Chương 6

Sau đó tôi được vào phòng thăm mẹ, tôi hỏi han rồi dặn dò bà đủ thứ. Trông bà mệt mỏi lắm, nhìn mặt mẹ không còn đầy đặn như trước, người thì cũng ốm hơn nhiều làm tôi càng thêm phần áy náy vì đã không ở bên chăm sóc bà. Sự tiều tụy ấy in hằn trong tâm trí tôi, việc bản thân quyết trốn tránh và bỏ chạy cũng để lại hậu quả coi như tương xứng.

Lo xong mọi việc thì tôi cũng lễ phép chào mọi người rồi tôi cũng dọn đồ xong xuôi, trước khi đi thì tôi cũng gởi lại hộp trà cho mẹ. Tôi về...

Lên thành phố. Trước ga tàu, lòng tôi như nặng trĩu, tai cứ ù ù, gương mặt đơ cứng. Tôi dường như không muốn nghĩ điều gì ngay lúc này, mệt lắm... Định đi về thì bỗng mắt tôi lia tới chỗ máy bán nước tự động, sẽ chẳng có gì để nói nhưng ở đó có một dáng người quen thuộc. Là... Dương thì phải. Không hiểu sao chân tôi không tự chủ mà bước gần hơn đến chỗ người đó, khi tôi càng đến gần cũng là lúc cậu ấy quay mặt lại. Bốn mắt nhìn nhau, cuối cùng tôi là người mở lời trước:

" Chào cậu. "

" Chào. "

" Cậu đến đây làm gì vậy? Định đi đâu sao? "

" Không. Tôi tiễn đến bố đi công tác thôi. "

" À. "

Tiếp theo đó là một khoảng lặng, tôi không biết nói gì tiếp theo. Nó cứ ngượng ngùng thế nào ấy. Nó khiến tôi có chút hối hận vì đã đến bắt chuyện trước, biết vậy cứ thế mà đi qua cho rồi. Sau một hồi vài giây thì cậu ấy tiếp nối cuộc trò truyện :

"Cậu muốn uống nước không?"

Vừa nói cậu ấy vừa chìa lon nước trước mặt tôi. Nếu bây giờ tôi từ chối có phải là bất lịch sự quá không? ... Nghĩ vậy tôi liền cầm lấy lon nước ấy và nói lời cảm ơn. Cảm giác mát lạnh từ nó cũng xua đi phần nào sự mệt mỏi trong người.

Cậu ấy mở lời muốn nói với tôi điều gì đó, vậy nên chúng tôi đã chọn một ghế đá ngoài sân ga. Tối muộn, người ra vào nhà ga cũng không được nhiều. Bầu trời đêm đen, điểm sáng bằng một hai ngôi sao le lói, gió thoang thoảng lướt qua để lại chút lành lạnh. Gợi lên ở tôi một sự yên bình đến lạ. Chắc cũng lâu rồi tôi chưa ngồi bình lặng thế này. Đang tận hưởng thì chợt nhớ đến lí do khiến mình ngồi ở đây nên tôi đã mở lời hỏi cậu ấy :

" Cậu có chuyện muốn nói với mình mà đúng không? "

" Phải. Tôi có. "

Tôi im lặng đợi cậu ấy nói tiếp.

" Cậu...có phải vết sẹo trên tay của cậu có từ nhỏ phải không? "

"Ờ...Phải. Sao cậu biết?"

" Vết sẹo đó...là cậu bị bỏng do bất cẩn đổ nước sôi phải không? "
" ? ...bằng cách nào mà cậu..."

Tôi thật sự ngạc nhiên về câu nói của câu ấy. Làm sao mà cậu ấy biết được? Tôi chưa từng kể với về chuyện này. Bằng cách nào mà cậu ấy lại có được thông tin kia?

" Vết sẹo đó có là do tôi... "

Lần này thì thật sự là hơi đáng sợ rồi đấy. Cậu ấy nói cái gì vậy? Làm sao mà... Đợi chút...

Cậu ấy nói vết sẹo này là '' do cậu ấy "? Nó gợi lại trong tôi một số chuyện trong quá khứ và một người bạn dường như tôi đã quên tự khi nào...

Thuở nhỏ ở xóm tôi, đã có một gia đình trông vẻ giàu có chuyển đến, chỉ có đôi vợ chồng và một bé trai tầm sáu đến bảy tuổi. Họ chuyển đến bên cạnh nhà tôi, có vẻ như lúc ấy là khoảng thời gian ba mẹ tôi đã ly thân được sáu tháng, một tuần trước khi ba tôi mất.

Tôi sống cùng mẹ. Thời ấy thì tôi cũng đã bị cô lập rồi chứ không riêng gì bây giờ, đám trẻ trong xóm đặt biệt danh cho tôi là "kẻ không cha" và thế là bọn chúng luôn lấy cái tên ấy ra để trêu chọc tôi. Khi đó còn nhỏ mà, tôi lại là đứa hay mít ướt. Mỗi lần bị chọc là cứ thế mà khóc tu tu thôi, cũng nhờ đó mà đám trẻ trong xóm lại thấy trò hay mà chẳng màn dừng lại.

