Untitled Part 3
10.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
a.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng:
+ Cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
+ Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
+ Từ thực tiễn chiến đấu và chiến thắng của cách mạng VN, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công", "Đoàn kết, đòan kết, đại đòan kết. Thành công, thành công, đại thành công".
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
+ Lãnh đạo cách mạng VN là ĐCS => Đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác => đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
=> ĐĐK phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng => Trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng; chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
b.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:
+ Khái niệm Dân và Nhân dân có ngoại diên rất rộng, bao gồm từ con người cá nhân cụ thể tới toàn bộ dân tộc Việt Nam.
+ "Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đòan kết với họ".
+ Không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người:
+ Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc: Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
+ Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người: Vì trong mỗi cá nhân, cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... => Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
+ Cần có niềm tin vào nhân dân: Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao.
c.Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
- Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất:
+ Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức => Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng: Các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn... => Trong đó bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất:
+ Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
+ Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
+ Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
11.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
a.Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nhà nước của dân:
+ Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
+ Nhân dân thực hiện quyền lực qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
+ Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân (về mặt lý thuyết), còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân (về mặt thực tế).
- Nhà nước do dân:
+ Dân bầu ra những người lãnh đạo.
+ Dân có quyền kiểm soát những người lãnh đạo.
+ Dân có quyền bãi nhiễm những lãnh đạo không làm tròn nhiệm vụ dân giao phó.
+ Dân có quyền tham gia xây dựng nhà nước và đất nước.
- Nhà nước vì dân:
+ Mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh.
+ Từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ dân".
+ Nhà nước phải chăm lo giáo dục người dân biết cách thực hiện quyền làm chủ của mình.
b.Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước:
- Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước:
+ Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
+ Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước:
+ Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
+ Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
c.Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:
- Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến:
+ Tổng tuyển cử -> bầu Quốc hội -> Lập Chính phủ
+ Có được một nhà nước hợp hiến thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như vậy thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng Minh, mới có một quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một nhà nước pháp quyền hiện đại.
- Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống:
+ Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật.
+ Đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào.
+ Chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ.
+ Chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp.
+ Bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài:
+ Đó là những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
+ Những yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
++ Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
++ Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
++ Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
++ Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản".
++ Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
d. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả:
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước:
+ Đặc quyền, đặc lợi: Cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình.
+ Tham ô, lãnh phí, quan liêu: Bệnh quan liêu làm cho chúng ta chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn... thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng" - một thứ giặc còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm.
+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng:
+ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt, thống nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao che cho những sai lầm khuyết điểm của bất cứ ai.
+ HCM yêu cầu pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.
+ Bên cạnh đó, HCM dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top