Chương 11 - QUẢ DỤC 寡 欲
NHUNHƯỢC 柔弱
Tội mạc đại vu khả dục, họa mạc đại vu bất tri túc, cữu mạc đại vu dục đắc. Cố tri túc chi túc thường túc hĩ. [Đạo Đức Kinh, chương 46]
罪莫大于可欲禍莫大于不知足咎莫大于欲得。故知足之足常足矣。《道德經 • 第四十六章》
【Dịch】Không tội nào lớn bằng có dục vọng; không họa nào lớn bằng không biết đủ; không hại nào lớn bằng mong có. Cho nên biết mình có đủ, thì luôn đủ.
Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục, tuyệt học vô ưu. [Đạo Đức Kinh, chương 19]
見素抱朴少私寡欲絕學無憂。《道德經 • 第十九章》
【Dịch】Hãy thể hiện sự trinh nguyên và ôm giữ sự chất phác; hãy bớt sự tư lợi và giảm ham muốn; hãy dứt tuyệt học vấn và chớ lo âu.
Danh dã giả, tương yết dã; tri dã giả, tranh chi khí dã. Nhị giả, hung khí, phi sở dĩ tận hành dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
名也者相軋也知也者爭之器也。二者凶器非所以盡行也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Do cầu danh mà người ta chèn ép nhau; mưu trí trở thành vũ khí để tương tranh; danh và mưu trí đều là khí cụ không tốt vì làm hại phẩm hạnh.
Kỳ thị dục thâm giả, kỳ thiên cơ thiển. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
其嗜欲深者其天機淺。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Ai thị dục sâu đậm thì bản chất tự nhiên của hắn nông nổi.
Doanh thị dục, trưởng háo ố, tắc tính mệnh chi tình bệnh hĩ. [Trang Tử, Từ Vô Quỷ]
盈嗜欲長好惡則性命之情病矣。《莊子 • 徐無鬼》
【Dịch】Thị dục càng tràn đầy, yêu ghét càng gia tăng, thì tính mệnh sẽ lâm nguy.
Đa dục khuy nghĩa, đa ưu hại trí, đa cụ hại dũng. [Hoài Nam Tử, Mậu Xưng Huấn]
多欲虧義多憂害智多懼害勇。《淮南子 • 繆稱訓》
【Dịch】Dục vọng nhiều làm hại nghĩa, âu lo nhiều làm hại trí, sợ hãi nhiều làm hại dũng khí.
Tỉnh sự chi bản tại tiết dục. [Hoài Nam Tử, Thuyên Ngôn Huấn]
省事之本在節欲。《淮南子 • 詮言訓》
【Dịch】Căn bản của sự xem xét sự vật là ở việc hạn chế dục vọng.
Giám minh giả, trần cấu phất năng mai; thần thanh giả, thị dục phất năng loạn. [Hoài Nam Tử, Xúc Chân Huấn]
鑒明者塵垢弗能薶神清者嗜欲弗能亂。《淮南子 • 俶真訓》
【Dịch】Gương sáng, bụi bặm không làm dơ bẩn được; thần thanh trong, thị dục không làm cho rối loạn được.
Mục vọng thị tắc dâm, nhĩ vọng thính tắc hoặc, khẩu vọng ngôn tắc loạn. [Hoài Nam Tử, Chủ Thuật Huấn]
目妄視則淫耳妄聽則惑口妄言則亂。《淮南子 • 主術訓》
【Dịch】Mắt thấy điều quấy ắt dâm, tai nghe điều quấy ắt nghi hoặc, miệng nói điều quấy ắt loạn.
Nhật nguyệt dục minh, phù vân cái chi; hà thủy dục thanh, sa thạch uế chi; nhân tính dục bình, thị dục hại chi. [Hoài Nam Tử, Tề Tục Huấn]
日月欲明浮雲蓋之河水欲清沙石穢之; 人性欲平嗜欲害之。《淮南子 • 齊俗訓》
【Dịch】Mặt trời và mặt trăng muốn sáng nhưng bị mây che khuất; sông ngòi muốn trong vắt nhưng bị cát đá làm ô uế; nhân tính muốn an bình nhưng bị thị dục làm hại.
