tú uyên- đề cương môn quản trị chiến lược
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.
Câu 1: Các chức năng cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là gì? Hãy trình bày nội dung của mỗi chức năng.
Trả lời:
- DN thực hiện chức năng tổ chức, phối hợp và điều hành quá trình sản xuất, phân bổ các nguồn lực, thỏa thuận về các giao dịch và thiết lập mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế.
- DN tạo ra sản phẩm quốc dân, làm phát sinh DT bằng tiền hay nói cách khác, DN tạo ra của cải và hàng hóa cho xã hội.
- DN làm giảm các chi phí thị trường như chi phí giao dịch và chi phí thông tin thông qua sự nhận biết và mối quan hệ giữa các bên đối tác.
- DN thúc đẩy phát triển hệ thống kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng (thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ) và việc làm cho người lao động.
Câu 2: Trình bày các loại hình DN ở VN. So sánh ưu điểm và nhược điểm của các loại hình DN này.
Trả lời:
Theo luật DN VN có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 ở VN có các loại hình DN sau:
vHộ kinh doanh:
- Đặc điểm:
+ Do 1 cá nhân, 1 nhóm người hay 1 hộ gia đình làm chủ sở hưữ
+ Chủ sở hưũ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ và ghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh cá thể.
+ Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu.
+ Kinh doanh không được sử dụng thường xuyên quá 10 lao động.
- Ưu điểm:
+ Quy mô gọn nhẹ.
+ Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
+ Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
- Nhược điểm:
+ Không có tư cách pháp nhân.Save & Publish
+ Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể.
+ Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún.
vDoanh nghiệp tư nhân:
- Đặc điểm:
+ Là DN do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân này chỉ được làm chủ sở hữu 1 DN.
+ Cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và thường trực tiếp quản lý.
+ Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của DN
+ Cá nhân làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với haọt động sản xuất kinh doanh của DN.
+ DN tư nhân không có tư cách pháp nhân.
- Ưu điểm:
+ Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Nhược điểm:
+ Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
vCông ty hợp danh:
- Đặc điểm:
+ Có ít nhất 2 thành viên là cá nhân, trong đó phải có ít nhất 1 thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
+ Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của DN, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
+ Thành viên công ty hợp danh có quyền quản lý điều hành công ty.
+ Cty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Ưu điểm:
+ Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn cùng kinh doanh.
+ Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty.
+ Cty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên.
- Nhược điểm: Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến hoạt động của công ty.
vCông ty trách nhiệm hữu hạn: được chia làm 2 loại Cty TNHH 1 thành viên và Cty TNHH 2 thành viên trở lên. Sự khác biệt giữa 2 laọi hình này là do cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu và số lượng thành viên cty.
- Đặc điểm:
+ Số lượng thành viên không quá 50.
+ Trách nhiệm của các thành viên giới hạn trong phần vốn góp vào cty.
+ Phần vốn góp được chuyển nhượng, nhưng bị hạn chế chuyển nhượng và không được phát hành chứng khoán.
- Ưu điểm:
+ Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn cùng kinh doanh.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn theo tỷ lệ vốn góp vào cty.
- Nhược điểm:
+ Khả năng huy động vốn trực tiếp từ công chúng không có.
vCông ty cổ phần:
- Đặc điểm:
+ Số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần và được phép chuyển nhượng.
+ Trách nhiệm của các cổ đông được giới hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty
+ Công ty là pháp nhân độc lập trước pháp luật và trước các cổ đông.
+ Công ty được phát hành chứng khoán.
- Ưu điểm:
+ Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn cùng kinh doanh.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp.
+ Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.
+ Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
+ Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
+ Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.
- Nhược điểm:
+ Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
+ Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Câu 3: Trình bày các đặc trưng cơ bản của lý thuyết cổ điển về QTDN. Vai trò của nó đối với sự phát triển của lý thuyết QTDN?
