ chức truyền đạt và thực hiện các quyết định bằng cách giao việc, ra lệnh, động viên, khen thưởng cấp dưới, tích cực hóa thái độ và tinh thần làm việc của người lao động, đó là những yếu tố liên quan trực tiếp đến ngân sách và hiệu quả SXKD.
+ Chức năng điều hành thể hiện nghệ thuật điều khiển, lãnh đạo con người, thể hiện tài ba của NQT. Thông qua chức năng này có thể đánh giá NQT, đặc biệt là các giám đốc 1 cách khách quan.
Câu 25: Các điều kiện để phối hợp có hiệu quả?
Trả lời:
- Sự phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn 1 cách rõ ràng rành mạnh giữa các cấp quản lý và giữa các khâu quản lý. Điều này tạo tiền đề để có được sự kết hợp ổn định, liên tục, hợp lý mọi hoạt động của các cấp bậc QT viên và của roàn thể mọi người, tránh tối đa sự trùng lặp.
- Về yếu tố con người: những người quản trị cấp cao của DN phải có quan điểm, nhận thức thái độ đúng đắn về sự phối hợp, hợp tác và có năng lực tổ chức. Bởi vì họ chính là người lãnh đạo của DN, người đứng ra thiết kế và tổ chức thực hiện các mối quan hệ phối hợp. Đồng thời có 1 đội ngũ nhân viên có năng lực, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần đồng đội và tinh thần phục vụ cao.
- Làm tốt công tác lập kế hoạch, tạo điều kiện để thực hiện tốt sự phối hợp. Bởi vì sẽ không thể phối hợp tốt nếu các bộ phận, các các nhân không biết mục tiêu cần phải đạt của đơn vị mình là gì? Mục tiêu đó có hiện thực hay không? Sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?....
- Cơ cấu tổ chức cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác phối hợp vì nó là cái khung quy định các hệ thống chỉ huy, các kênh thông tin và các mối quan hệ trong tổ chức.
Câu 26: Các hình thức phối hợp, cho VD?
Trả lời:
vSử dụng các buổi họp và hội nghị để phối hợp
- Chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung cũng như hình thức và có sự tham dự của các chuyên gia hiểu biết vấn đề để tận dụng mọi năng lực của họ.
- Chủ tọa phải nắm giữ các kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển 1 cuộc họp:
+ Cách đặt vấn đề rõ ràng: để ngay từ đầu xác định được mục đích và nọi dung của cuộc họp đó, không nhầm lẫn sang các vấn đề ngoài phạm vi cần bàn.
+ Đặt câu hỏi khéo léo để có thể thu nhận được những thông tin cần thiết và chính xác.
+ Biết hướng dẫn thảo luận: sử dụng sự hiểu biết, tính nhạy cảm và kinh nghiệm của mình để kích thích thảo luận, khích lệ phát biểu, tạo bầu không khí thẳng thắn và cởi mở cho sự thảo luận và góp ý kiến.
+ Biết tổng kết cuộc họp: kết luận, giao việc cho mỗi người, nhóm người.
VD: Các loại hội nghị được áp dụng trong các tổ chức, DN, công ty hiện nay:
+ Hội nghị để thông tin: gồm những lãnh đạo DN và lãnh đạo bộ phận , các QTV các cấp tham dự nhằm trao đổi, báo cáo, thông báo tin tức về các hoạt động của đơn vị bộ phận trong tổ chức.
+ Hội nghị để phát triển: phổ biến các chỉ thị để mọi người hiểu biết và chấp hành, để nâng cao trình độ và để giải thích các kế hoạch, chính sách, các chương trình hành động và các thủ tục lam việc.
+ Hội nghị mở rộng dan chủ: tạo cơ hội cho mọi người tụ do phát biểu cảm nghĩ của mình, ủng hộ hay phản đối về những chính sách, chương trình, thủ tục quy tắc của DN.
+ Hội nghị để giải quyết vấn đề: nhằm mục đích thảo luận các vấn đề cụ thể , tạo sự nhất trí trong tập thể về các quyết định của tổ chức.