Thiểu tư tắc bất thác hoặc dĩ trước vật, quả dục tắc bất đạo túng nhi táng kỷ, tư giả nhược phi khử loạn tính chi bản hà dĩ tai. [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh giải]
少思則不錯惑以著物寡欲則不盜縱而喪己斯者若非去亂性之本何以哉。《道藏 • 道德真經解》
【Dịch】Giảm bớt tư lự thì sẽ không bị lỗi lầm và nghi hoặc mà chấp trước ngoại vật; giảm bớt dục vọng thì sẽ không phóng túng và trộm cắp để bị vong mạng; hai thứ đó (tức tư lự và dục vọng) nếu không trừ khử, thì cái gốc của sự rối loạn chân tính làm sao hết?
Tự doanh vi tư, nhi dưỡng tâm mạc thiện vu quả dục. Thiểu tư quả dục, tắc định hồ nội ngoại chi phân, biện hồ chân ngụy chi quy, đức toàn nhi phục. Tế vu nhất kỷ tắc thất kỳ đại đồng, cố tự doanh vi tư. Khiên vu lợi dục tắc cốt kỳ thanh tĩnh, cố dưỡng tâm mạc thiện vu quả dục dã. Tư dã dục dã, giai ngoại du thị vụ, nhi phi nội quán; giai nhân ngụy thị tư, nhi phi tính chân. Duy thiểu tư quả dục nhi hậu năng định hồ nội ngoại chi phân, nhi tri sở khinh trọng; biện hồ chân ngụy chi quy, nhi minh vu bản mạt. Bất thiên kỳ đức nhi đức toàn, bất dâm kỳ tính nhi tính phục. [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh giải]
自營為私而養心莫善于寡欲。少思寡欲則定乎內外之分辨乎真偽之歸德全而復。蔽于一己則失其大同故自營為私。牽于利欲則汩其清靜故養心莫善于寡欲也。私也欲也皆外游是務而非內觀皆人偽是滋而非性真。惟少思寡欲而後能定乎內外之分而知所輕重辨乎真偽之歸而明于本末。不遷其德而德全不淫其性而性復。《道藏 • 道德真經疏義》
【Dịch】Mưu cầu cho mình vì tư lợi; nhưng dưỡng tâm thì không gì tốt bằng bớt dục vọng. Giảm suy tư và bớt dục vọng tức là xác định sự phân cách giữa nội tâm với ngoại giới, là phân biệt được chỗ quay về của thật với giả; đức sẽ toàn vẹn và phục hồi. Che đậy bản ngã tức là đánh mất sự đại đồng, tức là mưu cầu cho mình vì tư lợi. Bị cái lợi và dục vọng lôi kéo thì làm rối loạn sự thanh tĩnh, nên dưỡng tâm không gì tốt bằng bớt dục vọng. Hễ tư lợi thì ham muốn, đều là hướng ra ngoại giới chứ không phải là nhìn vào bên trong; đều là cái giả dối và bẩn đục của con người chứ không phải là sự chân thật của thiên tính. Chỉ có thiểu tư quả dục mới xác định sự phân cách giữa nội tâm với ngoại giới, và biết nặng với nhẹ; chỉ có phân biệt được chỗ quay về của thật với giả, và hiểu rõ gốc với ngọn. Không dời chuyển đức của mình thì đức toàn vẹn; không sử dụng quá mức thiên tính của mình thì thiên tính phục hồi.
Chúng nhân kiến vật bất kiến đạo, cố sở kiến vô phi dục giả; thánh nhân kiến đạo bất kiến vật, cố sở kiến vô khả dục giả. Sở kiến vô khả dục giả, tắc dĩ sở kiến thắng sở đổ giả dã, thị dĩ linh đài hữu trì nhi cốt cử tiêu; sở kiến vô phi dục giả, tắc dĩ sở đổ thắng sở kiến dã, thị dĩ trục vật vong phản, thất chân trạm ngụy. Cái mục chi vu sắc, nhĩ chi vu thanh, khẩu chi vu vị, tỵ chi vu xú, thị chi sở dục dã. Vọng dung chi nhân, bất tri ngũ sắc loạn mục, ngũ thanh loạn nhĩ, ngũ vị trọc khẩu, ngũ xú huân tỵ, quyết tính mệnh chi tình dĩ tranh chi, nhương kỳ đản man, vô sở bất chí, lụy vu hậu lợi giả, dĩ thân tuẫn lợi; lụy vu danh cao giả, dĩ thân tuẫn danh. Nhược Bá Di dữ Đạo Chích, nhất tắc tử danh, nhất tắc tử lợi, phàm dĩ kiến danh lợi chi khả dục cố nhĩ. Kỳ nhiệt tiêu hỏa, đắc chi tắc hỉ; kỳ hàn ngưng băng, thất chi tắc cụ, bất năng tháo chi nhi tồn kỳ tâm, chí vu quán loạn phẫn kiêu nhi bất khả hệ, thị do dĩ Tùy Hầu chi châu đạn thiên nhận chi tước dã, khởi bất hoặc tai! Thánh nhân dị hồ thử, bất tựu lợi, bất tỵ hại, tri lợi hại chi đồng nguyên; bất vinh thông, bất sửu cùng, dĩ cùng thông nhất trí. Dục lự bất manh, nhất hào bất anh, ngô tâm trạm nhiên, vật mạc năng dao, cảm nhi toại thông. Năng định năng ứng, chỉ nhi vô sở ngại, bất giao vu tĩnh; động nhi vô sở trục, bất lưu vu động. Phúc khước vạn phương, trần hồ tiền bất đắc dĩ nhập kỳ xá, thục năng loạn chi. [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh Sớ Nghĩa]
眾人見物不見道故所見無非欲者聖人見道不見物故所見無可欲者。所見無可欲者則以所見勝所睹者也是以靈台有持而滑舉消所見無非欲者則以所睹勝所見也是以逐物忘返失真湛偽。蓋目之于色耳之于聲口之于味鼻之于臭是之所欲也。妄庸之人不知五色亂目五聲亂耳五味濁口五臭薰鼻訣性命之情以爭之攘奇誕謾無所不至累于厚利者以身徇利累于名高者以身徇名。若伯夷與盜跖一則死名一則死利凡以見名利之可欲故爾。其熱焦火得之則喜其寒凝冰失之則懼不能操之而存其心。至于摜亂僨驕而不可系是猶以隋侯之珠彈千仞之雀也豈不惑哉聖人異乎此不就利不避害知利害同源不榮通不丑窮以窮通為一致。欲慮不萌一毫不攖吾心湛然物莫能搖感而遂通。能定能應指而無所礙不膠于靜動而無所逐不流于動。覆卻萬方陳乎前得以入其舍孰能亂之。《道藏 • 道德真經疏義》
【Dịch】Mọi người chỉ thấy vật chất chứ không thấy đạo, nên cái thấy đó có dục vọng; thánh nhân chỉ thấy đạo chứ không thấy vật chất, nên cái thấy đó vô dục. Cái thấy mà vô dục thì tri kiến vượt trội cái được thấy, do đó linh đài (tâm linh) được gìn giữ và các sự nhiễu loạn bị tiêu trừ. Cái thấy mà có dục vọng thì cái được thấy vượt trội tri kiến, nên người ta chỉ truy đuổi ngoại vật mà quên mất đường trở về, đánh mất cái chân thực mà ham mê cái giả dối. Mắt người vụ sắc đẹp, tai người vụ âm thanh, miệng người vụ vị ngon, mũi người vụ mùi thơm, đó là ham muốn. Người tầm thường và mê lầm thì không biết rằng 5 sắc loạn mắt, 5 thanh loạn tai, 5 vị làm dơ miệng, 5 mùi làm ngạt mũi; nên họ bất chấp tính mệnh mà trành giành các thứ đó, lừa dối nhau, không chỗ nào không tới. Kẻ lụy vì lợi dày sẽ đem thân chết vì lợi; kẻ lụy vì danh cao sẽ đem thân chết vì danh; giống như Bá Di và Đạo Chích – người chết vì danh, kẻ chết vì lợi – tức đều là vì danh và lợi mà nảy sinh dục vọng. Danh lợi như cái nóng sinh ra lửa, được chúng thì vui; danh lợi như cái lạnh làm đóng băng, mất chúng thì lo buồn; họ không thể làm chủ được tâm, đến nỗi rối tâm loạn trí, kiêu căng phóng túng, không kiềm chế được; giống như lấy viên ngọc châu cực quý làm đạn bắn con chim sẻ bay cao mấy ngàn thước. Đó chẳng phải là sai lầm sao! Thánh nhân thì