Tự luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 1:Tại sao sinh viên cần phải học tâp tư tưởng Hồ
Chí Minh?
Đối với sinh viên , người trí thức trong tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí minh có ý nghĩa đặc biệt quan trong , nhất là trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức , hội nhập quốc tê như hiện nay.
Qua việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh sinh viên sẽ có được những điều sau
- Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạnh Việt Nam làm cho sinh viên năng cao
nhân thức về vai trò , vị trí của tư tưởng HCM đối với đời sống cách mạng Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh sẽ bồi dưỡng ,củng cố cho sinh viên lập trường quan điểm cách mạng trên nên tảng chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tường
Hồ Chí Minh, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hôi; tích cực , chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ những quan
điểm đúng đắn. Từ đó giúp chúng ta có thể vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
Tư tưởng HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên và toàn dân biết sống
hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu.
Học tập tư tưởng HCM giúp nâng cao lòng tự hào về
người , về Đảng công sản Việt Nam, về Tổ quốc Việt
nam, tự nguyện " Sống , chiến đấu, lao động và học
tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"
Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng
vào cuộc sống, tu dưỡng , rèn luyên bản thân, hoàn
thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và
hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn.
Đối với sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển, việc
học tập tư tưởng HCM càng trở nên quan trọng, vì
những sinh viên sau khi ra trường sẽ làm những công
việc liên quan quản lý nhà nước, việc đó đồi hỏi phải có
một nên tảng lý luận tư tưởng vững chắc mới có thể
đảm nhiệm và hoàn thành tốt những công việc được
giao , phục vụ tốt nhất cho xã hội.
Hiện nay, có nhiều thế lực xấu luôn tìm cách chống phá
nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và gần đây
nhất là vấn đề Biển Đông đang diễn ra rất phức tạp. Do
vậy việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp sinh viên
có lập trường tư tưởng vững vàng , bản lĩnh chính trị
ngày càng nâng cao để có thể sáng suốt đối mặt với
những vấn đề đó, góp phần vào công cuộc xậy dựng và
bảo vệ nên độc lập dân tộc.
Câu 2:Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai
đoạn hình thành và phát triển nào? Tại sao nói đến
năng 1930 tư tưởng Hồ CHí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản?
Các giai đoạn hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí
Minh
• Thời kì trước năng 1911 : hình thành tư tưởng yêu
nước và chi hướng cứu nước
- Từ thuở thiếu nên , Nguyễn Tất Thành đã tận mặt
chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến
cùng cực của đồng bào mình và thái độ ươn hèn của bọn
phong kiến . Những tâm gương yêu nước , cộng với
truyền thông tốt đẹp của dân tộc đã thôi thức Anh ra
đi tìm một con đường mới để cứu dân cứu nước. Với sự
nhay cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm
nhận ra hạn chế của những người đi trước. Hồ Chí Minh
đã nhân thức được rằng: nguồn gốc những đau khổ và
áp bức dân tộc là ngay tại " chính quốc", ở nước đế
quốc đang thông trị dân tộc mình". Do đó Nguyễn Ái
Quốc đã tự đinh ra cho mình một hướng đi mới: Phải tìm
hiểu cho rõ bản chất của những từ tự do, bình đẳng,
bác ái của nước Cộng hòa pháp, phải đi ra nước ngoài ,
xem hước pháp và các nước khác. Sau khi xết họ làm
thế nào sẽ trở về giúp đồng bào mình.
• Thời kì 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc
Năm 1911 ,Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc sang phương
Tây tìm đường cứu nước , trải qua nhiều nước thuộc
địa, phụ thuộc, tư bản đế quốc. Người xúc động trước
cảnh khổ cực , bị áp bức của những người dân lao
động.Người đã nảy sinh ý chí cần phải đoàn kết những
người bị áp bức để đấu tranh cho nguyên vọng và
quyền lợi chung. Người đã luôn kiên trì , nỗ lực học tập
vượt qua mọi gian khổ và tham gia các cuộc diễn thuyết
của nhiền nhà chính trị và triết học.
Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước,
nhất là khi đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cường
về vấn đề thuộc đĩa của V.I. Lênin đã giải đáp cho
Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và
tự do cho đồng vào, đáp ứng nhưng tình cảm, suy nghĩ ,
hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người.