=> Tóm lại, dùng cả buổi họp để phối hợp là 1 biểu hiện của từng phần công tác rất cần thiết trong lề lối quản trị.
vTruyền đạt thông tin được coi là 1 hình thức phối hợp
- Không chỉ truyền đạt thông tin bằng lời nòi mà phải đảm bảo rằng người nhận hiểu rõ nội dung của thông tin đó. Vậy phải có 1 tín hiệu phản hồi trở về với QT viên. Tín hiệu phản hồi có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau tùy từng trường hợp.
- Thông tin được truyền đạt hàng ngày cho cấp dưới là vô tận => tránh sự trùng lặp thông tin và sự lạm phát thông tin. Nơi nào phát ra những lời đồn đại vô căn cứ nơi đó đói thông tin chính thức của tổ chức. Nơi nào kém hiểu biết về những gì xảy ra trong tổ chức là nơi đó đói thông tin, gây cản trở cho công tác phối hợp.
vThời điểm và lịch hoạt động
Cũng là 1 công cụ của sự phối hợp, hàng chục cuộc họp, hàng trăm nguồn thông tin từ các nguồn khác nhau đổ đến => phải xử lý, phân tích tổng hợp như thế nào đó để duy trì sự phối họp chặt chẽ của tất cả các hoạt động liên quan, để không ai bỏ sót công việc của mình và giải quyết được các công việc teo thứ tự ưu tiên hợp lý.
vTrao đổi, gặp gỡ, tiếp xúc và mở rộng các mối quan hệ với môi trường bên ngoài.
Kỷ luật tự giác là 1 yếu tố nòng cốt của công tác phối hợp. Công tác phối hợp tùy thuộc vào công tác lập kế hoạch ,công tác tổ chức và công tác kiểm soát => con người phải biết phối hợp làm việc, tự giác nếu không sự phối hợp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Câu 27: Kiểm tra và yêu cầu đối với kiểm tra?
Trả lời:
- Khai niệm: Kiểm tra là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của DN được hoàn thành 1 cách có hiệu quả.
- Các yêu cần đối với kiểm tra:
+ Hệ thống kiểm tra cần được thiết kế theo các kế hoạch:
üĐể NQT nắm bắt được diễn biến của quá trình thực hiện kế hoạch.
üThể hiện sự thống nhất và đa dạng của công tác kiểm tra trong QTKD.
+ Kiểm tra phải mang tính đồng bộ:
üTrong quá trình kiểm tra phải quan tâm tới chất lượng hoạt động của toàn DN. Tránh đổ lỗi khi có sai sót.
üCần quan tâm đến chất lượng của cả quá trình hoạt động chứ không chỉ đến kết quả cuối cùng của hoạt động.
+ Kiểm tra phải công khai, chính xác và khách quan
üNhững người thực thi nhiệm vụ kiểm tra chỉ được phép hành động theo quy chế đã được công bố cho cả DN biết. Phải làm cho kiểm tra trở thành hoạt động cần thiết vì mục tiêu hướng tới sự hoàn thiện của mỗi người cũng như toàn DN chứ không phải là sự phiền hà, đánh đố, đe dọa người bị kiểm tra.
üViệc đành giá con người và hoạt động phải dựa vào những thông tin phản hồi chính xác, đầy đủ, kịp thời và hệ tiêu chuẩn rõ ràng, thích hợp. Tránh thái độ định kiến và cách đánh giá chỉ bằng cảm tính mà không có những luận cứ chính xác để minh chứng.
+ Kiểm tra cần phải phù hợp với tổ chức và con người trong DN
üHệ thống kiểm tra cần phải phù hợp với đặc điểm của DN
üHệ thống kiểm tra phải phản ánh cơ cấu tổ chức, đảm bảo có người chịu trách nhiệm trước 1 hoạt động nào đó và điều chỉnh khi các sai lệch xảy ra.
üHệ thống kiểm tra phải phù hợp với vị trí công tác của cán bộ QT.
üHệ thống kiểm tra phù hợp với trình độ của cán bộ, công nhân và bầu không khí của DN
üHệ thống kiểm tra phải đơn giản, tạo được tự do và cơ hội tối đa cho những người dưới quyền sử dụng kinh nghiệm, khả năng và sự khéo léo của mình để hoàn thành công việc được giao.
+ Kiểm tra cần phải linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý.