Trả lời:
- Đăc trưng cơ bản của lý thuyết cổ điển về QTDN:
Đây được coi là cái mốc đánh dấu sự ra đời của các quan niệm cơ bản về QTDN. Trường phái này ra đời trong những năm đầu của thế kỷ 20 đã đặt nêng móng cho khoa học quản trị, đưa ra những nguyên tắc cơ bản để quản lý DN. Đại diện cho trường phái này là F.Taylor, Henry Grant, Frank, Lilian Gilbreth:
+ “Lý thuyết quản trị khoa học” của F.Taylor: Với tác phẩm “Nguyên tắc tổ chức công việc khoa học” Ông đi sâu vào nghiên cứu cách thức tổ chức của 1 đơn vị sản xuất. Ông cho rằng sự thành công của 1 DN bắt buộc phải phụ thuộc vào NSLĐ, để tăng NSLĐ DN phải thực hiện các nguyên tắc: mỗi nhiệm vụ được phân chia thành nguyên công, công nhân phải được tuyển chọn và đào tạo, tiền lương phải được tính dựa trên năng suất lao động, người lao động phải được làm việc trong sự hợp tác hoàn hảo, chuyên môn hóa se làm nên hiệu quả.
Tư tưởng này làm kim chỉ nam cho rất nhiều doanh nghiệp, với việc chuyên môn hóa lao động và tổ chức làm việc theo dây chuyền sẽ khai thác tối đa NSLĐ.
+ Henry Grantt: ông cho rằng trả lương theo cách tiếp cận của Taylor không có tác động nhiều đến sự tăng NSLĐ và ông đã bổ sung thêm vào hệ thống tiền lương của Taylor là hệ thống tiền thưởng. Ông cho rằng nếu người lao động vượt định mức sản phẩm họ làm ra trong ngày họ sẽ nhận được 1 khoản tiền thưởng và người quản trị trực tiếp cũng được hưởng. Ông cũng đưa ra biểu đồ Gantt được sử dụng rộng rãi trong quản trị sản xuất.
- Vai trò của lý thuyết cổ điển đối với sự phát triển của lý thuyết QTDN.
Câu 4: Trình bày các nguyên tắc của quản lý tốt trong lý thuyết quản trị của H.Flayol.
Trả lời:
Với tác phẩm “Quản trị công nghiệp và quản trị chung”, ông đã khẳng định rằng, vấn đề không chỉ còn là tổ chức các phân xưởng nữa mà là quản trị. Cũng theo ông muốn quản lý tốt thì phải dựa trên 14 nguyên tắc:
+ Phân công lao động.
+ Quyền lực.
+ Kỷ luật.
+ Đơn vị lãnh đạo.
+ Đơn vị ra lệnh.
+ Lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích chung,
+ Thù lao phù hợp với tỷ lệ của mỗi cá nhân.
+ Bình đẳng.
+ Tập trung hóa.
+ Trật tự quyền lực.
+ Mệnh lệnh.
+ Sự ổn định của nhân sự.
+ Sáng kiến.
+ Sự tập hợp của nhân viên.
Những ý tưởng này đặt nền móng cho việc thiết kế các cơ cấu tổ chức của DN. Với những đóng góp lớn lao này ông được mệnh danh là “cha đẻ của QTDN”.
Câu5: So sánh những quan điểm chính về QTDN của Mary Parker Follet và Elton Mayo trong trường phái hành vi.
Trả lời:
- Mary Parker Follet đặc biệt chú trọng khía cạnh tâm lý xã hội trong hoạt động QTDN. Ông cho rằng hoạt động quản trị ngoài việc chú trọng vào cá yếu tố kinh tế kỹ thuật cần chú trọng các hệ xã hội. Hoatk động quản trị là một tiến trình mang tính chất quan hệ xã hội. Lý luận của ông đánh giá cao gia trị con người.