• Thời kì 1921-1930 : Hình thành cơ bản tư tưởng cách
mạng Việt Nam
Trong giai đoạn từ 1921-1930 , Nguyễn Ái Quốc có
những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức
phong phú, sôi nổi trên đĩa bàn nước Pháp, Liên Xô,
Trung quốc, Thái Lan. Trong thời gian này , tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ
bản.
Theo người, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời
đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là
một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới, giải phóng
dân tộc phải gắn liên với giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp công nhân.
Tư đó người đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam,
truyền bá chủ nghĩa mác leenin và đào tạo đội ngũ cán
bộ cách mạng trẻ để phục vụ cho quá trình chiến đấu
lâu dài
• Thời kỳ 1930- 1945: vượt qua thử thách , kiên trì giữ
vững lập trường cách mạng
Chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Hồ Chí
Minh đã nhiều lần bị chỉ trích và phê phán tại các hội
nghị do bị cho rằng đã phạm những sai lầm chính trị rất
nguy hiểm.Sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát
với thực tiễn, vấn đề phân hóa kẻ thù, tranh thủ bạn
động minh,,, đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1942 Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
giam giữ, bác bị đối xử tàn tệ, bị giải rất nhiều nhà từ.
Nhưng Bác vẫn luôn giữ vững được lập trường yêu
nước, đấu tranh giải phóng dân tộc
• Thời kỳ 1945-1969 : Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục
phát triển, hoàn thiện
Sau khi giành được độc lập , nước Việt Nam DCCH non
trẻ đã phải tiếp tục đối mặt với sự quay lại của Pháp, và
Chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là đến quốc mỹ
và tay sai. Nhưng do sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta giữ vững
được nên độc lập đó.
Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn
đề đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, hợp thành
một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng
việt nam. Đó là : tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về Nhà
nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng và chiến lược về
con người; tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng
Đảng với tư cách là đảng cẩm quyền,...
Tại sao nói đến năng 1930 tư tưởng Hồ CHí Minh về con
đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản?
Vì năm 1930 cương lĩnh đầu tiên của đảng ra đời bao
gồm: Chánh lược vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương
trình tóm tắt
Là năm hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng
cộng sản duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam tiền thân
của giai câp công nhân và nhân dân lao động
Câu 3:Anh( chị) hãy nêu những luận điểm cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ
Chí Minh? Tại sao?
Thứ nhất: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Vì người nhân thấy các phong trào cứu nước của ông
cha , mặc dù vô cùng anh dũng, nhưng rốt cuộc đều bị
thực dân pháp dìm trong bể máu
Còn theo cách mạng tư sản là không triệt để, Người
nhận thấy; " Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,
nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi,
tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước
lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc đia" do vậy
Người không đi theo con đường này
Người khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản"
Thứ hai: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại
mới phải do đảng cộng sản lãnh đạo
Người nói: " Cách mệnh phải hiểu phòng triều thế giới,
phải bày sách lược cho dân... Vậy nên sức cách mẹnh
phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách
mệnh"
Kết hợp lý luận Mác- Lê nin về Đảng Cộng sản với thực
tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Leenin trên một
loạt vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng
nên một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam trực
tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập dân tộc.
Thứ ba:Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao
gồm toàn dân tộc
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người
xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc: Đảng
phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp
đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo , lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đât; lôi
kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi cào phe vô
sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư
bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi
dụng , ít lâu mới làm cho hộ đúng trung lập. Bộ phận
nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ"
Thứ tư: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến
hàng chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Thứ năm:Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến
hàng bằng con đường cách mạng bao lực.
Bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang. Người luôn tranh thủ khả năng
giành và giữa chính quyền ít đổ máu, bằng biện pháp
hòa bình, việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt
buộc cuối cùng. " vừa đánh vừa đàm" đánh là chủ
yếu, đàm là hỗ trợ.