üPhải có 1 hệ thống kiểm tra cho phép tiến hành đo lường, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động 1 cách có hiệu quả trong TH gặp phải những KH thay đổi, những hoàn cảnh không lường trước or thất bại hoàn toàn.
üTrong kiểm tra phải kết hợp nhiều hình thức và thủ thuật khác nhau đối với cùng 1 đối tượng kiểm tra.
+ Kiểm tra cần phải hiệu quả
üLàm sáng tỏ nguyên nhân và điều chỉnh những sai lệch tiềm tàng và thực tế so với KH với mức chi phí nhỏ nhất.
üĐể giảm chi phí kiểm tra cần biết lựa chọn các yếu tố thiết yếu trong lĩnh vực qua trọng đối với DN. Việc kiểm tra sẽ có thể là kinh tế nếu được thiết kế phù hợp với công việc và quy mô của mỗi cơ sở.
Câu 28: Vai trò của công tác kiểm tra?
Trả lời:
- Kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện những quyết định trong QTKD: thẩm định tính đúng sai của đường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án, tính tối ưu của cơ cấu tổ chức quản trị, tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quản trị đã và đang sử dụng để đưa DN tiến tới mục tiêu của mình.
- Kiểm tra đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với kết quả cao: các NQT cũng như cấp dưới có thể mắc sai lầm và kiểm tra cho phép chủ động phát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của DN được tiên hành theo đúng KH đã đề ra.
- Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực của những người lãnh đạo DN: NQT có thể kiểm soát được các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của DN vì mất quyền kiểm soát có nghĩa là NQT đã bị vô hiệu hóa. Hiện nay, kiểm tra khuyến khích chế độ ủy quyền, hợp tác mà không làm giảm khả năng kiểm soát của nhà lãnh đạo.
- Kiểm tra giúp DN theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường: như ĐTCT, thị trường, sản phẩm, KH, công nghệ, NVL, KH, chính sách và pháp luật nhà nước được ban hành và điều chỉnh => nắm toàn cảnh môi trường và có những phản ứng thích hợp trước các vấn đề và cơ hội thông qua việc phát hiện kịp thời các thay đổi.
- Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới: kiểm tra khẳng định giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của DN trong SXKD. Những gí trị đó sẽ được tiêu chuẩn thành mục đích, mục tiêu, quy tắc, chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong DN. Đồng thời kiểm tra giúp các NQT bắt đầu lại chu trình cải tiến moi hoạt động của DN thông qua việc xác định những vấn đề và cơ hội cho DN => QTKD trở thành quá trình liên tục với những sự hoàn thiện và đổi mới không bao giờ ngừng.
Câu 29: Các nguyên tắc kiểm tra?
Trả lời:
- Nguyên tắc kiểm tra có trọng điểm:Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định các khu vực hoạt động và các điểm kiểm tra thiết yếu và tập trung sự chú ý vào các khu vực và các điểm đó.
- Nguyên tắc về địa điểm kiểm tra: Nguyên tắc này đòi hỏi việc kiểm tra không chỉ dựa vào các số liệu và báo cáo thống kê mà phải được tiến hành ngay tại nơi hoạt động.
- Nguyên tắc số lượng nhỏ các nguyên nhân: nguyên tắc này nêu rõ: trong 1 cơ hội ngẫu nhiên nhất định, 1 số lượng nhỏ các nguyên nhân cũng có thể gây ra đa số các kết quả.
Đây là 1 nguyên tắc quan trọng tạo cơ sở khoa học cho các NQT khi họ cố gắng xác định các khu vực hoạt động và các điểm kiểm tra thiết yếu.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi trong qua trình kiểm tra phải xem xét kyc càng mọi nguyên nhân gây nên những sai lệch của hoạt động so với kế hoạch để có thể đề ra các biện pháp điều chỉnh có hiệu quả.
- Nguyên tắc tự kiểm tra: Nguyên nhân này đòi hỏi mỗi người , mỗi bộ phận phải tự kiểm tra mình là tốt nhất. Khả năng tự kiểm tra để tự hoàn thiện thể hiện trình độ phát triển cao của 1 hệ thống.
Câu 30:Khái niệm, mục tiêu của đổi mới QTKD?