khác. Ngài không vụ lợi, không tránh hại, biết lợi và hại cùng nguồn gốc; không lấy sự thông đạt làm vinh, không lấy sự khốn cùng làm nhục, xem khốn cùng và thông đạt như nhau. Ngài không khởi tâm vì dục vọng và tư lự, một tí xíu cũng không bị rối loạn; nội tâm luôn thanh tĩnh sáng láng, không dao động vì ngoại vật; cảm ứng mà thông đạt. Tâm ngài an định và đáp ứng được, tĩnh mà không có chỗ trở ngại, không kết dính vào tĩnh; động mà không có chỗ truy đuổi, không trôi theo động. Vạn vật trước mắt thánh nhân dù biến hoá muôn phương cũng không thể xâm nhập vào nội tâm (linh đài) của ngài, như vậy chẳng có gì nhiễu loạn ngài được.
Manh vu tâm giả, danh viết hành nghiệp, hành nghiệp sở tháo, danh viết thiện ác, cố túng dục vi ác, tức tham vi thiện. Thiện giả, năng vi tế tục xuất trần chi ích; ác giả, tất tác bại đức nhiễm uế chi tư. Cố thánh nhân tri vô hình nhi dụng giả, tâm dã; hình bất tự vận giả, thân dã. Nhiên tâm bất ký vu thân tắc bất năng hiển năng bị dụng, thân bất tạ vu tâm tắc vong diệt bất khởi. Cố thân tâm thể dị nhi lý phù, trí dụng vạn thiện nhi thú nhất. Cố năng biểu lý vi dụng, động tĩnh tương trì. Thân vô độc tại, vi tâm sở sử, tâm bất thị tĩnh, duy dục phan duyên. Thân lượng vô nhai, nạp hành bất tức. Cố tâm vi phàm thánh chi căn, thân vi khổ lạc chi tụ. Thánh nhân tri hoạn sin vu tâm, khiên tất do kỷ, thị dĩ thanh tâm trừ hoạn, khiết chí tiêu khiên. Phàm dục chi lưu, kỳ tức bất nhiên, tứ tình túng dục, bất tri dục xuất vu tâm; vũ mạn căng xa, bất tri mạn sinh vu kỷ. [Vân Cấp Thất Thiêm, Chúng Chân Ngữ Lục]
萌于心者名曰行業行業所操名曰善惡故縱欲為惡息貪為善。善者能為濟俗出塵之益惡者必作敗德染穢之資。故聖人知無形用者心也形不自運者身也。然心不記于身則不能顯能備用身不藉于心則亡滅不起。故身心体異而理符致用萬善而趣一。故能表里為用動靜相持。身無獨在為心所使心不示靜惟欲攀緣。身量無涯納行不息。故心為凡聖之根身為苦樂之聚。聖人知患生于心愆必由己是以清心除患潔志消愆。凡欲之流其即不然肆情縱欲不知欲出于心侮慢矜奢不知慢生于己。《雲笈七簽眾真語錄》
【Dịch】Cái từ trong tâm manh động phát ra thì gọi là tạo nghiệp, cái chi phối sự tạo nghiệp gọi là thiện ác. Cho nên phóng túng dục vọng là ác, đình chỉ tham lam là thiện. Điều thiện là ích lợi cứu giúp người đời và siêu thoát thế tục. Điều ác là tạo tác bại hoại đức hạnh và tiêm nhiễm cái xấu. Cho nên thánh nhân hiểu rõ một thứ tuy vô hình nhưng công dụng rất lớn, đó là tâm; và cũng hiểu rõ một thứ hữu hình nhưng không tự vận động được, đó là thân. Tất nhiên nếu tâm không gởi vào thân thì không thể hiện mọi công dụng; và thân nếu không nương nhờ tâm thì sẽ diệt vong, không khởi động được. Cho nên tâm và thân tuy thể khác nhau nhưng lý thì phù hợp, có thể tận dụng mọi điều tốt để hướng đến một mục tiêu. Do đó ngoài và trong hỗ tương tác dụng, động và tĩnh cùng phối hợp nhau. Thân không thể độc lập tồn tại, mà nó do tâm sai khiến. Tâm không an tĩnh là do dục vọng gây ra. Sức chịu đựng của thân thì vô hạn mà hành vi tạo tác thì không ngưng. Cho nên tâm là căn bản của phàm và thánh. Thân là chỗ hội tụ của khổ và sướng. Thánh nhân hiểu hoạ hoạn do tâm mà phát sinh, lỗi lầm là do bản thân tạo tác. Do đó thanh trừng tâm thì trừ được họa hoạn; làm thuần khiết ý chí thì hết lỗi lầm. Bọn người tầm thường thì không thế; họ phóng túng tình dục, không biết dục vọng phát sinh do tâm; họ kiêu căng ngạo mạn, không biết sự ngạo mạn là do bản thân tạo tác.
Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi minh, nhu nhược thắng cương cường. [Đạo Đức Kinh, chương 36]
將欲歙之必固張之將欲弱之必固強之將欲廢之必固興之將欲奪之必固與之。是謂微明。柔弱勝剛強。《道德經 • 第三十六章》
【Dịch】Muốn nó co lại, tất phải giương nó thẳng. Muốn nó yếu, tất phải làm nó mạnh lên. Muốn phế bỏ nó đi, tất phải làm cho hưng vượng. Muốn đoạt nó cái gì, tất phải cho nó cái khác. Thế gọi là «làm cho cái sáng trở nên tế vi».
Phản giả Đạo chi động. Nhược giả Đạo chi dụng. [Đạo Đức Kinh, chương 40]
反者道之動弱者道之用。《道德經 • 第四十章》
【Dịch】Trở lại là cái động của đạo. Yếu đuối là cái dụng của đạo.
Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thúy kỳ tử dã khô cảo. Cố kiên cường giả, tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ. Thị dĩ binh cường tắc bất thắng, mộc cường tắc chiết. Cố kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng. [Đạo Đức Kinh, chương 76]
人之生也柔弱其死也堅強。萬物草木之生也柔脆其死也枯槁。故堅強者死之徒柔弱者生之徒。是以兵強則不勝木強則折強大處下柔弱處上。《道德經 • 第七十六章》
【Dịch】Khi sống [thể chất] người ta mềm yếu; lúc chết thì [thi thể] cứng đơ. Vạn vật và thảo mộc khi sống thì mềm yếu; lúc chết thì khô héo. Cho nên cứng mạnh cùng một bọn với chết; mềm yếu cùng một bọn với sống. Thế nên, quân đội mạnh thì không thể thủthắng; cây khoẻ thì phải bị búa rìu đốn; cái cứng mạnh chiếm địa vị thấp hơn; cái nhu nhược chiếm địa vị cao hơn.
Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng, dĩ kỳ vô dĩ dịch chi. Nhu thắng cương, nhược thắng cường. Thiên hạ mạc bất tri, mạc năng hành. [Đạo Đức Kinh, chương 78]
天下莫柔弱於水而功堅強者莫之能勝以其無以易之。柔勝剛弱勝強天下莫不知 莫能行。《道德經 • 第七十八章》
【Dịch】Trên đời chẳng có gì mềm yếu bằng nước. Để công phá cái cứng mạnh thì chẳng gì hơn nước. Đó là vì không có cái gì thay thế nó được. Ai cũng biết yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng; nhưng chẳng ai biết thi hành điều đó.
Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ? [Đạo Đức Kinh, chương 10]
專氣致柔能如嬰兒乎《道德經 • 第十章》
【Dịch】Luyện khí một cách chuyên nhất thân hình sẽ mềm mại. Ngươi có thể [tập luyện để thân xác và tinh thần] giống như trẻ thơ không?