Luận điểm Thứ tư: Cách mạng giải phóng dân tộc cần
được tiến hàng chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh vì
Chưa từng có tiền lệ trong các kinh điển của các nhà tư
tưởng trước đây như Mác, Awngghen, Lê nin
Nó thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính
quốc, tác động qua lại lẫn nhau để chống kẻ thù chung,
đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ
lệ thuộc, hoặc quan hệ chính phụ. Nó thể hiện tính độc
lập tự chủ của cách mạng giải phóng dân tộc và nó có
thể thắng lợi trước cách mạng chính quốc, góp phần
vào thắng lợi ở chính quốc
Câu 4:Tại sao theo Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản
Năm 1920 sau khi đọc được luận cương của lê nin bác hồ
đã khằng định, cách mạng muốn thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng vô sản
Vì lịch sử vn cuối TK19 đầu 20 cho thấy: các phong trảo
nổi lên theo cách hệ tư tưởng khác nhau
- Hệ tt phong kiến:pk cần vường, hoàng hoa tham bị
thất bại
- Trí thức tiểu tư sản: Nguyễn Thái Học
- Dân chủ tư sản: Phan bội châu, phan chu trinh
Các phong trào này đều bị nhận chìm trong bể máu
Cách mạng tư sản là không triệt để vì
- Điều này đc khẳng định thông qua cuộc Cách mạng
tháng 10 Nga thành công, cuộc CM giải phóng dân tộc ở
VN năm 45 và 75
Câu 5: anh chị hãy trình bày nội dung và ý nghĩa luận
điểm sau của Hồ Chí Minh
" cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành được thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc"
• nội dung
Đây là luận điểmsáng tạo lí luận của HCM
- CM giải phóng dân tộc phải dựa vào sức ta để giải
phóng chúng ta
Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân
tộc, tránh tư tuwognr bị động, trông chờ vào sự trợ
giúp của bên ngoài.... Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước
bạn là quan trọng , những không được ỷ lại, không được
ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực
cánh sinh mà cứ ngồi chời dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập"
- Cm phải dựa vào sức mạnh vật chất (là tài lực, nguồn
lực) sức mạnh tinh thần ( truyền thống yêu nc đấu
tranh) để dành thắng lợi trc CM ở chính quốc ( CM
tháng 8, giải phóng hoàn toàn miền nam 1975)
Muốn thế chúng ta phải dựa vào tài lực, nguôn lực sẵn
có như kinh tế, trí tuệ của những nhà lãnh đạo. sức
mạnh về tinh thần như sự đoàn kết, lòng yêu nước, sẽ
giúp chúng ta hoàn toàn có thể thắng trước cách mạng
ở chính quốc
• Ý nghĩa:
- Đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp
CMGPDT ở Việt Nam không
thụ động, ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn
phát huy tính độc lập tự
chủ, tự lực, tự cường nhờ đó mà CMVN giành thắng lợi
vĩ đại.
- Góp phần định hướng cho phong trào GPDT ở các
nước khác trên thế giới
trong thời kỳ đó.
Câu 6: hãy nêu các yếu tố ra đời ĐCS Việt nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tại sao theo HCM sự ra đời của ĐCS
Việt Nam lại có thêm yếu tố phong trào yêu nước?
• Đảng cộng sản VN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu
tố :chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước
Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-
Leenin đối với cách mạng Việt nam và đối với Đảng cộng
sản Việt nam. Đồng thời, Người cũng đánh giá cao vị
trí, vai trò lãnh đạo của giai câp scoong nhân việt nam
trong sắp xếp các lực lượng cách mạng. Đồng thời cần
phải kết hợp với phong trào yêu nước, coi nó là một
trong ba yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của
Đảng cộng sản Việt Nam
• theo HCM sự ra đời của ĐCS VN có thêm yếu tố phong
trào yêu nước vì:
• Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kì to lớn
trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam
Trước khi có ĐCS ra đời các phong trào đấu tranh yêu
nc nổ ra như một làn sóng mạnh mẽ . Trong lịch sử,
phong trào yêu nước tồn tại hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước đã kết tình thành chủ nghĩa yêu nước và
nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân
tộc Việt Nam
Khi ĐCS ra đời truyền bá chủ nghĩa Mác- lê Nin vào
phong trào CN đã bắt gặp phong trào yêu nc và có một
mục tiêu chung là cứu nc giải phóng dân tộc từ đó kết
hợp vs phong trào công nhân tạo thành một khối đại
đoàn kết toàn dân tộ dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN góp
phần giúp đảng CSVN dành thắng lợi và thưc tế đã
chứng minh điều đó, Phong trào yêu nước của trí thức
Việt ndam là nhân tố quan trọng thức đẩy sự kết hợp
các yếu tố cho đời đảng cộng sản việt Nam
Câu 7: anh chị hãy trình bày quan điểm của HỒ Chí Minh
về động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VN? Liên hệ
thực tiễn công cuộc xây dựng xã hội ở VN hiện nay?