Trả lời:
- Khái niệm: Đổi mới QTKD là quá trình làm cho DN thích ứng với đòi hỏi khách quan của môi trường KD, căn cứ vào quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường XHCN để tích cực ứng dụng các thành quả khoa học kyc thuật hiện đại vào việc quản trị các hoạt động SXKD của DN.
- Mục tiêu của đổi mới: Đổi mới QTKD nhằm nâng cao chất lượng của các quyết định quản trị, thông qua đó đảm bảo tính hiệu quả và sức sống cho DN.
Câu 31: Đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại?
Trả lời:
- Về phạm vi: phạm vi quốc tế hóa tăng, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới trên mọi khía cạnh và chịu sự chế ước của thị trường TG. Điều đo buộc các DN phải lấy trình độ quốc tế làm thước đo, làm chuẩn mực cho hoạt động của mình nếu không muốn thua thiệt, mất sức cạnh tranh.
- Về kỹ thuật: LLSX hiện đại mà cốt lõi là kỹ thuật cao. Trình độ LLSX trên TG đã phá vỡ cơ sở kỹ thuật truyền thống, bước vào giai đoạn mới mà máy tính điện tử là tiêu chí chủ yếu, kỹ thuật cao mới là trụ cột cơ bản của LLSX hiện đại, hơn nũa có xu hưởng đổi mới nhanh và gia tăng. Muốn theo kịp thời đại, các DN phải dựa vào nền kỹ thuật cao trên TG, xây dựng cơ chế có thể đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật.
- Về cạnh tranh: diễn ra gay gắt và ở tầm cao hơn trong phạm vi TG. Tính đa phương hóa của thị trường tăng lên, phạm vi và tốc độ cạnh tranh tăng lên rất nhiều so với trước kia => các DN phải nâng cao năng lực thích ứng => phạm vi KD, hình thức tổ chức, sự kết hợp các yếu tố SX và các chế độ có liên quan của DN phải có sự thay đổi.
- Về thông tin: lượng thông tin nhiều, tốc độ truyền nhanh, được xử lý có hệ thống => thị trường hiện đại là kinh tế thông tin. Thông tin là chỗ dựa cơ bản để đưa ra quyết định => DN phải đưa ra hệ thống thông tin phản hồi hiện đại, biết nắm bắt các loại thông tin , chớp lấy các cơ may => phải có cơ sở thông tin cực kỳ linh hoạt.
- Về giao dịch: hình thức giao dịch ngày càng trở nên hiện đại hơn, không những có những giao dịch hàng có sẵn mà có cả hình thức giao dịch hàng theo hẹn và ngày càng nhiều => nạn đầu cơ và mạo hiểm tăng lên nhiều.
- Về chuẩn mực: thực hiện chuẩn mực hóa quản lý thị trường hoạt động giao dịch và cạnh tranh, dần dần thống nhất với pháp chế thị trường TG, công khai hóa các pháp quy trong nước. Các DN phải lấy pháp luật làm giới hạn hoạt động, hoàn toàn tự do trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Về phân phối nguồn lực: đã vượt ra ngoài biên giới các quốc gia, tính khả biến về tính di chuyển và phối hợp các yếu tố SX tăng lên, tài chính trở thành trụ cột của các quan hệ kinh tế.
Câu 32: Tại sao phải đổi mới QTKD?
Trả lời:
- Thị trường hiện đại đòi hỏi DN phải thích ứng: DN phải luôn luôn thích ứng với thị trường trong và ngoài nước không phải chỉ đơn thuần dựa vào mưu kế mà cần phải phụ thuộc vào cơ chế QTDN có cơ sở khoa học.( 31+33).
- Những biến đổi nhanh chóng và không ngừng của môi trường DN đòi hỏi DN phải không ngừng thích nghi: ngày nay tốc độ thích nghi với môi trường đã trở thành vũ khí cạnh tranh của các DN. Những thay đổi nhanh chóng và không ngừng của môi trường DN là nguyên nhân cơ bản làm cho vòng đời của các giải pháp trong DN ngắn lại, các giải pháp nhanh chóng trở nên lạc hậu, đẩy DN đến chỗ khó khăn, bế tắc, phá sản => DN cần đổi mới không ngừng nhằm thích ứng với môi trường đã biến đổi.
- Đổi mới QTDN là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động DN: QTDN là 1 nguồn lực đặc biệt. Hoạt động của DN không những cần nguồn lực: vật lực, nhân lực, tài lực mà còn phải có nguồn lực thứ 4 là QT
Đặc điểm của nguồn lực QT: vô hình và ở hình thái tiềm năng, thuộc LLSX. Chỉ khi nào nó kết hợp với nguồn lực vật chất và nguồn lực lao động thì tác dụng của bó mới bộc lộ ra và được phát huy: tổ chức LLSX 1 cách hợp lý, nâng cao trình độ LLSX, sử lý đúng các mối quan hệ giữa người với người trong SX khiến quan hệ SX thích ứng với yêu cầu phát triển của LLSX.
Để kinh tế tăng trưởng => nâng cao hiệu quả SX => thay đổi phương pháp QT dựa vào kinh nghiệm = phương pháp QT khoa học.
=> Đổi mới QTDN cho phép xây dựng DN thành 1 hệ thống mạnh, 1 chủ thể thị trường bền vững, phát huy 1 cách cao nhất mọi nguồn lực trong DN kể cả kinh tế, kỹ thuật và chính trị XH giúp DN tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường.
Câu 33: Đặc trưng của DN hiện đại?
Trả lời:
- LLSX có trình độ kỹ thuạt cao, quy mô lớn, tham gia cạnh tranh kỹ thật cao, mới trên TG, có các tổ chức nghiên cứu khoa học hùng hậu, có tổ chức cao và đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm hậu chuẩn, kinh doanh theo chiều sâu.
- Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, SX nhiều loại SP, kinh doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành các Công tee tổng hợp để thích ứng với đa dạng hóa nhiều thay đổi trên thị trường trong và ngoài nước.
- Ngày càng tách quyền sở hữu khỏi quyền QT, chuyên môn hóa, tri thức hóa chức năng quản lý. Người sở hữu về pháp luật không trực tiếp điều hành DN, phạm vi chức trách rõ ràng, không can thiệp vào các quyết định KD.
- Hình thức Công ty là cổ phần cơ bản. Thông qua thị trường cổ phiếu và thị trường khác về quyền tài sản để nhập và tách quyền tài sản, thực hiện mối liên kết nhiều chiều.
- Thực hiện Công ty hóa, các Công ty có vai trò pháp nhân độc lập.
- Trong DN việc áp dụng chế độ quản lý theo cấp, tức là có 2 cấp quyết định trở lên, giữa các cấp hình thành hệ thống quan hệ vừa phối hợp với nhau vừa chế ước nhau.
- Nêu bật yêu cầu về VHDN và quản lý con người làm gốc. VH trở thành biểu tượng của 1 DN hiện đại, nó tượng trưng DN đã thoát khỏi trình độ thấp, tổ chức kém, tiến lên trình độ cao.
- Tập đoàn DN và Công ty xuyên quốc gia ngày càng trở thành hình thức chủ đạo của thị trường quốc tế, chẳng những giúp cho tổ chức nội bộ DN trở nên tốt hơn đồng thời còn cơ cấu tổ chức giữa các DN trở nên hợp lý hơn, có lợi hơn cho việc phân phối nguồn lực.
Câu 34. Nội dung chủ yếu của đổi mới QTKD ?
Trả lời :
- Đổi mới tư duy quản trị.
Sự phản ánh khái quát đối tượng quản trị vào nhận thức chủ quan của nhà quản trị.
+ Ý thức về chiến lược: Nhằm tìm đường cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là phương pháp tư duy nắm chắc phương hướng phát triển trong tương lai, tránh cách làm ăn tạm bợ, chỉ thấy cái trước mắt.
+ Ý thức về thị trường: Phải có ý thức thật sự trở thành chủ thể của thị trường theo yêu cầu của cơ chế thị trường.
+ Ý thức cạnh tranh: Là ý thức phòng ngừa thất bại, tìm kiếm thắng lợi trong nền kinh tế hàng hoá.
+ Ý thức về thông tin: Là căn cứ để quyết định, cần phải coi quản trị thông tin là nội dung quan trọng của đổi mới quản trị doanh nghiệp.
- Đổi mới tổ chức quản trị.
Đổi mới tổ chức quản trị doanh nghiệp là đảm bảo về mặt tổ chức để thực hiện đổi mới doanh nghiệp.