- Elton Mayo: ông nghiên cứu và kiểm định giả thiết các điều kiện làm việc và thù lao đều ảnh hưởng đến NSLĐ như thế nào. Ông đã tiến hành các thí nghiệm thực tế để nghiên cứu tác động của sự thay đổi của điều kiện làm việc như ánh sáng, tiếng ồn đến NSLĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Không khí làm việc, các quan hệ được tạo nên giữa những người lao động với nhau có ảnh hưởng quan trọng hơn đến NSLĐ so với các điều kiện VC đơn thuần.
+ NSLĐ được tạo ra nhờ vào các mối quan hệ tin tưởng chứ không phải quan hệ quyền lực, do vậy việc trừng phạt phải nhường chỗ cho sự phát triển của ý thức trách nhiệm.
Câu6: Trình bày các đặc trưng cơ bản của lý thuyết hiện đại về QTDN. Vai trò của nó đối với sự phát triển của lý thuyết QTDN.
Trả lời:
Đại diện cho tư tưởng hiện đại về tổ chức là các nghiên cứu của Richard Cyert, James March và Herbert Simon. Theo trường phái này DN không phải được xây dựng từ 1 khối thống nhất mà nó được tạo nên bởi sự tập hợp các nhóm các nhân cùng tồn tại để bảo đảm 1 cách tốt nhất lợi ích của mỗi cá nhân. Do đó QT phải hướng tới thỏa mãn lợi ích của các nhóm cá nhân này.
Các nhóm cá nhân chỉ chấp nhận tồn tại cùng DN khi họ thấy những gì họ bỏ ra bao gồm thời gian và sức lực nhỏ hơn so với những gì mà họ kỳ vọng nhận được như tiền lương, sự an toàn, uy tín, tư cách. Các phân tích này cho phép nhà quản lý hiểu rõ hơn sự vận hành của con người nhất là về khía cạnh con người. Từ đó làm xuất hiện nhiều phương pháp và kỹ thuật quản lý cho phép DN huy động 1 cách tối ưu các nỗ lực cá nhân của mỗi thành viên trong DN để hướng tới lợi ích chung của tổ chức.
Bắt đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 phương pháp “QT tuyệt hảo” được Robert H.Waterman và Thomas J.Peter đã đưa ra 8 đặc tính của QT tuyệt hảo gồm: khuynh hướng hoạt động, liên hệ với KH, tự quản và mạo hiểm, nâng cao NSLĐ thông qua con người, phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung, sâu sát và gắn bó chặt chẽ, tổ chức đơn giản gọn nhẹ, QT tài sản chặt chẽ.
Xu hướng “QT sáng tạo” do viện nghiên cứu Nomura NB đề xuất dựa trên cơ sở lý luận về cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạndựa vào ý tưởng sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới. Xu hướng QT theo hình thức “kaizen” của Masakiimai đang được ứng dụng rất thành công trong các DN NB.
Câu 7: Các chức năng cơ bản của quản trị là gì? Trình bày những nội dung cơ bản của các chức năng này.
Trả lời:
Các chức năng cơ bản của QT: hoạch đinh, tổ chức, tạo động lực (phối hợp), kiểm tra kiểm soát,
- Hoạch định và ra quyết định là chức năng đầu tiên liên quan đến việc xác định tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu lâu dài của DN, đồng thời xác định cách thức mà DN sẽ theo để thực hiện các mục tiêu đó. Chức năng hoạch định sẽ trả lời cho các câu hỏi:
+ Chúng ta dang ở đâu? Ban lãnh đạo DN cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN và định vị DN trong ngành kinh doanh.
+ Chúng ta muốn đi đến đâu? Đánh giá cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh, từ đó xác định tầm nhìn sứ mạng, mt.
+ Chúng ta đến đó bằng cách nào? Ban lãnh đạo DN xác địnhc ác thành viên trong DN phải làm gì và phân bổ các nguồn lực như thế nào để đạt được mt.
- Tổ chức: xây dựng được 1 cơ cấu nào đó, có nghĩa là nó liên quan đến những việc phải làm, ai sẽ làm việc đó, làm thế nào để DN có thể phối hợp các hoạt động 1 cách tốt nhất đồng thời phân bổ các nguồn lực sẵn có cho các hoạt động và các bộ phận chức năng.
- Tạo động lực: các chiến lược và kế hoạch của DN tốt đến mấy cùng với việc thiết lập 1 cơ cấu tổ chức hiệu quả sẽ không có ý nghĩa gì nếu ai đó không thực hiện tốt công việc của mình. Nhiệm vụ của chức năng này là làm thế nào để các thành viên trong DN thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và thực hiện các kế hoạch một cách tốt nhất.
- Kiểm tra, kiểm soát: theo dõi và điều chỉnh các họat động nhằm hướng DN đi theo con đường đã định và đảm bảo thực hiện các mt.
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
Câu 1: Trình bày các yếu tố nền tảng của chiến lược và những đặc tính cơ bản của chiến lược.
Trả lời:
Chiến lược giống như 1 loại kế hoạch dài hạn nghĩa là nó chỉ vạch ra những nhiệm vụ mang tính chất dài hạn và kế hoạch nhìn vào chiến lược để thực hiện công việc.
- Các yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh bao gồm 3 yếu tố:
+ Một là, giá trị DN được thể hiện thông qua tầm nhìn, cam kết và văn hóa DN hay văn hóa kinh doanh.
+ Hai là, biết mình thể hiện ở việc xây dựng các năng lực cốt lõi, nhận thức được các điểm yếu dễ bị tổn thương và các nguồn lực.
+ Ba là, hiểu môi trường bên ngoài để nắm bắt các cơ hội và đảy lùi các nguy cơ.
- Các đặc tính cơ bản của chiến lược:
+ Đặc tính tổng thể: Chiến lược bao trùm lên tất cả các họat động của DN và các cấp QT khác nhau bao gồm cấp DN, cấp đơn vị kinh doanh chiến lược và cấp chức năng.
+ Đặc tính dài hạn: Chiến lược được xem là những kế hoạch cho tương lai về viễn cảnh phát triển của DN. Do đó chiến lược phải mang tính chất dài hạn thì mới có thể chèo lái con đường phát triển của DN trong tương lai.
+ Đặc tính sáng tạo: Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các họat động khác với các nhà cạnh tranh, do đó sáng tạo là tiền đề quan trọng nhất cho các hoạt động khác biệt đó.
+ Đặc tính động: Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, do đó chiến lược cũng phải linh hoạt để ứng phó được với các biến động của môit trường bên ngoài.
Câu 2: Hãy nêu những nội dung cơ bản của các giai đoạn phát triển của QTCL trong DN.
Trả lời:
- Giai đoạn thứ nhất: kế hoạch hóa DN (1955 -1965). Đây là quan điểm của trường phái Harvard và thực chất là kế hoạch hóa dài hạn. Chiến lược ở đây nhấn mạnh đến quy trình logic với mục đích phối hợp toàn bộ các quyết định cần đưa ra để cho phép DN phát triển 1 cách hài hòa. Các vấn đề chiến lược thường được mô phỏng theo chiến lược quân sự: xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN, xác định cơ hội và nguy cơ trong thị trường. Quá trình kế hoạch hóa thường xoay quanh 4 vấn đề: kế hoạch khối lượng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư và kế hoạch tài chính.