Để xây dựng XHCN có
Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các
phương diễn: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại
sinh.Người khẳng định , động lực quan trọng nhất và
quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động,
nòng cốt là công- nông- trí thức.Hồ Chí Minh đã nhận
thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân( sức
mạnh cá thể) với xã hôi( sức mạnh cộng đồng). Truyền
thống yêu nước của dân tôc, sự đoàn kết cộng đồng,
sức lao động sáng tạo cảu nhân dân, đó là sức mạng
tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa
xã hội
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển
kinh tế , sản xuất kinh doanh giải phóng mọi năng lực
sản xuất, làm cho mọi người , mọi nhà trở nên giàu có ,
ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế
với xã hội. Cùng với động lực kinh tế, HCM cũng quan
tâm tới văn hóa, khao học, giáo dục , coi đó là động lực
tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong, theo HCM , phải kết hợp
được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc
tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa
quốc tế cảu giái cấp công nhân, phải sử dụng tốt các
thành quả khoa học kĩ thuật thế giới
Người thường nêu cao tinh thần độc lập , tự chủ, tự
lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng
trành thủ sự giúp đõ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh
tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội,
trên cơi sở bảo đảm các quyền lợi dận tộc cơ bản của
Việt Nam., không can thiếp vào công việc nội bộ của
nhau, chung sống hòa bình và phát triển.
Liên hệ: công cuộc xây dựng XHCN
- Thực hiện và phát huy đồng thời những động lực trên
để xây dựng đất nước
Liên hệ về kinh tế là công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây
dựng nông thôn mới là công cuộc của dân, do dân vì dân
Liên hệ về lĩnh vực chính trị như bảo vệ về chủ quyền
an ninh biên giới hiện nay là dựa vào tài dân, sức dân
chính dân để bảo vệ và làm lợi nhân dân liên hệ với tình
hình biển đảo đất nước
Trên lĩnh vực văn hoá là xây dựng nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc mang đc tính dân tộc, khoa học
và đại chúng
Câu 8: theo HCM để xứng đáng với vai trò đảng cầm
quyền duy nhất ở VN, Đảng CS VN cần nắm vững những
vấn đề gì? Liên hệ với thực tiễn Đảng ta hiện nay?
Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khao học chính
trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp
đang nắm giữ và lanh đạo chính quyền để dieeuf hành,
quản lý đất nước nằm thực hiện lợi cíh của giái cấp của
mình
Để xứng đáng với vai trò đảng cầm quyền duy nhất ở
VN:
- Đảng phải nắm vững, vận dụng, phát triển hết sức
sáng tạo lý luận Mác Lê nin vào đặc điểm và điều kiện
cụ thể ở việt nam
- đảng phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng
nhân dân, phải lấy dân làm gốc
đảng phải sâu sát, gắn bó mặt thiết với nhân dân, lắng
nghe ý kiến của dân, kiếm tốn học hỏi nhân dân và phải
chịu sự kiểm soát của nhân dân, bởi " sự lãnh đạo
trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ
trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chung:
- cán bộ vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của
nhân dân
Đối tượng lãnh đạo của đang là toàn thế quần chúng
nhân dân trong toàn dân tộc, nhằm đem lại đọc lập cho
dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân- mà
trước hết phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần
thiết.mới làm cho dân tin, dân phục để dân theo.
Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, mà trước hết
dân chủ trong nội bộ Đảng, để phát huy được mọi khả
năng trí tuệ sáng tạo của quần chúng; lãnh đạo những
phải chống bao biện , làm thay, phải thông qua chính
quyền nhà nước " của dân, do dân, vì dân". Đồng thời
đảng phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục,
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức hoạt
động trong bộ máy nhà nước, luôn đảm bảo cho nhà
nước thực sự trong sạch vững mạnh, thực sự là nhà
nước "của dân, do dân và vì dân
-
Liên hệ - Trong giai đoạn đổi mới hiện nay để đáp ứng
nhu cầu thực tiễn thì đảng không được xa rời chủ
nghĩa mác- lê nin
- Đảng phải đổi mới về nội dung và phương thức hoạt
động cho phù hợp với tình hình thực tiễn
- Đảng phải có trí tuệ, đoàn kết, trong sạch ( để dân
nghe,tin tưởng và làm theo)
-
Câu 9: Phân tích quan điểm của HCM về vai trò của đại
đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM? ý nghĩa của quan
điểm đó với sự nghiệp CM VN?Khái niệm đoàn kết: là sự
liên kết của số đông người cùng chung mục đích lí
tưởng để thực hiện thắng lợi mục tiêu lí tưởng
Khái niệm đoàn kết:
- Đoàn kết giữ vị trí chiến lược hàng đầu trong sự
nghiệp CM hiện nay (chiến lược lâu dài, kiên quyết từ
CM dân tộc dân chủ cho đến CM XHCN)
- Hồ chí minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh
bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp cà giải phong con người, nếu
chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn
thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được
tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xậy dựng được
khối đại ddaonf kết dân tộc bền vững
+Trong quá trình đoàn kết thì phải có mục đích và có sự
tin tưởng lẫn nhau, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng
trên lập trườg thân ái của giai cấp vô sản
Câu 10:Anh chị hãy trình bày quan điểm của HCM về xây
dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của
nhân dân. Liên hệ với công cuộc xây dựng nhà nước ở
VN
HCM có quan điểm nhất quán về xây dựng một nhà nước
mới ở Việt Nam là một nhà nước do nhân dân lao động
làm chủ. Quan điểm đó xuyên suốt , có tính chi phối
toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước cách mạng việt nam. Nhà nước đó thể hiện
ởnhững nội dung sau
- Nhà nước của dân
Tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội
đều thuộc về nhân dân,
Quyền làm chủ và đồng thời cugnx là quyền kiểm soát
của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi
miễn những đại biểu quốc hội và đại biểu HDND nào nếu
những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân
- Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ dân là chủ.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhân mạnh nhiệm vụ
của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu,
làm cho dân giác ngộ để naag cao được trách nhiện làm
chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây
dựng nhà nước cảu mình
- Nhà nước vì dân; là một nhà nước lấy lợi ích chính
đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích
của nhân dân, ngoài ra kông có bất cứ một lợi ích nào
khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ
mộtđặc quyền đặc lợi nào.
Liên hệ:
Chúng ta chủ chương xây dựng nhà nước phấp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong bộ máy nhà nước
Chống quan liêu trong bộ máy nhà nước
Chống tham nhũng lãng phí trong bộ máy nhà nước
Tiến hành cải cách bộ máy hành chính, thực hiện cơ chế
mở cửa
Câu 11: anh chị hãy trình bày quan điểm của HCM về
những chuẩn mực đạo đức Cách mạng. liên hệ trong
việc xây dựng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện
nay?
Quan điểm:
- Trung với nước, hiếu với dân
HCM cho rằng trung với nước phải gắn liền hiếu với
dân , vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân
của nước, bao nhiều quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Trung với nước là
tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước;
là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
- Cần kiêm niêm chính chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cần là siêng năng, chăm chỉ; là lao động có kế hoạch ,
có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thân tự lực cách
sinh.
Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân; không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức,
không liên hoan, chè chén lu bù
Liêm là luôn tô của côvà của dân, phải trỏng sạch không
tham lam. Tiền của, địa vị, danh tiêng
Chính là thẳng thắn, đúng đắn. đối với mình- không
được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi,
phát triển cái hay, sửa chữa cái dở cảu mình. Đối với
người- không nịnh người trên, không kinh người dưới,
thật thà, không dối trá. Đối với việc- phải để việc công
lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũnglàm, việc
ác nhỏ mấy cung tránh.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên
tư,thiên vị; làm việc gì cung không nghĩ đến mình
trước, chỉ biết vì đảng vì dân tộc , " lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ"
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Tình yêu thương đó là một tihf cảm rộng lớn, trước
hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị
mấtquyền, những người bi áp bức, bị bóc lột không
phân biệt màu da dân tộc
- Có tinh thân quốc tế trong sáng
- phải có lòng yêu nước
Yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp
nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do
cớm no áo ấm và hạnh phúc cho con người
Liên hệ - thế hệ trẻ cần tích cực học tập và làm theo
tấm gương đạo đức HCM
- đấu tranh chống những hành vi làm sai lệch giá trị
đạo đức
Câu 12: trình bày những nghuyên tắc xây dựng đạo đức
mới theo tư tưởng HCM. . liên hệ trong việc xây dựng
đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay?