- Đổi mới phương pháp và phương tiện quản trị trong doanh nghiệp.
+ Đổi mới phương pháp quản trị kinh doanh:
Khái niệm: Đổi mới phương pháp quản trị là đổi mới cách thức tác động của chủ thể quản trị đối với cá nhân và tập thể doanh nghiệp cùng các đối tượng có liên quan.
Những xu hướng đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp:
üThúc đẩy tính chủ động sáng tạo của cán bộ, nhân viên.
üNhằm tạo ra khả năng cho phép cán bộ, nhân viên tham gia nhiều hơn vào quá trình giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp.
üNhằm khuyến khích những ý tưởng và sáng kiến mới của mọi người.
üTăng cường yếu tố văn hoá trong đổi mới.
üSử dụng tổng hợp các phương pháp quản trị.
üViệc sử dụng những thành tựu của cong nghệ thông tin như máy vi tính, phần mềm và mạng truyền thông điện tử v.v...
üLấy khách hàng làm định hướng.
+ Đổi mới phương tiện quản trị.
Khái niệm: doanh nghiệp dùng máy tính điện tử là chính, lập ra hệ thống quản lý thông tin, phản ánh một cách nhanh nhậy những thay đổi của môi trường bên ngoài, phối hợp và kiểm soát các bộ phận trong doanh nghiệp.
Xu hướng sử dụng các phương tiện hiện đại trong quản trị:
üNghiệp vụ quản lý các đầu vào và đầu ra bằng sử dụng máy tính điện tử
üViệc lưu trữ và xử lý thông tin bằng máy tính.
üCó đội ngũ chuên môn có tri thức tổng hợp, vừa biết sử dụng máy tính, vừa am hiểu quản lý doanh nghiệp.
- Đổi mới quản trị nhân tài quản trị.
Là đổi mới quan niệm về nhân tài, kết cấu nhân tài, tri thức của nhân tài, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Câu 35. Các quá trình đổi mới QTKD ?
Trả lời :
- Bước 1: Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động quản trị: Là những gì mà hoạt động quản trị tạo ra
+ Chi phí cho hoạt động quản trị: Toàn bộ chi phí cho hoạt động quản trị bao gồm chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí quản lý phân xưởng được chia thành nhiều khoản mục hoặc yếu tố khác nhau
+ Phân tích hiệu quả quản trị doanh nghiệp: là hoạt động đánh giá kết quả hoạt động quản trị để phân tích đánh giá hiệu qủa hoạt động quản trị theo những nguyên tắc.
- Bước 2: Đánh giá những thay đổi của môi trường.
- Bước 3: Xác định những vấn đề trong quản trị doanh nghiệp.
- Bước 4: Xác định nguồn gốc của những chống đối đổi mới quản trị.
Thứ nhất, những người có quyền lợi gắn liền với sự duy trì tình trạng hiện đại của doanh nghiệp thường chống lại sự đổi mới
Thứ hai, nhiều người chống đối do không hiểu rõ ý nghĩa tiềm ẩn của đổi mới
Thứ ba, người ta chống lại sự đổi mới cũng có thể do sự đánh giá của họ khác với chủ trương của các nhà đổi mới
Thứ tư, nguồn lực của doanh nghiệp không cho phép sự đổi mới
Thứ năm, do áp lực của các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
Để khắc phục sự chống đối có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:
+ Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
+ Phương pháp tham gia và gắn bó với đổi mới
+ Phương pháp thương lượng và thoả hiệp
+ Phương pháp vận động, lôi kéo
Việc lựa chọn phương pháp loại bỏ sự chống đối cần dựa vào 5 nhân tố sau:
üCường độ và hình thức chống đối
üQuyền hạn của người phản đối đổi mới
üNhu cầu thông tin và sự cam kết của mọi người
üTính cấp bách của đổi mới
üHậu quả trước mắt và lâu dài
- Bước 5: Xác định mục tiêu của đổi mới quản trị.
+ Gắn liền với việc giải quyết những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải
+ Biểu diễn những hình tức rõ ràng và có thể đo lường được
+ Có tính khả thi
- Bước 6: Tìm kiếm các giải pháp đổi mới.
- Bước 7: Thưc hiện đổi mới quản trị.
- Bước 8: Đánh giá kết quả đổi mới quản trị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top