Thiên hạ hữu thường thắng chi đạo, hữu thường bất thắng chi đạo. Thường thắng chi đạo viết nhu; thường bất thắng chi đạo viết cường. Nhị giả dị tri, nhi nhân vị chi tri. Cố thượng cổ chi ngôn: Cường, tiên bất kỷ nhược giả; nhu, tiên xuất vu kỷ giả. Tiên bất kỷ nhược giả, chí vu nhược kỷ, tắc đãi hĩ. Tiên xuất vu kỷ giả, vong sở đãi hĩ. Dĩ thử thắng nhất thân nhược đồ, dĩ thử nhậm thiên hạ nhược đồ, vị bất thắng nhi tự thắng, bất nhậm nhi tự nhậm dã. [Liệt Tử, Hoàng Đế]
天下有常勝之道有常不勝之道。常勝之道曰柔常不勝之道曰強。二者易知而人未之知。故上古強先不己若者柔先出于己者。先不己若者至于若己則殆矣。先出于己者亡所殆矣。以此勝一身若徒以此任天下若徒謂不勝而自勝不任而自任也。《列子 • 黃帝》
【Dịch】Thiên hạ có cách thức luôn chiến thắng và cách thức luôn chiến bại. Hai cách thức này rất dễ biết thế mà người ta không hề biết. Cho nên lời xưa có nói: mạnh là kẻ chiến thắng người không bằng mình; yếu là kẻ tự thắng mình. Kẻ chiến thắng người không bằng mình, đến khi gặp đối thủ hơn mình, ắt sẽ bị nguy hiểm. Kẻ tự thắng mình, không bị nguy hiểm gì; lấy lý lẽ đó để tự thắng bản thân và ứng phó với thiên hạ. Thế gọi là không cố ý thắng mà tự nhiên thắng; không cố ý ứng phó mà tự nhiên ứng phó được.
Thiên hạ hữu thường thắng chi đạo, hữu bất thường thắng chi đạo. Thường thắng chi đạo tại nhu, bất thường thắng chi đạo tại cương. Duy phù thường thắng chi đạo tại nhu, thử cổ chi bác đại chân nhân tất dĩ nọa nhược khiêm hạ vi biểu dã. Dĩ nọa nhược khiêm hạ vi biểu, tắc dĩ thâm vi căn, tất sự bất kiên, dĩ kiên tắc hủy cố dã. [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh Sớ Nghĩa]
天下有常勝之道有不常勝之道。常勝之道在柔不常勝之道在剛。惟夫常勝之道在柔此古之博大真人必以懦弱謙下為表也。以懦弱為表則以深為根必事不堅以堅則毀故也。《道藏道德真經疏義》
【Dịch】Thiên hạ có cách thức luôn chiến thắng và cách thức luôn chiến bại. Cách thức luôn chiến thắng nằm ở sự mềm mại; cách thức luôn chiến bại nằm ở sự mạnh mẽ. Chính vì cách thức luôn chiến thắng nằm ở sự mềm mại, cho nên các bậc chân nhân minh triết thuở xưa luôn tỏ ra dáng vẻ mềm yếu và khiêm hạ. Tỏ ra dáng vẻ mềm yếu và khiêm hạ là lấy sự thâm sâu làm gốc, tức là sự việc không nên kiên cường vì kiên cường dẫn đến hủy diệt.
Tự sự ngôn chi, cương cường túc dĩ thắng nhu nhược; tự đạo ngôn chi, nhu nhược túc dĩ thắng cương cường. Tích vu nhu tắc cương; tích vu nhược tắc cường. Dục cương tất dĩ nhu thủ chi, dục cường tất dĩ nhược bảo chi. Nhu chi thắng cương, nhược chi thắng cường, kỳ đắc thường thắng chi đạo dư! [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh Sớ Nghĩa]
自事言之剛強足以勝柔弱自道言之柔弱足以勝剛強。積于柔則剛積于弱則強。欲剛必以柔守之欲強必以弱保之。柔勝之剛弱之勝強其得常勝之道歟《道藏道德真經疏義》
【Dịch】Về phương diện sự việc, cứng mạnh thắng mềm yếu; về phương diện đạo, mềm yếu thắng cứng mạnh. Mềm được chất chứa lâu ngày sẽ thành cứng; yếu được chất chứa lâu ngày sẽ thành mạnh. Muốn cứng, tất phải giữ lấy mềm; muốn mạnh tất phải bảo hộ yếu. Mềm thắng cứng và yếu thắng mạnh, đó là cái đạo để luôn đắc thắng vậy.