Nguyên tắc
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là đặc trưng cơ bản của tư tưởng
HCM- đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn
toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một
đằng làm một nẻo, thậm trí nói mà không làm
- Xây đi đôi với chống:Để xây dựng một nền đạo đức
mới , cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.
Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt xấu,
đúng - sai , cái đạo đức và cái vô đạo đức thường xen
nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con
người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người. Chính
vì vậy , việc xây và chông trong lĩnh vực đạo đức rõ
ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn
xây phải chống, chóng nhằm mục đích xâên cơ sở sự tự
giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: một nền đạo đức
mwois chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tư giác
tư dưỡng đạo đức của mỗi người
Đạo đức CM là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành
động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân
dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc
lộ rõ những giá trị của mình. Do vậy, đạo đức cách
mạng đòi hỏi mỗi người phải tư giác rèn luyện thông
qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các
mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không
tự lừa dối, huyễn hoặc, phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái
thiện của mình để phải huy và thấy rõ cái dở, cái xấu ,
cái ác của mình để khác phục ; phải kiên trì rèn luyện,
tu dưỡng suốtngđời như công việc rửa mặt hàng ngày
Câu 13: trình bày thực trạng lối sống của sv hiện nay?
Theo anh chị sv cần học tập gì từ tấm gương đạo đức
HCM
Đi vào nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Những giá trị truyền thống
của dẫn tộc vẫn được phát huy, phần lớn sinh viên,
thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa,
trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng
tạo trong học tập; có bản lĩnh, có chí lập thân, lập
nghiệp, năng động , nhạy bén, dám đối mặt với những
khó khăn thử thách phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường
hội nhập quốc tế, do sự bùng phát của lối sống thực
dụng chay theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến
những tiêu cực trong đời sống xã hội ngày càng phổ
biến. đó là : tình trạnh suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối ống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán
bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng" Một bộ phận sinh
viên phải nhật niềm tin , lý tưởng, mất phương hướng
phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp; chạy theo
lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu
trách nghiệm, thời ơ với gia đình và xã hội, sa vào
nghiện ngập, hút xách, thiều trung thực, gian lận
trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua
bằng cấp... đây là những biểu hiện không thể coi
thường.
Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Một là: Học trung với nước , hiếu với dân, suốt đời đấu
tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.
Hai là: học cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời
riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi
thường.
Ba là: học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân,
kính trong nhân dân và hết lòng , hết sức phục vụ nhân
dân luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với
con người
Bốn là: Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để
đạt được mục đích cuộc sống.
Câu 14. trình bày quan điểm của HCM về chiến lược
trồng người? ý nghĩa của quan điểm đó với sự nghiệp
trồng người hiện nay?
- Trồng người là yêu cầu khách quan , vừa cấp bách,
vừa lâu dài của cách mạng.
- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa
Xây dựng con người XHCN là một quá trình lâu dài,
không ngừng hoàn thiện, nâng cao và phụ thuộc về
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi
người. Mỗi bước xậy dững những con người như vậy là
một nấc thang xay dựng chủ nghĩa xã hội.
- Quan niệm của HCM về con người mới xã hội chủ
nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người
truyền thống( việt nam và phương đông)
+ hai là , hình thành những phẩm chất mới như: có tư
tưởng xhcn, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trí tuệ và
bản lĩnh để làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có
lòng nhân ái , vị tha, độ lượng.
- Chiến lược trồng người phải một trọng tâm, một bộ
phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội.
Để thực hiện chiến lược trồng người, cần có nhiều biện
pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan
trọng bậc nhất. Nội dung và phương pháp giáo dục phải
toàn diện về cả đức trí thể mỹ phải đặt đạo đức, lý
tưởng và tình cảm cách mạng lối sống xã hội chủ nghĩa
lên hàng đầu. Hai mặt đức , tài thống nhất với nhau,
không tác rời nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng
cho tài năng phát triển..
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top