Một hôm tôi đang phụ mẹ phơi thóc thì chúng nó đến. Một đám tầm khoảng bốn đến năm đứa chạy vào sân nhà, chúng còn cầm theo một xô nước. Chỉ cần ngần ấy tôi cũng đủ biết chúng định làm gì. Một đứa con trai trong đám đó mặt cứ kênh kênh mà nói:

"A! Tụi mày tới đây xem này, "con không cha" đang phơi thóc đấy haha. Con nhóc như mày mà cũng đòi siêng năng vậy sao? Hay đang ra vẻ cho tụi này coi vậy? Kkkkkkkk."

Nghe vậy đám trẻ con đều cười ầm lên như trêu chọc tôi. Bọn nó cũng chỉ là đám bao cha báo mẹ, nằm yên chờ sung rụng chứ cũng phải loại chăm chỉ, hay phụ giúp gì đâu. Cũng bị chúng giễu cợt nhiều rồi nên lần này tôi không còn quan tâm nữa. Cứ thế mà rải đều thóc ra phơi kẻo hết nắng thì khổ. Thấy bộ dạng dửng dưng tôi như thế, chúng lại chẳng để yên cho tôi.

"Ê con kia!? Mày bị câm à? Chúng tao nói thế sao lại không trả lời."

Đứa này thì cao cao ốm nhôm như que củi thế mà lại cầm đầu nguyên đám trong xóm, nó cũng là người chỉ biết nói miệng hay đi sai vặt mấy đứa khác chứ cũng chẳng được tích sự gì. Nhưng nhà nó giàu nhất xóm, cũng đóng góp nhiều nhất mà nhà đó cưng con lắm nên cũng không quá khó hiểu vị trí của nó trong đám trẻ là cao nhất.

Lần này tôi lại tiếp tục nhịn và bỏ ngoài tai những lời của chúng. Nhưng bọn nó nào để tôi yên? Tôi thấy thằng cầm đầu trong xóm ngoắc cánh tay gầy gọt của nó như đang ra lệnh cho một đứa trong đám làm việc gì đó.

Lập tức trong đám trẻ, cái đứa xách trên tay xô nước lưng chừng vì quá nặng đã chuẩn bị đổ ầm vào đống thóc tôi vừa mới dàn ra phơi. Lườn trước được rồi, cũng chuẩn bị luôn rồi, kiểu gì chúng nó chả làm vậy. Bị bắt nạt nhiều quá thì tôi cũng biết khôn, liền không nhịn nữa mà bật người lên đẩy ngã nó. Một tiếng va chạm không nhỏ xuống nền đất, số nước trong xô đổ ào lên người nó và bắn tung toé lên đám còn lại. Không cần tả cũng đủ hiểu bọn nó thảm như nào liền hét toáng lên cả lũ. Đứa bị nặng nhất đương nhiên là đứa cầm xô, thảm lắm... Nó trượt té và đống nước đổ lên đầu ướt nhẹp. Bị dập té một cái đau điếng cộng thêm bị nước làm cho ướt sũng khiến nó khóc toáng lên.

Tôi thề là lúc đó tôi thật sự hả dạ, cuối cùng thì tôi cũng phản kháng được đám ranh con này. Cả đám la hét ầm ĩ lại thêm tiếng khóc của thằng đó, đã khiến cho người lớn xung quanh chú ý liền chạy đến sân nhà tôi hóng chuyện.

Sau đó thì...chả có gì ngoài những lời phê bình hay mắng mỏ từ những bậc cha mẹ của đám ranh đấy. Mẹ tôi chỉ biết cúi đầu liên tục xin lỗi họ, khi ấy tôi đã nghĩ : "Tại sao mẹ lại phải cúi người như vậy chứ? Rõ ràng là họ sai trước, những đứa con của họ ngỗ nghịch đến vậy tại sao lại làm như mình là người bị hại? Mẹ cũng biết tại sao lại phải xin lỗi để làm nguôi lòng đám người không biết đúng sai đó ?" Khi ấy tức thì tức thật đấy, nhưng làm sao được tôi cũng chỉ là đứa nít ranh trong suy nghĩ của đám người đấy cả thôi.

Khi tranh cãi xảy ra thì ai ai cũng nhất mực bảo vệ quyền lợi và cái tôi của mình. Có những người vô lí đến mức, gì cũng có thể nói chỉ cần họ thắng trong cuộc tranh cãi và cũng để sướng cái mồm mà thôi.

Mọi chuyện xong xuôi hết thì cũng là thời điểm sập tối. Bọn họ nói cho đã rồi thì cũng ai về nhà nấy, đám ranh đó thì vừa dắt tay phụ huynh vừa quay ra sau lấy tay kéo bọng mắt xuống mà nhởn nhơ khiêu khích tôi. Khi đống phiền phức đó khuất dạng cũng là lúc có một chiếc xe tải cũ kĩ chở rất nhiều đồ như chuyển nhà đi đến.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ngontinh