- Giai đoạn thứ 2: Kế hoạch hóa chiến lược theo ma trận (1965 - 1980). Khởi đầu của chiến lược theo ma trận là ma trận BCG với ba khái niệm cơ bản là: khái niệm về lĩnh vực hoạt động kinh donah, khái niệm về ưu thế cạnh tranh, và quản lý toàn bộ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Sau đó là ma trận Arthur Doo Little và Mc Kinsey với 2 tiêu thức đánh giá chủ yếu đó là: vị trí cạnh tranh và sức hấp dẫn của lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Gia đoạn thứ 3:Chiến lược tức thời (1980 – 1990). Đây là trường phái xã hội học xuất hiện do “khủng hoảng kế hoạch hóa” từ cú sôcs dầu mỏ năm 1973 và sự lớn mạnh của các DN NB trên thị trường Mỹ. thực chất là tìm kiếm mối quan hệ tồn tại giữa chiến lược, cơ cấu và hiệu quả hoạt động của ban giám đốc DN.
+ Mô hình 7 nhân tố thành công của Mc Kinsey gồm: gia trị chung, chiến lược, cơ cấu, hệ thống, phong cách, nhân sự và kỹ năng.
+ Lý thuyết Z: nhấn mạnh tầm quan trọng của cá yếu tố tâm lý và xã hội trong quản lý.
- Giai đoạn 4: Quản trị chiến lược (1990 đến nay). Từ những năm 1990 hầu hết tất cả cá DN trên thế giới đã chuyển từ kế hoạch hóa chiến lược sang QTCL. QTCL được xem như 1 tổ hợp không chỉ bao gồm các quyết định chiến lược nhằm xác định hướng phát triển dài hạn của DN mà còn cả những phản ứng của DN đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
I.Ansoff cho rằng QTCL hình thành từ 2 tiểu hệ thống: phân tích, lựa chọn vị thế chiến lược và QT tác nghiệp trong quy mô thời gian cụ thể. Cùng với Ansoff là các công trình của Micheal Poter về QT và xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài thông qua các chiến lược cạnh tranh tổng quát như chi phí thấp, khác biệt hóa hay tập trung.
Câu 3: Mô tả quy trình hoạch định chiến lược trong DN và vị trí của mỗi giai đoạn trong quy trình này.
Trả lời:
Phân tích môi trường kinh doanh
Quy trình hoạch định chiến lược trong DN.
Bước 1: Xác định tầm nhìn và sứ mạng chiến lược. Việc xác định tầm nhìn có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn chiến lược của DN, nó là cơ sở đầu tiên của quy trình chiến lược trong DN. Tất cả các quyết định chiến lược bắt nguồn từ tầm nhìn và sứ mạng chiến lược.
Bước 2: Phân tích chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các vấn đề chiến lược, là cơ sở cho việc lựa chọn và triển khai chiến lược. Phân tích chiến lược bao gồm: pt môi trường kinh doanh để tìm ra cơ hội và thách thức đối với DN và pt bản thân DN để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của DN.
Bước 3: Xác định mục tiêu. Sau khi xác định được tầm nhìn và sứ mạng cùng với việc pt chiến lược là xác định mục tiêu. Việc xác định mục tiêu phải được thực hiện trên tất cả các cấp QTDN và phải dựa vào tầm nhìn, sứ mạng và kết quả phân tích chiến lược.
Bước 4: Lựa chọn chiến lược bao gồm chiến lược trên cả 3 cấp chỉến lược là chiến lược cấp DN, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) và chiến lược cấp chức năng.
Bước 5: Tổ chức thực hiện chiến lược. Một chiến lược cho dù được đưa ra tốt đến mấy sẽ không đem lại thành công nếu không được thực hiện tốt. Tổ chức thực hiện chiến lược gồm thiết lập 1 cơ sở tổ chức phù hợp, xây dựng 1 văn hóa DN mạnh và 1 hệ thống kiểm soát hiệu quả.
Câu 4: Hãy trình bày các cấp chiến lược trong DN. Mối liên hệ giữa các cấp chiến lược trong DN được thể hiện như thế nào trong quy tình hoạch định chiến lược?