Tính chi hư dã, hữu dĩ nạp thiên hạ chi chí biến; hình chi vô dã, hữu dĩ địch thiên hạ chi chí đại, đạm túc vạn vật bất dĩ vi hữu, sung tắc tứ hải bất dĩ vi doanh, cơ chất tuy tiểu nhi thiên hạ mạc năng thần, vạn vật quy chi nhi bất vi kỳ chủ. Thử đạo chi nhu nhược, thục khả thắng tai? Sĩ đạo giả ninh bất ty dĩ tự xử, hoà nhi tự nhược, hựu doanh dĩ đãi kỷ, thường khiêm dĩ phụng nhân, hữu công nhi bất hữu, hữu năng nhi bất thị, bất tranh yên nhi thiên hạ dĩ vi tiên, bất căng yên nhi thiên hạ dĩ vi năng, thử sĩ đạo chi nhu nhược diệc bất khả thắng hĩ. Phản dĩ đại nhi khuất tiểu, cao nhi nhục ty, cầu vi cương cường dĩ thắng nhu nhược, thử cái bất tri đạo dã. [Đạo Tạng, Đạo Đức Chân Kinh Giải]
性之虛也有以納天下之至變形之無也有以敵天下之至大澹足萬物不以為有充塞四海不以為盈基質雖小而天下莫能臣萬物歸之而不為其主道之柔弱孰可勝哉仕道者寧不卑以自處和而自弱又盈以待己常謙以奉人有功而不有有能而不恃不爭焉而天下以為先不矜焉而天下以為能此仕道之柔弱亦不可勝矣。反以大而屈小高而辱卑求為剛強以勝柔弱此蓋不知道也。《道藏 • 道德真經解》
【Dịch】Sự không hư của bản tính có thể dung chứa được mọi biến hoá kịch liệt của thiên hạ. Cái vô hình đó có thể đương đầu với cái cực đại của thiên hạ; nó làm cho vạn vật sung túc nhưng không xem là mình có được; lấp đầy bốn biển nhưng không xem là mình đã làm đầy. Bản chất tuy nhỏ nhưng nó không lệ thuộc thiên hạ; vạn vật quy tụ về nó nhưng nó không xem mình là chủ. Đó là sự mềm yếu của đạo. Ai có thể thắng được nào? Kẻ học đạo thà lấy cái không thấp thỏi để tự xử mình, nhưng đối với người thì tỏ ra hoà ái nhu nhược; lấy cái tràn đầy để tự đòi hỏi nơi mình, nhưng đối đãi kẻ khác thì tỏ ra khiêm hạ; có công lao nhưng không tự cho là có; có tài năng nhưng không ỷ mình tài; không tranh với ai nên được thiên hạ tôn kính là bậc trên; không kiêu căng nên được thiên hạ xem trọng là nhân tài. Cái nhu nhược của kẻ học đạo không ai có thể thắng được. Trái lại, ai ỷ lớn hiếp nhỏ, cậy cao khinh thấp, mong cầu cứng mạnh để thắng người, đều là những kẻ không hiểu đạo.
Thánh nhân chi khuất giả, dĩ cầu thân dã, uổng giả, dĩ cầu trực dã. Cố tuy xử tà tịch chi đạo, hành u muội chi đồ, tương dục hưng đại đạo, thành đại công. [Hoài Nam Tử, Thái Tộc]
聖人之屈者以求伸也枉者以求直也。故雖處邪辟之道行幽昧之途將欲以興大道成大功。《淮南子 • 泰族》
【Dịch】Thánh nhân co lại là mong duỗi ra; gấp cong lại là mong thẳng ra. Cho nên tuy ở chỗ ngược ngạo không chính đáng và đi trên đường tối tăm mà lòng vẫn hằng mong chấn hưng đại đạo và hoàn thành đại công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top