tự luận 1
câu 1: hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh tháng 2:
1/ hội nghị thành lập Đảng.
- Cuối 1929 đầu 1930: những người CM của Việt Nam trong các tổ chức cộng sản nhận thấy cần thiết phải thành lập một tổ chức đảng thống nhất chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
- 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương.
a/ hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
- Thời gian: khai mạc từ ngày 6/1/1930 đến 8/2/1930 các đại biểu trở về nước
- 9/1960 tại đại hội III Đảng quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập đảng
- Địa điểm: tại Hương Cảng – Cửu Long – Trung Quốc.
- Thành phần tham gia: 1 Đại biểu quốc tế cộng sản là Nguyễn Ái Quốc, 2 đại biểu Đông Dương Công Sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng
- Nội dung hội nghị:
§ Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ thành thật hợp tác để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương.
§ Định tên đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam
§ Định kế hoạch để về nước hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước
§ Thảo chính cương điều lệ của Đảng
§ Bầu ra một ban chấp hành trung ương gồm 9 đồng chí trong đó có 2 người Trung Quốc.
24/2/1930 ban chấp hành trung ương lâm thời đã ra nghị quyết chấp nhận Đông Dương Công Sản Liên Đoàn ra nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam
2/ Cương lĩnh chính trị đầu tiên
hội nghị thông qua văn kiện chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, tất cả được xem như cương lĩnh chính trị đầu tiên. (5 nội dung)
- Phương hướng chiến lược của CM Việt nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
- Nhiệm vụ cách mạng:
§ Chính trị:
· Đánh đổ thực dân pháp, địa chủ phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
· Thành lập chính phủ công nông
· Xây dựng quân đội công nông
§ Kinh tế:
· Tịch thu mọi sản nghiệp lớn, quốc trái của chủ nghĩa đế quốc, giao cho chính phủ Công nông binh quản lý
· Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến tư bản đến quốc chia cho dân cày nghèo
· Mở mang phát triển công nghiệp, nông nghiệp thực hiện ngày làm 8 giờ.
§ Văn hóa xã hội:
· Thực hiện tự do hội họp, nam nữ bình quyền
· Thực hiện phổ thông hóa giáo dục theo hướng công nông
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong: Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Lực lượng tham gia cách mạng:
§ giai cấp công nhân, nông dân là gốc là nền tảng của cách mạng, do bị bóc lột nhiều nhất, nên khi đấu tranh chẳng có gì để mất, đấu tranh mạnh mẽ nhất
§ trí thức, trung nông…phải lôi kéo họ về phe giai cấp vô sản
§ học trò, nhà buôn nhỏ, điền chú nhỏ là bầu bạn cách mạng của công nhân, nông dân
§ trung, tiểu địa chủ tư bản An Nam nếu chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu rồi mới cho họ ra đứng trung lập. bộ phận nào đã rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ (Đảng Lập Hiến).
- Quan hệ Quốc tế: CMVN là một bộ phận của CM quốc tế phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới nhất là Giai cấp vô sản Pháp.
3/ ý nghĩa của sự kiên ra đời ĐCSVN và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở VN có tầm vọc như một đại hội. Bởi vì sau hội nghị ĐCSVN đã ra đời. ĐCSVN với đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, hành động của phong trào cách mạng cả nước cùng hướng tới thực hiện mục tiêu “Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
- ĐCSVN ra đời là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, chứng tỏ giai cấp công nhân VN đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo CM
- ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố Chủ nghĩa Mác – Lenin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- ĐCSVN ra đời đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử CMVN. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng xảy ra vào cuối thế kỉ 19 đầu 20 ở VN
- ĐCSVN ra đời làm cho CMVN trở thành một bộ phận của phong trào CM thế giới, tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của CM thế giới kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại làm lên những thắng lợi vẻ vang.
Câu 2: Luận cương chính trị tháng 10/1930
- 4/1930 Trần Phú sau khu tốt nghiệp ĐH Phương Đông đã trở về nước hoạt động
- 7/1930 được bầu bổ sung vào ban chấp hành trung ương lâm thời để chuẩn bị cho hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần I
- 14 – 30/10/1930 Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần I được tiến hành tại Hương Cảng – Trung Quốc
Nội Dung
- Quyết định đổi tên Đảng từ ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương.
- Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo
- Bầu ban chập hành trung ương chính thức, cử đc Trần Phú làm tổng bí thư
Nội dung của Cương lĩnh (10/1930)
- Xác định đặc điểm xã hội VN là xã hội thuộc địa nửa PK
- Xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: “đó là mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là thợ thuyền dân cày, các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đến quốc”
- Luận cương xác định phương hướng chiến lược của CM: “Phương hướng chiến lược của CM Đông Dương lúc đầu là cuộc CM tư sản dân quyền (có tính chất thổ địa và phản đế) sau khi CM tư sản dân quyền dành thắng lợi sẽ phát triển bỏ qua thời kì Tư Bản Chủ Nghĩa tiến thẳng lên CNXH.
- Đảng xác định nhiệm vụ của CM: “đó là đánh đổ địa chủ phong kiến thực hiên cách mạng ruộng đất triệt để, đánh đổ thực dân Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” => 2 nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau, trong đó vấn đề “thổ địa” là cái cốt của CM tư sản dân quyền
- Đảng xác định phương pháp CM là sử dụng phương pháp: “bạo động theo khuôn phép nhà binh”
- Xác định lực lượng tham gia cách mạng:
§ Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo CM vì vậy trở thành động lực chính của CM
§ Giai cấp nông dân là lực lương đông đảo nhất trong xã hội vì vậy trở thành động lực mạnh của CM
§ Tiểu tư sản trí thức có thái độ do dự cách mạng
§ Địa chủ phong kiến tư bản An Nam theo đuôi chủ nghĩa đế quốc
§ Các phần tử lao khổ ở đô thị (người bán hàng rong, thợ thủ công, trí thức thật nghiêp) thì mới đi theo cách mạng.
- Đảng xác định vai trò lãnh đạo của Đảng: “sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi cách mạng. Đảng phải có đường lối đúng đắn, có tinh thần kỉ luật cao và phải liên hệ mật thiết với quần chúng”
- Quan hệ quốc tế của CMVN: “CMVN là một bộ phận của CM thế giới, vì vậy phải liên hệ mật thiết với giai cấp vô sản trên thế giới, trước hết là giai cấp vô sản pháp. Đồng thời phải liên hệ với phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa và ½ thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng”.
giống nhau giữa cương lĩnh tháng 2 và tháng 10
Giống nhau
- Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
- Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
- Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
- Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
- Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Khác nhau
- Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhân dân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
- Lực lượng CM:t rong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS, TTS, trung tiểu địa chủ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top