Trả lời:
- Các cấp chiến lược trong DN:
+ Chiến lược cấp DN: là chiến lược cơ bản nhất mang tính định hướng cho tất cả các chiến lược còn lại. Đây là chiến lược mang tính tổng thể bao trùm tất cả mọi hoạt động của DN, nó mang tính dài hạn và boa quát hoạt động của DN.
Chiến lược cấp DN được coi là 1 phần chiến lược của tổt chức bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh và tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề chiến lược vĩ mô mà công ty đang đối mặt như:
üCông ty tham gia vào hoạt động kinh doanh như thế nào?
üCác mục tiêu và kết quả mong đợi từ hoạt động kinh doanh?
üPhân bổ nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Việc hoạch định chiến lược ở cấp này cần phải được thực hiện ở cấp DN
+ Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) tập trung vào việc quản lý lợi ích và hoạt động của 1 hoạt động. Các câu hỏi được đề cập đến ở cấp độ này bao gồm:
üĐơn vị kinh doanh sẽ cung cấp sản phẩm dich vụ gì?
üCơ sở KH mục tiêu là ai?
üLợi thế cạnh tranh của SBU là gì?
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược nhằm tìm ra giải pháp mà đơn vị cần thực hiện để khai thác thị trường bằng cách nào mà đơn vị kinh doanh có thể hoạt động với nguồn lực hạn chế của bản thân. Việc hoạch định chiến lược cấp đơn vị đòi hỏi có sự tham gia của các phòng ban ở cấp DN và công ty con.
- Chiến lược cấp chức năng: nhằm hướng tới việc gia tăng giá trị cho KH. Các chiến lược cấp chức năng bao gồm chiến lược Mar, chiến lược sản phẩm, chiến lược nhân sự hay chiến lược tài chính.
Câu 5: Hãy so sánh phân đoạn thị trường và phân đoạn chiến lược. Mục đích của phân đoạn chiến lược là gì? Cách xác định đơn vị kinh doanh chiến lược được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích của phân đoạn chiến lược là xác định các SBU.
- So sánh phân đoạn thị trường và phân đoạn chiến lược.
Phân đoạn thị trường
Phân đoạn chiến lược
- Mục tiêu của phân đoạn thị trường là xác định thị trường mục tiêu.
- Liên quan đến 1 lĩnh vực hoạt động của DN.
- Phân chia khách hàng thành từng nhóm đồng nhất về nhu cầu, sở thích, thái độ hành vi.
- Cho phép làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, tuyển chọn khách hàng mục tiêu, xác lập chính sách mar hỗn hợp.
- Mục tiêu của phân đoạn chiến lược là xác định các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU).
- Liên quan đến các hoạt động của DN trong tổng thể của chúng.
- Phân chia các hoạt động của DN thành những nhóm đồng nhất về công nghệ, về thị trường và cạnh tranh.
- Cho phép phát hiện cơ hội tạo ra hoặc phát triển hoạt động mới, hay từ bỏ hoạt động hiện tại, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho từng hoạt động
- Cách thức xác định SBU: Theo Abell và Hammond để xác định được 1 SBU cần phải quan tâm đến 3 phương diện:
+ Phương diện thứ nhất: là loại KH có liên quan. KH này có thể được xác định theo yếu tố địa lý như KH ở thành thị, nông thôn, KH ở miền Bắc hay miền Nam… Nó cũng có thể được xác định theo yếu tố nhân khẩu như giới tính, độ tuổi…
+ Phương diện thứ hai: là nhu cầu cần được đáp ứng là gì? Sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào và sản phẩm dùng để làm gì?
+ Phương diện thứ ba là cách thức để thỏa mãn nhu cầu hay đó là công nghệ được sử dụng.
Câu 6: Trình bày các bộ phận chiến lược trong DN. Vai trò của từng bộ phận được thể hiện như thế nào trong quy trình hoạch định chiến lược trong DN?
Trả lời:
- Các bộ phận chiến lược trong DN:
+ Ban lãnh đạo DN:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top