Tôi đắm chìm trong nỗi buồn vô hạn Trôi dạt mãi tận về đâu Cảm thấy như không cò

Tôi không hiểu. Có đôi khi tôi bị cảm xúc điên cuồng, dữ dội lấn áp, kêu gào mong muốn được giải thoát, bứt rứt không thôi thì tôi lại nghĩ về cái sự tự làm đau bản thân mình ấy. Nhưng tôi chưa bao giờ dám làm vì tôi sợ đau, vì tôi sợ để lại sẹo, vì mẹ tôi từng nói, con gái quý giá nhất là gương mặt với làn da, chẳng ai thích một đứa sẹo đầy người bao giờ.
Mãi cho đến sau này khi tôi đọc đc 1 bài báo ns về một cô gái, . Cô ấy giải thích ns những nỗi đau, những áp lực mà cô ấy phải chịu cùng với sự tự cắt ấy giải thoát cô như thế nào thì tôi mới hiểu hơn về nó.
À, hóa ra có những nỗi đau tâm hồn còn nặng nề, dằn vặt hơn nỗi đau thể xác. Thế nên họ chọn cách nhẹ hơn, chọn cách tự làm tổn thương cơ thể họ để có thể tránh đi, để có thể không nghĩ về những rắc rối muộn phiền, những áp lực dày vò bản thân, những giấc mơ và trách nhiệm, những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Trong giáo trình tâm lý mà tôi đọc có nói về hành vi tự tổn thương mình nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng như thế này, có một số người cố tình làm đau bản thân họ nhưng không để ảnh hưởng đến tính mạng. Một số phương thức mà họ thường dùng bao gồm tự cắt, tự làm phỏng hoặc tự cào trầy da mình. Thường thì vết thương hoặc sẹo nằm ở những nơi họ có thể dễ dàng che đi ánh mắt người ngoài. Những vết thương này phải được phân biệt rõ với xu hướng thời trang như xỏ khuyên, hoặc xăm mình. Mọi người xỏ lỗ hoặc xăm mình bởi vì nó được coi là hợp thời và cá tính, vì thế cho nên họ chấp nhận chịu đau ban đầu. Ngược lại, những người tự tổn thương mình làm thế vì cơn đau mang mục đích hữu dụng cho họ mà không quan tâm đến sức ảnh hưởng của nó lên ngoài hình bên ngoài.Vì sao có những người tự làm tổn thương mình như vậy? Có nhiều lời giải thích khác nhau cho hành vi này. Đối với họ, tự cắt như là một cách tự trừng phạt bản thân và phản chiếu nỗi bối rối thất vọng và giận dữ. Trong một số trường hợp khác, một người chọn phương thức tự làm đau bản thân để đấu tranh với khoảng thời gian cô độc kéo dài và cảm xúc trống rỗng đi kèm với sự vắng mặt của người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết. Tuy nhiên lời giải thích được báo cáo nhiều nhất cho rằng tự cắt là một phương thức thích nghi có hại trong việc điều tiết cảm xúc tiêu cực mãnh liệt. Trước khi bắt đầu những hành vị tự tổn thương bản thân thì một người thường có giai đoạn cảm xúc lo âu, giận dữ hoặc buồn bã, thất vọng dữ dội. Những cảm xúc này biến mất rất nhanh ngay khi tự cắt bắt đầu và người nọ trải nghiệm cảm giác thoải mái nhẹ nhõm. Nhưng ngay sau đó họ lại cảm thấy tội lỗi và thường tự trách bản thân vì những gì họ đã làm.
Ngoài ra những nghiên cứu khác đề xuất ra bốn lý do khiến một người tự cắt, 1) để giảm bớt cảm xúc tiêu cực, 2) để cảm nhận được “một thứ gì đó” ngoài tê dại và trống rỗng, 3) để tránh đi một số tình huống xã hội, 4) để nhận sự giúp đỡ từ xã hội. Mặc dù đôi lúc có những trường hợp đặc biệt xảy ra, nhưng sự hiểu lầm thường thấy nhất khi nói về tự cắt đó là cho nó là một trào lưu tệ hại của xã hội. Nghiên cứu đã tìm ra lý do nguyên nhân chủ yếu nhất cho việc tự cắt chính là lý do số 1, để giảm bớt cảm xúc tiêu cực. Khi một người tự cắt, thì vết thương ấy sẽ khiến não bộ báo động, tất cả các cơ chế trong người sẽ ưu tiên cho việc chữa lành vết thương trước, khiến cho cảm xúc tiêu cực ấy tạm thời biến mất, endorphins – một chất trong hệ thống thần kinh có tác dụng giảm đau, được tiết ra khiến người ấy cảm thấy nhẹ nhõm. Bởi vì tự cắt giúp một người thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, nó có thể trở nên gây nghiện và vì thế, mỗi khi buồn thì bản năng tự nhiên sẽ khiến người đó nghĩ về việc tự cắt.
Vậy thì làm cách nào để thoát khỏi cơn nghiện đó? Một trong những biện pháp được công nhận nhất là “Thoát vì người khác”. Họ thường chịu nhiều áp lực từ bạn bè, người thân để tránh xa hành vi gây hại này. một cô gái từng có hành vi tự cắt chia sẻ rằng cô ấy tìm sự giúp đỡ từ người bạn thân của mình, người khuyên cô ấy không nên tiếp tục tổn thương bản thân nữa. Cuộc nói chuyện kết thúc bằng việc bạn cô dọa là nếu cô dám tự cắt thêm lần nào nữa thì cô ấy sẽ không bao giờ nói chuyện với cô nữa.
“Không phải rằng tôi sợ bạn ấy sẽ không nói chuyện với mình nữa,” cô gái chia sẻ, “mà là tôi sợ nếu tôi làm thêm lần nào nữa thì sẽ làm bạn ấy buồn hơn. Và đó là một thứ rất là riêng tư ngay khi bắt đầu, để có một người nói với bạn rằng họ quan tâm bạn, bạn cảm thấy rằng bạn nợ họ rất nhiều và điều đó cũng khiến họ lo sợ cho bạn.”

Một số người khác thì chọn cách “Từ bỏ vì bản thân”. Thường thì động cơ thúc đẩy một người chọn cách này chính là cảm xúc. Họ bỏ vì họ sợ rằng mình sẽ bị đưa vào bệnh viện, sẽ bị người khác biết và họ sợ rằng bạn bè sẽ bỏ rơi họ hoặc vết sẹo lộ ra trong buổi phỏng vấn xin việc. Với một số người, sau một thời gian dài tự cắt, họ tự nhìn lại những vết sẹo của mình và cảm thấy xấu hổ vì nó, dẫn đến quyết tâm muốn từ bỏ.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: