Untitled Part 4


12.Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

a.Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Định nghĩa về văn hóa:

+ Định nghĩa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lòai người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh họat hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lòai người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"

++ Chủ thể sáng tạo văn hóa: Con người

++ Văn hóa tạo ra động lực: đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của con người.

++ Cấu trúc (nội dung) của văn hóa: toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra.

++ Tính hiện đại và khoan dung trong định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh.

- Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới:

+ Hồ Chí Minh đưa ra 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:

"1.Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

2.Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3.Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4.Xây dựng chính trị: dân quyền.

5.Xây dựng kinh tế".

+ Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.

b.Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

- Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội:

+ Văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng:

++ Trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phải được coi trọng như nhau.

++ Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.

++ Kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa.

+ Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế:

++ Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

++ Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa.

- Quan điểm về tính chất của nền văn hóa:

+ Tính dân tộc: Không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

+ Tính khoa học: Tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.

+ Tính đại chúng: Nền văn hóa phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

- Quan điểm về chức năng của văn hóa:

+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

+ Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

+ Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

c.Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

- Văn hóa giáo dục:

+ Phê phán nền giáo dục phong kiến và thực dân, chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới.

+ Mục tiêu của văn hóa giáo dục:

++ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cao đẹp, phẩm chất trong sáng, phong cách lành mạnh cho con người.

++ Đào tạo ra những người có đức, có tài.

+ Phương pháp giáo dục:

++ Xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng.

++ Giáo dục phải tòan diện.

++ Kết hợp giữa học và hành, lý luận và thực tiễn, học tập với lao động.

++ Học mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo lại.

- Văn hóa văn nghệ:

+ Văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

+ Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

+ Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.

- Văn hóa đời sống:

+ Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên một nền đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới.

+ Biện pháp xây dựng đời sống mới:

++ Phải thông qua tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cách làm cụ thể.

++ Phải có những người làm gương, trước hết là những người lãnh đạo, quản lý, những người tuyên truyền đời sống mới.

++ Phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, vì mỗi người là một cá thể để tạo nên gia đình, mỗi gia đình là một tế bào để tạo nên xã hội.

Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 3, tr. 431.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top